Từ vựng tiếng việt trong Việt Nam tự điển

Trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, các từ điển, nhất là từ điển trong các thời kì trước đây, luôn được coi là nguồn tư liệu đáng tin cậy bậc nhất mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng ta đã có An Nam Dịch Ngữ, rồi từ điển Việt – Bồ - La, cùng rất nhiều công trình khác nữa. Trong khoảng những năm 30 xuất hiện Việt Nam Tự Điển (1931) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo. Cuốn tự điển này là một nguồn tư liệu quí báu để nghiên cứu từ vựng tiếng Việt đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề nghiên cứu từ vựng trong Việt Nam Tự Điển vẫn chưa được ai quan tâm. Nhận thấy vấn đề diện mạo từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển còn bỏ ngỏ, chúng tôi thực hiện khóa luận này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển nói riêng và nghiên cứu vốn từ vựng tiếng Việt nói chung. Theo Giáo sư Hoàng Phê, tính đến năm 1998, chúng ta có tới 708 công trình bằng/gồm tiếng Việt thực sự là từ điển được công bố. Điều đó chứng tỏ từ vựng tiếng Việt là mối quan tâm của rất nhiều nhà viết sách. Cuốn Việt Nam Tự Điển do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo từ 1923, xuất bản từ 1931 đến 1939 tại nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn - Hà Nội và được tái bản năm 1954 ở Pháp. Như vậy, tính đến nay, công trình này đã ra đời được 76 năm, là cuốn tự điển được biên soạn khá công phu, rõ ràng, có hệ thống sắp xếp theo thứ tự A, B, C của bảng chữ cái. Đồng thời Việt Nam Tự Điển còn là cuốn tự điển phản ánh một khối lượng lớn các mặt đời sống vật chất và tinh thần của người Việt thông qua các mục từ và giải nghĩa các mục từ. Cần khẳng định ngay rằng theo dòng lịch sử, trong số những tự điển do người Việt Nam biên soạn bằng chữ quốc ngữ theo kiểu tường giải, thì Việt Nam Tự Điển đứng ở vị trí tiếp theo sau Đại Nam Quốc Âm Tự Vị. Đây cũng là cuốn tự điển lấy “từ” làm đơn vị giải thích chứ không phải chỉ có “tự” (chữ). Trong công trình này, các từ khó hiểu đã được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ (văn liệu) khá phong phú. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam Tự Điển có giá trị như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu từ vựng trong Việt Nam Tự Điển cần phải được chú ý nhiều hơn nữa để có được những thông tin khái quát về từ vựng tiếng Việt những năm 30.

doc109 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Từ vựng tiếng việt trong Việt Nam tự điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, các từ điển, nhất là từ điển trong các thời kì trước đây, luôn được coi là nguồn tư liệu đáng tin cậy bậc nhất mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng ta đã có An Nam Dịch Ngữ, rồi từ điển Việt – Bồ - La, cùng rất nhiều công trình khác nữa. Trong khoảng những năm 30 xuất hiện Việt Nam Tự Điển (1931) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo. Cuốn tự điển này là một nguồn tư liệu quí báu để nghiên cứu từ vựng tiếng Việt đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề nghiên cứu từ vựng trong Việt Nam Tự Điển vẫn chưa được ai quan tâm. Nhận thấy vấn đề diện mạo từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển còn bỏ ngỏ, chúng tôi thực hiện khóa luận này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển nói riêng và nghiên cứu vốn từ vựng tiếng Việt nói chung. Theo Giáo sư Hoàng Phê, tính đến năm 1998, chúng ta có tới 708 công trình bằng/gồm tiếng Việt thực sự là từ điển được công bố. Điều đó chứng tỏ từ vựng tiếng Việt là mối quan tâm của rất nhiều nhà viết sách. Cuốn Việt Nam Tự Điển do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo từ 1923, xuất bản từ 1931 đến 1939 tại nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn - Hà Nội và được tái bản năm 1954 ở Pháp. Như vậy, tính đến nay, công trình này đã ra đời được 76 năm, là cuốn tự điển được biên soạn khá công phu, rõ ràng, có hệ thống sắp xếp theo thứ tự A, B, C của bảng chữ cái. Đồng thời Việt Nam Tự Điển còn là cuốn tự điển phản ánh một khối lượng lớn các mặt đời sống vật chất và tinh thần của người Việt thông qua các mục từ và giải nghĩa các mục từ. Cần khẳng định ngay rằng theo dòng lịch sử, trong số những tự điển do người Việt Nam biên soạn bằng chữ quốc ngữ theo kiểu tường giải, thì Việt Nam Tự Điển đứng ở vị trí tiếp theo sau Đại Nam Quốc Âm Tự Vị. Đây cũng là cuốn tự điển lấy “từ” làm đơn vị giải thích chứ không phải chỉ có “tự” (chữ). Trong công trình này, các từ khó hiểu đã được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ (văn liệu) khá phong phú. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam Tự Điển có giá trị như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu từ vựng trong Việt Nam Tự Điển cần phải được chú ý nhiều hơn nữa để có được những thông tin khái quát về từ vựng tiếng Việt những năm 30. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, mục đích của chúng tôi là tìm hiểu kĩ hơn về từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam tự điển. Cụ thể là chúng tôi sẽ có những khảo sát để chỉ ra một cách khái quát diện mạo các thành phần từ vựng trong công trình tự điển này. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề từ vựng trong Việt nam Tự Điển, chúng tôi còn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để so sánh vốn từ vựng tiếng Việt những năm 30 của thế kỉ XX với giai đoạn trước nó và cả quá trình phát triển của lịch sử tiếng Việt về sau đó. Kết quả này sẽ là một miêu tả khái quát về một trạng thái từ vựng, giúp tăng thêm được những nhận biết về các trạng thái liên tục hơn của từ vựng tiếng Việt. 3. Phạm vi nghiên cứu Do khả năng và thời gian không cho phép tìm hiểu mọi thành phần từ vựng có mặt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu từ vựng tiếng Việt theo cấu trúc của đơn vị từ vựng, theo nguồn gốc và phạm vi sử dụng. Như vậy, chúng tôi mới chỉ khảo sát và miêu tả được một bộ số bình diện của từ vựng trong Việt Nam Tự Điển, chứ chưa miêu tả được tất cả các mặt của nó. 4. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận và phương pháp làm việc Chương II: Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển theo cấu trúc của đơn vị từ vựng Chương III: Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển theo nguồn gốc và phạm vi sử dụng Phần phụ lục của khoá luận sẽ đưa ra một số thống kê mà chúng tôi thấy cần thiết. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC Để có cơ sở lí luận cho các phân tích trong khoá luận này, trong chương 1 chúng tôi tập hợp và hệ thống hoá lại một số quan niệm lí thuyết về những vấn đề liên quan như: từ, phân loại từ, cấu trúc của từ và một số vấn đề về từ điển. 1. Quan niệm về từ và từ tiếng Việt Cho đến nay, trong ngôn ngữ học cách định nghĩa về từ được đưa ra rất nhiều. Các định nghĩa ấy, về mặt này hay mặt khác đều đúng, nhưng đều không đủ và không bao gồm được hết tất cả các đơn vị được coi là từ trong các ngôn ngữ và ngay cả trong từng ngôn ngữ cũng vậy. Tuy nhiên, để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một khối lượng không nhiều các trường hợp ngoại lệ. Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng định nghĩa sau đây là định nghĩa được nhiều người chấp nhận, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu của mình. “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [8] Ví dụ: xe, nhà, bàn, ghế, sách, vở… ăn, ngủ, nói, khóc, cười… ngoan, hiền, xinh, xấu… Đối với từ của tiếng Việt, nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt mà chỉ chấp nhận một cách nhìn để làm việc thì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được. Có thể phát biểu lại như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [8] Về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt cũng được cấu tạo từ hình vị nhưng hình vị của tiếng Việt tương ứng với tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là âm tiết. Các đơn vị gọi là tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác. Chúng có hai đặc điểm cần thiết của một hình vị: + Là đơn vị tối giản (đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa). + Có giá trị về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, giữa tiếng của tiếng Việt và hình vị của nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình khác cũng có những điểm khác nhau khá căn bản như sau: Trước hết, xét về hình thức chúng ta thấy rằng ở các ngôn ngữ thuộc loại hình khác, ví dụ như ở nhiều ngôn ngữ Ấn - Âu, hình vị chỉ là đơn vị thuần ngữ pháp, hoàn toàn không có liên quan gì đến cái đơn vị ngữ âm gọi là âm tiết cả. Hình vị ở các ngôn ngữ này khi thì có dạng ngữ âm là một âm vị, khi thì có dạng ngữ âm là một tập hợp bất kì của nhiều âm vị (có thể nhỏ hơn âm tiết; bằng âm tiết; hoặc lớn hơn âm tiết). Vì vậy, xác định âm tiết và xác định hình vị những ngôn ngữ này là hai quá trình, đưa đến những kết quả khác nhau. Ở tiếng Việt, tình hình hoàn toàn ngược lại. Giữa hình vị và âm tiết có mối tương quan rõ rệt. Giữa âm tiết và hình vị bao giờ cũng có một sự tương ứng một đối một, sự tương ứng hoàn toàn. Mỗi tiếng trong tiếng Việt đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết, đứng về mặt ngữ pháp chính là một hình vị. Cho nên ở tiếng Việt, phân tích câu nói ra thành âm tiết và phân tích câu nói ra thành hình vị bao giờ cũng đưa đến một kết quả giống nhau: Đó là chia tách câu nói ra thành từng tiếng một. Mặt khác, xét về nội dung, hình vị tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của tiếng trong một ngữ đoạn nào đó bao giờ cũng đưa đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác. Ví dụ: đỏ - đo đỏ - đỏ chói - đỏ sẫm… Đến đây có thể kết luận rằng, tiếng trong tiếng Việt không hoàn toàn là hình vị bình thường như hình vị của nhiều ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại hình vị đặc biệt: một hình tiết, tức âm tiết có giá trị hình thái học. 2. Về mặt cấu trúc của từ Có nhiều tiêu chí để phân chia chúng thành các tiểu loại khác nhau. Nếu dựa vào sự đồng nhất và khác biệt về phương thức cấu tạo, các từ trong tiếng Việt được chia thành 2 loại lớn là: từ đơn và từ phức, trong đó từ phức gồm: từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp. 2.1. Từ đơn Là những từ được cấu tạo bằng một tiếng (còn gọi là các từ đơn tiết). Ví dụ: ăn, ngủ, nhà, cửa, vui, buồn… 2.2. Từ ghép 2.2.1. Định nghĩa Là những từ được tạo nên bằng cách ghép các tiếng lại mà giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. Ví dụ: bàn ghế, sách vở, xe cộ, đường sá, rau cỏ… 2.2.2. Phân loại Có thể phân loại từ ghép tiếng Việt dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo như sau: ( Từ ghép đẳng lập: Những từ mà giữa các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép đẳng lập. Ví dụ: ăn ở, đi đứng, bàn ghế, nói cười, chó má, gà qué, tre pheo… Trong loại từ này có thể có hai khả năng: + Các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố cấu tạo không trùng nhau. Ví dụ: ăn = ăn ở = ăn nói = ở = nói… + Một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng sau bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, đường sá, tre pheo, chó má, gà qué, cá mú, áo xống… Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây cũng chính là đặc điểm khác biệt của nó với từ ghép chính phụ. ( Từ ghép chính phụ: Những từ ghép mà có thành tố này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: đường sắt, xanh lè, đỏ au, trắng phau, xe máy, cá diếc, chim sẻ, dưa lê, máy bay… Về hai loại từ ghép này, một số tác giả còn gọi chúng với những tên khác nhau như: từ ghép hợp nghĩa (là những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa) và từ ghép phân nghĩa (là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hoá loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập với nhau và độc lập đối với loại lớn. Mặc dù cách gọi tên có khác nhau nhưng về bản chất là như nhau. 2.3. Từ láy 2.3.1. Định nghĩa Là những từ được hình thành bằng cách tổ hợp các tiếng lại trên cơ sở của sự hoà phối ngữ âm (vì thế mà các từ này còn được gọi là lấp láy, từ láy âm). Ví dụ: thình thịch, bùm bụp, thơ thẩn, xinh xinh, khấp khểnh, rì rào… Trong loại từ này cần phải lưu ý phân biệt từ láy và dạng láy. Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: xinh xắn, nhỏ nhắn, duyên dáng…điệp ở phần âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (ví dụ: nhà nhà, ngành ngành, người người…) thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. 2.3.2. Phân loại Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, từ láy trong tiếng Việt có thể phân loại như sau: Từ láy gồm hai tiếng (láy đôi) Từ láy gồm ba tiếng (láy ba) Và từ láy gồm bốn tiếng (láy tư) Trong đó loại đầu tiên chiếm chủ yếu. ( Từ láy đôi: Có các dạng cấu tạo như sau + Láy hoàn toàn: Mặc dù gọi là từ láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Các từ láy hoàn toàn có thể chia thành ba lớp nhỏ hơn: - Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: rượi rượi, rầm rầm, sượng sượng, lăm lăm, lù lù, tàng tàng, thụp thụp, thuôn thuôn, uôm uôm, xoét xoét, xom xom, xõng xõng… - Lớp từ láy hoàn toàn, đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; bằng đứng trước, trắc đứng sau. Ví dụ: hơ hớ, ngay ngáy, xoi xói, xon xón, tia tía, ri rỉ, re rẻ, ren rén, vành vạnh, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng… - Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá: m – p ng - c n – t nh – ch Ví dụ: phưng phức, phăng phắc… anh ách, chênh chếch, rinh rích… cầm cập, lôm lốp… + Láy bộ phận: Là những từ chỉ điệp ở phần âm đầu hoặc điệp ở phần vần. Láy bộ phận được chia thành hai lớp: - Điệp âm đầu, đối ở phần vần: Ví dụ: tha thiết, thơ thẩn, tròn trịa, mong manh, mềm mại, tinh tế, nhộn nhịp, nhồm nhoàm, nhức nhối, xôn xao, xuề xoà, xộc xệch… Trong lớp từ này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về ý nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác…nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, xe cộ, đường sá, gà qué… Ngoài ra còn có hiện tượng đối ứng ở âm chính, hiện tượng này khá đều đặn ở một số nhóm từ. Ví dụ: ô - ê: ngô nghê, hổn hển, xồ xề… o – e: ho he, nhỏ nhẻ, vo ve… i – a: hỉ hả, xí xoá… u - ă: tung tăng, vùng vằng… ô - a: bỗ bã, mộc mạc… ê - a: khề khà, xuề xoà… - Điệp ở phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ: mượng tượng, lưng chừng, bâng khuâng, ngang tàng, quyến luyến, tanh bành, tẩn mẩn, tâng hẩng, tèm nhèm, tênh hênh, toác hoác, toen hoẻn, thình lình, xớ rớ… ( Từ láy ba và láy bốn tiếng: Được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Từ láy bốn tiếng dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, dửng dừng dưng, trơ trờ trợ…hơt hơ hớt hải, đủng đà đủng đỉnh, lững tha lững thững, vội vội vàng vàng… + Cấu tạo từ láy ba tiếng: Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần. Ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn trơ - trơ trờ trờ khít – khít khìn khịt Nhiều khi chúng ta có thể gặp những “cặp bài trùng” giữa từ láy hai tiếng và láy ba tiếng như: Sát sạt – sát sàn sạt Trụi lủi – trụi thui lủi khét lẹt – khét lèn lẹt dửng dưng – dửng dừng dưng cỏn con – cỏn còn con tẻo teo – tẻo tèo teo tí ti – tí tì ti cuống cuồng – cuống cuồng cuồng nhẽo nhèo – nhẽo nhèo nhèo + Cấu tạo từ láy bốn tiếng: - “Nhân đôi” từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành “e, a, ơ, à” cho phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh: lơ mơ - lơ ma lơ mơ vớ vẩn – vớ va vớ vẩn hì hục – hì hà hì hục hấp tấp – hấp ta hấp tấp hớt hải – hớt hơ hớt hải vất vưởng – vất va vất vưởng lủng củng – lủng cà lủng củng đủng đỉnh - đủng đà đủng đỉnh - “Nhân đôi” từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi - “Nhân đôi” từng tiếng của từ láy hai tiếng: hùng hổ – hùng hùng hổ hổ vội vàng – vội vội vàng vàng - Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành “l” nhồm nhoàm – lồm nhồm loàm nhoàm thơ thẩn – lơ thơ lẩn thẩn - Từ một từ gốc có thể cấu tạo từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng bắng nhắng bặng nhặng 2.4. Từ ngẫu hợp Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một lớp từ mà giữa các thành tố cấu tạo của chúng không có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Chúng được gọi là các từ ngẫu hợp (các tiếng tổ hợp với nhau một cách ngẫu nhiên). Ví dụ: bồ hóng, bồ hòn, bồ kết, bồ câu, cà cuống, cà kê… Về lớp từ này, đã có nhiều tranh luận. Một vài tác giả đã xếp nó vào từ đơn và cho rằng để chúng trong từ đơn chẳng những không ảnh hưởng đến nguyên tắc phân loại mà còn phù hợp với đặc điểm hoạt động hiện nay của chúng. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả xếp lớp từ này là một bộ phận của từ phức [8]. Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến thứ hai: xếp lớp từ ngẫu hợp thuộc từ phức. Lớp từ này có thể bao gồm: + Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, bồ hóng… + Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán – Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa). Ví dụ: mâu thuẫn, hy sinh, trường hợp, mì chính… + Những từ vay mượn gốc Ấn - Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: axít, míttinh, sơmi, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao…cũng có thể được xếp vào đây. Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi nghiên cứu (Việt Nam Tự Điển), chúng tôi chỉ khảo từ ngẫu hợp dưới góc độ là những từ gốc thuần Việt như: mồ hôi, mồ côi, cà kê, cà cuống, cà sa, bồ kết… Từ những điều trên, có thể đưa ra một sơ đồ phân loại các từ trong tiếng Việt như sau: 3. Về mặt nguồn gốc của từ Về mặt nguồn gốc, có hai bộ phận lớn của từ vựng tiếng Việt cần được lưu ý là các từ Hán – Việt và từ gốc Ấn - Âu. Đó là hai lớp từ vay mượn lớn nhất của tiếng Việt. 3.1. Từ Hán Việt và từ ngữ gốc Hán Trong quá trình phát triển của mỗi ngôn ngữ, sự tiếp xúc và vay mượn từ vựng của nó đối với các ngôn ngữ khác để làm giàu cho mình là một quy luật tất yếu. Tiếng Việt cũng không phải là một ngoại lệ. Trong lịch sử hình thành và phát triển, tiếng Việt đã có một cuộc tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa vừa lâu dài về thời gian, vừa gần gũi về không gian...để lại dấu ấn rất sâu đậm là sự xuất hiện của lớp từ ngữ gốc Hán tồn tại, phát triển và giao thoa với lớp từ ngữ thuần Việt. Có thể chia quá trình này ra làm hai giai đoạn lớn: Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đời Đường (thế kỉ VIII đến thế kỉ X), và giai đoạn hai, từ thế kỉ X trở về sau. Giai đoạn đầu là giai đoạn tiếp xúc một cách tự nhiên giữa tiếng Việt và tiếng Hán của đạo quân xâm lược. Giai đoạn hai là giai đoạn tiếp xúc một cách có ý thức của tiếng Việt đối với tiếng Hán. “Chính vào lúc sự tiếp xúc ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi yêu cầu chính trị theo quan hệ phụ thuộc, nó lại đi sâu vào ngôn ngữ. Sự vay mượn lúc này đã đóng góp vai trò của chính ngôn ngữ đi vay, không phải là sự cưỡng ép” (Phan Ngọc, 1981). Kết quả là hai giai đoạn tiếp xúc trên đã đem lại cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ gốc Hán mà từ trước tới nay ta vẫn gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt với một khối lượng khổng lồ, mà theo số nghiên cứu thì chiếm tới 70% tổng số các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt . + Từ Hán cổ: là những từ ngữ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn một. Ví dụ trong Việt Nam Tự Điển có các từ như: chúa (âm cổ của chủ), chén (âm cổ của trản), chém (âm cổ của trảm), quen (âm cổ của quán), vua (âm cổ của vương) . . . + Từ Hán Việt: là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt giai đoạn hai, mà người Việt đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Ví dụ, trong Việt Nam Tự Điển có các từ như: giang, giảo, liên, hà, hỏa, hòa, hoàn, sơn.... Ngoài hai nguồn gốc là từ Hán cổ và từ Hán Việt, còn có hai loại khác cùng được xếp vào lớp từ gốc Hán là từ Hán Việt Việt hóa và từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán. Trong đó từ Hán Việt Việt hóa là những từ ngữ gốc Hán đã được cải tổ về mặt ngữ âm tới hai lần. Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn nguồn gốc Hán của chúng và đưa chúng vào vị trí sâu hơn trong tiếng Việt. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian không cho phép và kiến thức của người viết còn hạn chế, trong khóa luận này chúng tôi không thể thống kê, miêu tả, phân tích hết được tất cả các từ gốc Hán mà chỉ dừng lại ở phạm vi từ Hán Việt. Như vậy, từ Hán cổ, Từ Hán Việt Việt hóa, và từ gốc Hán du nhập thông qua con đường khẩu ngữ không nằm trong phạm vi quan tâm của chúng tôi trong khóa luận này. 3.2. Từ Ấn Âu Cuối thế kỉ XX thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một thuộc địa của chúng. Từ đó trở đi Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp ngày càng nhiều về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, vă