Mục tiêu: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường miệng với nội soi hướng dẫn. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, 17 bệnh nhân gãy cổ lồi cầu được kết hợp xương dưới hướng dẫn nội soi qua đường miệng tại khoa Phẫu thuật hàm mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM được đánh giá trên lâm sàng và trên phim. Kết quả và kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi hướng dẫn đem lại kết quả giải phẫu và chức năng tốt, đặc biệt là về phương diện thẩm mỹ do không tạo sẹo mổ ngoài mặt và không làm tổn thương thần kinh VII.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng nội soi hướng dẫn điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 180
ỨNG DỤNG NỘI SOI HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ LỒI CẦU XƯƠNG
HÀM DƯỚI
Hồ Nguyễn Thanh Chơn*, Lâm Hoài Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường
miệng với nội soi hướng dẫn.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, 17 bệnh nhân gãy cổ lồi cầu được kết hợp xương dưới hướng
dẫn nội soi qua đường miệng tại khoa Phẫu thuật hàm mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM được đánh
giá trên lâm sàng và trên phim.
Kết quả và kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi hướng dẫn đem lại kết
quả giải phẫu và chức năng tốt, đặc biệt là về phương diện thẩm mỹ do không tạo sẹo mổ ngoài mặt và không làm
tổn thương thần kinh VII.
Từ khóa: Gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới, nội soi hướng dẫn
ABSTRACT
ENDOSCOPY-ASSISTED OPEN TREATMENT OF MANDIBULAR CONDYLAR NECK FRACTURES
Ho Nguyen Thanh Chon, Lam Hoai Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 180 - 185
Objectives: Follow-up and evaluate the treatment result of mandibular condylar neck fractures by
osteosynthesis via endoscopy-assisted intraoral approach.
Method: Prospective study, 17 patients with mandibular condylar neck fractures treated osteosynthesis via
endoscopy-assisted intraoral approach at Department of Maxillofacial Surgery-National Hospital of Odonto-
Stomatology were evaluated clinically and on radiographs.
Results and conclusion: Endoscopy-assisted open treatment of mandibular condylar fractures via intraoral
approach showed good function and anatomy, especially aesthetic caused of not to create visual skin scars and not
to damage facial nerve.
Key words: Mandibular condylar neck fractures, endoscopy-assisted
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ gãy lồi cầu xương hàm dưới theo y văn
chiếm khoảng 30-50% trong gãy xương hàm
dưới(9,10). Lồi cầu xương hàm dưới nằm trong
một cấu trúc giải phẫu quan trọng của vùng hàm
mặt, đó là khớp thái dương-hàm và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng của
xương hàm dưới. Do vậy, gãy lồi cầu sẽ ảnh
hưởng rõ rệt đến chức năng của hệ thống nhai;
sự di lệch của lồi cầu gãy sẽ phá vỡ sự toàn vẹn
cấu trúc diện khớp, đĩa khớp, các dây chằng và
cơ bám dính vào khớp; từ đó có thể để lại các di
chứng như loạn năng khớp, cứng khớp, rối loạn
vận động hàm dưới, rối loạn tăng trưởng hàm
dưới, sai khớp cắnảnh hưởng trực tiếp đến
chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân(9).
Có hai phương pháp điều trị gãy lồi cầu
xương hàm dưới là bảo tồn và phẫu thuật. Tuy
vậy, nhiều nghiên cứu về điều trị gãy lồi cầu
bằng phương pháp bảo tồn đã không thể đạt
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Nguyễn Thanh Chơn, ĐT: 0918836655, Email: thanhchon@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 181
được sự nắn chỉnh đúng giải phẫu học tại ổ gãy,
nhất là trong các trường hợp gãy di lệch nhiều
và gãy trật khớp. Trong khi đó, phương pháp
phẫu thuật với việc nắn chỉnh hở và kết hợp
xương tại ổ gãy đã chứng tỏ kết quả tốt về giải
phẫu và chức năng tốt ngay sau phẫu thuật. Tuy
nhiên, phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu là một
phương pháp đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều
kinh nghiệm, khéo léo, nhất là trong trường hợp
đường vào phẫu thuật trong miệng(9,11).
Tại Việt Nam, với tình hình chấn thương
hàm mặt ngày càng tăng về số lượng và mức độ
trầm trọng như hiện nay, thì việc điều trị gãy lồi
cầu xương hàm dưới bằng phương pháp phẫu
thuật đang ngày càng trở nên cần thiết. Có nhiều
kỹ thuật đã được mô tả trong việc điều trị kết
hợp xương lồi cầu, trong đó, sử dụng hệ thống
nẹp vít nhỏ đang trở nên ngày càng thông dụng.
Vấn đề biến chứng của phương pháp phẫu thuật
liên quan trực tiếp đến đường vào phẫu thuật.
Đường vào phẫu thuật ngoài mặt gồm các
đường vào trước tai, sau hàm và dưới hàm đã
được báo cáo có một số biến chứng xảy ra như
dò nước bọt, sẹo mổ có thể nhìn thấy được, tổn
thương tạm thời hay vĩnh viễn nhánh của thần
kinh mặt(9).Do có thể xảy ra những biến chứng
trên, nên việc điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu
xương hàm dưới là vấn đề đã được bàn cãi
nhiều. Và để tránh những biến chứng trên,
phương pháp phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu
bằng đường vào trong miệng đã ra đời, với sự
trợ giúp của một số dụng cụ phẫu thuật mới và
nhất là máy nội soi. Các nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phẫu thuật bằng đường vào ngoài
mặt hay trong miệng đều kết luận đã đạt được
kết quả điều trị tốt(1,2,4). Đường vào phẫu thuật
trong miệng được cho rằng giảm thiểu tối đa di
chứng tổn thương thần kinh mặt và không để lại
sẹo bên ngoài, nhưng thời gian thực hiện thường
kéo dài. Do vậy, cần có nhiều bằng chứng mạnh
mẽ hơn nữa để chứng tỏ những ưu điểm của
phương pháp kết hợp xương lồi cầu bằng đường
vào trong miệng so với đường vào ngoài mặt. Do
đó, chúng tôi bắt đầu thực hiện đề tài nghiên
cứu tiến cứu lâm sàng “ Ứng dụng nội soi hướng
dẫn điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới ” với các
mục tiêu sau:
- Đánh giá lâm sàng kết quả điều trị phẫu
thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới qua đường
miệng với nội soi hướng dẫn.
- Đánh giá trên phim kết quả điều trị phẫu
thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới qua đường
miệng với nội soi hướng dẫn.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
17 bệnh nhân chấn thương gãy cổ lồi cầu và
gãy dưới lồi cầu xương hàm dưới một bên hoặc
hai bên (theo phân loại của Lindahl) nhập viện
vào khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, bệnh
viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, trong
khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến
tháng 2 năm 2013.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bệnh lý
toàn thân chống chỉ định phẫu thuật gây mê
toàn diện qua nội khí quản; bệnh nhân không
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng.
Tiến trình nghiên cứu
Chuẩn bị bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân rõ về sự cần thiết
của điều trị phẫu thuật và tái khám đúng hẹn;
lập hồ sơ bệnh án theo dõi; chụp hình khớp cắn
và mặt nhìn thẳng; chụp phim: toàn cảnh, mặt
thẳng, Towne’s và cắt lớp điện toán có tái tạo 3
chiều (nếu cần); hỏi bệnh nhân về tiền sử và
bệnh sử; khám bệnh nhân và ghi nhận các triệu
chứng: đau vùng trước tai bên gãy khi sờ/khi
vận động hàm, mất cân xứng mặt, chảy máu ống
tai ngoài bên gãy, mức độ sai khớp cắn: vị trí cắn
hở, vị trí chạm sớm; khảo sát trên phim tia X:
phân loại gãy lồi cầu (sử dụng phân loại của
Lindahl: vị trí gãy: gãy cổ lồi cầu/gãy dưới lồi cầu,
hình thái di lệch: gập góc: ra trước/lui sau/ra
ngoài/vào trong, mức độ gập góc, chồng ngắn:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 182
đoạn gãy lồi cầu ra trước/lui sau/ra ngoài/vào
trong, mức độ chồng ngắn, mất tiếp hợp xương
giữa hai đầu gãy, đoạn lồi cầu gãy xoay quanh
trục dọc, tương quan giữa đầu lồi cầu và hõm khớp:
không di lệch, di lệch ít trong hõm khớp, trật
khớp: ra trước/lui sau/ra ngoài/vào trong), ghi
nhận các vị trí gãy khác (nếu có).
Chuẩn bị dụng cụ-vật liệu
Máy khoan xương và bộ dụng cụ phẫu thuật
kết hợp xương hàm mặt, bộ dụng cụ sử dụng
nẹp-vít nhỏ và bộ trocar của Tập đoàn Y khoa
Jeil (Hàn Quốc), bộ dụng cụ hỗ trợ kết hợp
xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi
hướng dẫn và tay khoan bắt vít 900 (Synthes,
Hoa Kỳ), cung và chỉ thép cố định hàm, nẹp-vít
nhỏ bằng Titanium của Tập đoàn Y khoa Jeil
(Hàn Quốc), máy nội soi với ống nội soi đường
kính 4mm, nghiêng 300 (ShenDa, Đài Loan).
Tiến trình điều trị
Bệnh nhân được gây mê toàn diện qua nội
khí quản đường mũi; điều trị phẫu thuật ở các
vị trí gãy khác của tầng giữa mặt (nếu có chỉ
định); mở các ổ gãy khác ở xương hàm dưới
và kết hợp xương vững chắc đúng giải phẫu;
gây tê co mạch dọc niêm mạc bờ trước cành
cao đến ngách tiền đình dưới vùng răng cối
lớn bên cần kết hợp xương lồi cầu bằng 4ml
dung dịch thuốc tê Lidocain 2% với
Epineprine 1:100000; rạch niêm mạc từ bờ
trước cành cao đến ngách tiền đình răng cối
lớn thứ nhất hàm dưới; bóc tách dưới màng
xương, tách các vị trí bám của cơ cắn ở mặt
ngoài cành cao, bộc lộ toàn bộ mặt ngoài cành
cao đến khuyết sigma và mỏm vẹt; đưa ống
nội soi vào phẫu trường; bộc lộ ổ gãy lồi cầu;
nắn chỉnh ổ gãy về đúng giải phẫu; cố định
liên hàm về đúng vị trí lồng múi tối đa; kết
hợp xương qua trocar xuyên từ ngoài da má
vào ổ gãy bộc lộ trong miệng bằng nẹp-vít nhỏ
(2.0) với ít nhất 1 nẹp và ít nhất 2 vít ở mỗi bên
đường gãy (hoặc sử dụng kết hợp tay khoan
bắt vít 900); khâu đóng vết mổ với chỉ Vicryl
3/0; sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và
giảm đau trong khoảng 1 tuần. Một tuần sau
mổ: tháo cố định liên hàm, sử dụng 2 sợi thun
¼ inch mắc liên hàm hai bên phải và trái;
hướng dẫn bệnh nhân tập vận động chức
năng hàm dưới dưới hướng dẫn của thun về
vị trí lồng múi tối đa, bao gồm các vận động
há-ngậm, đưa hàm dưới ra trước và sang bên.
Hai tuần sau mổ: tháo tất cả cung và chỉ thép
cố định hàm, tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân
tập vận động chức năng hàm dưới tích cực.
Đánh giá kết quả
Ghi nhận thời gian từ lúc chấn thương đến
ngày phẫu thuật (ngày). Tất cả bệnh nhân đều
được đánh giá lâm sàng bằng một người đánh
giá độc lập và đánh giá trên phim tia X bằng một
bác sĩ chuyên về tia X răng hàm mặt nhiều năm
kinh nghiệm theo phương pháp mù đơn.
Đánh giá lâm sàng
Tuần đầu tiên sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở vị
trí lồng múi tối đa: đúng/sai; tình trạng vết mổ
sau phẫu thuật: bung chỉ, hở vết mổ: có/không
(nếu có: khâu lại vết mổ); nhiễm trùng vết mổ:
chia 3 mức độ (nhẹ: chỉ cần điều trị nội khoa _
kháng sinh, vừa: chỉ cần tiểu phẫu rạch dẫn lưu
mủ, kết hợp điều trị kháng sinh, nặng: cần phải
điều trị bằng phẫu thuật rạch rộng dẫn lưu và
bơm rửa sạch mủ, kết hợp kháng sinh toàn thân
bằng đường tĩnh mạch); tụ máu vết mổ: nhiều
(cần phải rạch thoát máu tụ)/ít (chỉ cần điều trị
nội khoa)/không; thương tổn thần kinh mặt:
có/không. Hai tuần sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở
vị trí lồng múi tối đa: đúng/sai; thương tổn thần
kinh mặt: có/không. Một tháng, hai tháng và sáu
tháng sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở vị trí lồng múi
tối đa: đúng/sai; ghi nhận biên độ vận động hàm
dưới (milimet): há tối đa, đưa hàm dưới ra trước,
sang bên gãy/lành (phải/trái nếu gãy lồi cầu 2
bên) tối đa không tiếp xúc răng; thương tổn thần
kinh mặt: có/không; dò mủ vết mổ: có/không; dò
nước bọt vết mổ: có/không; ghi nhận các triệu
chứng: đau vùng trước tai bên gãy khi sờ/ khi
vận động hàm: có/không, cân xứng mặt:
có/ít/không.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 183
Đánh giá trên phim
Bệnh nhân được chụp phim toàn cảnh, mặt
thẳng và Towne’s và đánh giá kết quả ở tuần
đầu tiên sau mổ, một tháng, hai tháng và sáu
tháng sau mổ; được ghi nhận các dấu hiệu sau
trên phim: tiếp hợp xương: tốt/lệch ít/lệch nhiều;
tương quan lồi cầu-hõm khớp: không di
lệch/lệch ít/trật khớp; sự cân xứng xương hàm
dưới trên phim toàn cảnh: có/ít/không; gãy nẹp:
có/không; lỏng vít: có/không.
Xử lý và phân tích kết quả
Các dữ liệu sau mỗi lần điều trị và theo dõi
được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm
SPSS 14.0 for Windows.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chúng tôi bắt đầu triển khai kỹ thuật phẫu
thuật kết hợp xương lồi cầu qua đường miệng
với nội soi hướng dẫn tại khoa Phẫu thuật hàm
mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM từ
tháng 12/2012 và đến nay (tháng 2/2013) chúng
tôi đã tiến hành phẫu thuật trên 17 bệnh nhân
với 17 ổ gãy lồi cầu. Trong đó, có 3 bệnh nhân
gãy lồi cầu hai bên được phẫu thuật 1 bên, bên
còn lại được điều trị bảo tồn. Đa số bệnh nhân là
nam, có 3/17 bệnh nhân là nữ. Khoảng tuổi của
các bệnh nhân là từ 18 đến 65 tuổi, với số ngày từ
lúc chấn thương đến ngày phẫu thuật từ 4 đến
22 ngày, đây là khoảng thời gian tương đối
thuận lợi cho việc nắn chỉnh và kết hợp xương.
Đặc điểm dịch tễ của các bệnh nhân được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của 17 bệnh nhân.
STT Tuổi Gãy phối hợp
XHD
Gãy phối hợp
TGM
Ghi chú
1 23 cành ngang -
2 22 cằm - 2 bên
3 43 cằm -
4 30 - -
5 22
cằm phức hợp gò má
(PHGM)
6 40 cằm - nữ
7 51 cằm -
8 27
cành ngang PHGM, xương ổ
HT
9 21 cành ngang -
STT Tuổi Gãy phối hợp
XHD
Gãy phối hợp
TGM
Ghi chú
10 28 cằm Lefort II nữ
11 38 cằm -
12 43 cằm -
13 65 - phức hợp gò má nữ
14 18 cằm phức hợp gò má
15 34 cằm - 2 bên
16 27 - phức hợp gò má 2 bên
17 20 cằm 2 bên -
Có 14/17 bệnh nhân có gãy xương hàm dưới
phối hợp đa số ở vùng cằm, còn lại là vùng cành
ngang. Có 6 bệnh nhân có gãy phối hợp tầng
giữa mặt, trong đó đa phần là gãy phức hợp gò
má. Đây là thể gãy không làm di lệch cung răng
trên nên việc kiểm soát khớp cắn đúng vị trí lồng
múi tối đa chỉ là việc nắn chỉnh, cố định liên hàm
và kết hợp xương hàm dưới, độc lập với việc
điều trị phẫu thuật gãy phức hợp gò má.
Đánh giá lâm sàng
Không có trường hợp sai khớp cắn nào được
ghi nhận sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều có
vị trí lồng múi tối đa đúng sau phẫu thuật.
Tương tự như vậy, không ghi nhận được trường
hợp bung chỉ vết mổ nào. Tuy nhiên có 1 trường
hợp nhiễm trùng ngay tại vị trí xuyên trocar ở
vùng trước tai xảy ra trong tuần đầu sau phẫu
thuật ở bệnh nhân thứ 17. Đây là một trường
hợp nhiễm trùng mức độ vừa, được rạch nhỏ
tháo ra ít mủ trắng đục, bơm rửa và dùng kháng
sinh tĩnh mạch; kết quả là ổ nhiễm trùng ổn sau
3 ngày. Ngoài ra, có 1 trường hợp tụ máu mức
độ vừa, được tháo máu tụ qua vết mổ trong
miệng và nặn ép, bơm rửa sạch. Các bệnh nhân
đều được băng ép thun dãn cằm-đầu ngay sau
phẫu thuật trong 2-3 ngày, do đó hạn chế được
khoảng chết và hình thành máu tụ.
Ưu điểm của kỹ thuật phẫu thuật kết hợp
xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi
hướng dẫn là không xảy ra di chứng dò nước
bọt, không gây thương tổn thần kinh mặt và
nhất là không để lại sẹo mổ ngoài da(3,5,6,7,8). Tất cả
17 bệnh nhân trong nghiên cứu đều có được ưu
điểm trên. Đây là điểm vượt trội của kỹ thuật kết
hợp xương này so với các đường vào phẫu thuật
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 184
ngoài mặt kinh điển kết hợp xương lồi cầu. Hơn
nữa, với đường vào phẫu thuật từ trong miệng,
việc tiếp cận ổ gãy lồi cầu sẽ nhanh hơn, ít xâm
lấn hơn so với đường vào ngoài mặt. Ngoài ra,
việc khâu đóng vết mổ trong miệng cũng nhanh
hơn so với khâu đóng các đường vào ngoài mặt
truyền thống. Vì thời gian theo dõi còn ngắn và
số bệnh nhân chưa nhiều nên chúng tôi chưa
trình bày các dấu hiệu lâm sàng cần theo dõi
khác như đau vùng trước tai, vận động chức
năng hàm dưới... trong phạm vi bài báo cáo này.
Đánh giá trên phim
Đánh giá kết quả trên phim sau phẫu thuật
được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Kết quả trên phim của các bệnh nhân.
Dấu hiệu Số BN
Tiếp hợp xương
Tốt 11
Lệch ít 5
Lệch nhiều 1
Tương quan lồi cầu-hõm
khớp
Không lệch 15
Di lệch ít 2
Trật khớp 0
Gãy nẹp/vít 0
Lỏng vít 0
Đánh giá trên phim toàn cảnh và Towne's
được thực hiện trên các bệnh nhân từ sau phẫu
thuật 1 tuần đến tối đa 2 tháng tùy thuộc vào
từng thời điểm phẫu thuật ở mỗi bệnh nhân. Đa
số bệnh nhân có tiếp hợp xương tốt (11/17 bệnh
nhân), còn lại lệch ít và có 1 trường hợp được
đánh giá là lệch nhiều ở bệnh nhân số 16 do
đường gãy di lệch nhiều trước phẫu thuật và
khó nắn chỉnh chính xác ổ gãy bằng đường
miệng trên bệnh nhân bị gãy cả hai bên lồi cầu.
Về tương quan lồi cầu và hõm khớp thì hầu hết
bệnh nhân đều có đầu lồi cầu nằm đúng trong
hõm khớp (15/17 bệnh nhân), và không có
trường hợp nào có dấu hiệu trật khớp trên phim
chụp kiểm tra theo dõi sau phẫu thuật. Ngoài ra,
chúng tôi cũng chưa ghi nhận được trường hợp
nào có hiện tượng gãy nẹp/vít hay lỏng vít trên
phim và đây cũng là một dấu hiệu thành công
bước đầu. Tuy nhiên, các dấu hiệu này cần được
theo dõi với thời gian đủ dài hơn.
Chúng tôi cũng chưa so sánh được các số
liệu trong nghiên cứu với các nghiên cứu về kết
hợp xương lồi cầu dưới nội soi hướng dẫn qua
đường miệng trên thế giới do cỡ mẫu chưa đủ
lớn. Chúng tôi sẽ so sánh kết quả điều trị trong
những bài báo cáo sau này.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã bước đầu cung cấp
những kết quả đáng khích lệ về lâm sàng và trên
phim trong điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu
xương hàm dưới, có thể xem là nghiên cứu mở
đường cho việc áp dụng một kỹ thuật điều trị
mới trong điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu. Tuy
vậy, với thời gian điều trị và theo dõi tất cả 17
bệnh nhân trong vòng 3 tháng, cần có thời gian
nhiều hơn để theo dõi và điều trị nhiều bệnh
nhân hơn nữa. Chúng ta có thể khẳng định rằng,
với các ưu điểm vượt trội của kỹ thuật phẫu
thuật kết hợp xương lồi cầu dưới hướng dẫn nội
soi qua đường miệng thì kỹ thuật này nên được
thực hiện và nghiên cứu tiếp tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. González-García R, Sanromán JF, Goizueta-Adame C,
Rodríguez-Campo FJ, Cho-Lee GY (2009). Transoral
endoscopic-assisted management of subcondylar fractures in
17 patients: an alternative to open reduction with rigid
internal fixation and closed reduction with
maxillomandibular fixation. Int J Oral Maxillofac Surg,
38(1):19-25.
2. Jacobovicz J, Lee C, Trabulsy PP (1998). Endoscopic repair of
mandibular subcondylar fractures. Plast Reconstr Surg,
101(2):437-441.
3. Kellman RM, Cienfuegos R (2009). Endoscopic approaches to
subcondylar fractures of the mandible. Facial Plast Surg,
25(1):23-28.
4. Lauer G, Schmelzeisen R (1999). Endoscope-Assisted Fixation
of Mandibular Condylar Process Fractures. J Oral Maxillofac
Surg, 57:36-39.
5. Cho-Lee GY, Rodríquez Campo FJ, Gonzaléz García R,
Munoz Guerra MF, Sastre Pérez J, Naval Gías L (2008).
Endoscopically-assisted transoral approach for the treatment
of subcondylar fractures of the mandible. Med Oral Patol Oral
Cir Bucal, 13(8):E511-515.
6. Miloro M (2003). Endoscopic-assisted repair of subcondylar
fractures. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod,
96(4):387-391.
7. Schmelzeisen R, Cienfuegos-Monroy R, Schön R, Chen CT,
Cunningham L Jr, Goldhahn S (2009). Patient benefit from
endoscopically assisted fixation of condylar neck fractures-a
randomized controlled trial. J Oral Maxillofac Surg, 67(1):147-
158.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185
8. Schoen R, Fakler O, Metzqer MC, Weyer N, Schmelzeisen R
(2008). Preliminary functional results of endoscope-assisted
transoral treatment of displaced bilateral condylar mandible
fractures. Int J Oral Maxillofac, 37:111–116.
9. Silvennoinen U, Iizuka T, Oikarinen K, Lindqvist C (1992).
Different patterns of condylar fractures: an analysis of 382
patients in a 3- year period. J Oral Maxillofac Surg,
50(10):1032- 1037.
10. Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (1999): Tình hình chấn
thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11
năm (1988-1998) trên 2149 trường hợp. Tạp chí Y học Việt
Nam 10(11): 71-80.
11. Troulis MJ & Kaban LB (2001). Endoscopic approach to the
ramus/condyle unit: Clinical applications. J Oral Maxillofac
Surg, 59(5):503-509.