Mở đầu: Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp đứng vị trí thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ, là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở những nước đang phát triển. Ung thư cổ tử cung không đột
ngột xuất hiện mà thường được báo trước bởi các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung. Pap smear là một xét
nghiệm tế bào học nhằm phát hiện sớm các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung để điều trị sớm nhằm phòng
ngừa sự tiến triển của ung thư. Ngoài khám phụ khoa định kỳ, khám thai hay phá thai còn là các thời điểm thích
hợp để người phụ nữ được làm Pap smear, nhất là với các phụ nữ không có điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) bất thường ở phụ nữ phá thai 3
tháng đầu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ 3/2011 đến tháng 7/2011 ở 826 phụ
nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. PTBCTC được thực hiện bằng que Ayre.
Kết quả được đọc theo hệ thống Bethesda.
Kết quả: Tỷ lệ PTBCTC bất thường là 0,2% với 2 trường hợp được chẩn đoán là ASCUS. Tỷ lệ PTBCTC
bị chảy máu chiếm 20,6% trong đó đa số là ra máu ít.
Kết luận: Tỷ lệ PTBCTC bất thường ở thai phụ đến phá thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thấp; do đó, nghiên
cứu không thể tìm được các yếu tố liên quan. Tuy nhiên, tỷ lệ chảy máu cổ tử cung sau PTBCTC cao.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ phá thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 22
TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở THAI PHỤ PHÁ THAI
3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2011
Lương Thanh Hà*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Mở đầu: Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp đứng vị trí thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ, là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở những nước đang phát triển. Ung thư cổ tử cung không đột
ngột xuất hiện mà thường được báo trước bởi các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung. Pap smear là một xét
nghiệm tế bào học nhằm phát hiện sớm các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung để điều trị sớm nhằm phòng
ngừa sự tiến triển của ung thư. Ngoài khám phụ khoa định kỳ, khám thai hay phá thai còn là các thời điểm thích
hợp để người phụ nữ được làm Pap smear, nhất là với các phụ nữ không có điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) bất thường ở phụ nữ phá thai 3
tháng đầu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ 3/2011 đến tháng 7/2011 ở 826 phụ
nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. PTBCTC được thực hiện bằng que Ayre.
Kết quả được đọc theo hệ thống Bethesda.
Kết quả: Tỷ lệ PTBCTC bất thường là 0,2% với 2 trường hợp được chẩn đoán là ASCUS. Tỷ lệ PTBCTC
bị chảy máu chiếm 20,6% trong đó đa số là ra máu ít.
Kết luận: Tỷ lệ PTBCTC bất thường ở thai phụ đến phá thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thấp; do đó, nghiên
cứu không thể tìm được các yếu tố liên quan. Tuy nhiên, tỷ lệ chảy máu cổ tử cung sau PTBCTC cao.
Từ khóa: Pap smear, 3 tháng đầu thai kỳ, phá thai.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF ABNORMAL PAP SMEAR IN WOMEN HAVING ABORTION IN THE FIRST
TRIMESTER OF PREGNANCY AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL IN 2011.
Luong Thanh Ha, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 22 - 27
Introduction: Cervical cancer is the second most common cancer in women and also the leading cause of
cancer associated‐death in developing countries. Cervical cancer does not develop suddenly and is preceded by
precancerous changes of the cervix. Pap smear is a cytological screening test used to detect early precancerous
changes of the cervix so that these conditions can be managed or treated to prevent disease progression due to
invasive cancer. In addition to gynecological examinations, pregnancy examinations or abortions are also good
opportunities for women to have pap smear done, especially in women who do not have routine health check‐ups.
Objective: To determine the prevalence of abnormal pap smear in women having abortions in the first
trimester of pregnancy at Nhan Dan Gia Dinh Hospital.
Methods: This was a cross – sectional study conducted on 826 women having abortions in the first‐
trimester of pregnancy at Nhan Dan Gia Dinh hospital from March to July 2011. Pap smears were performed by
using the Ayre sticks to scrap the cells from the cervix and fix them to a glass slide. Results were interpreted
* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.. ** Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Lương Thanh Hà ĐT: 0937865982 Email: thanhha_luong2000@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 23
following the Bethesda system.
Results: The prevalence of abnormal pap smear was 0.2% with only 2 cases of ASCUS classification.
Cervical bleeding due to pap smear taken occurred in 20.6% and most of them were mild.
Conclusions: The prevalence of abnormal pap smear in women in the first trimester of pregnancy is low;
therefore, it is not able to identify the associated factors. However, the cervical bleeding after pap test is high.
Key words: pap smear, first trimester of pregnancy, abortion
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính gặp hàng
thứ 3 trên thế giới(17). Ung thư thường gặp ở phụ
nữ chỉ sau ung thư vú, là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong cho phụ nữ. Một phần ba ung thư
cổ tử cung xảy ra ở độ tuổi sinh sản(6). Khoảng
1% ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong
thai kỳ(20). Ung thư CTC có thể được phát hiện
sớm ở giai đoạn tiền ung nhờ xét nghiệm tầm
soát PTBCTC. Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất
thường khác nhau tùy dân số, tuy nhiên có
khoảng 1% ‐ 8% PTBCTC bất thường phát hiện
trong thai kỳ(8,10,19).
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung trên thai
phụ cũng giống như phụ nữ không mang thai.
Xuất huyết âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất
chiếm (43% ‐54%), trong khi đó từ 30% ‐ 50%
phụ nữ mang thai không có triệu chứng(12).
Từ năm 1943 tầm soát ung thư cổ tử cung
được làm như một phần trong chăm sóc tiền sản
ở Đan Mạch. Năm 1960 tầm soát ung thư cổ tử
cung được làm cho phụ nữ mang thai đến khám
thai lần đầu nếu trước đó họ không được tầm
soát ở Mỹ. Năm 2005 Hà Lan PTBCTC ở phụ nữ
mang thai nếu 2 năm trước họ không được tầm
soát ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Sản Phụ Khoa
Hoa Kỳ (ACOG): thai kỳ là thời điểm thích hợp
cho sàng lọc đặc biệt đối với những phụ nữ
không thường xuyên khám sức khỏe(3,5,11). Theo
Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật
Hoa Kỳ (CDC) 2006 phết tế bào cổ tử cung nên
được làm cho phụ nữ mang thai.
Dụng cụ để lấy tế bào cổ tử cung là spatule
d’Ayre vì bàn chải tế bào không được dùng sau
tuổi thai 10 tuần theo nhà sản xuất bàn chải tế
bào (Medscand)(13). Mặc dù bàn chải tế bào lấy
đủ tế bào cổ trong hơn là spatula d’ Ayre nhưng
gây chảy máu nhiều hơn(13,18). Có từ 15% ‐ 20% ở
phụ nữ sẩy thai, trong số đó phụ nữ bị sẩy thai
sau khi làm PTBCTC cùng ngày, tuy nhiên điều
này không có nghĩa là PTBCTC gây sẩy thai(10,13)
Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, không thể
làm PTBCTC trên thai phụ dưỡng thai do đó
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên phụ nữ
đến phá thai, với mục tiêu là: Xác định tỷ lệ phết
tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ mang
thai đến phá thai 3 tháng đầu tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang ở 826 thai phụ đến
phá thai 3 tháng đầu tại Bệnh Viện Nhân Dân
Gia Định. Dân số mục tiêu: tất cả thai phụ. Dân
số nghiên cứu: Phụ nữ có thai đến phá thai tại
BV Nhân Dân Gia Định trong thời gian nghiên
cứu từ tháng 3/2011 đến 7/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ có thai muốn phá thai, tuổi thai ≤ 14
tuần vô kinh. Không quan hệ tình dục, thụt rửa
âm đạo, đặt thuốc trong 24 giờ trước đó. Đồng ý
tham gia nghiên cứu. Có địa chỉ và số điện thoại
rõ ràng để liên lạc khi cần.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm nhiễm âm đạo cấp tính, hoặc khi có
tình trạng xuất huyết âm đạo, cổ tử cung. Phết tế
bào cổ tử cung không đạt.
Phương pháp tiến hành: Tại phòng khám kế
hoạch của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định thai
phụ sẽ được giải thích mục tiêu nghiên cứu, nếu
thai phụ đồng ý sẽ ký vào bảng đồng thuận
tham gia nghiên cứu. Thai phụ sẽ được tiến
hành phỏng vấn theo bảng câu hỏi nghiên cứu
soạn sẳn, khám phụ khoa, PTBCTC bằng que
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 24
Ayre. Lấy mẫu cổ ngoài: Dùng đầu ngắn que
Ayre cho vào lỗ cổ tử cung xoay 3600, phết mặt
que cùng chiều xoay lên lam theo chiều dọc lam
(đã được đánh dấu tên tuổi vị trí lấy bệnh
phẩm). Lấy mẫu cổ trong: dùng đầu dài que
Ayre đưa vào lỗ cổ tử cung xoay 3600, phết lên
lam đã được ghi CT. Cố định lam ngay bằng cồn
950. Bệnh phẩm được nhuộm bằng phương
pháp Papanicolaou và đọc kết quả theo hệ thống
Bethesda 2001. Nếu phát hiện PTBCTC bất
thường chúng tôi sẽ mời các đối tượng trở lại tái
khám sau phá thai 1 tháng để được làm các xét
nghiệm chẩn đoán và điều trị thích hợp. Các dữ
kiện thu thập được mã hóa và phân tích bằng
phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm cá nhân xã hội của thai phụ
Đặc điểm
Tần suất
(n=826) Tỷ lệ %
Tuổi trung bình 29,9
Nhóm
tuổi
- 18 -25 257 31,1
- 26 -30 184 22,3
- 31 - 35 223 27
- 36-40 106 12,8
- ≥ 41 56 6,8
Tôn
giáo
- Không tôn giáo 460 55,7
- Phật giáo 338 40,9
- Thiên chúa giáo 28 3,4
Tình
trạng
hôn
nhân
- Chưa kết hôn 108 13,1
- Kết hôn 707 85,6
- Ly thân/ ly hôn/ góa 11 1,3
Trình
độ văn
hóa
- Mù chữ 5 0,6
- Tiểu học 75 9,1
- Trung học cơ sở 204 24,7
- Trung học phổ thông/ nghề 302 36,6
- Đại học 228 27,6
- Sau đại học 12 1,5
Kinh tế
- Nghèo 200 24,2
- Trung bình 596 72,2
- Khá giả 30 3,6
Nhận xét: Trong đối tượng nghiên cứu tuổi
trung bình nghiên cứu 29,9, tuổi thấp nhất là 18,
cao nhất là 49. Không tôn giáo chiếm gần 60%.
Tỷ lệ thai phụ đã kết hôn là 85,6%, 36,6% trình
độ văn hóa là THPT/ Trung cấp nghề, kinh tế
trung bình chiếm 72%.
Bảng 2. Tuổi giao hợp lần đầu
Đặc điểm
Tần suất
(n=826) Tỷ lệ %
Tuổi giao hợp lần đầu trung bình 20,7 ± 0,1
< 16 tuổi 33 4
16 – 18 tuổi 157 19
> 18 tuổi 636 77
Nhận xét: Tuổi giao hợp lần đầu trung bình
là 20,7 tuổi.
Bảng 3. Phân bố theo số bạn tình của vợ và chồng
Số bạn tình Tần suất (n=826) Tỷ lệ %
của vợ
- 1 người 807 97,7
- 2 người 18 2,2
- 3 người 1 0,1
của
chồng
- 1 người 798 96,6
- 2 người 18 2,2
- 3 người 10 1,2
Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ có một bạn tình khá
cao 97,7%, tỷ lệ chồng có số bạn tình ≥ 2 là 3,4%.
Bảng 4. Phân bố theo tiền căn khám phụ khoa
Khám phụ khoa
Tần suất
(n=826) Tỷ lệ %
Định kỳ 6-12 tháng 50 6
> 2 năm 36 4,4
Chưa bao giờ 740 89,6
Nhận xét: Tỷ lệ khám phụ khoa định kỳ có
PTBCTC ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản còn thấp 6
%, tỷ lệ phụ nữ chưa từng đi khám phụ khoa
còn rất cao 89,6%.
Bảng 5. Tỷ lệ PTBCTC bị chảy máu, mức độ, than
phiền.
PTBCTC bị ra máu âm đạo Tần suất (n=826) Tỷ lệ %
- Không có 656 79,4
- Có 170 20,6
Mức độ ra máu
- Ít 166 20,1
- Vừa 4 0,5
Than phiền
- Không có 804 97,3
- Có 22 2,7
Nhận xét: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bị
chảy máu là 20,6%. Tỷ lệ ra máu ít chiếm đa số
20,1%, kế tiếp là ra máu mức độ vừa 0,5%,
không có trường hợp nào ra máu nhiều. Thai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 25
phụ than phiền ra máu khi PTBCTC là 22 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 2,7%.
Bảng 6. Kết quả phết tế bào cổ tử cung
Tần số (n=826) Tỷ lệ %
Bình thường, biến đổi tế bào
lành tính 824 99,8
ASCUS 2 0,2
Nhận xét: Theo phân loại của Bethesda, ở
nghiên cứu trên 826 thai phụ đi phá thai 3 tháng
đầu thì tỉ lệ tế bào cổ tử cung lành tính và biến
đổi viêm là 99,8%. Có 2 trường hợp ASCUS
chiếm tỉ lệ 0,2%.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ phá
thai 3 tháng đầu
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 826 thai phụ
đến phá thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011, chúng tôi tìm
ra tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ phá thai 3
tháng đầu chỉ có 0,2%, trong đó 2 trường hợp
bất thường và đều là ASCUS. Theo nghiên cứu
trong nước hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy báo
cáo nào về PTBCTC ở đối tượng phụ nữ có thai
vì PTBCTC có thể làm chảy máu, làm bệnh nhân
lo ngại nên bác sĩ không thực hiện.
Theo nghiên cứu tại Thái Lan của
Sueblinvong T và cộng sự(14) năm 2005 tỷ lệ
PTBCTC bất thường là 0,8%, năm 2008
Ngaojaruwong(11) là 0,4%, tuy cùng phương
pháp lấy bệnh phẩm và tiêu chuẩn chẩn đoán
nhưng khác nhau về tuổi thai nên có thể làm tỷ
lệ PTBCTC bất thường của chúng tôi hơi thấp
hơn so với 2 tác giả trên.
Theo nghiên cứu Khaengkhor P cùng cộng
sự(7) tỷ lệ PTBCTC bất thường là 7% kết quả cao
hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi do
tác giả thực hiện PTBCTC bằng dung dịch nên
làm tăng phát hiện được tế bào bất thường do
độ nhạy của xét nghiệm cao. Sự khác nhau về
kết quả nghiên cứu là do dân số nghiên cứu,
thời gian nghiên cứu, phương pháp phát hiện
bệnh. So với nghiên cứu của các tác giả gần đây
tại Việt Nam ở phụ nữ từ 18‐ 60 tuổi tỷ lệ
PTBCTC bất thường cũng không cao từ 0%
(1263 phụ nữ từ 18‐60 tuổi) Bùi Thị Kiều Diễm(1)
đến 0,6% Trần Ninh Bảo Thi(15). Nghiên cứu của
chúng tôi có kết quả bằng với nghiên cứu của
Trần Thị Liên Hương(16) là 0,2%, mặc dù tỷ lệ
PTBCTC bất thường sẽ có kết quả cao hơn khi
người phụ nữ lớn tuổi, do tuổi thường gặp của
ung thư CTC là 45‐50 tuổi. Kết quả PTBCTC bất
thường thấp có lẽ nhờ vào hiệu quả của chương
trình tầm soát ung thư CTC ở nước ta đã được
thực hiện từ nhiều năm qua.
Bàn về đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi
là 29,9 cao hơn nghiên cứu của tác giả
Khaengkhor MD(7) là 27 tuổi, cao hơn nghiên
cứu của tác giả là Ngaojaruwong(11) là 26 tuổi,
kết quả này phù hợp với đặc điểm các thai phụ
trong lứa tuổi sinh đẻ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nhóm tuổi thai phụ hơn 30 tuổi gần
50% nhưng kết quả PTBCTC bất thường không
có. Hai ca PTBCTC là ASCUS xuất hiện ở thai
phụ 23 và 32 tuổi, chứng tỏ tổn thương CTC có
thể xuất hiện sớm trước 35 tuổi.
Về trình độ học vấn
Đa số thai phụ có học vấn tốt (tốt nghiệp
trung học phổ thông và đại học là 65%), điều
này cho thấy dù có trình độ học vấn nhưng
người phụ nữ không đủ kiến thức về ngừa thai
nên phụ nữ vẫn bị thai ngoài ý muốn và buộc
phải chấm dứt thai kỳ. Do đa số thai phụ có
trình độ học vấn, nên việc thu thập số liệu theo
bảng câu hỏi chúng tôi được dễ dàng.
Kinh tế
Đa số khách hàng đến khám và được
PTBCTC ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đều
có mức thu nhập trung bình và nghèo, điều này
sẽ làm cho thai phụ ít có điều kiện tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc y tế trong đó có khám phụ
khao định kỳ để tầm soát ung thư CTC.
Hôn nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 13,1%
khách hàng chưa kết hôn, có thai ngoài ý muốn,
tỷ lệ nạo phá thai chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ ở phụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 26
nữ chưa lập gia đình cho thấy tình trạng quan
hệ trước hôn nhân rất phổ biến. Điều đáng lo là
nhóm phụ nữ chưa kết hôn nhưng có quan hệ
tình dục sẽ ít có cơ hội khám phụ khoa và tầm
soát phát hiện sớm ung thư CTC.
Tôn giáo
Trong số khách hàng của chúng tôi, không
tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (55,7%), tiếp theo là
phật giáo (40,9%), cao hơn hẳn so với Thiên chúa
giáo (3,4%). Điều này có thể là do đạo Phật,
không có đạo chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng
người Việt, đạo Thiên chúa có tỷ lệ thấp hơn
nhiều, do đạo Thiên chúa nghiêm cấm phá thai
dưới mọi hình thức. Kết quả này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Khaengkhor 2011(7),
Ngaojaruwong 2008(11), Yamazaki (2006)(20) là đạo
Phật chiếm đa số.
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình
của vợ và chồng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi quan hệ
tình dục nhỏ nhất là 14 tuổi, tuổi trung bình bắt
đầu quan hệ tình dục là 20 tuổi, phụ nữ có tuổi
giao hợp lần đầu < 16 tuổi cao hơn nghiên cứu
Khaengkhor P 2011 là 2,1%(7), thấp hơn nghiên
cứu của Ngaojarumong 2008 chiếm 7%(11).
Nhưng theo nghiên cứu của Khaengkhor MD(7)
thì có đến 71% thai phụ tham gia có quan hệ
tình dục dưới 20 tuổi, còn trong nghiên cứu của
chúng tôi thì có 23 % khách hàng có quan hệ
tình dục dưới 18 tuổi. Trong nghiên cứu của
chúng tôi chỉ có 2 trường hợp là ASCUS, do đó
chúng tôi không tìm được mối liên quan giữa
tuổi giao hợp lần đầu với kết quả PTBCTC bất
thường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hơn 90%
khách hàng sống chung thủy 1 vợ 1 chồng. Kết
quả thu được, tỷ lệ có quan hệ với 2 bạn tình trở
lên rất thấp < 3%. Chúng tôi không tìm được yếu
tố liên quan giữa PTBCTC bất thường và số bạn
tình của vợ và chồng.
Tiền căn khám phụ khoa: Mặc dù sống tại
TP Hồ Chí Minh nhưng số phụ nữ nhận thức
được tầm quan trọng khám phụ khoa định kỳ 6
– 12 tháng còn khá thấp 6%. Chưa từng đi khám
phụ khoa chiếm tỷ lệ rất cao 89,6%.
Theo y văn ghi nhận thì phụ nữ không từng
khám phụ khoa là một yếu tố nguy cơ của các
tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung(4).
Theo nghiên cứu chúng tôi chưa tìm được yếu tố
liên quan giữa tỷ lệ PTBCTC bất thường và tiền
căn khám phụ khoa do số trường hợp PTBCTC
bất thường rất ít.
KẾT LUẬN
Qua tiến hành nghiên cứu cắt ngang tại
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 3/2011
đến tháng 7/ 2011 trên 826 thai phụ phá thai 3
tháng đầu trong độ tuổi từ 18 ‐ 49, chúng tôi có
kết quả sau:
Tỉ lệ PTBCTC bất thường là 0,2% trong đó có
2 ca ASCUS.
Tỷ lệ PTBCTC bị chảy máu chiếm 20,6%
trong đó đa số là ra máu ít.
Hạn chế của nghiên cứu: Do kết quả
PTBCTC bất thường rất ít nên nghiên cứu không
tìm được các yếu tố liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Kiều Diễm. Tỷ lệ phết tế bào CTC bất thường và các
yếu tố liên quan ở phụ nữ 18‐ 60 tuổi tại huyên Tân Hiệp Kiên
Giang, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh. (2011),tr. 83.
2. Cheng X, Bian X, Lang J, Gai M, Liu X, Zhang J, Liu M. (2000).
Papanicolaou test in pregnancy, Zhongguo Yi Xue Ke Xue
Yuan Xue Bao; 22(2), pp. 174‐6.
3. Cunningham F (2007).Neoplastic Diseases, Williams
Obstetrics: 23rd Edition, 57, pp 57‐59.
4. Hawkes AP, Kronenberger CB, MacKenzie TD, Mardis
AL, Palen TE, Schulter WW, Shah SA, Steele AW, Marine
WM.,Cervical cancer screening: American college of
preventive medicine practice policy statement., American
Journal of Preventive Medicine, 12(5), pp. 342‐44.
5. Jacobs IA, Chang CK, Salti GI. (2004).Coexistence of
pregnancy and cancer, Am Surg, 70(11), pp. 1025‐9.
6. Jones WB, Shingleton HM, Russell A, Fremgen AM, Clive
RE, Winchester DP, Chmiel JS. (1996).Cervical carcinoma and
pregnancy: A national pattern of care study of the American
College of Surgeons, Cancer, 77(8), pp. 1479‐88.
7. Khaengkhor P, Mairaing K, Suwannarurk K, Thaweekul
Y, Poomtavorn Y, Pattaraarchachai J, Bhamarapravatana K.
(2011).Prevalence of abnormal cervical cytology by liquid
based cytology in the antenatal care clinic, Thammasat
University Hospital, J Med Thai, 94(2), pp.152‐8.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh 27
8. Mc Crory DC, Mather DB (2004).Evaluation of cervical
cytology: evidence report/technology assessment, Agency for
Health Care Policy and Research, 5, pp. 123‐24.
9. Morimura Y, Fujimori K, Soeda S, Hashimoto T, Takano
Y, Yamada H, Yanagida K, Sato A (2002).Cervical cytology
during pregnancy‐‐comparison with non‐pregnant women
and management of pregnant women with abnormal
cytology, Fukushima J Med Sci, 48(1), pp.27‐37.
10. Moscicki AB (2005).Impact of HPV infection in adolescent
populations, J Adolesc Health, 37(6), pp. 3‐9.
11. Ngaojaruwong N, et al (2008).Prevalence of abnormal
Papanicolaou smear in pregnant women at Phramongkutklao
Hospital, Thai J Obstet Gynaecol, 16, pp. 179‐85.
12. Paraiso MF, Brady K, Helmchen R, Roat TW.
(1994).Evaluation of the endocervical Cytobrush and Cervex‐
Brush in pregnant women, Obstet Gynecol, 84(4), pp. 539‐43.
13. Rivlin ME, Woodliff JM,