Tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Mở đầu: Có nhiều nghiên cứu bệnh da trên các đối tượng: công nhân, ngư dân, nông dân, quân đội, nhưng chưa có nghiên cứu bệnh da ở dân tộc Khmer là người dân tộc thiểu số đông dân ở đồng bằng sông Cửu long để phác họa mô hình bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh da. Từ đó, lập kế hoạch can thiệp, đề xuất các kiến nghị để hạn chế tỉ lệ các bệnh da thường gặp trên người dân tộc Khmer. Mục tiêu nghiên cứu: xác định được tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người dân tộc Khmer của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh từ 01/8/2010 đến 31/12/2010. Kết quả: Qua 1560 trường hợp nghiên cứu tỉ lệ bệnh da hiện mắc là 33,8% trong đó bệnh da dị ứng 13,8%; bệnh nhiễm nấm là 9,04%, bệnh ghẻ ngứa 2,82%, bệnh da nhiễm khuẩn là 4,62%, bệnh da khác 3,6%. Các yếu tố liên quan đến bệnh da gồm: yếu tố dịch tễ, yếu tố có hại và tình trạng vệ sinh, yếu tố liên quan đến ánh nắng, tiền sử dị ứng. Kết luận: Tỷ lệ bệnh da hiện mắc trên người dân tộc khá cao, bệnh da dị ứng và bệnh da do nhiễm khuẩn chiếm đa số. Tiếp xúc dưới nắng, tiền sử dị ứng, vệ sinh thân thể kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh da.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 321 TỶ LỆ BỆNH DA HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI DÂN TỘC KHMER HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Lương Thị Thúy Nga*, Nguyễn Tất Thắng** TÓMTẮT Mở đầu: Có nhiều nghiên cứu bệnh da trên các đối tượng: công nhân, ngư dân, nông dân, quân đội, nhưng chưa có nghiên cứu bệnh da ở dân tộc Khmer là người dân tộc thiểu số đông dân ở đồng bằng sông Cửu long để phác họa mô hình bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh da. Từ đó, lập kế hoạch can thiệp, đề xuất các kiến nghị để hạn chế tỉ lệ các bệnh da thường gặp trên người dân tộc Khmer. Mục tiêu nghiên cứu: xác định được tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người dân tộc Khmer của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh từ 01/8/2010 đến 31/12/2010. Kết quả: Qua 1560 trường hợp nghiên cứu tỉ lệ bệnh da hiện mắc là 33,8% trong đó bệnh da dị ứng 13,8%; bệnh nhiễm nấm là 9,04%, bệnh ghẻ ngứa 2,82%, bệnh da nhiễm khuẩn là 4,62%, bệnh da khác 3,6%. Các yếu tố liên quan đến bệnh da gồm: yếu tố dịch tễ, yếu tố có hại và tình trạng vệ sinh, yếu tố liên quan đến ánh nắng, tiền sử dị ứng. Kết luận: Tỷ lệ bệnh da hiện mắc trên người dân tộc khá cao, bệnh da dị ứng và bệnh da do nhiễm khuẩn chiếm đa số. Tiếp xúc dưới nắng, tiền sử dị ứng, vệ sinh thân thể kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh da. Từ khóa: bệnh da, người dân tộc Khmer ABSTRACT: PREVALENCE OF SKIN DESEASES AND RELATED FACTORS IN KHMER ETHNIC PEOPLE AT TRA CU DISTRICT, TRA VINH PROVINCE Luong Thi Thuy Nga, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 321 - 329 Background: Several studies have been made on a variety of subjects of skin diseases: workers, fishermen, farmers, army, but no study of skin diseases has been made to the Khmer ethnic minority in the Mekong Delta for the purpose of outlining the disease models and factors related to skin diseases. Since then, it is necessary to plan interventions and propose recommendations in order to limit the rate of common skin diseases in Khmer ethnic. Objectives: To determine the prevalence of skin diseases and related factors in Khmer ethnic people at TRA CU district, TRA VINH province Method: A cross-sectional study. Study subjects belonged to the Khmer ethnic people of Tra Cu district, Tra Vinh province from 01/8/2010 to 31/12/2010. Results: Over 1560 case studies, prevalence of skin disease was 33.8% in which, the allergic skin disease was 13.8%, fungal infections were 9.04%, scabies disease was 2.82%, skin diseases due to infection were 4.62%, and other skin diseases were 3.6%. Factors associated with skin diseases included epidemiologic factors, harmful factors and hygiene conditions, factors related to sun exposure, and history of allergy. * BV Đa Khoa Trà Vinh ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 322 Conclusion: The prevalence of skin diseases in the ethnic is rather high. Allergic skin diseases and skin diseases caused by infection make up the majority. Exposure to sun, history of allergy, poor hygiene will increase the risk of skin diseases. Key words: skin diseases, Khmer ethnic people ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14% tổng số dân cả nước. Các dân tộc thiểu số thường có mức sống thấp hơn người Kinh và luôn được sự quan tâm của Bộ Y tế qua các Cuộc vận động “Tăng cường cán bộ y tế về cơ sở công tác ” góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó có người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội ở nông thôn miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành Da Liễu cũng đề ra công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khỏe mạnh và người bệnh đối với bệnh phong, bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh da(1). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cần phải xây dựng mô hình các loại bệnh tật trong từng ngành, từng đối tượng, từng quốc gia. Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu tìm mối liên quan giữa ảnh hưởng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, môi trường ẩm ướt, khói bụi, hóa chất,trên da của rất nhiều đối tượng như công nhân, ngư dân, nông dân, cũng như trong quân đội. Hiện nay, đã có các nghiên cứu bệnh da người dân tộc ở Gia Lai,(2) Hòa Bình, chưa có nghiên cứu bệnh da ở dân tộc Khmer là người dân tộc thiểu số đông dân chiếm 60,12% dân số toàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, nên chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài: “Tỉ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan và trên người dân tộc Khmer ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh”. Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn phác họa mô hình bệnh, các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người dân tộc Khmer. Đó là cơ sở để lập kế hoạch can thiệp, đề xuất các kiến nghị để hạn chế tỉ lệ các bệnh da thường gặp. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỉ lệ các bệnh da chung, tỉ lệ các nhóm bệnh da và tỉ lệ các loại bệnh da. 2. Xác định mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố: trình độ học vấn, tiền căn bệnh da, tiền căn dị ứng, thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, môi trường sống, quan điểm về bệnh da, cách điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Người dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh được chọn ngẫu nhiên theo cụm và đồng ý tham gia nghiên cứu từ 01/8/2010 đến 31/12/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Những người trong hộ gia đình vắng mặt hay không đồng ý tham gia nghiên cứu, các hộ không người ở. Tiêu chuẩn chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng; khi cần thiết làm thêm các xét nghiệm. Các trường hợp bệnh da khó: hội chẩn Bộ môn Da Liễu ĐHYD TPHCM. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu Mẫu cụm xác xuất tỉ lệ theo cỡ dân số. Công thức tính cỡ mẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 323    2 1 2 1 p n Z p    n: cỡ mẫu; α = 0,05; Z(1-α/2) = 1,96; P= 0,5 (do tỉ lệ P chưa biết, để tăng độ chính xác của nghiên cứu chúng tôi quyết định lấy P = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất); = 0,05 ( là độ chính xác tương đối)  Cỡ mẫu n=1537 ≈ 1560 (mẫu cụm PPS với số cụm là 30, số người được chọn ngẫu nhiên/cụm=52) Các bước tiến hành - Liên hệ với BV đa khoa Trà Vinh và Sở Y tế tỉnh Trà Vinh xin giới thiệu đến Trung tâm Y tế huyện Trà Cú, Ủy ban và trạm y tế của 17 xã trong huyện đã được chọn. - Trước hai ngày thu thập số liệu, chúng tôi gồm 11 người trực tiếp tham gia lấy số liệu họp lại để tập huấn các kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin. Chúng tôi trực tiếp khám da và ghi nhận, bổ sung đầy đủ theo mẫu của bộ câu hỏi. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu - Dữ liệu được lưu trữ và xử lý bằng STATA 11.0. Các biến số định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ %. Dùng phép kiểm χ2 so sánh sự khác biệt giữa các biến định tính. Sử dụng hồi quy đa biến kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng trong phân tích đơn biến. - Kết quả trình bày với OR và KTC 95%. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 8/2010 đến tháng 12/2010, qua 1560 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được các kết quả sau: Một số đặc điểm dịch tễ học -Tuổi: từ 01 đến 93 tuổi, trung bình 34,36± 21,13 tuổi và được chia làm 3 nhóm. Nhóm tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 65,2%. Cấp 1 chiếm đa số (40,38%), kế đến mù chữ (24,625), cấp 2 (18,85%). -Giới: nam/nữ = 1:1,18. Trình độ học vấn: đa số là cấp 1 (40,38%). -Nghề nghiệp – thu nhập: đa số là nghề nông –ruộng rẫy: 30,64%, thu nhập: <1.000.000đ (43,4%). -Môi trường sống và thói quen ăn uống: Nhà lá (54,5%). Môi trường ao tù, lùm cây (80,8%), nhà phố (12,6%). Nước giếng khơi, giếng bơm (56,3%). Nước đun sôi (59,3%). Thức ăn chín (85%). -Yếu tố có hại cho sức khỏe và vệ sinh: Ăn ngọt, béo (46,1%). Tắm 1 lần trong ngày (40,1%).Tắm ngay sau làm việc (44,4%). Đi chân đất: (70,2%).Nhà tiêu hợp vệ sinh và bỏ rác vào thùng (10,8%, 11,3%). -Yếu tố liên quan ánh nắng: Làm việc dưới ánh nắng: 87,2%. Sử dụng phương tiện bảo vệ: 95,8%. -Tiền căn bệnh da: 14,11%. Tiền căn dị ứng 9,4%, dị ứng thuốc uống (3,4%). -Thông tin y tế, quan điểm điều trị, chọn lựa điều trị, nơi điều trị: Xem thông tin y tế: 51,4%. Ti vi: 80,4%. Dùng thuốc tây 96,5%. Tự mua thuốc 67,8%. Điều trị gần nhà 67,4%. Thích điều trị hiệu quả rẻ tiền 75%. Đặc điểm bệnh da Tỷ lệ bệnh da chung – số lượng bệnh da Tỷ lệ bệnh da chung: 33,8%. Số lượng bệnh da/người: 1 bệnh/người: 97% ; 2 bệnh/người chỉ chiếm 3%. Tỷ lệ bệnh da trên tổng mẫu nghiên cứu Bệnh chàm thể tạng 9,5%, lang ben 6,16%, ghẻ ngứa 2,82%, chàm tiếp xúc 2,4%, mụn trứng cá 2,1%, nấm thân 1,73%, xạm da 1,5%. Tỷ lệ bệnh da trong nhóm bệnh da Nhóm bệnh dị ứng 40,6%; Nhóm bệnh nhiễm nấm: 26,8%(soi tươi (+) 34%); Nhóm bệnh da nhiễm khuẩn: 13,7%; Nhóm bệnh da khác: 10,6%; Nhóm bệnh ghẻ ngứa: 8,3%. Tỷ lệ bệnh da trong từng loại bệnh da Bệnh da dị ứng: chàm thể tạng 28,1%; chàm tiếp xúc 7,2%, dị ứng thuốc uống (HBSTCĐ) 1,7%. Bệnh da nhiễm nấm: lang ben 18,2%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 324 Bệnh ghẻ ngứa: 8,3%. Bệnh da do vi khuẩn: 11,4% (mụn trứng cá 6,1%, viêm nang lông 4,4%). Bệnh da khác: xạm da 4,4%. Mối liên quan giữa bệnh da và các yếu tố khảo sát (vì bệnh da khác không có những đặc điểm chung nên không khảo sát mối liên quan). Bệnh da chung Các chỉ số quan tâm Đơn biến Đa biến PR KTC OR KTC P Môi trường nhà ở d Ruộng sông 0,66** 0,50- 0,86 0,56 0,35-0,91 0,019 Nhà phố 1,20** 0,94- 1,52 1,97 1,1-3,58 0,026 Ăn ngọt béo e 2,03*** 1,74 – 2,36 3,55 2,66 –4,770,001 Tắm sau làm việc e 0,36*** 0,30 – 0,44 0,33 0,24 - 0,61 0,001 Thay quần áo e 0,32*** 0,25 – 0,42 0,38 0,22 - 0,49 0,001 Tiền sử dị ứng e 1,84*** 1,57 – ,15 2,47 1,57 – 3,9 0,001 Phương tiên bảo vệ e 0,51*** 0,42 – 0,61 0,25 0,12 – 0,56 0,001 (*** tương ứng P<0,001; ** tương ứng P<0,01; * tương ứng p<0,05) (*: d: ao tù, lùm cây; e: không) Nhận xét: -Tăng nguy cơ mắc bệnh: môi trường ruộng sông, ăn ngọt béo, tiền sử dị ứng. -Giảm nguy cơ mắc bệnh: môi trường nhà phố, tắm sau làm việc, thay quần áo sau làm việc, sử dụng phương tiện bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng. Bệnh da dị ứng Các chỉ số quan tâm Đơn biến Đa biến PR KTC OR KTC P Môi trường nhà ở d Ruộng sông 1,83** 1,28 –2,62 2,81 1,57 -5,05 0,001 Nhà phố 0,51** 0,30 –,87 0,44 0,22 -0,88 0,021 Ăn ngọt béo e 2,15*** 1,63 –,84 2,55 1,8 - 3,63 0,001 Tắm sau làm việc e 0,29*** 0,21 –0,42 0,59 0,37 -0,96 0,032 Thay quần áo e 0,16*** 0,09 –0,28 0,21 0,10 -0,42 0,001 Tiền sử dị ứng e 2,30*** 1,71 –3,08 2,28 1,45 -3,58 0,001 Làm việc dưới nắng e 2,83** 1,48 –5,41 2,2 1,02 –4,70 0,044 (d: ao tù, lùm cây; e: không) Nhận xét: - Tăng nguy cơ mắc bệnh: môi trường ruộng sông, ăn ngọt béo, tiền sử dị ứng, làm việc dưới nắng. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: môi trường nhà phố, tắm sau làm việc, thay quần áo sau làm việc. Bệnh da nhiễm nấm Các chỉ số quan tâm Đơn biến Đa biến PR KTC OR KTC P Ăn ngọt béo e 1,69*** 1,22 –2,35 1,77 1,20 -2,61 0,004 Tắm sau làm việc e 0,35*** 0,23-0,52 0,34 0,22 -0,54 0,001 Làm việc dưới nắng e 6,00*** 1,93 -8,62 7,32 1,78 -30,14 0,006 (e: không) Nhận xét: - Tăng nguy cơ mắc bệnh: ăn ngọt béo, làm việc dưới nắng. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: tắm sau làm việc. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 325 Bệnh da nhiễm khuẩn Các chỉ số quan tâm Đơn biến Đa biến PR KTC OR KTC P Nước sinh hoạt c Giếng khơi, giếng bơm 0,24** 0,10 –0,59 0,12 0,04 - 0,42 0,001 Nước máy 0,18*** 0,69 –0,47 0,10 0,03 - 0,36 0,001 Nước mưa 0,12** 0,02 –0,59 0,03 0,01 - 0,34 0,004 Tắm sau làm việc e 0,60* 0,35 –0,98 0,60 0,18- 0,61 0,001 Đi chân đất e 1,16* 1,37 –1,96 1,50 0,29- 0,97 0,042 Tiền sử dị ứng e 2,99*** 1,79 –5,02 3,06 1,66 - 5,64 0,001 (c: sông rạch; d: ao tù, lùm cây; d: không) Nhận xét: Giảm nguy cơ mắc bệnh: nước sinh hoạt, tắm sau làm việc. Tăng nguy cơ mắc bệnh: đi chân đất khi lao động, tiền sử dị ứng Bệnh ghẻ ngứa Các chỉ số quan tâm Đơn biến Đa biến PR KTC OR KTC P Nghề nghiệp a Buôn bán, tiếp xúc hoá chất 2,24* 1,01 – 4,94 Nghề tự do 0,15* 0,03 – 0,68 0,14 0,02 - 0,84 0,032 Nhà tập thể b 17*** 4,03 –71,66 50,69 2,65 - 70,66 0,009 Ăn ngọt béo c 3,22** 1,45 – 7,18 3,33 1,45 - 7,61 0,004 (a: HS, SV, CNV; b:nhà lá; c: không) Nhận xét - Tăng nguy cơ mắc bệnh: nhà ở tập thể, ăn ngọt béo. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: nghề tự do. BÀN LUẬN Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trong 1560 trường hợp nghiên cứu: nữ / nam = 1,18. Chiếm đa số là: nhóm tuổi 15 – 59 (64,1%), trình độ học vấn cấp 1 (40,3%), nghề nông – ruộng rẫy (30,64%), thu nhập dưới 1.000.000 đ/tháng (43, 4%), nhà lá (54,49%). Môi trường sống ao tù, lùm cây chiếm 80,77% do người Khmer sống phần lớn ở các phum sóc, giồng cát. Đây là môi trường địa lý tự nhiên của người dân tộc Khmer, chỉ có một phần nhỏ sống ở môi trường nhà phố và ruộng sông. Điều này phù hợp với hoàn cảnh sống còn rất nhiều khó khăn của người dân tộc Khmer(4). Nguồn nước sinh hoạt hiện nay chủ yếu là giếng khơi, giếng bơm (53,35%), nước máy (37,18%). Vấn đề vệ sinh như tắm hàng ngày, tắm sau làm việc, thói quen rửa tay trước ăn và sau vệ sinh được người dân hiểu tốt qua các chương trình tuyên truyền về y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, rẫy và đi làm thuê nên phần lớn người dân Khmer làm việc dưới ánh nắng chiếm 87,2%; có sử dụng và phối hợp các phương tiện chống nắng (95,8%). Tiền căn dị ứng chiếm 9,4%, riêng dị ứng với thuốc, kem bôi da 4,8%, thuốc uống chủ yếu là nhóm tetracyline và sulfamide có 2 trường hợp chiếm 1,4%, còn lại 3 trường hợp không rõ nguồn gốc chiếm 2%. Điều này cũng phù hợp với y văn nước ngoài(7) và nghiên cứu của Trần Thị Thanh Thủy(11) cùng cộng sự. Từ đó cho thấy người dân tộc Khmer còn rất tùy tiện trong việc sử dụng các loại thuốc bôi, các loại kem quảng cáo, truyền miệng hay tiếp xúc hóa chất không có phương tiện bảo hộ gây nên các bệnh da do tiếp xúc. Đây cũng là vấn đề quan trọng trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng vì dị ứng thuốc uống trong trường hợp nặng có thể đưa đến tử vong, các bệnh da do tiếp xúc có thể nặng thêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động nếu người bệnh không có kiến thức về các tác nhân gây dị ứng để phòng tránh. Tiền căn bệnh da chiếm 14,1% nói lên bệnh da khá phổ biến ở người dân tộc Khmer. Lý do chọn lựa điều trị của người Khmer còn tự phát chủ yếu là gần nhà (67,4%) và rẻ tiền (43,4%). Chưa tiếp cận với thông tin y tế còn cao chiếm 48,6%, phần lớn tiếp cận qua ti vi 80,4%. Về Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 326 quan điểm điều trị, chọn lựa điều trị ở người dân tộc Khmer phù hợp với trình độ dân trí còn thấp, phần lớn sống trong phum sóc, nông thôn nên tiếp cận thông tin về y tế chưa cao còn mang tính tự phát nên đa số tự mua thuốc để điều trị hay nghe theo truyền miệng vì những lý do đơn giản, dễ thực hiện. Bệnh da Tỷ lệ mắc bệnh da chung Tỷ lệ bệnh da chung chiếm 33,8% chia làm 5 nhóm: nhóm bệnh da dị ứng cao nhất 13,8%, bệnh nhiễm nấm 9,03% (tỷ lệ soi tươi dương tính 34% vì đa số người dân tộc tự bôi thuốc), bệnh da do vi khuẩn chiếm 4,62%, bệnh da khác 3,6%, bệnh ghẻ ngứa chiếm 2,8%. Có thể thấy mô hình bệnh da của người dân tộc Khmer cũng gần giống với mô hình bệnh da trên người dân tộc và người kinh tại Gia Lai của Đặng Thị Mai, Đào Thị Hồng Sương,(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chàm thể tạng chiếm 28,1% (148 / 214) và chàm tiếp xúc chiếm 7,2% (38 / 214) là 2 nhóm bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất phù hợp với nghiên cứu của 2 tác giả trên là 34,6% và 26,6%. Kết quả này cũng phù hợp với thống kê của các cơ sở khám chữa bệnh có các chuyên gia da liễu thì tỉ lệ bệnh da được phản ánh như sau: chàm và bệnh da dị ứng vẫn đứng đầu danh sách, kế đến là bệnh nấm cạn, bệnh lông tóc móng, bệnh da nhiễm khuẩn, vẩy nến,...so với mô hình bệnh da châu Á của Hội Da liễu Mỹ 2007, thì bệnh da dị ứng vẫn phù hợp là chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là bệnh nhiễm nấm, các nhóm bệnh còn lại tuy có khác là do sự khác biệt về tập quán, chủng tộc, khí hậu cũng như được thực hiện trong những điều kiện, thời điểm khác nhau. Đa số người dân tộc Khmer chỉ mắc 1 bệnh da chiếm 97%, bị 2 bệnh da rất ít chỉ chiếm 3%. Tỷ lệ từng loại bệnh da Bệnh da dị ứng Trong tổng mẫu nghiên cứu, tỉ lệ chàm của chúng tôi là 9,5% thì phù hợp với tỉ lệ mắc bệnh ở trong nước cũng như nước ngoài(4,7).Chàm tiếp xúc đứng hàng thứ hai với tỉ lệ 7,2% đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ lệ cao đối với bệnh da nghề nghiệp ở các nước phát triển công nghiệp. So sánh với nghiên cứu tại Mỹ của Templet, Hall, and Belsito(7) trong 1034 bệnh nhân thì tỉ lệ chàm tiếp xúc là 54%, trong nghiên cứu chúng tôi là 17,76% (38/214) có thấp hơn. Điều này có thể giải thích vì Mỹ có nền kinh tế công nghiệp hiện đại nhiều so với nước ta nên các bệnh da nghề nghiệp cũng sẽ cao hơn. Trong 38 trường hợp bị chàm tiếp xúc đều có tiền căn dị ứng trước đó. Nguyên nhân do hóa chất như xi măng đối với thợ hồ, các dung dịch keo đối với công nhân giày da hay nông dân có tiếp xúc trực tiếp các loại phân bón là đa số. Riêng 4 trường hợp chàm bàn tay, bàn chân xảy ra ở những các nghề có tiếp xúc hóa chất như thợ uống tóc, thợ sửa và rửa xe. Do đó, yếu tố cơ địa, môi trường đóng vai trò đáng kể trong các bệnh da nghề nghiệp(1) nên cần tư vấn các biện pháp khắc phục hay phải thay đổi nghề nghiệp đang có. Tuy nhiên dị ứng thuốc uống (tetracycline, sulfamide) ở dạng hồng ban sắc tố cố định chiếm 3,4% nhưng bản thân người bệnh không biết do thói quen uống thuốc tùy tiện, không đến khám với bác sĩ. Điều này cũng phù hợp với y văn nước ngoài(7). Trúng độc da do thuốc thường gặp nhất là gồm kháng sinh, kháng viêm không steroid, Cytokine, thuốc hóa trị ung thư, thuốc chống động kinh và hướng thần, và nghiên cứu khảo sát tình hình trúng độc da do thuốc tại khoa lâm sàng 1 Bệnh viện Da Liễu TPHCM của Trần Thị Thanh Thủy cùng cộng sự(11) biết rõ nguyên nhân gây dị ứng là 27,9% và không rõ dùng thuốc gì là 34,9%. Điều này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn nếu như người bệnh tiếp tục dùng lại loại thuốc đó, vì vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục cho người dân hiểu biết về các triệu chứng của dị ứng thuốc uống. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 327 Bệnh da do nấm Lang ben (6,2%), nấm thân (1,7%), nấm móng (1,2%) thì thấp hơn tác giả nước ngoài lần lượt là 20%, 2,1% nhưng phù hợp là đều gặp nhiều ở lứa tuổi trẻ và trung niên (67,63%) hay làm việc ở điều kiện ẩm ướt như chăn nuôi, bán cá, thợ rửa xe, ruộng rẫy. So sánh tỉ lệ nhiễm nấm chung (26,7%) với kết quả của Đặng Thị Mai, Đào Thị Hồng Sương (24,8%)(2) thì tỉ lệ bệnh của chúng tôi có cao hơn,
Tài liệu liên quan