Đặt vấn đề: Các vi khuẩn tiết ESBL là tác nhân chính của các nhiễm khuẩn khó điều trị, đặc biệt là những nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định (1) tỷ lệ kiểu hình đề kháng của các trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và (2) tỷ lệ trực khuẩn đường ruột cư trú ở đường tiêu hoá tiết ESBL, nhằm tiến tới xác định kiểu gen của chúng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang, thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng cuối năm 2008. Vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn được phân lập từ các loại bệnh phẩm đồng thời thực hiện kháng sinh đồ theo phương pháp thường quy. Sử dụng môi trường ChromeID-ESBL để phân lập sàng lọc vi khuẩn tiết ESBL trong phân bệnh nhân không có hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác. Xác định ESBL với phương pháp đĩa đôi gồm ceftazidime, cefepime, cefotaxime và amoxicillin+clavulanate. Kết quả: Trong 123 chủng tiết ESBL gây nhiễm khuẩn phân lập được, tỷ lệ vi khuẩn E coli và Klebsiella spp. cao nhất. Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng đồng tương đương nhau. Trong nhiễm khuẩn cộng đồng, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (70,5%). Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các kháng sinh thuộc họ β-lactam, trừ carbapenem, và có hiện tượng kháng chéo với các kháng sinh fluoroquinolone và gentamicin. Trong phân bệnh nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác có 76,4% mang vi khuẩn tiết ESBL, chủ yếu là E.coli (65,8%). Kết luận: Vi khuẩn tiết ESBL đang lan rộng trong cộng đồng; cần có biện pháp cụ thể, cấp bách để ngăn chặn sự lan truyền này và cập nhật phác đồ điều trị nhiễm khuẩn cộng đồng
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và chiếm cư đường ruột phân lập tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 221
TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TIẾT -LACTAMASE PHỔ RỘNG (ESBL)
GÂY NHIỄM KHUẨN VÀ CHIẾM CƯ ĐƯỜNG RUỘT
PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Võ Thị Chi Mai*, Ngô Thị Quỳnh Hoa**, Huỳnh Công Lý**, Lê Kim Ngọc Giao*,
Hoàng Thị Phương Dung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các vi khuẩn tiết ESBL là tác nhân chính của các nhiễm khuẩn khó điều trị, đặc biệt là những
nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định (1) tỷ lệ kiểu hình đề kháng của các trực khuẩn
đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và (2) tỷ lệ trực khuẩn đường ruột cư trú ở
đường tiêu hoá tiết ESBL, nhằm tiến tới xác định kiểu gen của chúng.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang, thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng cuối
năm 2008. Vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn được phân lập từ các loại bệnh phẩm đồng thời thực hiện kháng
sinh đồ theo phương pháp thường quy. Sử dụng môi trường ChromeID-ESBL để phân lập sàng lọc vi khuẩn tiết
ESBL trong phân bệnh nhân không có hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì l ý do khác. Xác định ESBL
với phương pháp đĩa đôi gồm ceftazidime, cefepime, cefotaxime và amoxicillin+clavulanate.
Kết quả: Trong 123 chủng tiết ESBL gây nhiễm khuẩn phân lập được, tỷ lệ vi khuẩn E coli và Klebsiella
spp. cao nhất. Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng đồng tương đương nhau. Trong
nhiễm khuẩn cộng đồng, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (70,5%). Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các kháng sinh
thuộc họ β-lactam, trừ carbapenem, và có hiện tượng kháng chéo với các kháng sinh fluoroquinolone và
gentamicin. Trong phân bệnh nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác có 76,4%
mang vi khuẩn tiết ESBL, chủ yếu là E.coli (65,8%).
Kết luận: Vi khuẩn tiết ESBL đang lan rộng trong cộng đồng; cần có biện pháp cụ thể, cấp bách để ngăn
chặn sự lan truyền này và cập nhật phác đồ điều trị nhiễm khuẩn cộng đồng.
Từ khóa: Vi khuẩn tiết ESBL, nhiễm khuẩn, chiếm cư đường ruột, ChromID-ESBL, phương pháp đĩa đôi.
ABSTRACT
INFECTIONS AND COLONIZATION CAUSED BY EXTENDED SPECTRUM BETA-LACTAMASE
(ESBL) PRODUCING ENTEROBACTERIA AT CHO RAY HOSPITAL
Vo Thi Chi Mai, Ngo Thi Quynh Hoa, Huynh Cong Ly, Le Kim Ngoc Giao, Hoang Thi Phuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 221 - 225
Background: Extended-spectrum beta-lactamase producing organisms are actually tenacious pathogens
causing severe infections, especially health care-associated infections. Ojectives: (1) to define phenotypically
resistant patterns of ESBL-producing enterobacteria causing infections in hospitalized patients, and (2) to study
prevalence of fecal carriage of the ESBL-producing enterobacteria in outpatients.
Methods: Descriptive, prospective, cross-sectional study was carried out during last 6 months in 2008 at
* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM ** Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy
*** Bộ môn Vi sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS. Võ Thị Chi Mai ĐT: 0903954320, Email: votchimai@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 222
Cho Ray Hospital. ESBL-producing pathogens isolated from specimens collected from hospitalized patients were
identified and tested for antibiotic susceptibility with conventional procedures. Stool samples of ambulatory
patients without digestive infections were screened with ChromID-ESBL® agar to detect ESBL-producing
enterobacteria. ESBL was then confirmed with double-disk technique using ceftazidime, cefepime, cefotaxime and
amoxicillin+clavulanate impregnated disks.
Results: Of the 123 ESBL-producing isolates causing infections, E coli and Klebsiella spp. were dominant.
The isolates causing health care-associated infections and community-acquired infections were of equal
prevalence. E coli prevailed in the latter (70.5%). The ESBL-producing organisms are resistant against β-lactams
but carbapenems, and against fluoroquinolones as well as gentamicin. There were ESBL-producing enterobacteria
present in 76.4% stool samples. Among them E coli were of high prevalence (65.8%).
Conclusion: ESBL-producing enterobacteria are spreading out to community. Practical procedures
including update of therapy for community-acquired infections are urgently needed.
Key words: ESBL-producing bacteria, infections, fecal carriage, ChromID-ESBL agar, double-disk test.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn thế giới đang đối mặt với sự xuất hiện
và lan truyền nhanh chóng những dòng vi
khuẩn đột biến kháng thuốc trên toàn cầu. Do
vậy, đề kháng kháng sinh đang là vấn đề được
quan tâm nghiên cứu sâu rộng hiện nay.
Các vi khuẩn tiết ESBL là thủ phạm chính
gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt ở những
bệnh nhân nằm viện lâu, với các yếu tố nguy cơ
như thiếu máu, dùng thủ thuật can thiệp, dùng
kháng sinh trước đó nhất là các cephalosporin
phổ rộng. Các khoa Săn sóc đặc biệt (ICU)
thường là nơi tàng trữ vi khuẩn đa kháng. Tỷ lệ
nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại đơn
vị ICU rất cao: 22% do E. coli và 40,5% do
Klebsiella pneumonia (Mendelssohn G et al, 2005).
Bên cạnh đó, do lạm dụng kháng sinh vi khuẩn
tiết ESBL có thể chiếm cư đường tiêu hóa của
bệnh nhân và khoảng 50% chiếm cư
(colonization) sẽ tiến triển thành nhiễm khuẩn
(infection)(5).
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa
khoa lớn ở Việt Nam, thường xuyên có 1500-
1600 bệnh nhân nội trú. Bệnh nhân chủ yếu ở Tp
HCM (50%), các tỉnh phía Nam, miền Trung và
một số bệnh nhân nước ngoài. Đa số bệnh nhân
nhập viện (87,9%) phải điều trị kháng sinh và
kháng sinh đầu tay thường là cephalosporin thế
hệ 2, 3 phối hợp với aminoglycoside (86%).
Năm 1999, Nguyễn Việt Lan và cộng sự
nghiên cứu 1228 trực khuẩn đường ruột phân
lập tại bệnh viện Chợ Rẫy đã tìm thấy 4,3% E.
coli tiết ESBL và 4,7% Klebsiella pneumoniae tiết
ESBL(7). Đến năm 2007, nghiên cứu SMART thực
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy tìm thấy tỷ lệ vi
khuẩn đường ruột gây nhiễm khuẩn cộng đồng
tiết ESBL là 30%(9).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
xác định:
1. Kiểu hình đề kháng của trực khuẩn đường
ruột tiết β-lactamase phổ rộng gây nhiễm khuẩn
cho bệnh nhân nằm viện.
2. Tỷ lệ trực khuẩn đường ruột tiết ESBL
chiếm cư đường tiêu hóa.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt
ngang.
Thu thập bệnh phẩm
123 chủng trực khuẩn đường ruột tiết ESBL
phân lập trong 6 tháng cuối năm 2008 từ bệnh
nhân có hội chứng nhiễm khuẩn nằm bệnh viện
Chợ Rẫy. Mỗi bệnh nhân chỉ lấy kết quả phân
lập đầu tiên. Ngoài ra, 174 mẫu phân của bệnh
nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu
hóa đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng được
thu thập trong cùng thời gian.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 223
Phương pháp
Vi khuẩn từ bệnh phẩm được nuôi cấy, định
danh bằng các thử nghiệm sinh hóa và thử tính
nhạy cảm kháng sinh theo Kirby-Bauer. Thử
nghiệm sàng lọc ESBL trong phân dùng môi
trường ChromID-ESBL; sau đó xác định ESBL
bằng phương pháp đĩa đôi với các đĩa (BioRad)
ceftazidime, cefotaxime, cefepime đặt xung
quanh tâm, cách tâm đĩa
amoxicillin+clavulanate 22 mm.
Kiểm tra chất lượng được thực hiện với E.
coli ATCC 25922, K. pneumoniae ATCC 700603
theo khuyến cáo của CLSI 2008.
KẾT QUẢ
1. Tổng số trực khuẩn đường ruột tiết β-
lactamase phổ rộng gây nhiễm khuẩn thu thập
được trong 6 tháng cuối năm 2008 từ các loại
bệnh phẩm là 123 chủng phân lập tại khoa Vi
sinh bệnh viện Chợ Rẫy. Vi khuẩn E. coli và
Klebsiella spp. tiết ESBL chiếm tỷ lệ cao nhất
(Bảng 1).
Bảng 1: Kết quả vi khuẩn tiết ESBL phân lập từ các
loại bệnh phẩm
Vi khuẩn Tần số Tỷ lệ %
E coli 66 53,7
Klebsiella spp. 44 35,8
Citrobacter spp. 3 2,4
Providencia spp. 4 3,2
K ozenae 3 2,4
K pneumoniae 2 1,6
P mirabilis 1 0,8
Tổng cộng 123 100
Trong số này, tác nhân gây nhiễm khuẩn
bệnh viện (NKBV) chiếm 50,4%, còn lại 49,6%
gây nhiễm khuẩn cộng đồng (NKCĐ). Đối với
NKBV, chủ yếu là Klebsiella spp (46,8%). Trong
khi đó với NKCĐ, vi khuẩn chủ yếu là E.coli
(70,5%) (p= 0,001).
2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 123
chủng gây nhiễm khuẩn được liệt kê chi tiết
trong các bảng 2a và 2b.
Bảng 2a: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tiết
ESBL từ bệnh phẩm
Vi khuẩn CAZ CRO FEP CPO TZP TIC AMK GEN
E coli 89,4
%
93,9
%
92,4
%
24,2
%
3,0% 19,7
%
19,7
%
72,7
%
Klebsiella
spp.
88,6
%
84,1
%
45,5
%
25% 36,4
%
38,6
%
54,5
%
75,0
%
Citrobacter
spp.
2/3 2/3 1/3 0/5 0/5 0/5 1/3 3/3
Providencia
spp.
3/4 0/4 1/4 1/4 0/4 0/4 2/4 4/4
K ozenae 3/3 2/3 1/3 (-) 2/3 2/3 1/3 3/3
K
pneumoniae
2/2 2/2 2/2 (-) 1/2 2/2 1/2 2/2
P mirabilis ½ 2/2 2/2 (-) 0/2 0/2 1/2 1/2
(-): không thực hiện.
CAZ=ceftazidime, CRO=ceftriaxone, FEP=cefepime,
CPO=cefpodoxime, TZP=piperacillin+tazobactam,
TIC=ticarcillin+clavulanate, AMK=amikacin,
GEN=gentamicin, CIP=ciprofloxacin, LVX=levofloxacin,
NET=netilmicin, TMP-STX=cotrim, MER=meropenem,
ERT=ertapenem, IMP=imipenem.
Bảng 2b: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tiết
ESBL từ bệnh phẩm (tiếp)
Vi khuẩn CIP LVX NET TMP-
STX
MER ERT IMP
E coli 89,4% 87,9
%
21,2
%
86,4% 0% 0% 0%
Klebsiella spp. 86,4% 72,7
%
59,1
%
77,3% 0% 0% 0%
Citrobacter
spp.
3/3 2/3 2/3 3/3 0/5 0/5 0/5
Providencia
spp.
3/4 3/4 4/4 4/4 0/4 0/4 0/4
K ozenae 3/3 3/3 1/3 3/3 0/3 0/3 0/3
K pneumoniae 2/2 2/2 1/2 2/2 0/2 0/2 0/2
P mirabilis 2/2 2/2 1/2 2/2 2/2 0/2 0/2
3. So sánh tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa
các vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh
viện và nhiễm khuẩn cộng đồng (Hình 1).
0
20
40
60
80
100
C
A
Z*
FE
P
TZ
P*
A
M
K
*
CI
P
N
ET
*
M
ER IM
P
NKBV
NKCĐ
Hình 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn
sinh ESBL gây NKBV và NKCĐ * p< 0,05.
Ngoại trừ ceftriaxone và cefepime, các vi
khuẩn tiết ESBL gây NKBV đề kháng kháng sinh
cao hơn các vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 224
Từ 174 mẫu phân của bệnh nhân không
nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám tại các phòng
khám Tiết niệu, Bệnh nhiệt đới và phòng khám
xuất cảnh, 133 mẫu (76,4%) có vi khuẩn sinh
ESBL và đến 22 mẫu (16,5%) phân lập được ≥ 2
vi khuẩn sinh ESBL. Trực khuẩn E.coli chiếm tỷ
lệ cao nhất trong số các vi khuẩn tiết ESBL phân
lập được.
Bảng 3: Kết quả phân lập vi khuẩn tiết ESBL từ mẫu
phân
Vi khuẩn Tần số Tỷ lệ %
E coli 102 65,8
Klebsiella spp. 29 18,7
Citrobacter spp. 4 2,6
K ozenae 4 2,6
K pneumoniae 6 3,9
P mirabilis 3 1,9
M morganii 7 4,5
Tổng cộng 155 100
BÀN LUẬN
Trong 123 chủng tiết ESBL gây bệnh phân
lập được, chiếm đa số là vi khuẩn E.coli và
Klebsiella spp. với tỷ lệ lần lượt là 53,7% và
35,8%. Kết quả thu được tương đương các
nghiên cứu khác trong nước(6). Các tác giả đều
nhận xét E coli và Klebsiella spp. là hai loại vi
khuẩn thường phân lập được nhất trong
nhóm các vi khuẩn sinh ESBL.
Trong các chủng vi khuẩn sinh ESBL, có 25%
trường hợp được phân lập từ những bệnh nhân
nhiễm khuẩn vết thương. Điều này xác nhận
nghiên cứu của Bradford và cộng sự(1) vì đây là
những trường hợp bệnh nhân nằm lâu trong
bệnh viện và ít nhiều đã có sử dụng kháng sinh
trước đó. Đối với NKBV, chủ yếu là Klebsiella spp
(46,8%); trong khi đó với NKCĐ, vi khuẩn chủ
yếu là E coli (70,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p= 0,001). Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy rằng E coli là tác nhân chính của sự lan
truyền nhiễm khuẩn cộng đồng do vi khuẩn tiết
ESBL, đặc biệt là những chủng thuộc týp gen
CTX-M(5). Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ là
49,6%, cao hơn so với nghiên cứu của Mai Văn
Tuấn ở bệnh viện Trung ương Huế (35,4%)(6) và
cao hơn nghiên cứu ở Ả rập-Saudi (40%)(3).
Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các
kháng sinh thuộc họ β-lactam và đề kháng chéo
với các kháng sinh fluoroquinolone và
aminoglycoside. Nhận định này được chứng
minh rõ trong nhóm E coli và Klebsiella spp. Tỷ lệ
đề kháng với hầu hết kháng sinh thuộc nhóm
cephalosporin cao trên 85%. Với gentamicin,
ciprofloxacin và levofloxacin, tỷ lệ đề kháng của
hai loại vi khuẩn này cũng rất cao, tương tự kết
quả của tác giả Hoàng Thị Phương Dung nghiên
cứu các chủng gây bệnh ở bệnh viện Đại học Y
Dược cùng thời gian (2009, Luận văn Thạc sĩ y
học, Đại học Y Dược Tp HCM). Các vi khuẩn
tiết ESBL gây NKBV có tỉ lệ kháng kháng sinh
cao hơn các vi khuẩn tiết ESBL gây NKCĐ, phù
hợp với nghiên cứu của Husam S Khanfar và
cộng sự thực hiện tại Ả rập-Saudi(3). 100% các
chủng còn nhạy cảm với carbapenem cho thấy
đây vẫn là thuốc hiệu quả để điều trị các nhiễm
khuẩn do vi khuẩn tiết ESBL. Tuy nhiên E coli
tiết ESBL týp gen CTX-M giảm nhạy với
imipenem đã được báo cáo(4), nên cần phải giám
sát sự đề kháng của các vi khuẩn tiết ESBL với
carbapenem để thông tin kịp thời cho lâm sàng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 76,4%
mẫu phân của người không mắc nhiễm khuẩn
tiêu hóa chứa vi khuẩn tiết ESBL, cao hơn rất
nhiều so với nghiên cứu ở Tây Ban Nha (5,5%)(8)
và nghiên cứu ở Ả rập-Saudi chỉ 15,4%(2). Trong
đó E coli chiếm tỉ lệ cao nhất 65,8%, tương tự ở Ả
rập-Saudi (trên 80%). Kết quả này phản ánh tình
trạng vi khuẩn E coil tiết ESBL chiếm cư đang
lây lan rộng trong cộng đồng và là nguyên nhân
trực tiếp của các nhiễm khuẩn cộng đồng. Như
vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên ở nước ta chỉ ra
vi khuẩn tiết ESBL không còn gói gọn trong môi
trường bệnh viện. Các vi khuẩn tiết ESBL chiếm
cư đường tiêu hóa theo phân ra ngoài, ở điều
kiện nhiệt đới của nước ta, rất dễ tồn tại và sinh
sôi phát triển ngoài môi trường, càng làm tăng
nguy cơ nhiễm ESBL cho cộng đồng, làm tăng
tỷ lệ các gen kháng thuốc trong quần thể vi
khuẩn và tạo thuận cho các vi khuẩn nhạy cảm
dễ dàng tiếp nhận gen kháng thuốc hơn. Đây là
vấn đề đáng báo động không chỉ cho ngành y tế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 225
mà còn cho các cơ quan chức năng, nhằm đề ra
các biện pháp cụ thể ngăn chặn sự lan truyền
này.
Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu
này, chúng tôi sẽ giải trình tự gen để tìm hiểu
mối liên hệ giữa các chủng gây bệnh và các
chủng chiếm cư đường tiêu hóa nhằm biết rõ
hơn đường lan truyền của các vi khuẩn tiết
ESBL trong cộng đồng.
Cảm ơn: Chân thành cảm ơn anh Nguyễn
Minh Khoa và chị Lê Thị Ngọc Thanh (khoa Vi
sinh), anh Nguyễn Phúc Tiến (khoa Kiểm sóat
nhiễm khuẩn), cùng các khoa Khám xuất cảnh,
khoa Ngoại niệu, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh
viện Chợ Rẫy) đã hỗ trợ thu thập bệnh phẩm và
dữ liệu lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bradford, PA (2001). Extended-spectrum beta-lactamases in the
21st century: characterization, epidemiology, and detection of
this important resistance threat. Clin Microbiol Rev, 14:933-951.
2. Kader AA, Kumar A, and Kamath KA (2007). Fecal carriage of
extended-spectrum beta-lactamase producing Escherichia coli and
Klebsiella pneumoniae in patients and asymtomatic heathy
individuals. Infect Control Hosp Epidemiol, 28: 1114-1116.
3. Khanfar, HS, KM Bindayna, AC Senok and GA Botta (2009).
Extended-spectrum beta-lactamases (ESBL) in Escherichia coil
and Klebsiella pneumoniae: trends in the hospital and community
settings, J Infect Dev Ctries, 3(4): 295-299.
4. Lartigue MF, Poirel L, Poyart C, et al (2007). Ertapenem
resistance of Escherichia coli. Emerg Infect Dis, p 132.
5. Livermore DM, Canton R, Gniadkowski M, et al (2007). CTX-M:
changing the face of ESBLs in Europe. J Antimicrob Chemother,
59:165-174.
6. Mai Văn Tuấn (2007). Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men
beta-lactamase phổ rộng phân lập tại bệnh viện Trung ương
Huế từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2006. Luận văn
thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp HCM.
7. Nguyễn Việt Lan, Trần Thị Thanh Nga và Võ Thị Chi Mai
(2000). Khảo sát vi khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng
tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Tp HCM, Chuyên đề Nội
khoa, Tập 4, Phụ bản của Số 1:93-96.
8. Valverde, A, TM Coque, M Paz Sanchez-Moreno, et al (2004).
Dramatic increase in prevalence of fecal carriage of extended-
spectrum beta-lactamase producing Enterobacteriaceae during
nonoutbreak situations in Spain. J Clin Microbiol, 42(10):4769-
4775.
9. Võ Thị Chi Mai, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Minh Hải và Lê
Kim Ngọc Giao (2009). Nồng độ ức chế tối thiểu của 9 loại
kháng sinh trên trực khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng ổ bụng
(SMART 2006-2007). Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 13, Chuyên
đề Ngoại khoa, Phụ bản của Số 1: 320-323.
.