Mở đầu: Chuyên khoa Da liễu phần lớn bệnh nhân nhập viện có da bị thương tổn cũng đồng nghĩa với tổn
hại hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại bệnh viện Da Liễu, do nhiễm khuẩn bệnh viện làm gia tăng tần suất bệnh, tăng chí phí
điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc.
Mục tiêu nghiên cứu : Xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ gây NKBV tại bệnh viện trên bệnh nhân có tổn
thương da hở tại BV Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, nghiên cứu bệnh chứng trên 102 bệnh nhân có
tổn thương da hở tại thu thập được tại Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1/3/2011 – 29/2/2012.
Kết quả: Tỉ lệ NKBV chung chiếm 53,9%. NKBV ở từng khoa phòng như sau: Khoa Lâm Sàng 1 (44,4%),
Khoa Lâm Sàng 2 (59,4%), Khoa Phục Hồi Chức Năng (50%). Về vi khuẩn gây NKBV: NKBV do 1 vi khuẩn
(89,1%), đồng nhiễm 2 vi khuẩn (10,9%). Vi khuẩn thường gặp trong NKBV: Staphylococcus aureus (22,9%),
Pseudomonas aeruginosa (22,9%), Staphylococcus coagulase (-) (13,2%), Acinebacter spp (6,6%), E. coli (6,6%).
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện: bệnh nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60, bệnh nhân có tổn
thương da hở nằm chung phòng với BN có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
Kết luận: Tại Bệnh viện Da Liễu TP. HCM tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung rất cao (53,9%). Các bệnh
nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60 và các bệnh nhân có tổn thuơng da hở nằm chung phòng với các bệnh
nhân có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân có tổn thương da hở tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 349
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG DA HỞ
TẠI BV. DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 – 2012
Nguyễn Thị Diệu My*, Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Chuyên khoa Da liễu phần lớn bệnh nhân nhập viện có da bị thương tổn cũng đồng nghĩa với tổn
hại hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại bệnh viện Da Liễu, do nhiễm khuẩn bệnh viện làm gia tăng tần suất bệnh, tăng chí phí
điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc.
Mục tiêu nghiên cứu : Xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ gây NKBV tại bệnh viện trên bệnh nhân có tổn
thương da hở tại BV Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, nghiên cứu bệnh chứng trên 102 bệnh nhân có
tổn thương da hở tại thu thập được tại Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1/3/2011 – 29/2/2012.
Kết quả: Tỉ lệ NKBV chung chiếm 53,9%. NKBV ở từng khoa phòng như sau: Khoa Lâm Sàng 1 (44,4%),
Khoa Lâm Sàng 2 (59,4%), Khoa Phục Hồi Chức Năng (50%). Về vi khuẩn gây NKBV: NKBV do 1 vi khuẩn
(89,1%), đồng nhiễm 2 vi khuẩn (10,9%). Vi khuẩn thường gặp trong NKBV: Staphylococcus aureus (22,9%),
Pseudomonas aeruginosa (22,9%), Staphylococcus coagulase (-) (13,2%), Acinebacter spp (6,6%), E. coli (6,6%).
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện: bệnh nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60, bệnh nhân có tổn
thương da hở nằm chung phòng với BN có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
Kết luận: Tại Bệnh viện Da Liễu TP. HCM tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung rất cao (53,9%). Các bệnh
nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60 và các bệnh nhân có tổn thuơng da hở nằm chung phòng với các bệnh
nhân có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao.
Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, nhiễm khuẩn bệnh viện, tổn thương da hở
ABSTRACT
INCIDENCE AND RISK FACTORS OF NOSOCOMIAL INFECTIONS
IN PATIENTS WITH OPENED SKIN DAMAGES
AT HOSPITAL OF DERMATO - VENEREOLOGY OF HCMC IN 2011-2012
Nguyen Thi Dieu My, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 349 - 356
Background: Hospitalized patients with skin damages means their external barriers against microbial
infections has been broken, therefore nosocomial infections (NI) are considered as the most important issue at
Hospital of Dermato –Venereology. Nosocomial infections cause increases in morbidity, treatment cost,
hospitalized duration, mortality and develop a number of antimicrobial resistant bacteria.
Objective: to determine incidences of infectious agents and risk factors on patients with opened skin
damages at Hospital of Dermato -Venereology of HCMC
Methods: Descriptive, cross-sectional study on 102 patients with opened skin damages at Hospital of
Dermato-Venereology from 1/3/2011 to 29/2/2012.
* Bệnh viện Da Liễu TP. HCM ** Bộ Môn Da Liễu Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 350
Results: General nosocomial infections incidence was 53.9%. These incidences in specific departments were
as followed: Clinical 1 (44.4%), Clinical 2 (59.4%), Rehabilitation (50%). Causative agents of nosocomial
infections were as followed: by 1 bacteria (89.1%), co-infection by 2 bacteria (10.9%). Commonly found bacteria
were S. aureus (22.9%), P. aeruginosa (22.9%), coagulase (-) Staphylococcus (13.2%), Acinetobacter spp (6.6%),
and E. coli (6.6%). Risk factors of nosocomial infections: patients over 60 years old with opened skin damages,
patients with opened skin damages in the same room with patients has skin infections are at higher risk.
Conclusions: Incidence of nosocomial infections at Hospital of Dermato -Venereology of HCMC were very
high (53.9%). Patients over 60 years old with opened skin damages and patients with opened skin damages in the
same room with patients has skin infections are at very high risk of nosocomial infections.
Keywords: Risk factors, nosocomial infections, opened skin damages
MỞ ĐẦU
Chuyên khoa Da liễu phần lớn bệnh nhân
nhập viên có da bị thương tổn cũng đồng nghĩa
với tổn hại hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại
sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nhiễm khuẩn
bệnh viện là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại
bệnh viện Da Liễu, do nhiễm khuẩn bệnh viện
làm gia tăng tần suất bệnh, tăng chí phí điều trị,
kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và
tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc. NKBV có
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong
nước, tại BVDL có vài nghiên cứu khảo sát tỉ lệ
NKBV, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đề
cập đến các yếu tố nguy cơ gây NKBV, hơn nữa
tỉ lệ các NKBV thay đổi theo thời gian. Đề tài này
tiến hành nhằm tìm ra tỷ lệ các tác nhân gây
NKBV và các yếu tố nguy cơ để từ đó tìm ra giải
pháp nhằm giảm tỉ lệ NKBV.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Xác định các vi khuẩn và tình trạng kháng
thuốc.
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây nhiễm
khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân có tổn thương
da hở tại Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh từ
1/3/2011 – 29/2/2012.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang mô tả, nghiên cứu
bệnh chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
Những bệnh nhân nhập viện trên 48 giờ tại
Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh từ
01/03/2011 đến 29/02/2012.
Dân số nghiên cứu
Những bệnh nhân nhập viện trên 48 giờ tại
các khoa lâm sàng 1, 2 và khoa phục hồi chức
năng BVDL TP. HCM có tổn thương da hở từ
tháng 01/03/2012 – 29/2/2012.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân nội trú nhập viện sau 48 giờ. Có
tổn thương da hở.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân mới nhập viện trong vòng 48 giờ.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Biến số nghiên cứu
Biến phụ thuộc
Nhiễm khuẩn bệnh viện.
Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Biến số độc lập
Tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, tổn
thương da hở, thời gian nằm viện, thời gian
trung bình nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh da.
Biến số gây nhiễu
Vi khuẩn thường trú trên da.
Sai lệch do người quan sát.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 351
Sơ đồ nghiên cứu
Thông tin khảo sát
Bệnh nhân có tổn thương da hở, các bệnh lí
đi kèm.
Phân tích số liệu
Thu thập và xử lý theo chương trình Epi-info
2000. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phân tích hồi qui tương quan.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 1/3/2011 – 29/2/2012 với 102 bệnh nhân
nội trú tại bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, chúng
tôi thu thập được các kết quả sau đây:
Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo đặc
điểm dân số học
Yếu tố dịch tễ Tần số Tỉ lệ %
1 – 10 5 4,9
11 – 20 4 3,9
Nhóm tuổi 21 – 30 13 12,7
31 – 40 13 12,7
41 – 50 21 20,6
Yếu tố dịch tễ Tần số Tỉ lệ %
51 – 60 26 25,5
>60 20 19,6
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì
gần ½ trường hợp từ 40 – 60 tuổi, tuổi trung bình
là 45 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi.
Trong đó trẻ em chiếm 8% trường hợp.
Điều này cũng phù hợp với độ tuổi nằm điều
trị tại khoa nội trú bệnh viện Da liễu Tp. HCM
chủ yếu là người lớn, còn trẻ em chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ.
Yếu tố dịch tễ Tần số Tỉ lệ %
Giới Nam 78 76,5
Nữ 24 23,5
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì
nam nhiều hơn nữ, chiếm ¾ trường hợp. Kết
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số
nghiên cứu trước đây(3,10).
Bệnh nhân nhập viện được khám và làm
các xét nghiệm thường qui
Không có TTDH
Không đưa vào
nghiên cứu
- Có TTDH
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu
Bệnh nhân được đưa vào chương trình
nghiên cứu
Cấy dịch tiết và làm kháng sinh đồ lần thứ nhất
trong vòng 48
h
từ khi bắt đầu nhâp viện
Cấy dịch tiết và làm kháng sinh đồ lần thứ hai sau
48
h
nhâp viện
Nếu có thêm 1 hoặc 2 tác nhân NK mới
trở lên
Ghi nhận ca nhiễm khuẩn bệnh viện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 352
Yếu tố dịch tễ Tần số Tỉ lệ %
Nghề nghiệp Công nhân viên 7 6,9
Công nhân 17 16,7
Nông dân 27 26,5
Học sinh – sinh viên 14 13,7
Buôn bán 15 14,7
Nội trợ 2 2,0
Nghề tự do 17 16,7
Khác 3 2,9
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: nghề nghiệp chủ yếu là nông dân
chiếm ¼ trường hợp, kế đến là công nhân – buôn
bán và học sinh - sinh viên chiếm gần ½ tổng số
trường hợp.
Bệnh da trên đối tượng nghiên cứu
Bệnh da Tần
số
Tỉ lệ % Bệnh da Tần số Tỉ lệ %
Pemphigus 28 27,5 Viêm da mủ
hoai thư
3 2,9
Pemphigoid 5 4,9 Chốc 3 2,9
Duhring 4 3,8 Zona 2 2
Ig A đường 1 1,0 Nấm sâu 2 2
Chàm 16 15,7 Lupus đỏ 2 2
Lổ đáo bệnh
phong
12 11,8 Ung thư da 2 2
Vẩy nến mủ 6 5,9 Viêm mạch 2 2
Trúng độc da
do thuốc
7 6,9 Khác 2 2
Loét da 5 4,9
Nhận xét: Pemphigus chiếm trên ¼ tổng số
trường hợp, kế đến là bệnh chàm 15,7%, và lỗ
đáo trên bệnh nhân phong chiếm 11,8%.
Các bệnh đi kèm
Mắc bệnh đi kèm Tần số Tỉ lệ %
Tiểu đường 1 0,98
Cao huyết áp 6 5,9
Mề đay 1 0,98
Viêm gan 1 0,98
Viêm phế quản mạn 1 0,98
Bệnh khác 2 1,96
Không có bệnh đi kèm 90 88,2
Tổng 102 100
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì
hầu hết bệnh đi kèm là cao huyết áp chiếm ½
tổng số các trường hợp có bệnh đi kèm. Bệnh
gây suy giảm miễn dịch chỉ có 1 trường hợp
bệnh nhân tiểu đường (chiếm 0,98%).
Tỉ lệ các NKBV
Tỷ lệ NKBV chung
Tần số Tỉ lệ %
Có NKBV 55 53,9
Không có NKBV 47 46,1
Tổng 102 100
Tỉ lệ NK tại các khoa trong BV
Tần số
Tỉ lệ %
Có NKBV Không NKBV
Khoa lâm sàng 1 12 15 44,4
Khoa lâm sàng 2 38 26 59,4
Khoa săn sóc đặc biệt 0 1 0
Khoa phục hồi chức
năng
5 5 50
Tổng cộng 55 47 53,9
Nhận xét: trong nghiên cứu này thì tỷ lệ
NKBV chiếm 53,9% tổng số trường hợp. Trong
đó tỷ lệ NKBV ở khoa lâm sàng 1 là 44,4%, khoa
lâm sàng 2 là 59,4%, khoa phục hồi chức năng là
50%, như vậy tỷ lệ NKBV ở các khoa phòng gần
tương đương nhau. Riêng tại khoa săn sóc đặc
biệt chỉ ghi nhận 1 trường hợp và không có
nhiễm khuẩn bệnh viện.
So sánh tỷ lệ NKBV của chúng tôi so với các
nước khác nhau, thì chúng tôi nhận thấy rằng tỉ
lệ NKBV của chúng tôi cao hơn so với các nghiên
cứu trong nước và một số nghiên cứu của ngoài
nước. Tỉ lệ NKBV của chúng tôi gần tương
đương với nghiên cứu của Sarginson(11) (Anh)
(41,9%) và của Abramczyk(1) (Brazil) (46,1%). Sở
dĩ tỉ lệ NKBV cao như vậy có lẽ trong nghiên cứu
của chúng tôi chỉ ở các đối tượng có thương tổn
da hở như các bệnh da: Phemphigus, chàm, vẩy
nến mủ, là những bệnh da làm tổn thương
hàng rào bảo vệ của cơ thể làm cho vi khuẩn dễ
dàng xâm nhập. Hơn nữa bệnh nhân nhập viện
thường tình trạng bệnh nặng có tổn thương da
chiếm phần lớn diện tích da của cơ thể, bệnh
nặng làm bong tróc lớp thượng bì của da dẫn
đến tình trạng mất nước điện giải và protein qua
vùng da bị thương tổn dẫn đến suy kiệt cơ thể là
điều kiện thuận lợi cho NKBV. Bệnh nhân có tổn
thương da hở nằm chung phòng với bệnh nhân
da thường chứ không được nằm trong phòng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 353
cách ly hoặc phòng vô trùng đó cũng là điều
kiện thuận lợi cho các NKBV.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát tỷ lệ
NKBV ở đối tượng có tổn thương da hở đây là
đối tượng nghiên cứu có nguy cơ cao vì vậy tỉ lệ
NKBV ở đây sẽ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ
NKBV chung.
Các tác nhân gây NKBV
Đồng nhiễm các vi khuẩn NKBV
Đồng nhiễm vi khuẩn Tần số Tỉ lệ %
Nhiễm 1 vi khuẩn 49 89,1
Nhiễm 2 vi khuẩn 6 10,9
Nhiễm trên 2 vi khuẩn 0 0
Tổng cộng 55 100
Nhận xét: hầu hết bệnh nhân chỉ nhiễm 1 tác
nhân (89,1%), chỉ có 10,9% bệnh nhân bị nhiễm
đồng thời 2 tác nhân gây bệnh, và không có
trường hợp nào nhiễm trên hai loại vi khuẩn
trên một mẫu bệnh phẩm. Tỉ lệ nhiễm đa vi
khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
so với một số nghiên cứu của các tác gỉả trong
nước như nghiên cứu của Vũ Thị Kim Cương tỉ
lệ nhiễm trên 2 vi khuẩn trong một mẫu bệnh
phẩm được phân lập là 16,9%(1), tỉ lệ đa khuẩn
của Trần Văn Hưng là 31,2%(9). Tỉ lệ đa nhiễm
khuẩn của chúng tôi thấp hơn của các tác giả
trước đó có lẽ tất cả những bệnh nhân tổn
thương da hở được cấy vi khuẩn lúc nhập viện
vì vậy chúng tôi có thể loại trừ được sự đồng
nhiễm của các vi khuẩn của bệnh nhân trước khi
nhập viện, hơn nữa nghiên cứu của chúng tôi
thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa Da liễu, tập
trung những bệnh nhân tổn thương da hở, còn
các nghiên cứu khác thực hiện ở bệnh viện đa
khoa nên khả năng nhiễm các vi khuẩn từ nhiều
nguồn bệnh khác nhau.
Vi khuẩn gây NKBV
VK phân lập Tần số Tỉ lệ %
Staphylococcus aureus 14 22,9
Pseudomoonas aeruginosa 14 22,9
Staphylococcus coagulase (-) 8 13,2
Acinetobacter Spp 4 6,6
E. coli 4 6,6
Klebsiella Spp 3 4,9
Staphylococcus spp 3 4,9
VK phân lập Tần số Tỉ lệ %
Streptococcus spp 3 4,9
Enterobacter spp 3 4,9
Enterobacter aerogenes 2 3,3
Proteus mirabitis 1 1,6
Enterobacter cloaceae 1 1.6
Proteus vulgaris 1 1.6
61 100
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi
phân lập được 13 tác nhân gây bệnh, trong đó có
3 loại vi khuẩn thường gặp đó là S. aureus chiếm
22,9%, P. aeruginosa chiếm 22,9% và kế đến là S.
coagulase (-) chiếm 13,2%. Trong đó tỉ lệ nhiễm
khuẩn S. aureus trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả nghiên
cứu trước đây, có lẽ đây cũng là một đặc trưng
của nhiễm khuẩn ngoài da trên bệnh nhân có tổn
thương da hở. Nhiễm khuẩn P. aeruginosa tương
đương với nghiên cứu của tác giả Raymond là
31,5%(10) và của của V.T.K Cương là 29,5%(14).
Nhiễm vi khuẩn Staphylococcus coagulase (-) trong
nghiên cứu của chúng tôi là 13,2%, tỷ lệ này
tương đương với nghiên cứu của Richard
14,7%(11) và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
V.T.K Cương là 2,1% (14), sự khác biệt này có lẽ do
nghiên cứu của tác giả khảo sát trên nhiều vị trí
khác nhau trên cơ thể trong NKBV còn trong
nghiên cứu của chúng tôi là trên đối tượng là
bệnh nhân có tổn thương da hở. Như vậy các vi
khuẩn trên đây là các vi khuẩn thường gặp trên
bệnh nhân có tổn thương da hở. Việc xác định
tác nhân gây bệnh thường gặp cũng nhằm
hướng tới việc lựa chọn kháng sinh trong điều
trị nhiễm khuẩn trong trường hợp không có làm
kháng sinh đồ hoặc chờ đợi kết quả của kháng
sinh đồ.
Vi khuẩn ít gặp hơn trong nghiên cứu của
chúng tôi đó là Acinetobacter spp chiếm tỷ lệ 6,6%
và E. coli chiếm tỷ lệ 6,6%. Tỷ lệ này thấp hơn so
với các nghiên cứu trước, theo Chang(2) thì tỷ lệ
nhiễm Acinetobacter spp là 19%, V.T.K Cương thì
tỉ lệ nhiễm E. coli 13,3%(1). Đây cũng có lẽ là điểm
khác của NKBV trên bệnh nhân có tổn thương
da hở và các NKBV khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 354
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và
NKBV
YTNC NKBV p OR CI
có Không
Tuổi 0,018 3 1,04 – 9,47
60+ 15 5
< 60 40 42
Giới 0,09
Nam 45 33
Nữ 10 14
Thủ thuật 0,064
Có 22 12
Không 33 35
Có bệnh khác đi
kèm
0,18
Có 8 4
Không 47 43
Khoa lâm sàng 0,28
PHCN, SSĐB 5 6
Khoa khác 50 41
Có bệnh nhân
nhiễm khuẩn
chung phòng
0,02 3 1,04 – 7,41
Có 18 7
Không 37 40
Nhận xét:
Tuổi: kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi có
liên quan đến NKBV và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân trên 60
tuổi có nguy cơ NKBV cao hơn so với bệnh nhân
dưới 60 tuổi (với OR = 3, KTC là 1,04 – 9,47).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước là ở
bệnh nhân càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ dễ
bị NKBV(9,13).Có lẽ bệnh nhân lớn tuổi sức đề
kháng suy giảm và thường kèm theo các bệnh
mạn tính là nguyên nhân dễ dẩn đến NTBV vì
vậy chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân
lớn tuổi chúng ta lưu ý đến vấn vấn đề chống
NKBV để phòng ngừa NKBV cho nhóm bệnh
nhân lớn tuổi.
Giới: trong nghiên cứu của chúng tôi thì giới
không có liên quan tới NKBV và sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này
cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài
nước là không có mối liên quan giữa giới và
NKBV(8,9,13).
Thủ thuật: kết quả nghiên cứu cho thấy
không có mối liên quan giữa thực hiện các thủ
thuật xâm lấn với NKBV, và sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên
cứu này của chúng tôi không phù hợp với một
số nghiên cứu khác là thủ thuật can thiệp xâm
lấn làm tăng nguy cơ gây NKBV(6,4,7). Sự khác
biệt này là mẫu nghiên cứu của chúng tôi là
các bệnh nhân có tổn thương da hở, chính tổn
thương da hở là yếu tố nguy cơ gây NKBV,
ngoài ra các thủ thuật xâm lấn trong BV Da
liễu chủ yếu là nạo lỗ đáo trên bệnh nhân
phong, sinh thiết da, và một số ít là chích
thuốc bằng đường tĩnh mạch và không có thực
hiện các thủ thuật mà có nguy cơ gây NKBV
như nghiên cứu của Hà Mạnh Tuấn(5) là đặt
nội khí quản (OR = 2,3), đặt thông tĩnh mạch
trung tâm (OR = 2,8), thông tiểu (OR = 5,7).
Có bệnh đi kèm: kết quả nghiên cứu cho
thấy bệnh lý đi kèm trong tổn thương da hở
không có liên quan đến NKBV, và sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với
một số nghiên cứu khác là bệnh nền đi kèm có
làm tăng nguy cơ NKBV như viêm phổi, bệnh lý
thần kinh cơ làm tăng nguy cơ NKBV(9) hoặc
bệnh viêm não viêm thần kinh cơ. Sự khác biệt
này có lẽ bệnh nền trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu là cao huyết áp và dị ứng và
chỉ có 1 trường hợp tiểu đường là dễ có nguy cơ
gây NKBV vì vậy trong nghiên cứu của chúng
tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa của có
bệnh lý đi kèm và NKBV.
Các khoa phòng: Kết quả nghiên cứu cho
thấy không có sự khác biệt giữa các khoa phòng
và NKBV, và sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng không phù hợp với một số các nghiên cứu
khác, như Vũ Thị Kim Cương(14) thì khoa hồi sức
có nguy cơ NKBV cao hơn các khoa phòng khác
như thần kinh, tim mạch. Sự khác biệt này có lẽ
do trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1
trường hợp bệnh nhân ở khoa săn sóc đặc biệt,
và đây cũng là đặc trưng của bệnh viện Da liễu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 355
Tp. HCM là không có sự khác biệt nguy cơ
NKBV giữa các khoa phòng.
Có bệnh nhân NKBV nằm chung phòng Kết
quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa NKBV và phòng có bệnh
nhân nhiễm khuẩn nằm chung và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân
nằm chung phòng với người nhiễm khuẩn có
nguy cơ dễ gây NKBV (với OR = 3). Có lẽ đây là
đặc trưng của chuyên khoa Da liễu những bệnh
nhân có tổn thương da hở nằm chung phòng với
những bệnh nhân có bệnh nhiễm khuẩn thì có
nguy cơ NKBV cao hơn các trường hợp bệnh
nhân có tổn thương da hở khác.
Tình hình nguồn nước sử dụng tại bệnh viên
Da liễu: chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn
nước sử dụng tại bệnh viên Da liễu gồm nước ở
hồ và nguồn nước sử dụng tại các vòi nước tại
các khoa phòng, kết quả nghiên cứu cho thấy
không có tình trạng nhiễm khuẩn nguồn nước.
Vậy NKBV trên bệnh nhân có TTDH không có
liên quan đến nhiễm khuẩn từ nguồn nước được
sử dụng tại bệnh viện.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 102 trường hợp bệnh da có
tổn thương da hở điều trị nội trú tại bệnh viện
Da liễu Tp. HCM từ 1/3/2011 đến ngày 29/2/2012,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
Tỉ lệ N