Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ‐ cận lâm sàng ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm. Đánh giá kết quả đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và vĩnh viễn trong điều trị rối loạn nhịp tim chậm. Đối tượng: Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm mạn tính hoặc bởi những nguyên nhân không hồi phục được. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp. Kết quả: Có 106 trường hợp đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, tuổi bệnh nhân lớn nhất là 96 tuổi, trẻ nhất là 19 tuổi, có 18 bệnh nhân bị Block AV độ 3 và 1 trường hợp block AV độ II Mobitz II được đặt máy tạo nhịp tạm thời trong đó có 16 trường hợp sau đó đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Phương pháp gây tê tại chỗ là chủ yếu. Đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch dưới đòn phải, 1 trường hợp qua tĩnh mạch cảnh trong phải. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn qua đường tĩnh mạch dưới đòn trái, có 4 trường hợp qua tĩnh mạch dưới đòn phải. Có 103 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, trong đó 89 trường hợp theo phương thức VVI, 14 trường hợp tạo nhịp 2 buồng theo phương thức VDD, DDD và DDDR. Ngưỡng và các thông số khác của máy trong điều kiện cho phép. Tạo nhip tạm thời, ngưỡng thấp nhất là 0,5 volt, cao nhất là 1 volt là giới hạn cho phép. Không có trường hợp nào bị biến chứng: rung thất, tụ máu, tràn máu màng phổi tràn khí màng phổi, nhiễm trùng Kết luận: Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín hiệu điện đến kích thích tim. Máy tạo nhịp vĩnh viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp tim mạn tính hoặc do những nguyên nhân không thể phục hồi được.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng đặt máy tạo nhịp tim một buồng (VVI) và hai buồng (VDD‐DDD‐DDDR) trên bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm tại tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
196
ỨNG DỤNG ĐẶT MÁY TẠO NHỊP TIM MỘT BUỒNG (VVI)
VÀ HAI BUỒNG (VDD‐DDD‐DDDR) TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN
NHỊP TIM CHẬM TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
Phan Nam Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ‐ cận lâm sàng ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm. Đánh giá kết
quả đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và vĩnh viễn trong điều trị rối loạn nhịp tim chậm.
Đối tượng: Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm mạn tính hoặc bởi những nguyên nhân không hồi phục
được.
Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp.
Kết quả: Có 106 trường hợp đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, tuổi bệnh nhân lớn nhất là 96 tuổi, trẻ
nhất là 19 tuổi, có 18 bệnh nhân bị Block AV độ 3 và 1 trường hợp block AV độ II Mobitz II được đặt máy tạo
nhịp tạm thời trong đó có 16 trường hợp sau đó đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Phương pháp gây tê tại chỗ là chủ
yếu. Đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch dưới đòn phải, 1 trường hợp qua tĩnh mạch cảnh trong
phải. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn qua đường tĩnh mạch dưới đòn trái, có 4 trường hợp qua tĩnh mạch dưới đòn
phải. Có 103 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, trong đó 89 trường hợp theo phương thức VVI, 14 trường
hợp tạo nhịp 2 buồng theo phương thức VDD, DDD và DDDR. Ngưỡng và các thông số khác của máy trong
điều kiện cho phép. Tạo nhip tạm thời, ngưỡng thấp nhất là 0,5 volt, cao nhất là 1 volt là giới hạn cho phép.
Không có trường hợp nào bị biến chứng: rung thất, tụ máu, tràn máu màng phổi tràn khí màng phổi, nhiễm
trùng
Kết luận: Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín hiệu
điện đến kích thích tim. Máy tạo nhịp vĩnh viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp tim mạn tính hoặc do
những nguyên nhân không thể phục hồi được.
Từ khóa: Tạo nhịp tạm thời,tạo nhịp vĩnh viễn,nhịp tim chậm.
ABSTRACTS
THE APPLICATION OF PACEMAKER PLACEMENT ONE CHAMBER WITH (VVI) METHOD AND
TWO CHAMBER WITH (VDD‐DDD‐DDDR) METHOD IN TREATMENT OF BRADYCARDIA IN
BINHDINH PROVINCE
Phan Nam Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 196 ‐ 202
Objective: Study on the clinical and paraclinical characteristics and result of temporary and permanent
pacemaker placement in treatment of bradycardia.
Patients: Patients with chronic bradycardia or by unrecoverable causes.
Method: Clinical intervention study.
Results: There are 106 patients who receive temporary and permanent pacemakers, the oldest patient is 96
years old, the youngest one is 19 years old. There is 18 cases with AV blocking stage III and 1 case in stage II‐
Mobitz II that need emerged device placement, including 16 cases of temporary pacemaker placing for waiting the
* Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phan Nam Hùng ĐT: 0982214219 Email: dr.hphan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 197
permanent device. The main anesthetic method is local anesthesia. For temporary pacemaker placement with the
right subclavian vein input, 1 case use right internal jugular vein; for permanent pacemaker placement we use
left subclavian vein input. 4 vascular disorder case had to use right subclavian vein input. There are 103 cases
need permanent pacemaker placement including 89 case use one chamber method with VVI, 14 case with two
chamber method with VDD, DDD, and DDDR, the myth and other index meet the permitted criteria. The lowest
rhythm is 0.5 volt, highest is 1volt as the permitted level. No case of following complications: ventricular
fibrillation, hematoma, pneumothorax or hemothorax, infection, wire breakage. All cases of pacemaker placement
have stable hemodynamic and good rhythm setting.
Conclusion: Currently, there is only way to increase the heart rhythm permanently is use the pacemaker
sending the signal to stimulate the heart. The permanent pacemaker is necessary in patients with chronic
bradycardia or unrecoverable causes.
Keyword: Temporary pacemaker, permanent pacemaker placement, bradycardia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thiên niên kỷ mới, chúng ta vui
mừng chứng kiến và tiếp thu những thành tựu
phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm không
ngừng nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho con người.
Tuy vậy, chúng ta cũng không khỏi lo âu bởi
mô hình bệnh tật đã có những thay đổi theo
chiều hướng của các nước phát triển. Trong các
loại bệnh lý đó, rối loạn nhịp chậm là một trong
những bệnh có xu hướng tăng nhanh một cách
rõ rệt theo tuổi thọ và theo sự phát triển nền y
học thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Khi tim đập quá chậm, máu đến các cơ quan
trong cơ thể không đủ. Sự cung cấp thiếu oxy và
chất dinh dưỡng có thể dẫn đến suy các cơ quan.
Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng
thiếu oxy và glucose là não. Những triệu chứng
gây ra bởi thiếu máu cung cấp cho não bao gồm
chóng mặt, hay quên, mất ý thức. Những triệu
chứng xảy ra do thiếu máu cung cấp cho cơ bao
gồm mệt mỏi, khó chịu. Giảm cung cấp máu cho
những cơ quan khác có thể dẫn đến suy tim,
thận và gan. Do chậm nhịp tim có thể gây ra
nhiều triệu chứng và/hoặc suy cơ quan nên việc
điều trị trở nên rất cần thiết. Không có thuốc ở
dạng uống có thể dùng đều đặn nhằm tăng nhịp
tim. Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng
nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín
hiệu điện đến kích thích tim. Máy tạo nhịp vĩnh
viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp
tim mạn tính hoặc do những nguyên nhân
không thể phục hồi được. Nguyên nhân gây
chậm nhịp tim thường gặp nhất là sự thoái hóa
của hệ thống dẫn truyền do tác động của tuổi
tác. Do đó, người ta càng cần có máy tạo nhịp
hơn khi lớn tuổi, vừa có thể là do tác động của
tuổi tác vừa có thể là do những bệnh nhân lớn
tuổi thường có nhiều vấn đề về sức khỏe có thể
gây chậm nhịp tim hơn(4,1).
Máy tạo nhịp cấy vào cơ thể đầu tiên diễn ra
vào tháng 10‐1958 ở Stockholm, Thụy Điển dưới
sự chỉ đạo của Bs Ake Sening, tuy nhiên máy
hoạt động không lâu dài được vì phải nạp điện
từ bên ngoài vào 1959 ở NewYork Bs chardack
đã thành công đặt máy tạo nhịp chạy bằng pin
(kẽm và thủy ngân) máy hoạt đông trong hai
năm. Đến năm 1962, Bs Nathan cùng với cộng
sự ở bang Florida Hoa Kỳ cấy máy tạo nhịp theo
dạng VAT đầu tiên (máy nhận cảm ở nhĩ và kích
thích ở thất).
Vào năm 1973, lần đầu tiên nước ta đặt được
máy tạo nhịp tim. Những năm đầu, các ca đặt
máy tạo nhịp được tiến hành với sự kết hợp nội
khoa và ngoại khoa và chuẩn bị như một cuộc
mổ lớn. Từ năm 1988, nhờ những tiến bộ mới,
kỹ thuật đặt máy tạo nhịp đã phổ biến tại Viện
tim mạch Quốc gia Việt Nam. Hiện nay, mỗi
năm có hàng trăm bệnh nhân được đặt máy tạo
nhịp tim và số người được đặt máy trên toàn
quốc đã lên tới hàng nghìn.
Ở tỉnh Bình Định chưa áp dụng kỹ thuật đặt
máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn, bệnh nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
198
rối loạn nhịp chậm phải chuyển lên tuyến trên
để đặt máy tạo nhịp, do vậy chúng tôi muốn áp
dụng kỹ thuật này trong việc điều trị rối loạn
nhịp chậm, nhằm mục tiêu sau:
Muc tiêu nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng ‐ cận lâm
sàng ở bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm.
Đánh giá kết quả đặt máy tạo nhịp tim tạm
thời và vĩnh viễn trong điều trị rối loạn nhịp tim
chậm.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn những bệnh nhân bị rối loạn
nhịp chậm đến cấp cứu tại khoa tim mạch Bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng 6/2009 đến
tháng 3/2013 có chỉ định đặt máy tạo nhịp.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân đặt máy tạo
nhịp tim tạm thời và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh
viễn: Tất cả những bệnh nhân thỏa mãn chỉ định
đặt máy tạo nhịp tạm thời(1,6,3). Và bệnh nhân đặt
máy tạo nhịp vĩnh viễn theo chỉ định nhóm 1
(phân loại của ACC/AHA 2002 và khuyến cáo
của Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam 2008)(5,7,3).
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không phù hợp với tiêu
chuẩn lựa chọn.
Bệnh nhân và người nhà không đồng ý đặt
máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu có can
thiệp bằng kỹ thuật đặt máy tạo nhịp.
Tiến hành nghiên cứu
Giai đoạn chọn bệnh nhân
Chọn ra những bệnh nhân thỏa mãn tiêu
chuẩn lựa chọn ở trên.
Khám lâm sàng
Khai thác tiền sử: các bệnh trước đó đã
điều trị gì, bệnh lý tim mạch, dị ứng thuốc,
tiền sử ngất.
Làm một số xét nghiệm cơ bản: công thức
máu, TS‐TC, điện giải đồ, urê, creatinin, ECG,
XQ tim phổi thẳng, siêu âm tim, Holter điện tim.
Theo dõi bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp
vĩnh viễn
Theo dõi bệnh nhân bắt buộc tại phòng cấp
cứu khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Tỉnh
Bình Định.
Làm điện tâm đồ, kiểm tra hoặc theo dõi
điện tâm đồ liên tục trên Monitoring.
Đo huyết áp, nhịp tim và theo dõi các biến
chứng lâm sàng: đau ngực, sốt, kiểm tra chỗ
chọc có chảy máu không, nên thăm khám 2
giờ/lần.
Cho kháng sinh dự phòng.
Bệnh nhân sau khi ra viện sẽ được kiểm tra
sau 1 tháng, 3 tháng.
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu lâm sàng
Các dữ liệu phần hành chánh, tiền sử, bệnh
sử, lâm sàng, cận lâm sàng được ghi đầy đủ vào
phiếu nghiên cứu.
Dữ liệu cận lâm sàng
Tiêu chuẩn đánh giá
Thành công: Thành công của kỹ thuật là khi
đặt được sheat (máng) vào tĩnh mạch dưới đòn,
luồn được dây điện cực vào thất (P), hoặc tiểu
nhĩ (P) hoặc cả hai (tùy theo loại máy) ở vị trí
thích hợp phù hợp với các thông số giúp cho
máy dẫn nhịp tốt.
Thất bại
Không đặt được máng vào tĩnh mạch dưới
đòn.
Không chọn được vị trí dây điện cực thích
hợp để cài đặt các thông số giúp máy dẫn nhịp
tốt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 199
Xử lý số liệu nghiên cứu
Xử lý số liệu thống kê bằng phương pháp
thống kê y học.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Số bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tạm thời
và vĩnh viễn là 106 bệnh nhân, trong đó bệnh
nhân lớn nhất là 96 tuổi, thấp nhất là 19 tuổi.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Tạo
nhịp
tạm
thời
Tạo
nhịp
vĩnh
viễn
Chẩn đoán
ECG
Block AV III 18 57
Block AV II - Mobizt II 1 3
Suy nút xoang 0 43
Huyết động Có rối loạn huyết động 18 16
Không rối loạn huyết động 1 87
Siêu âm tim Chức năng tâm thu thất
trái giảm
12 69
Chức năng tâm thu thất
trái bình thường
7 34
Nhận xét: Có 18 trường hợp block AV độ III
và 1 trường hợp block AV II ‐ Mobitz II có triệu
chứng cần đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu,
trong đó có 16 trường hợp tạo nhịp tạm thời bắc
cầu chờ đợi đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Kỹ thuật đặt máy
Phương pháp vô cảm và đường vào
Bảng 2. Phương pháp vô cảm và đường vào.
Phương pháp vô cảm và đường
vào
Tạo nhịp
tạm thời
Tạo nhịp
vĩnh viễn
Phương pháp
vô cảm
Tê tại chỗ 16 96
Mê tĩnh mạch 3 7
Mê nội khí quản 0 0
Đường vào
Tĩnh mạch dưới đòn
(P) 18 4
Tĩnh mạch dưới đòn
(T) 99
Tĩnh mạch cảnh trong
(P) 1
Nhận xét: Phương pháp vô cảm chủ yếu là
gây tê tại chỗ. Đối với tạo nhịp tạm thời đường
vào tĩnh mạch dưới đòn (P), 1 ca vào tĩnh mạch
cảnh trong (P), đối với tạo nhịp vĩnh viễn đường
vào tĩnh mạch dưới đòn (T). 4 ca do dị dạng
mạch máu phải vào tĩnh mạch dưới đòn (P).
Phương thức tạo nhịp, ngưỡng tạo nhịp và các
thông số tạo nhịp vĩnh viễn
Bảng 3. Phương thức tạo nhịp, ngưỡng tạo nhịp và
các thông số tạo nhịp vĩnh viễn.
Phương thức tạo nhịp VVI 89
VDD 2
Phương thức tạo nhịp DDD, DDDR 12
Ngưỡng tạo nhịp 0.4-0.5 volt
Các thông số tạo nhịp
Pulse Amplitude 3-3.5 volt
Pulse Width 0,4ms
Sensitivity 2,5-3
Basic rate 60-70
Night rate 50- 60
Impedance 820-1350 Olm
Bipolar 103
Unipolar 0
Nhận xét: Có 103 trường hợp đặt máy tạo
nhịp vĩnh viễn, trong đó có 89 trường hợp đặt
máy tạo nhịp 1 buồng với phương thức tạo nhịp
VVI, 2 trường hợp đặt máy 2 buồng VDD, 12
trường hợp tạo nhịp 2 buồng với phương thức
tạo nhịp DDD và DDDR, ngưỡng tạo nhịp và
các thông số tạo nhịp vĩnh viễn đều đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Các thông số dẫn nhịp tim tạm thời
Bảng 4. Bảng các thông số tạo nhịp tạm thời.
Các thông
số
Ngưỡng Tần số Cường
độ
Độ nhạy
cảm
Trị số 0,5-1,0 volt 60 nhịp/phút 5volt 5 mvolt
Nhận xét: Ngưỡng tạo nhịp khi test dây điện
cực thấp nhất là 0,5 volt, cao nhất là 1volt là
ngưỡng cho phép.
Biến chứng
Biến chứng sớm
Nhận xét: Không có trường hợp nào có biến
chứng: rung thất, ổ máu tụ, tràn khí màng phổi,
tràn máu màng phổi, thủng tim... Tuy nhiên, có
3 trường hợp trong quá trình đưa dây điện cực
vào buồng thất gây kích thích xuất hiện ngoại
tâm thu thất – nhanh thất thoáng qua.
Biến chứng muộn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
200
Nhận xét: Không có trường nào có nhiễm
trùng, tụt dây điện cực, gãy điện cực.
Kết quả đặt máy tạo nhịp
Tất cả 106 trường hợp đều đặt được sheath
(máng) vào tĩnh mạch dưới đòn, luồn được dây
điện cực ở vị trí thích hợp phù hợp với các thông
số giúp cho máy dẫn nhịp tốt.
Kết quả sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
Bảng 5. Kết quả sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Kiểm tra
Tình trạng
Sau 1
tháng
Sau 2
tháng
Sau 3
tháng
Huyết động và các thông
số tạo nhịp ổn định ổn định ổn định ổn định
Huyết động và các thông
số tạo nhịp không ổn định không không không
Tử vong không không không
Không đến kiểm tra không không không
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân sau đặt máy tạo
nhịp vĩnh viễn, đến tái khám kiểm tra, huyết
động và các thông số tạo nhịp ổn định, không có
trường hợp nào tử vong trong 3 tháng.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Qua 106 trường hợp đặt máy tạo nhịp tạm
thời và vĩnh viễn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Định, chúng tôi có một số nhận xét và bàn
luận sau:
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi: Những trường hợp bệnh nhân được
đặt máy tạo nhịp đa số là bệnh nhân lớn tuổi, có
bệnh nhân đến 96 tuổi, điều này cũng hoàn toàn
phù hợp với sinh lý của nút xoang Æ càng lớn
tuổi càng dễ tổn thương(9).
Chỉ định
Trong 103 bệnh nhân đặt máy tạo nhịp
vĩnh viễn: có 57 trường hợp Block A‐V III, 3
trường hợp A‐V II‐Mobitz 2/1, 43 trường hợp
suy nút xoang có triệu chứng được chỉ định
đặt máy là phù hợp nhóm IA theo phân loại
của ACC ‐ 2002 và khuyến cáo của Hội tim
mạch quốc gia Việt Nam.
Trong 19 bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tạm
thời: có 18 trường hợp block A‐V III, 1 trường
hợp nhồi máu cơ tim vùng sau dưới gây blốc A‐
V II ‐ Mobitz 2 týp 2/1 phù hợp với tiêu chuẩn
lựa chọn. Những trường hợp này tạo nhịp tạm
thời để điều trị triệu chứng như tên gọi của nó
để kịp thời cứu bệnh nhân thoát khỏi tình trạng
vô tâm thu do nhịp chậm.
Bệnh cảnh lâm sàng
Có 19 trường hợp Block A‐V III có triệu
chứng rối loạn huyết động; trong đó có 16
trường hợp có cơn AdamStockes chúng tôi phải
đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu, sau đó tiến
hành đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn; những trường
hợp này chúng tôi phải dùng thuốc nâng nhịp
tim, bù dịch, điều chỉnh rối loạn điện giải, sau
đó giải thích người nhà, hội chẩn cấp III ‐ đặt tạo
nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân.
69 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn có
biểu hiện bất thường trên siêu âm, điều này có
thể ảnh hưởng đến vị trí đặt điện cực và ngưỡng
kích thích.
Có 3 trường hợp block A‐V III rối loạn huyết
động, có cơn Adams ‐ stokes do viêm cơ tim và 1
trường hợp block AV độ II ‐ Mobizt II do nhồi
máu cơ tim thành sau dưới chỉ tạo nhịp tạm thời
không tạo nhịp vĩnh viễn.
Kỹ thuật đặt máy
Phương pháp vô cảm
Trong 103 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh
viễn đa số đều hợp tác tốt, chúng tôi đã vô cảm
bằng phương pháp gây tê tại chỗ, 7 trường hợp
mê tĩnh mạch tuy nhiên vẫn dự phòng gây mê
qua nội khí quản, nếu bệnh nhân không hợp tác,
kích thích, vùng vẩy nhiều, để tránh nguy cơ
xuất huyết gây tụ máu trong túi máy.
Đường vào
Trong 103 rường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh
viễn, 99 trường hợp chọn đường tĩnh mạch dưới
đòn (T), 4 trường hợp chọn đường tĩnh mạch
dưới đòn (P) chọc dò, do bất thường đường đi
tĩnh mạch dưới đòn (T), luồn wire và sheath vào
tim bằng phương pháp Shedinger, sau đó đưa
dây điện cực vào thất (P). Tất cả các trường hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 201
đều thành công và thủ thuật không gây khó
khăn khi thực hiện.
Trong 19 trường hợp đặt máy tạo nhịp tạm
thời, có 18 trường hợp chúng tôi đều chọn
đường tĩnh mạch dưới đòn (P), chọc dò luồn
wire và sheath vào tim bằng phương pháp
Seldinger, sau đó đưa dây điện cực vào thất (P).
1 trường hợp chọn đường tĩnh mạch cảnh trong
(P). Tất cả các trường hợp đều thành công và thủ
thuật không gây khó khăn khi thực hiện.
Hướng dẫn của màn hình tăng sáng
Trong đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, vị trí đầu
dây điện cực rất quan trọng, do đó bắt buộc phải
thực hiện thủ thuật dưới sự hướng dẫn của màn
hình tăng sáng, trong tương lai nếu có được máy
siêu âm IE 33 với công nghệ Pure wave, hình
ảnh rất rõ và sắc nét, chúng tôi sẽ sử dụng để
hướng dẫn đường đi dây điện cực tạm thời khi
vào buồng tim, điều này sẽ giúp cho nhân viên y
tế và bệnh nhân bớt ảnh hưởng tia.
Kiểu đặt máy
Trong 103 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh
viễn, có 89 trường hợp đặt theo kiểu VVI (nhận
cảm và khởi kích ở thất); 2 trường hợp sử dụng
máy 2 buồng nhưng lập trình máy VDD, với lập
trình này phù hợp với sinh lý của bệnh nhân do
có tính đồng bộ nhĩ thất, 12 trường hợp đặt máy
2 buồng lập trình máy DDD, DDDR.
Các thông số đặt máy
Các thông số về ngưỡng kích thích (0,5 ±
0,1), trở kháng (Impidan) (820 ‐ 1350) đều trong
giới hạn tốt, kết quả này tương tự với các kết
quả khác Đỗ Nguyên Tín, Lê Thanh Liêm(2).
Biến chứng sau đặt máy
Sút dây điện cực
Dây điện cực thường bị sút nếu cố định bên
ngoài không tốt, hoặc vận động tim nghiên cứu
của Đỗ nguyên Tín có 2 trường hợp sút dây điện
cực. Nghiên cứu chúng tôi 103 trường hợp
không bị sút dây điện cực. Tỷ lệ sút dây điện cực
sau khi dặt máy cũng khác nhau ở nhiều tác giả
và tùy thuộc vào kinh nghiệm của người đặt
máy. Tỷ lệ này thường < 3% trong đặt máy tạo
nhịp vĩnh viễn(2).
Rối loạn nhịp
Các biến chứng rối loạn nhịp trong lúc đặt
máy thường xảy ra dưới 2 dạng rất nguy hiểm
là nhịp nhanh thất và vô tâm thu. Các rối loạn
nhịp này có thể do bệnh hoặc do dùng thuốc
vận mạch hoặc do đầu dây điện cực kích thích
khi đưa vào thất (P). Trong 103 ca đặt máy tạo
nhịp vĩnh viễn của chúng tôi có 3 trường hợp
ngoại tâm thu thất ‐ nhanh thất thoáng qua khi
luồn điện cực vào thất (P) để tìm vị trí thích
hợp, nhưng tự khỏi không xử trí gì. So với
nghiên cứu 12 lần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
của Đỗ Nguyên Tín(2) có 4 trường hợp lên cơn
nhịp nhanh thất sau đó tự khỏi, có thể đây là
nghiên cứu ở trẻ em (thần kinh tự động cơ tim
nhạy cảm hơn).
Các biến chứng khác
Như nhiễm trùng, tràn khí màng phổi, tràn
máu màng phổi, kích thích cơ ho