Chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) là một công cụ sử dụng các
khuyến khích về kinh tế cho việc bảo vệ, duy trì hoặc làm gia tăng
việc phân phối các lợi ích cho mọi người từ các hệ thống tự nhiên
(Bulte và cs., 2008; Muradian và cs., 2010). Chính vì vậy, chi trả
dịch vụ môi trường đang trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Hiệu
quả của công cụ này còn được nhân lên gấp đôi khi thực hiện ở các
quốc gia nghèo và đang phát triển, do có thể kết hợp các mục tiêu
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng với hoạt động xóa đói, giảm
nghèo cho những người dân địa phương sống dựa vào rừng (van
Wilgen và cs., 1998). Ở nước ta, hoạt động chi trả DVMT rừng đã
được thể chế hóa thông qua Nghị định số 99/2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Chính sách này đã thúc đẩy các hoạt động chi trả DVMT
rừng diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, số tiền huy
động từ những người sử dụng DVMT cho hoạt động bảo vệ rừng đạt
3.440 tỷ đồng năm 2014 (VNFF, 2015). Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tính hiệu quả, tính
minh bạch trong chi trả DVMT rừng còn thấp (García - Amado và
cs., 2011; Pascual và cs., 2010). Tiếp cận quản lý rừng dựa trên cơ
sở cộng đồng đã được ghi nhận thành công ở một số quốc gia
(Rodriguez-Robayo và cs., 2016).
20 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
158
VAI TRÒ CỦA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TRONG QUẢN LÝ RỪNG DỰA TRÊN CƠ SỞ
CỘNG ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI BẢN DUỐNG, XÃ HOÀNG TRĨ, HUYỆN BA BỂ,
TỈNH BẮC KẠN
Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm
Bộ môn Quản lý Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trần Đức Viên
Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
MỞ ĐẦU
Chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) là một công cụ sử dụng các
khuyến khích về kinh tế cho việc bảo vệ, duy trì hoặc làm gia tăng
việc phân phối các lợi ích cho mọi người từ các hệ thống tự nhiên
(Bulte và cs., 2008; Muradian và cs., 2010). Chính vì vậy, chi trả
dịch vụ môi trường đang trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Hiệu
quả của công cụ này còn được nhân lên gấp đôi khi thực hiện ở các
quốc gia nghèo và đang phát triển, do có thể kết hợp các mục tiêu
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng với hoạt động xóa đói, giảm
nghèo cho những người dân địa phương sống dựa vào rừng (van
Wilgen và cs., 1998). Ở nước ta, hoạt động chi trả DVMT rừng đã
được thể chế hóa thông qua Nghị định số 99/2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Chính sách này đã thúc đẩy các hoạt động chi trả DVMT
rừng diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, số tiền huy
động từ những người sử dụng DVMT cho hoạt động bảo vệ rừng đạt
3.440 tỷ đồng năm 2014 (VNFF, 2015). Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tính hiệu quả, tính
minh bạch trong chi trả DVMT rừng còn thấp (García - Amado và
cs., 2011; Pascual và cs., 2010). Tiếp cận quản lý rừng dựa trên cơ
sở cộng đồng đã được ghi nhận thành công ở một số quốc gia
(Rodriguez-Robayo và cs., 2016). Ở Việt Nam, sau khi Nghị định số
99/NĐ-CP được ban hành, nhiều điểm nghiên cứu về chi trả DVMT
rừng đã được triển khai ở nước ta, tiêu biểu như ở Lâm Đồng, Sơn
159
La, Bắc Kạn, Thanh Hóa... (Cao Trường Sơn, 2015). Hầu hết các
chương trình chi trả DVMT này là chi trả DVMT nước giữa các nhà
máy thủy điện với những người dân ở khu vực rừng đầu nguồn, có
tác dụng giữ nước cho các nhà máy này. Bên cạnh đó, tại một số địa
phương như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng, cũng xuất hiện
những mô hình chi trả đối với các DVMT về bảo về nguồn nước,
duy trì cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học (VNFF, 2014). Tại các
địa phương nói trên, Bắc Kạn là một khu vực có hoạt động chi trả
DVMT nổi bật nhất do có cả hai loại hình chi trả DVMT gián tiếp
(chi trả của các nhà máy thủy điện) và trực tiếp (chi trả tự nguyện có
sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ). Do đó, chúng tôi lựa chọn
thực hiện đề tài này trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhằm
chỉ rõ vai trò của hoạt động chi trả DVMT rừng tới hoạt động bảo vệ
rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị kịp thời
để duy trì và nâng cao hiệu quả cho việc quản lý rừng thông qua
chính sách chi trả DVMT ở nước ta trong thời gian tới.
1. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Địa điểm nghiên cứu
1.1.1. Mô tả cộng đồng vùng cao
Bản Duống nằm tại tọa độ 48Q 0568403 - UTM 2468091, là một
thôn vùng cao của xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể. Toàn thôn có 29 hộ gia
đình, sinh sống trong đó có 24 hộ là người dân tộc Tày đã sinh sống
và định cư lâu đời, còn lại 5 hộ là người dân tộc Dao di cư từ Cao
Bằng tới vào những năm 1970. Tính đến cuối năm 2015, dân số của
bản Duống là 143 người, trong đó 91,61% là dân tộc Tày và 8,39% là
dân tộc Dao. Sinh kế của người dân nơi đây phần lớn dựa vào hoạt
động nông nghiệp và khai thác rừng. Tuy nhiên, kể từ ngày
10/11/1992, với Quyết định số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
thành lập Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, bản Duống được quy hoạch
là vùng đệm của VQG, vì vậy hoạt động khai thác rừng của người dân
bản Duống bị hạn chế (Ban Quản lý VQG Ba Bể, 2016). Rừng cộng
đồng thuộc bản Duống tuy có diện tích không lớn (180 ha), nhưng lại
nằm ở vị trí đầu nguồn của lưu vực sông (LVS) Tà Lèng, một trong ba
nguồn cung cấp nước chính cho hồ Ba Bể. Do đó, khu rừng này không
những có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thôn bản, cung cấp
nước cho nông nghiệp, sinh hoạt của bản Duống, mà còn giữ vai trò
quan trọng trong việc điều tiết nước và lưu giữ cảnh quan cho hồ Ba
Bể. Các hoạt động sinh kế và bảo vệ rừng của bản Duống vì vậy có
160
ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch cảnh quan ở khu vực xung quanh
hồ Ba Bể.
Hình 1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
1.1.2. Mô tả cộng đồng vùng thấp
Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể có 2 bản du lịch nổi tiếng nằm cạnh
hồ Ba Bể là bản Pác Ngòi và bản Bó Lù. Dân số bản Pác Ngòi là 145
người (2015), với 100% là dân tộc Tày. Trong khi đó, dân số của Bó
Lù là 116 người (2015), thuộc 3 thành phần dân tộc: Tày (88,8%),
Kinh (9,48%) và Nùng (1,72%). Do nằm sát hồ Ba Bể, nên sinh kế
của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào hoạt động kinh doanh dịch vụ
du lịch (nhà nghỉ và lái xuồng chở khách tham quan hồ Ba Bể). Chính
vì vậy, thu nhập bình quân của người dân nơi đây khá cao, cụ thể là
22,18 triệu đồng/người/năm (Pác Ngòi) và 10,99 triệu đồng/
người/năm (Bó Lù). Ý thức được vai trò của hoạt động bảo vệ rừng
đầu nguồn của bản Duống đến hoạt động du lịch của thôn bản mình,
nên những hộ kinh doanh du lịch tại hai bản Pác Ngòi và Bó Lù đã
tình nguyện đóng góp một phần kinh phí để hỗ trợ người dân bản
Duống bảo vệ rừng và vệ sinh môi trường, từ đó hình thành nên mô
hình chi trả DVMT trực tiếp giữa người dân bản Duống và xã Nam
Mẫu vào năm 2013.
161
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở đánh giá mối tác động tương hỗ
giữa hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên tại bản Duống với cộng
đồng người dân vùng thấp (xã Nam Mẫu ở vùng lõi VQG Ba Bể) tại
thời điểm trước và sau khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng
năm 2013 (Hình 2).
Hệ thống xã hội bao gồm dân số, tri thức địa phương, phương
thức sinh kế, các giá trị, hệ thống tổ chức, quy định và các phương
thức quản lý tài nguyên. Hệ thống tự nhiên bao gồm tài nguyên rừng,
đất, nước, cây trồng, vật nuôi và dịch hại (Hình 3). Các hệ thống này
hình thành hệ sinh thái nhân văn của vùng thấp và vùng cao tại huyện
Ba Bể. Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường được xác định có tầm ảnh
hưởng ở bên trong nội bộ bản Duống và có tác động đến bên ngoài (xã
vùng thấp).
Hình 2. Tác động tương hỗ giữa cộng đồng vùng cao và vùng thấp
thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể
162
Hình 3. Khung tiếp cận nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn
Nguồn: Marten, 2001.
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập các số liệu thống kê
(dân số, điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, rừng, các hỗ trợ của Nhà
nước và chính quyền địa phương, thống kê về công tác chi trả DVMT,
các chương trình phát triển rừng ở địa phương) từ các cơ quan chức
năng (UBND xã, huyện Ba Bể, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt
Kiểm lâm, VQG Ba Bể) trên địa bàn nghiên cứu và các tài liệu khoa
học đã được xuất bản và công bố có liên quan tới đề tài và khu vực
nghiên cứu.
Phỏng vấn cấu trúc: Tiến hành thiết kế bảng hỏi để tiến hành
phỏng vấn cấu trúc đối với toàn bộ 29 hộ gia đình của người dân
bản Duống. Các nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn đề: các
thông tin cơ bản về hộ; lý do tham gia/không tham gia chương trình
chi trả DVMT; các lợi ích thu được/mất đi; hiểu biết về chi trả
DVMT và bảo vệ rừng; mong muốn và đánh giá về chương trình
chi trả DVMT.
163
Phương pháp họp nhóm cộng đồng: Tiến hành mời từ 5-7 người
dân bản Duống, bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau, tham
gia họp nhóm để tiến hành thảo luận và thực hiện một số công cụ đánh
giá nhanh nông thôn (RRA). Các công việc triển khai gồm:
- Vẽ sơ đồ thôn/bản: Cùng người dân bản địa thảo luận và vẽ sơ
đồ thôn bản ở thời điểm hiện tại và sơ đồ thôn bản cách đây 5 năm, từ
đó thấy được sự khác biệt và tìm ra khu vực rừng quan trọng của thôn,
rừng hay bị chặt phá và đường tuần tra rừng.
- Lược sử thôn/bản: Phân tích lược sử thôn bản được chia làm 2
giai đoạn, gồm: giai đoạn trước năm 2013 và sau năm 2013 (thời điểm
bắt đầu có hoạt động chi trả DVMT), nhằm chỉ ra sự khác biệt của các
thôn bản về cảnh quan, cơ sở hạ tầng, hoạt động quản lý rừng và hoạt
động khai thác, sử dụng rừng.
- Phân tích SWOT: Tiến hành phân tích SWOT có sự tham gia
của 7 người dân, nhằm chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp và chiến lược
trong việc quản lý và bảo vệ rừng của từng thôn/bản.
Phương pháp tổ chức hội thảo: Hội thảo trình bày kết quả và xin
ý kiến chính quyền địa phương, lãnh đạo xã, VQG, được tổ chức vào
29 - 30/7/2016.
Phương pháp xử lý số liệu: Các dữ liệu nghiên cứu của đề tài
được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Excel 2010 và
Stata 12.
2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc trưng cơ bản hoạt động sinh kế tại bản Duống
Cuộc sống của người dân bản Duống còn nhiều khó khăn, chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ mang tính chất tự cung tự
cấp, thu nhập bình quân chỉ đạt gần 5,2 triệu đồng/người/năm, cơ
cấu thu nhập của người dân bản Duống năm (2015) được chỉ ra
trong Hình 4.
164
Hình 4. Cơ cấu các nguồn thu nhập của người dân bản Duống
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ, 2015.
Theo Hình 4, lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt chiếm tới hơn 66,5%
tổng thu nhập của người dân bản Duống, tỷ trọng thu nhập từ rừng ở
mức tương đối, với 9,83%. Hoạt động kinh doanh và ngư nghiệp
chiếm tỷ nhỏ. Nhìn chung cuộc sống của người dân bản Duống còn
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chiếm 50%
(trong đó hộ nghèo là 21,43% và hộ cận nghèo là 28,57%). Một số đặc
trưng cơ bản của bản Duống được tóm tắt trong Bảng 1.
Bảng 1. Một số đặc trưng cơ bản của bản Duống,
xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể
TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Dân số (2015) người 143
2 Số hộ hộ 29
3 Thành phần dân tộc
+ Tày
+ Dao
% 100
91,61
8,39
4 Thu nhập bình quân đồng/người/năm 5.193.000
5 Tỷ lệ hộ nghèo % 21,43
6 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 28,57
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ, 2015.
165
Mặc dù là khu vực nhỏ, mật độ dân cư thấp và điều kiện kinh tế
khó khăn, nhưng bản Duống có vị trí địa lý rất quan trọng đối với
VQG Ba Bể. Đây là khu vực thượng nguồn của một trong ba nguồn
cung cấp nước sạch chính cho hồ Ba Bể (thượng nguồn sông Tà
Lèng), do đó hoạt động sản xuất, bảo vệ rừng của người dân bản
Duống có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì nguồn nước sạch,
giữ gìn cảnh quan cho hồ Ba Bể và cung cấp nguồn nước sinh hoạt
cho người dân phía dưới hạ nguồn. Mặt khác, diện tích rừng của bản
Duống thuộc vùng đệm, nên là lá chắn ngăn chặn các hoạt động khái
thác trái phép của người dân bên ngoài tác động đến khu vực vùng lõi
của VQG Ba Bể.
2.2. Hoạt động khai thác và quản lý rừng cộng đồng tại bản
Duống
2.2.1. Hiện trạng rừng bản Duống
Hình 5. Sơ đồ bản Duống được người dân địa phương phác thảo
Nguồn: Điều tra thực địa, 2015.
Hiện bản Duống có tổng số 550 ha rừng, trong đó có 180 ha rừng
phòng hộ đầu nguồn, 350 ha rừng sản xuất và 20 ha diện tích rừng
166
trồng và khoanh nuôi. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn (180 ha) là
diện tích rừng chung của thôn (rừng cộng đồng), đây là diện tích rừng
nằm ở vị trí hiểm trở, khó đi lại và xa khu dân cư, do đó không có hộ
gia đình nào nhận chăm sóc. Tuy nhiên, đây lại là diện tích rừng
phòng hộ đầu nguồn có ý nghĩa quan trọng: cung cấp nước sạch cho
sinh hoạt, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ thôn và có chất
lượng tốt nhất. Khu vực này cũng là nơi thường xuyên xảy ra các hoạt
động khai thác gỗ trái phép từ những người bên ngoài. Chính vì vậy,
để hạn chế các khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ diện tích rừng
này, UBND xã Hoàng Trĩ đã giao cho cộng đồng bản Duống cùng
nhau theo dõi và bảo vệ. Vị trí của khu vực rừng cộng đồng được chỉ
ra trong Hình 5.
2.2.2. Các áp lực đối với rừng cộng đồng của bản Duống
Theo kết quả điều tra và thảo luận nhóm, các áp lực chính làm suy
giảm chất lượng rừng cộng đồng của bản Duống gồm: hoạt động khai
thác gỗ từ những người bên ngoài cộng đồng (tỷ lệ trả lời 100%), hoạt
động khai thác lâm sản của các thành viên trong cộng đồng (tỷ lệ trả
lời 89,66%), cháy rừng (24,14%), dịch bệnh (6,9%) và một số nguyên
nhân khác như: thời tiết, khí hậu, thiên tai... (10,34%). Trong đó,
nguyên nhân khai thác trái phép từ bên ngoài cộng đồng là quan trọng
nhất, tiếp đó là do hoạt động khai thác của người dân trong cộng đồng
và thứ 3 là do cháy rừng.
Hoạt động khai thác gỗ trái phép trong rừng cộng đồng diễn ra
phổ biến do khu vực này là khu giáp ranh với xã khác (xã Nam
Cường), nên các đối tượng bên ngoài rất dễ xâm nhập và khai
thác. Việc rừng cộng đồng nằm xa khu dân cư cũng khiến cho việc
theo dõi, phát hiện các cuộc phá rừng gặp nhiều khó khăn. Trong
khi đó, do sinh kế của người dân bản Duống còn nhiều khó khăn,
nên việc người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi đun, rau,
măng và các lâm sản khác cũng góp phần khiến cho rừng cộng
đồng của bản bị suy giảm về chất lượng. Các nguyên nhân khác
như cháy rừng, dịch bệnh, thiên tai... cũng ảnh hưởng đến rừng
cộng đồng của bản Duống, nhưng tần suất không thường xuyên và
mức độ tác động thấp.
167
Bảng 2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng cộng đồng
của bản Duống
Nguyên nhân
Số lượng
trả lời có (người)
Tỷ lệ
(%)
Khai thác trái phép từ bên ngoài 29 100
Khai thác từ thành viên cộng đồng 26 89,66
Cháy rừng 7 24,14
Dịch bệnh 2 6,90
Khác 3 10,34
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ, 2015.
2.2.3. Hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng của người dân bản Duống
Ngay sau khi được giao bảo vệ 180 ha rừng phòng hộ đầu nguồn
(năm 2010), bản Duống đã tiến hành thành lập Tổ tuần rừng của thôn,
mỗi hộ gia đình cử một người tham gia vào Tổ. Tổ tuần rừng được chia
làm 2 tổ (mỗi tổ hơn 10 người), tiến hành tuần tra rừng cộng đồng từ
1-2 lần/năm. Các thành viên của Tổ tuần rừng thường là đàn ông, tuy
nhiên khi những người này có công việc bận không tham gia được, các
hộ có thể cử một thành viên khác trong gia đình đi thay thế. Những
người này có thể là bất cứ một thành viên nào trong gia đình, kể cả nữ
giới, chỉ cần có đủ sức khỏe tham gia vào các cuộc tuần rừng. Độ tuổi
của các thành viên Tổ tuần rừng không được quy định cụ thể, nhưng
chủ yếu là từ tuổi thanh niên đến trung niên, những người già và trẻ nhỏ
không tham gia vào các cuộc tuần tra rừng. Với cách bố trí như trên bảo
đảm tất cả các hộ gia đình trong bản đều tham gia vào Tổ tuần rừng, lực
lượng của Tổ luôn được bảo đảm do có sự thay thế linh động, việc
không phân biệt giới tính trong Tổ tuần rừng cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho phụ nữ tham gia vào công việc quản lý rừng cộng đồng.
Kể từ sau năm 2013, Tổ tuần rừng của bản Duống được chia làm
4 tổ, thay nhau đi tuần tra trong năm, tần suất tuần tra rừng cũng được
gia tăng lên 1 lần/tháng. Hình 5 chỉ ra tuyến đường tuần tra rừng của
bản Duống, đội tuần tra rừng thường xuất phát từ nhà Trưởng thôn và
di chuyển tới bìa rừng. Tại đây, họ sẽ chia làm 2 ngả đi theo hai
hướng khác nhau, tạo thành một vòng khép kín xung quanh rừng cộng
đồng của thôn. Thời gian cho một đợt tuần tra rừng mất từ 2-3 ngày và
mỗi thành viên của đội sẽ được hỗ trợ 50.000 đ/ngày/người.
168
2.2.4. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng
Kết quả điều tra tại 29 hộ dân bản Duống cho thấy, có tới 93,1%
những người trả lời cho rằng, rừng có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ
và gia đình họ từ mức trung bình đến rất quan trọng (20,68% rất quan
trọng, 10,34% quan trọng và 62,07% bình thường). Chỉ có 6,9% số
người được hỏi trả lời là rừng cộng đồng không quan trọng đối với họ
và gia đình họ.
Bảng 3. Tỷ lệ nhận biết vai trò của rừng cộng đồng của
người dân bản Duống
Chức năng của rừng cộng đồng
Số người trả lời
có (người)
Tỷ lệ (%)
Cung ứng
Cung cấp vật liệu làm nhà cửa (chủ yếu là gỗ) 21 72,41
Cung cấp lương thực, thực phẩm 17 58,62
Cung cấp thuốc men, dược liệu 11 37,93
Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi 8 27,59
Cung cấp củi đun 22 75,86
Điều tiết
Điều hòa khí hậu 29 100
Điều tiết nguồn nước 29 100
Bảo vệ đất, chống xói mòn 29 100
Kiểm soát dịch bệnh 7 24,14
Cố định các bon 6 20,69
Văn hóa
Hoạt động văn hóa, tinh thần 12 41,38
Du lịch sinh thái 8 27,59
Tín ngưỡng 8 27,59
Giáo dục con cái 25 86,21
Hỗ trợ
Tái tạo chất dinh dưỡng 0 0
Kiến tạo đất 0 0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ, 2015.
169
Để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của rừng cộng đồng đối với cuộc
sống của người dân bản Duống, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu
về các chức năng của rừng cộng đồng như: chức năng cung ứng, chức
năng điều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ. Theo Bảng 3,
đối với chức năng cung ứng, việc cung cấp vật liệu làm nhà (72,41%),
cung cấp củi đun (75,86%) và cung cấp lương thực, thực phẩm
(58,62%) được người dân nhận biết và đánh giá một cách rõ ràng nhất.
Chức năng cung cấp thuốc men, giống vật nuôi cây trồng của rừng
cộng đồng cũng được đề cập, tuy nhiên với tỷ lệ không cao.
Bên cạnh đó, đối với nhóm chức năng điều tiết khả năng điều hòa
khí hậu, điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất của rừng cộng đồng được
người dân bản Duống nhận biết rõ ràng nhất, với tỷ lệ đều là 100%. Các
chức năng kiểm soát dịch bệnh và cố định cacbon có được xác nhận ở
mức độ không cao, với tỷ lệ lần lượt là 24,14% và 20,69%. Trong khi
đó, đối với chức năng văn hóa vai trò của rừng cộng đồng với việc giáo
dục con cái (86,21%) và duy trì đời sống văn hóa, tinh thần (41,38%)
được người dân đánh giá cao. Đối với chức năng hỗ trợ của rừng, như
tái tạo chất dinh dưỡng cho đất, kiến tạo đất..., hoàn toàn không được
nhận biết từ các thành viên trong cộng đồng (0%), do đây là những kiến
thức và nội dung rất mới, lạ đối với người dân địa phương.
Với đánh giá trên có thể thấy, người dân bản Duống có nhận thức
khá cao về vai trò của rừng cộng đồng đối với cuộc sống của gia đình
và bản của họ. Đây sẽ là động lực quan trọng để duy trì hoạt động bảo
vệ rừng bền vững ở nơi đây.
2.3. Tác động của hoạt động chi trả DVMT đến quản lý rừng dựa
trên cơ sở cộng đồng tại bản Duống
2.3.1. Hoạt động chi trả DVMT tại bản Duống
Kể từ năm 2013, hoạt động chi trả DVMT được triển khai trên địa
bàn huyện Ba Bể. Bản Duống là khu vực nhận được tiền chi trả của 2
chương trình chi trả gồm: Chương trình chi trả gián tiếp giữa nhà máy
thủy điện Na Hang với các chủ rừng thuộc lưu vực sông Năng và
chương trình chi trả trực tiếp trên lưu vực sông Tà Lèng giữa người
dân bản Duống với những người kinh doanh hoạt động du lịch tại 2
bản Pác Ngòi và Bó Lù, xã Nam Mẫu. Hiện trạng các chương trình chi
trả DVMT tại bản Duống được tổng hợp trong Bảng 4.
Theo đúng các cam kết, với tổng diện tích 180 ha rừng cộng
đồng, bản Duống sẽ nhận được số tiền là 96,6 triệu đồng/năm. Trong
170
đó, 76 triệu đồng từ mô hình chi trả trực tiếp trên lưu vực sông Tà
Lèng giữa người dân bản Duống với những người kinh doanh du lịch
tại xã Nam Mẫu.
Bảng 4. Tổng hợp các nguồn kinh phí từ hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường tại bản Duống
TT Nguồn tiền Đơn giá
Tổng số tiền
(đồng/năm)
Hiện trạng
thực hiện
Mô hình chi trả trực tiếp (lưu vực sông Tà Lèng)
1 Các hộ kinh doanh
du lịch, HTX xuồng
Nam Mẫu
đồng/năm 26.000.000 Đã thực hiện
năm 2013, đến
2014 bị tạm
dừng
2 Hỗ trợ từ VQG Ba Bể đồng/năm 40.000.000 Cam kết, chưa
thực hiện
Mô hình chi trả gián tiếp (lưu vực sông Năng)
3 Chi trả từ nhà máy
thủy điện Na Hang,
Tuyên Quang
170.000
đồng/ha/
năm
30.600.000 Đã nhận được
tiền chi trả cho
giai đoạn 2014
- 2016
Tổng 96.600.000
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa, 2015, 2016.
Ngoài ra, bản Duống sẽ nhận được 30,6 triệu đồng/năm tiền chi
trả DVMT từ nhà máy thủy điện Na Hang