Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của các cán bộ thuộc Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh

Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch hiện là vấn đề y tế công cộng tại nhiều quốc gia do tỉ lệ tử vong và tàn phế đứng hàng đầu các nhóm bệnh mạn tính không lây. Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, lối sống người dân dần thay đổi như chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động đã góp phần làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch trong dân số, đặc biệt ở những cán bộ lãnh đạo. Hầu hết cán bộ tại tỉnh Tây Ninh ở độ tuổi trên 45 (chiếm 75%) nhiều áp lực công việc, ít thời gian vận động thể lực, việc đánh giá tỉ lệ bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ trong nhóm đối tượng này là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của cán bộ thuộc diện Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Tây Ninh năm 2012. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tháng 6 năm 2012 trên 384 cán bộ tại đơn vị Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Tây Ninh về các bệnh lý tim mạch gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành và tai biến mạch máu não Kết quả:. Trong các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, lần lượt chiếm tỉ lệ hơn 50%, gần 23%. Các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch tìm thấy trong nghiên cứu này là tuổi từ 40 trở lên, tình trạng đương chức, và số năm hút thuốc lá. Kết luận: Chính quyền cần phối hợp với y tế để triển khai các hoạt động định kỳ tầm soát hội chứng rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch, truyền thông đặc biệt cho cán bộ, công chức tỉnh Tây Ninh, đặc biệt tập trung nhóm cán bộ từ 40 tuổi trở lên.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của các cán bộ thuộc Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  57 TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN BỆNH TIM MẠCH  CỦA CÁC CÁN BỘ THUỘC BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE  TỈNH TÂY NINH  Bùi Chánh Tông*, Nguyễn Hồng Hoa**, Lê Hoàng Ninh***  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch hiện là vấn đề y tế công cộng tại nhiều quốc gia do tỉ lệ tử vong và tàn phế  đứng hàng đầu các nhóm bệnh mạn tính không lây. Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,  lối sống người dân dần thay đổi như chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động đã góp phần làm tăng tỉ lệ mắc các  bệnh tim mạch trong dân số, đặc biệt ở những cán bộ lãnh đạo. Hầu hết cán bộ tại tỉnh Tây Ninh ở độ tuổi trên  45 (chiếm 75%) nhiều áp lực công việc, ít thời gian vận động thể lực, việc đánh giá tỉ lệ bệnh tim mạch và các yếu  tố nguy cơ trong nhóm đối tượng này là cần thiết.  Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch của cán bộ thuộc diện Ban  Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Tây Ninh năm 2012.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tháng 6 năm 2012 trên 384 cán bộ tại  đơn vị Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Tây Ninh về các bệnh lý tim mạch gồm tăng huyết áp, nhồi  máu cơ tim, bệnh lý mạch vành và tai biến mạch máu não  Kết quả:. Trong các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, lần lượt chiếm tỉ lệ hơn 50%, gần  23%. Các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch tìm thấy trong nghiên cứu này là tuổi từ 40 trở lên, tình trạng  đương chức, và số năm hút thuốc lá.  Kết luận: Chính quyền cần phối hợp với y tế để triển khai các hoạt động định kỳ tầm soát hội chứng rối loạn  lipid máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch, truyền thông đặc biệt cho cán bộ, công chức tỉnh Tây Ninh, đặc biệt  tập trung nhóm cán bộ từ 40 tuổi trở lên.   Từ khoá: Bệnh tim mạch, cán bộ công chức, yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.  ABSTRACT  PREVALENCE AND RISK FACTORS OF CARDIOVASCULAR DISEASE AMONG CIVIL SERVANTS   TAKEN CARE AT DEPARTMENT OF HEALTH PROTECTION ANDCARE IN TAY NINH PROVINCE  Bui Chanh Tong, Nguyen Hong Hoa, Le Hoang Ninh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 57 – 67  Background: Cardiovascular disease is a public health concern in many countries due tohigh mortality and  morbidity  rates.  In  Vietnam,  improvement  in  living  conditions,  changes  in  life‐style  such  as  high  fat  diet,  sedentary life have increased the number of people who suffer from cardiovascular diseases, especially among civil  servants. Most of civil servants in Tay Ninhaged 45 years or over (75%) work underhigh pressure, and have a  little time for physical activities. Thus, it is necessary to evaluate the prevalence of cardiovascular disease and risk  factors in this population.   Objectives: To determine the prevalence of cardiovascular disease and risk factors among civil servants who  aretaken care at theDepartment of Health Protection and Care in Tay Ninh province in 2012.  Methods: Across‐sectional study was conducted in June 2012. The study population consisted of 384 civil  *Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe tỉnh Tây Ninh    **Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  ***ViệnY Tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Bs. CKI. Bùi Chánh Tông     ĐT: 0913884096   Email: tongbvsk@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 58 servants with cardiovascular disease who were taken careat the Department of Health Protection and Care in Tay  Ninh province.  Result:  The  prevalences  ofhypertension  and  coronary  artery  disease  wereover  50%  and  nearly  23%  respectively. The study showed that age of 40 and over, employment, and the number of years of smoking were  associated with cardiovascular disease.  Conclusion: The co‐operation between the local government and health authorities is essential to implement  communiation  activities  and  periodic  screeningfor  dyslipidemia,  diabetes,  cardiovascular  disease  among  civil  servants, especially thoseaged 40 and over.  Key words: cardiovascular disease, civil servant, prevalence, risk factors.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh tim mạch hiện là vấn đề y tế công cộng  tại nhiều quốc gia do  tỉ  lệ  tử vong và  tàn phế  đứng hàng đầu các nhóm bệnh mãn tính không  lây.  Theo  ước  tính  của  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới  (WHO), hàng năm có khoảng 17,5 triệu người tử  vong do bệnh  tim mạch. Tử vong do bệnh  tim  mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới  (17/50 triệu ca tử vong), trong đó 80% tập trung  ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt  Nam. Từ những năm  50  của  thế kỷ  trước,  các  bệnh  tim mạch và các yếu  tố nguy cơ đã được  tập trung nghiên cứu nhằm khống chế tỉ lệ mắc  và tử vong tại nhiều quốc gia(8).  Tại Việt Nam, đời sống nhân dân ngày được  cải thiện nhiều so với những năm 80 của thế kỷ  trước. Sự tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện đời  sống người dân đồng thời cũng thay đổi lối sống  của họ thay đổi chế độ ăn, ít vận động, đặc biệt  những đối tượng hành chính sự nghiệp, những  cán bộ viên chức làm công tác lãnh đạo quản lý.  Lối  sống  ít  vận  động,  ăn  nhiều  dầu mỡ,  chất  đạm, uống nhiều rượu bia làm gia tăng nguy cơ  mắc  bệnh  tim mạch,  tăng  huyết  áp,  đột  quỵ.  Chìa khóa để chúng ta dự phòng có hiệu quả các  bệnh tim mạch  là hành động kiểm soát các yếu  tố nguy cơ tim mạch.  Tại  tỉnh Tây Ninh, hầu hết các cán bộ  lãnh  đạo đều  trên 45  tuổi  (chiếm 75%)(23). Với nhiệm  vụ lãnh đạo quản lý giải quyết những công việc  có  tính chất quyết định phát  triển của  tỉnh Tây  Ninh;  áp  lực  công  việc  đối  với  bản  thân  luôn  căng  thẳng, dự Hội nghị nhiều,  có  ít  thời gian  vận  động  thể  lực  cho bản  thân. Theo ghi nhận  của WHO, lối sống tĩnh tại kết hợp với ăn uống  không hợp lý là nguyên nhân gia tăng các bệnh  lý tim mạch. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào  thực hiện đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan  bệnh  tim mạch  trên đối  tượng cán bộ  lãnh đạo  tại tỉnh Tây Ninh. Nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc  và các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh tim mạch  của các cán bộ  thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức  khỏe  cán  bộ  tỉnh  Tây Ninh  năm  2012,  nghiên  cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố  nguy cơ mắc bệnh tim mạch trên các đối tượng  là  cán  bộ  để  đưa  ra  những  can  thiệp  cho  đối  tượng có nguy cơ mắc bệnh nói riêng và toàn bộ  cán bộ lãnh đạo tại tỉnh Tây Ninh nói chung.  Mục tiêu nghiên cứu  1.  Xác định tỉ lệ hiện mắc các bệnh tim mạch  của cán bộ.  2.  Xác  định  các  yếu  tố  nguy  cơ  liên  quan  bệnh tim mạch.  3.  Xác  định mối  liên  quan  giữa  bệnh  tim  mạch với đặc điểm dân số xã hội của đối tượng  nghiên cứu.  4. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ hiện mắc  bệnh tim mạch với các yếu tố nguy cơ  ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN  CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 6 năm 2012  tại đơn vị Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ  Tỉnh Tây Ninh.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  59 Đối tượng nghiên cứu  Cán bộ  thuộc diện quản  lý của Ban Bảo vệ,  chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Tây Ninh tại thời  điểm nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Cỡ mẫu  là 384. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn  dựa  vào danh  sách  cán  bộ  được  quản  lý  năm  2012.  Tiêu chí đưa vào  Cán bộ có  tên  trong danh  sách  ở địa bàn 8  huyện và một thị xã, cán bộ đương chức hoặc đã  nghỉ hưu từ các Ban, Ngành tỉnh đến Ban khám  sức khỏe tập trung vào thời điểm nghiên cứu.  Tiêu chí loại ra  Những  cán  bộ  không  đến  khám  sức  khỏe  trong cả 3 ngày tổ chức khám sức khỏe.  Phương pháp xử lý số liệu  Xử  lý  số  liệu  bằng  phần  mềm  Stata  12.  Thống kê mô  tả bằng  các bảng  tần  số và  tỷ  lệ  phần trăm cho các biến số định tính (biến số nhị  giá,  biến  số  danh  định),  trung  bình,  độ  lệch  chuẩn, trung vị, khoảng tứ phân vị cho các biến  số định lượng (liên tục và không liên tục). Thống  kê  phân  tích  sử  dụng  kiểm  định  chi  bình  phương, kiểm định chính xác Fisher, để xét các  mối  liên  quan  giữa  2  biến  số  nhị  giá. Hồi  qui  logistic  được  sử  dụng  để  kiểm  định mối  liên  quan giữa biến số phụ  thuộc  là biến nhị giá và  biến số độc lập là biến danh định hoặc biến định  lượng.  Hồi  qui  tuyến  tính  đơn  biến  được  sử  dụng để kiểm định mối  liên quan giữa biến số  phụ  thuộc  là  biến  số  định  lượng  hoặc  biến  số  danh định thứ tự có tính khuynh hướng với biến  số độc lập là biến số định tính hoặc định lượng.  KẾT QUẢ  Đặc tính dân số học của các đối tượng trong  nghiên cứu  Trong 384 cán bộ nghiên cứu  tỉ  lệ nam giới  cao hơn gấp 4  lần  tỷ  lệ nữ giới. Nhóm  tuổi  tập  trung chủ yếu từ 50 – 69 tuổi (63,5%). Tỉ lệ giữa  nhóm cán bộ hiện còn đương chức và nhóm hưu  trí  là tượng đương nhau. Theo sự đánh giá chủ  quan về sức khỏe hiện tại, 87,2% sức khỏe bình  thường. Gần 2/3 các cán bộ có chỉ số BMI bình  thường  (18,5 – 25), 1/3 các cán bộ có  tình  trạng  thừa cân (BMI >25).  Bảng 1: Đặc tính dân số học của đối tượng nghiên cứu  Đặc tính (n=384) Tần số % Đặc tính (n=384) Tần số % Giới tính Sức khỏe hiện tại (chủ quan của đối tượng) Nam 313 81,5 Rất tốt 28 7,3 Nữ 71 18,5 Tốt 19 5,0 Nhóm tuổi Bình thường 335 87,2 Dưới 40 tuổi 5 1,3 Xấu 2 0,5 40-49 tuổi 56 14,6 Tình trạng dinh dưỡng 50-59 tuổi 164 42,7 Thiếu cân (BMI < 18,5) 11 2,9 60-69 tuổi 80 20,8 Bình thường (18,5 < BMI < 25) 260 67,7 70 tuổi trở lên 79 20,6 Thừa cân (BMI ≥ 25) 113 29,4 Nghề nghiệp Đương chức 192 50,0 Hưu trí 192 50,0 Đặc điểm các bệnh tim mạch  Bảng 2: Đặc điểm các bệnh tim mạch  Bệnh tim mạch Tần số % Bệnh tim mạch Tần số % Nhồi máu cơ tim (NMCT) 7 1,8 Tai biến mạch máu não (TBMMN) 9 2,3 Bệnh lý mạch vành (BMV) 88 22,9 Tăng huyết áp (THA) 201 52,5 Bệnh tim mạch (BTM) (Có 1 trong 4 bệnh nêu trên) 229 59,6 Các bệnh  lý  tim mạch  được khảo  sát  trong  nghiên cứu bao gồm tăng huyết áp, nhồi máu cơ  tim, bệnh  lý mạch vành và  tai biến mạch máu  não. Ngoài  ra, không có cán bộ nào có bệnh  lý  tim  mạch  khác  ngoài  4  bệnh  nêu  trên.  Tăng  huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 50%).  Mối  liên quan giữa  các bệnh  lý  tim mạch  với các đặc tính dân số học  Từ 40 tuổi trở lên, tỉ lệ cán bộ có nhồi máu cơ  tim, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não,  tăng huyết áp, bệnh tim mạch lần lượt tăng gấp  3,8 lần (KTC 95%: 1,4‐10,9), 2 lần (KTC 95%: 1,5‐ 2,5), 3,1 lần (KTC 95%: 1,4‐7,1), 2,2 lần (KTC 95%:  1,8‐2,8), 2,4  lần  (KTC 95%: 1,9‐3,1) khi  tăng mỗi  10 tuổi. Tăng mỗi 1 tuổi, tỉ lệ cán bộ có nhồi máu cơ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 60 tim, bệnh  lý mạch vành,  tai biến mạch máu não,  tăng huyết áp, bệnh  tim mạch  lần  lượt  tăng 10%  (KTC 95%: 2%‐18%), 6% (KTC 95%: 4%‐8%), 8%  (KTC 95%:2%‐15%), 8% (KTC 95%: 5%‐10%), 8%  (KTC 95%:6%‐11%). Tỷ lệ cán bộ đương chức có  bệnh  lý mạch  vành,  tăng  huyết  áp,  bệnh  tim  mạch tương ứng cao gấp 0,4 lần (KTC 95%: 0,3‐ 0,7), 0,6 lần (KTC 95%: 0,5‐0,7), 0,6 lần (KTC 95%:  0,5‐0,8 lần) cán bộ hưu trí. Tỷ lệ cán bộ có bệnh  lý mạch vành, tăng huyết áp, bệnh tim mạch lần  lượt tăng gấp 2,6  lần (KTC 95%: 1,2‐5,2), 1,5  lần  (KTC  95%:  1,02‐2,1),  1,5  lần  (KTC  95%:  1,1‐2,2)  khi tình trạng sức khỏe theo đánh giá chủ quan  càng xấu. Tỉ lệ cán bộ có tăng huyết áp tăng gấp  1,6  lần  (KTC  95%:  1,1‐2,4)  khi  tình  trạng  dinh  dưỡng  của  cán bộ  tăng  lên một bậc  (thiếu  cân  đến  cân  nặng  bình  thường,  cân  nặng  bình  thường đến thừa cân – béo phì).  Bảng 3:Kiểm định mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các đặc tính dân số học  Yếu tố NMCT BMV TBMMN THA BTM n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) Giới tính Nam 7 (2,2) 0,36b // 68 (21,7) 0,24a // 9 (2,9) 0,22b // 170 (54,3) 0,10a // 191 (61,0) 0,25a // Nữ 0 (0,0) 20 (28,2) 0 (0,0) 31 (43,7) 38 (53,5) Nhóm tuổi < 40 tuổi 0 (0,0) 0,01c 3,8(1,4-10,9)g 0 (0,0) <0,01c 2,0 (1,5-2,5)g 0 (0,0) 0,01c 3,1 (1,4-7,1)g 0 (0,0) <0,01a 2,2(1,8-2,8)d 0 (0,0) <0,01c 2,4 (1,9-3,1)g 40-49 tuổi 0 (0,0) 6 (10,7) 0 (0,0) 11 (19,6) 15 (26,8) 50-59 tuổi 1 (0,6) 25 (15,2) 1 (0,6) 79 (48,2) 91 (55,5) 60-69 tuổi 1 (1,3) 24 (30,0) 3 (3,8) 50 (62,5) 56 (70,0) ≥ 70 tuổi 5 (6,3) 33 (41,8) 5 (6,3) 61 (77,2) 67 (84,8) Đương chức Đương chức 1 (0,5) 0,12b // 27 (14,1) <0,01a 0,4 (0,3-0,7)d 0 (0,0) <0,01b // 73 (38,0) <0,01a 0,6(0,5-0,7)d 89 (46,4) <0,01a 0,6(0,5-0,8)d Hưu trí 6 (3,1) 61 (31,8) 9 (4,7) 128 (66,7) 140 (72,9) Sức khỏe hiện tại Rất tốt 0 (0,0) 1,00b // 2 (7,1) 0,01c 2,6 (1,2-5,2)g 0 (0,0) 0,08a // 11 (39,3) 0,04c 1,5(1,0-2,1)h 13 (46,4) 0,02c 1,5(1,1-2,2)g Tốt 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 7 (36,8) 7 (36,8) Bình thường 7 (2,1) 86 (25,7) 8 (2,4) 181 (54,0) 207 (61,8) Xấu 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (50,0) 2 (100) 2 (100) Tình trạng dinh dưỡng Thiếu cân 1 (9,1) 0,10a // 5 (45,5) 0,12a // 0 (0,0) 0,59a // 4 (36,4) 0,03c 1,6(1,1-2,4)h 6 (54,6) 0,21a // Bình thường 3 (1,2) 55 (21,2) 5 (1,9) 129 (49,6) 148 (56,9) Thừa cân 3 (2,7) 28 (24,8) 4 (3,5) 68 (60,2) 75 (66,4) Tuổi 0,01c 0,1 (0,02-0,18)h <0,01c 0,06 (0,04-0,08)h 0,01c 0,08 (0,02-0,15)h <0,01c 0,08(0,05-0,10)h <0,01c 0,08(0,06-0,11)h BMI 0,22c // 0,3c // 0,25c // <0,01c 0,11(0,03-0,18)h 0,03c 0,08(0,01-0,15)h a: Kiểm định χ2; b: Kiểm định chính xác Fisher; c: Hồi qui logistic; d: PR; g: OR, h: HSTQ; //: Không xác định;   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  61 Mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các yếu tố, hành vi nguy cơ  Bảng 4:Kiểm định mối liên quan giữa các bệnh lý tim mạch với các yếu tố và hành vi nguy cơ  Yếu tố NMCT BMV TBMMN THA BTM n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) Tiền sử gia đình Tim mạch Có 3 (2,6) 0,43b // 30 (26,3) 0,30a // 2 (1,8) 1,00b // 67 (58,8) 0,10a // 74 (64,9) 0,17a // Không 4 (1,5) 58 (21,5) 7 (2,6) 134 (49,6) 155 (57,4) Đái tháo đường Có 0 (0,0) 1,00b // 12 (35,3) 0,07a // 0 (0,0) 1,00b // 2 (66,7) 1,00b // 26 (76,5) 0,04a // Không 7 (2,0) 76 (21,7) 9 (2,6) 21 (67,7) 203 (58,0) Thói quen Hút thuốc lá Có 3 (2,3) 0,69b // 24 (18,5) 0,14a // 2 (1,5) 0,72b // 65 (50,0) 0,51a // 74 (56,9) 0,44a // Không 4 (1,6) 64 (25,2) 7 (2,8) 136 (53,5) 155 (61,0) Thời gian HTL 1-10 năm 0 (0,0) 0,64b // 1 (12,5) <0,01c 1,7 (1,2-2,3)d 0 (0,0) 0,55b // 3 (37,5) <0,01c 1,5 (1,1-2,1)d 3 (37,5) <0,01c 1,7(1,2-2,4)d 11-20 năm 1 (2,1) 6 (12,5) 0 (0,0) 18 (37,5) 22 (45,8) 21-30 năm 1 (2,6) 4 (10,5) 2 (5,3) 20 (52,6) 22 (57,9) 31-40 năm 0 (0,0) 5 (27,8) 0 (0,0) 10 (55,6) 11 (61,1) 41-50 năm 1 (10,0) 4 (40,0) 0 (0,0) 8 (80,0) 8 (80,0) > 50 năm 0 (0,0) 4 (50,0) 0 (0,0) 6 (75,0) 8 (100) Lượng thuốc lá / ngày > 10 điếu/ngày 2 (3,2) 0,50b // 16 (27,1) 0,03a 2,4 (1,1-5,4)d 1 (1,7) 1,00b // 26 (44,1) 0,24a // 32 (54,2) 0,55a // ≤ 10 điếu/ngày 0 (0,0) 7 (11,3) 1 (1,6) 34 (54,8) 37 (59,7) Uống rượu / bia Có 1 (0,5) 0,06b // 34 (17,2) <0,01a 0,6 (0,4-0,9)d 2 (1,0) 0,10b // 96 (48,5) 0,12a // 109 (55,1) 0,06a // Không 6 (3,2) 54 (29,0) 7 (3,8) 105 (56,5) 120 (64,5) Ăn trái cây Có 7 (1,9) 1,00b // 87 (23,0) 1,00b // 9 (2,4) 1,00b // 198 (52,2) 1,00b // 226 (59,6) 1,00b // Không 0 (0,0) 1 (20,0) 0 (0,0) 3 (60,0) 3 (60,0) Ăn rau Có 7 (1,9) 1,00b // 87 (23,0) 1,00b // 9 (2,4) 1,00b // 197 (52,1) 0,69b // 225 (59,5) 1,00b // Không 0 (0,0) 1 (16,7) 0 (0,0) 4 (66,7) 4 (66,7) Hoạt động thể lực Có 4 (1,3) 0,18b // 65 (21,7) 0,27a // 6 (2,0) 0,42b // 159 (53,0) 0,63a // 178 (59,3) 0,82a // Không 3 23 2 42 51 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 62 Yếu tố NMCT BMV TBMMN THA BTM n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) n (%) p SĐKH (KTC95%) (3,6) (27,4) (3,6) (50,0) (60,7) Thời gian HTL 0,82 c // <0,01c 0,05 (0,01-0,08)h 0,71 c // <0,01c 0,05 (0,02-0,08)h <0,01 c 0,06 (0,03- 0,1)h a: Kiểm định χ2; b: Kiểm định chính xác Fisher; c: Hồi qui logistic; d: PR; g: OR, h: HSTQ; //: Không xác định.  SĐKH:số đo kết hợp  Tỉ  lệ  cán  bộ  có  bệnh  lý mạch  vành  trong  nhóm cán bộ có uống rượu/bia gấp 0,6 lần (KTC  95%:  0,4‐0,9)  trong  nhóm  không  có  uống  rượu/bia. Trong nhóm cán bộ có hút thuốc lá, tỉ  lệ cán bộ có bệnh  lý mạch vành, tăng huyết áp,  bệnh  tim mạch  lần  lượt  tăng gấp 1,7  lần  (KTC  95%: 1,2‐2,3), 1,5  lần  (KTC 95%: 1,1‐2,1), 1,8  lần  (KTC 95%: 1,2‐2,4) khi số năm hút thuốc lá tăng  mỗi 10 năm. Tăng mỗi 1 năm hút thuốc  lá, tỉ  lệ  cán  bộ  có  bệnh  lý mạch  vành,  tăng  huyết  áp,  bệnh tim mạch lần lượt tăng 5% (KTC 95%: 1%‐ 8%),  5%  (KTC  95%:2%‐8%),  6%  (KTC  95%:3%‐ 10%). Trong nhóm cán bộ có hút  thuốc  lá,  tỉ  lệ  cán bộ có bệnh lý mạch vành trong nhóm cán bộ  hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày gấp 2,4 lần (KTC  95%: 1,1‐5,4) trong nhóm cán bộ hút thuốc lá từ  10 điếu trở xuống/ngày. Tỉ lệ cán bộ có bệnh tim  mạch  trong  nhóm  cán  bộ  có  người  trong  gia  đình bị  đái  tháo  đường gấp 1,3  lần  (KTC 95%:  1,1‐1,6)  trong  nhóm  không  có  người  trong  gia  đình bị đái tháo đường.  Mối liên quan giữa bệnh tim mạch với đái  tháo đường, rối loạn lipid máu  Bảng 5: Các mối liên quan giữa bệnh tim mạch với  các bệnh có liên quan  Yếu tố p-value PR (hoặc OR) KTC95% Đái tháo đường < 0,001 1,71 1,51-1,94 Rối loạn lipid máu 0,001 1,53 1,15-2,04 Tỉ lệ cán bộ có bệnh tim mạch trong nhóm có  bệnh  đái  tháo  đường  gấp  1,71  lần  (KTC95%:  1,51‐1,94)  trong  nhóm  không  có  bệnh  đái  tháo  đường.  Tỉ  lệ  cán  bộ  có  bệnh  tim mạch  trong  nhóm có hội chứng rối  loạn  lipid máu gấp 1,53  lần (KTC 95% là 1,15‐2,04) trong nhóm không có  hội chứng rối loạn lipid máu.  Xét nhiễu và tương tác, hiệu chỉnh mối liên  quan  Trong các mối  liên quan được khảo sát, các  yếu  tố có  liên quan đến bệnh  tim mạch  là  tuổi,  tình  trạng đương chức, đánh giá sức khỏe  theo  chủ quan của cán bộ, chỉ số BMI, tiền sử gia đình  có mắc bệnh đái tháo đường, thời gian hút thuốc  lá,  tình  trạng mắc  đái  tháo  đường  và  rối  loạn  lipid máu của cán bộ. Trong đó, tuổi, tình trạng  đương  chức  và  tiền  sử gia  đình mắc  bệnh  đái  tháo  đường  của  cán bộ  có mối  liên quan  đồng  thời đến bệnh tim mạch và đái tháo đường của  bản thân cán bộ.  Xét mối liên quan từng cặp các yếu tố có liên  quan đến bệnh tim mạch của cán bộ cho thấy có  yếu tố đồng liên quan một cách có ý nghĩa thống  kê giữa tuổi, tình trạng đương chức với các yếu  tố  liên quan  còn  lại. Giữa  các yếu  tố  liên quan  còn  lại  (ngoài yếu  tố  tuổi và  tình  trạng  đương  chức), không có sự đồng liên quan nào khác tồn  tại. Ngoài ra, yếu tố tiền sử gia đình có người bị  đái  tháo  đường  không  có  bất  cứ  hiện  tượng  đồng liên quan nào với các yếu tố khác.  Bảng 6:Hồi qui logistic đa biến phân tầng theo tình trạng đương chức của cán bộ  Đặc điểm HSTQ Độ lệch chuẩn P(z) KTC
Tài liệu liên quan