Mục tiêu: (1) Đặc điểm nội soi, mô bệnh học polyp ĐTT kích thước ≥ 1 cm. (2) Tỷ lệ kháng nguyên biểu
hiện gen (p53, Ki67, Her‐2/neu) ở polyp ĐTT kích thước ≥ 1 cm.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành, từ tháng 04/2009 đến 04/2012, chúng
tôi đã tiến hành làm nội soi, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch cho 102 bệnh nhân có polyp ĐTT kích thước trên
1 cm. Các dữ kiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các bệnh nhân được chẩn đoán polyp đại trực tràng
được ghi nhận theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
Kết quả: Nội soi: Số lượng polyp trung bình trên một bệnh nhân là 1,65. Polyp đơn độc 64,7%. Vị trí đại
tràng sigma 36,3%, trực tràng 33,3%. Polyp có cuống 53,9%, bán cuống 21,6%, dạng dẹt 24,5%. Kích thước: 1
‐1,5 cm, > 1,5‐ 2 cm, trên 2 cm, chiếm tỷ lệ tương ứng là: 41,2%, 28,4%, 30,4%. Kích thước trung bình 1,89 ±
0,84 cm. Mô bệnh học: Polyp tuyến ống 33,3%,polyp nhung mao 21,57%. Polyp loạn sản chiếm 72,55%. Polyp
ung thư 9,8%. Hoá mô miễn dịch: Tỷ lệ p53, Ki67 và Her‐2/neu dương tính trong 102 bệnh nhân tương ứng
là: 8,8%; 9,8% và 7,9%. Tỷ lệ p53, Ki67 và Her‐2/neu trong 10 bệnh nhân polyp ung thư hóa chiếm tỷ lệ tương
ứng là: 50%; 80% và 20%.
Kết luận: Tỉ lệ ung thư hóa polyp đại trực tràng thường có kích thước trên 1cm chiếm tỉ lệ 9,8% và biểu
hiện quá mức protein p53, Ki67, Heu‐2/neu tăng cao đáng kể so với polyp lành tính.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nội soi, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước trên 1 cm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 38
VAI TRÒ CỦA NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC VÀ HOÁ MÔ MIỄN DỊCH
Ở BỆNH NHÂN CÓ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC TRÊN 1
CM
Võ Hồng Minh Công*, Trịnh Tuấn Dũng**, Vũ Văn Khiên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Đặc điểm nội soi, mô bệnh học polyp ĐTT kích thước ≥ 1 cm. (2) Tỷ lệ kháng nguyên biểu
hiện gen (p53, Ki67, Her‐2/neu) ở polyp ĐTT kích thước ≥ 1 cm.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành, từ tháng 04/2009 đến 04/2012, chúng
tôi đã tiến hành làm nội soi, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch cho 102 bệnh nhân có polyp ĐTT kích thước trên
1 cm. Các dữ kiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các bệnh nhân được chẩn đoán polyp đại trực tràng
được ghi nhận theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
Kết quả: Nội soi: Số lượng polyp trung bình trên một bệnh nhân là 1,65. Polyp đơn độc 64,7%. Vị trí đại
tràng sigma 36,3%, trực tràng 33,3%. Polyp có cuống 53,9%, bán cuống 21,6%, dạng dẹt 24,5%. Kích thước: 1
‐1,5 cm, > 1,5‐ 2 cm, trên 2 cm, chiếm tỷ lệ tương ứng là: 41,2%, 28,4%, 30,4%. Kích thước trung bình 1,89 ±
0,84 cm. Mô bệnh học: Polyp tuyến ống 33,3%,polyp nhung mao 21,57%. Polyp loạn sản chiếm 72,55%. Polyp
ung thư 9,8%. Hoá mô miễn dịch: Tỷ lệ p53, Ki67 và Her‐2/neu dương tính trong 102 bệnh nhân tương ứng
là: 8,8%; 9,8% và 7,9%. Tỷ lệ p53, Ki67 và Her‐2/neu trong 10 bệnh nhân polyp ung thư hóa chiếm tỷ lệ tương
ứng là: 50%; 80% và 20%.
Kết luận: Tỉ lệ ung thư hóa polyp đại trực tràng thường có kích thước trên 1cm chiếm tỉ lệ 9,8% và biểu
hiện quá mức protein p53, Ki67, Heu‐2/neu tăng cao đáng kể so với polyp lành tính.
Từ khóa: Hoá mô miễn dịch; polyp đại trực tràng kích thước trên 1 cm
ABSTRACT
THE ROLE OF ENDOSCOPY, HYSTOLOGY AND IMMUNOHISTOCHEMISTRY
IN PATIENTS WITH COLORECTAL POLYP ≥ 1 CM SIZE
Vo Hong Minh Cong, Trinh Tuan Dung, Vu Van Khien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 39 ‐ 48
Aims: endoscopic, histology characteristics of colorectal polyps larger size than 1cm. The ratio of antigen
gen expression (p53, Ki67, Her‐2/neu) in colorectal polyp larger size than 1cm.
Subjects and Methods: Cross sectional descriptive study, conducted from April, 2009 to April, 2012, we
carried out endoscopic, histology and immunohistochemistry for 102 patients with colorectal polyps size more
than 1cm. Clinical data, endoscopy and histology of patients was diagnosed colorectal polyp, is recorded as a
sample clinical record research.
Results: * Endoscope: The average number of polyps per patients was 1.65; polyps alone 64.7% . Position of
Sigmoid colon 36.3%; rectum 33.3%; pediculated polyp 53.9%; a haft pediculated polyp 21.6% ; flat polyp
24.5%. Size: 1 ‐1.5 cm, > 1.5 to 2 cm, over 2 cm is corresponding percentage 41.2%, 28.4%, 30.4%. The average
size: 1.89 ± 0.84 cm. * Histopathology: Tubular Polyp 33.3%, Corvallis polyp 21,57%. Dysphasia Polyp 72.55%.
Cancer Polyp 9.8%. * Immunohistochemistry: The rate of p53, Ki67 and Her‐2/neu positive in 102 patient,
respectively: 8.8%; 9.8% and 7.9%. The rate of p53, Ki67 and Her‐2/neu in 10 cancer patients with polyps of the
corresponding proportion was 50%; 80% and 20%.
* Khoa Nội Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: ThS.BS.Võ Hồng Minh Công ĐT: 0903.682.290 Email: bsminhcong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 39
Conclusion: The ratio colorectal polyp cancer is usually with polyp which having size more than 1cm,
accounted 9,8%, and the rate of over expressed protein p53, Ki67, Heu‐2/neu, increased signifinicantly compared
with benign polyp.
Keywords: Immunohistochemistry, colorectal polyp ≥ 1 cm size
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (colorectal cancer) là
một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ngày
càng có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở các nước
phát triển(10,12). Chỉ tính riêng tại Mỹ trong năm
2009, có 146,970 trường hợp mắc ung thư đại
trực tràng (UTĐTT) và có khoảng 50.000 bệnh
nhân chết vì căn bệnh này và chiếm khoảng 14%
các trường hợp chết do ung thư(10). Nghiên cứu
tại Mỹ cho biết: 95% UTĐTT được hình thành từ
các polyp tuyến lành tính (Adenomatous
polyp)(10,12). Nghiên cứu của Conan A và cs(1) cho
biết: Nguy cơ hình thành UTĐTT có liên quan
chặt chẽ với kích thước polyp: Với polyp có kích
thước 1‐2 cm thì nguy cơ hình thành UTĐTT chiếm
từ 20‐30%, với polyp có kích thước trên 2cm, thì
nguy cơ hình thành UTĐTT chiếm tỷ lệ từ 30‐50%.
Do vậy, nội soi đại trực tràng, phát hiện sớm khi
polyp có kích thước nhỏ và cắt polyp qua nội soi
đóng vai trò quan trọng.
Chẩn đoán bản chất của polyp ĐTT dựa trên
kết quả mô bệnh học. Ngày nay, kỹ thuật hoá
mô miễn dịch (Immunohistochemistry) sẽ giúp
chẩn đoán chính xác hơn, xác định sự hiện diện
của các kháng nguyên (Antigen) trên các mảnh
mô, nghĩa là xác định rõ nguồn gốc các tế bào
ung thư (hay còn gọi là phenotype của mô và tế bào).
Các gen hay được sử dụng bao gồm: P53, Ki67,
Her‐2/neu, Kras đã được xác định bởi kỹ thuật
này(17,24,25,9,7,3)
Đề tài nhằm 2 mục tiêu nghiên cứu:
* Đặc điểm nội soi, mô bệnh học polyp
ĐTT kích thước ≥ 1cm.
* Tỷ lệ kháng nguyên biểu hiện gen (p53,
Ki67, Her‐2/neu) ở polyp ĐTT kích thước ≥1 cm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Polyp đại trực tràng có kích thước ≥ 1 cm,
phát hiện qua nội soi, được điều trị (cắt qua nội
soi/mổ), lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học
(MBH) và hoá mô miễn dịch (HMMD)
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân có chống chỉ định nội soi đại
tràng: suy tim, suy hô hấp...
‐ Bệnh nhân quá nhỏ tuổi.
‐ Bệnh nhân không muốn tham gia hợp tác
nghiên cứu
‐ Bệnh nhân có bệnh đa polyp hoặc polyp
ĐTT kết hợp UTĐTT
‐ Bệnh nhân có polyp ĐTT kích thước dưới 1
cm.
Phương pháp
Phương pháp tiến cứu, mô tả và theo dõi
dọc. Thời gian từ 04/2009 – 04/2012.
Phương tiện và theo dõi thông số khi nghiên
cứu
Về nội soi
‐ Nơi nội soi: Khoa nội tiêu hoá ‐ bệnh viện
TƯQĐ 108 và bệnh viên Nhân Dân Gia Định.
‐ Phương tiện: Máy nội soi đại tràng ống
mềm EVIS 160, EVIS 180 (Hiệu Olympus ‐ Nhật
Bản).
‐ Dụng cụ cắt polyp qua nội soi: Thòng lọng
điện, kìm sinh thiết nóng..
‐ Các thông tin về nội soi gồm: Vị trí, hình
dạng, kích thước, số lượng, bề mặt của polyp
Về lâm sàng
Các thông tin về tiền sử bản thân và gia
đình, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng được
ghi vào phiếu theo dõi theo mẫu thống nhất.
Về xét nghiệm MBH
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 40
Kết quả mô bệnh học (MBH) thực hiện tại
khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện TƯQĐ 108.
Phân loại mô bệnh học được dựa trên phân loại
của WHO 2000(8,5,6,12).
Kỹ thuật hoá mô miễn dịch
* Thực hiện nhuộm HMMD tại khoa Giải
phẫu bệnh – Bệnh viện TƯQĐ
* Hoá chất nhuộm HMMD của hãng
DakoCytomation, Đan mạch, bao gồm:
+ Nhuộm HMMD bằng phương ABC
(Avidine‐Biotine –Complex: ABC). Đọc kết quả
như sau:
‐ Với P53: Xác định là dương tính khi nhân
tế bào bắt màu nâu sẫm.
‐ Với Ki67: Xác định là dương tính khi nhân
tế bào bắt màu nâu sẫm. Đếm số lượng tế bào u
trên 5 vi trường ở độ phóng đại 400 lần, chia lấy
số lượng trung bình, căn cứ vào tỷ lệ các tế bào u
có phản ứng dương tính chia làm 3 mức độ (qui
ước): (+): < 30% số tế bào u bắt màu; (++): 30‐60%
số tế bào u bắt màu; (+++): > 60% số tế bào u bắt
màu(24).
‐ Với Her‐2/neu: Xác định dương tính khi
màng tế bào bắt màu nâu sẫm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới và lâm sàng polyp ĐTT
≥ 1 cm
Nhóm tuổi n (%) Triệu chứng lâm sàng
≤ 20 tuổi 6 (5,9) Đi ngoài ra máu 43 (42,2)
21 – 40 tuổi 12 (11,8) Rối loạn đại tiện lỏng 13 (12,7)
41- 60 tuổi 46 (45,0) Đau bụng 22 (21,6)
61- 80 tuổi 35 (34,3) Rối loạn đại tiện táo 19 (18,6)
> 80 tuổi 3 (3,0) Sụt cân + bán tắc ruôt 5 (4,9)
Tổng 102 (100) Tổng 102 (100)
Tỷ lệ Nam/nữ
72/30 (2,4). Nhận xét:
Nhóm tuổi từ: 41‐ 60 tuổi, chiếm tỷ cao nhất
(45%). Tỷ lệ nam/nữ: 2,4
Đi ngoài phân có máu là triệu chứng hay
gặp nhất chiếm: 42,2%.
Có 5 bệnh nhân (4,9%) có sụt cân và bán tắc
ruột do polyp có kích thước lớn.
Bảng 2: Hình ảnh nội soi polyp ĐTT ≥ 1 cm
Vị trí n (%) Số lượng n (%)
Hình
dạng n (%)
Kích
thước n (%)
Trực
tràng
34
(33,3) 1 polyp
66
(64,8)
Có
cuống
55
(53,9)
1,0 –
1,5
42
(41,2)
ĐT
Sigmoid
37
(36,3) 2 polyp
18
(17,6)
Bán
cuống
22
(21,6)
>1,5-
2,0
29
(28,4)
ĐT
xuống 5 (4,9)3 polyp9 (8,8)
Không
cuống
25
(24,5) > 2,0
31
(30,4)
ĐT ngang 16 (15,7) 4 polyp6 (5,6)
ĐT lên 10 (9,8) 5 polyp3 (2,9)
Kích thước trung bình: 1,89 ± 0,84 cm;
Tổng số polyp/bệnh nhân: 168 polyp/102
bệnh nhân
Nhận xét: Polyp trực tràng (33,3%); đại tràng
Sicma (36,3%); Polyp có cuống (53,9%); Polyp
có kích thước: 1,0‐1,5 cm chiếm: 41,2%; Kích
thước TB polyp: 1,89 ± 0,84 cm. Không có bệnh
nhân nào có cùng 2 polyp kích thước ≥ 1 cm.
Tổng số polyp/bệnh nhân là: 168 polyp/102 bệnh
nhân
Bảng 3: Phân loại vi thể polyp ĐTT kích thước ≥ 1
cm
Phân loại MBH n Tỷ lệ %
Tuyến ống 34 33,3
Tăng sản 21 20,6
Thiếu nhi 2 2
Tuyến ống và nhung mao 8 7,8
U tuyến nhung mao 22 21,5
Ung thư 10 9,8
Ống và tăng sản 2 2
Viêm 2 2
Xơ 1 1
Tổng số 102 100
Nhận xét: Polyp tuyến ống chiếm tỷ lệ cao
nhất: 33,3%. Polyp tuyến nhung mao và tăng
sản chiếm tỷ tương ứng: 21,5% và 20,6%. Có
10/102 bệnh nhân polyp bị ung thư hóa chiếm
tỷ lệ: 9,8%.
Tỷ lệ polyp ung thư hóa tăng cao ở nhóm
polyp bán cuống (16%) và polyp không cuống
(9%) so với polyp có cuống (7,2%). Tỷ lệ polyp
ung thư hóa có tăng dần theo kích thước của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 41
polyp, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê p>0,05.
Bảng 4: Tỷ lệ polyp ung thư hóa theo hình dạng và
kích thước polyp ĐTT
Hình dạng
polyp
n (%) Kích thước
polyp (cm)
n (%)
Có cuống
(n =55)
4/55 (7,2%) 1,0 - 1,5
(n = 42)
2/42 (4,8%)
Không cuống
(n = 22)
2/22 (9%)) > 1,5 - 2,0 (n =
29)
5/29 (17,2%)
Bán cuống
(n = 25)
4/25 (16%) > 2,0 (n = 31) 3/31 (9,7%)
Tổng 10/102 (9,8%) Tổng 10/102
(9,8%)
Bảng 5: Tỷ lệ kháng nguyên: p53, Ki67, Her‐2/neu
trong UTĐTT ≥ 1 cm
Kháng nguyên biểu hiện gen N Tỷ lệ %
p53 9/102 8,8%
Ki67 10/102 9,8%
Her-2/neu 8/102 7,8%
Nhận xét: Tỷ lệ kháng nguyên biểu hiện
gen: Ki67, p53, Her‐2/neu dương tính chiếm tỷ lệ
tương ứng: 8,8%; 9,8% và 8,8%.
Bảng 6: Tỷ lệ kháng nguyên: p53, Ki67, Her‐2/neu
trong 10 polyp K hóa
Kháng nguyên biểu hiện gen N Tỷ lệ %
p53 5/10 50%
Ki67 8/10 80%
Her-2/neu 2/10 20%
Nhận xét: Tỷ lệ kháng nguyên biểu hiện
gen: Ki67, p53, Her‐2/neu dương tính chiếm tỷ lệ
tương ứng: 50%; 80% và 20%.
BÀN LUẬN
Hình ảnh nội soi polyp ĐTT
Vị trí polyp ĐTT
Kết quả tại bảng 2 cho thấy vị trí polyp gặp
nhiều nhất ở đại tràng sigma và trực tràng với tỷ
lệ tương ứng là: 36,5% và 33,3%. Các nghiên cứu
khác cũng thấy rằng: tỷ lệ polyp gặp nhiều nhất
ở đại tràng Sigma và trực tràng: Nguyễn Văn
Rót 32% và 33%(19); Lê Quang Thuận: 48% và
20,8%(13), Eberl T và cs: 30% và 34%(5). Tỷ lệ polyp
tại vị trí trực tràng của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Tống Văn Lược: 59,8%, Mai Thị
Hội: 69,7%(15,22).
Các nghiên cứu ở nước ngoài thấy rằng vị trí
polyp ĐTT hay gặp nhiều nhất ở đại tràng
Sigma và các tác giả(5,11,20) cho rằng: Đại tràng
Sigma là đoạn gần cuối của ống tiêu hóa, nơi
gấp khúc nhiều nhất, dễ bị nhiễm khuẩn (do
phân thường ứ đọng lại trước khi đẩy ra ngoài)
nên dễ hình thành polyp. Do vậy khi nội soi tại
các vị trí gập góc này cần phải thận trọng tỉ mỉ
tránh bỏ sót tổn thương.
Hình dạng polyp ĐTT
Trong bảng 2 cho biết: Tỷ lệ polyp có cuống,
bán cuống và không cuống, tương ứng là: 53,9%;
21,6%; 24,5%. Tỷ lệ polyp có cuống trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương đương nghiên
cứu của Nguyễn Thúy Oanh 57,4%(18), Tống Văn
Lược 42,5%(22), Trần Quang Hiệp 50%(23), Lê
Quang Thuận 42,6%(13), Celestino A và cs:
42,1%(2), Nguyễn Văn Rót 67,9%(19). Với các polyp
có cuống sẽ thuận lợi khi thực hiện thủ thuật cắt
bỏ qua nội soi và cũng hạn chế được nhiều biến
chứng sau thủ thuật như chảy máu, thủng đại
tràng(19,13).
Muto T và cs(16) đã tập hợp các nghiên cứu
trên 20.875 polyp ĐTT cho biết tỷ lệ polyp có
cuống, bán cuống và không cuống tương ứng là:
56,7%; 40,9%; 2,3%. Như vậy, số bệnh nhân có
polyp ĐTT loại không cuống chiếm tỷ lệ thấp và
số còn lại tập trung loại có cuống và không
cuống. Mối liên quan giữa hình thể polyp, mô
bệnh học và tỷ lệ polyp ung thư hoá sẽ bàn luận
ở phần sau.
Kích thước polyp
Trong bảng 2 cũng cho biết: kích thước trung
bình polyp là: 1,89 ± 0,84 cm. Số bệnh nhân có
polyp ĐTT kích thước từ 11‐15 mm, 16‐20 mm
và ≥ 20 mm tương ứng là: 41,2%; 28,4% và
30,4%. Như vậy, số bệnh nhân có kích thước vừa
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (41,2%). Kết quả này cũng
tương tự như Tống Văn Lược polyp kích thước
vừa gặp nhiều nhất 40,2%(22), Mai Thị Hội
37,7%(15), Celestino A và cs: 51%(2).
Trong báo cáo của Muto T và cs(16) tập hợp
trên 20.875 polyp ĐTT cho biết tỷ lệ polyp có
kích thước trên 10 mm chiếm tỷ lệ là 2729/20875
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 42
(13%). Với những bệnh nhân có polyp ĐTT kích
thước trên 10 mm được phân bố như sau: Polyp
kích thước: 11‐15 mm; 16‐20 mm và ≥ 21 mm
tương ứng là: 60,7%; 20,9% và 18,4%. Như vậy,
số bệnh nhân có polyp ĐTT kích thước 11‐15
mm chiếm tỷ lệ nhiều nhất và điều này phản
ánh khách quan hơn, vì tác giả đã nghiên cứu
trên một số lượng polyp rất lớn (20,875 polyp).
Số lượng polyp
Trong 102 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi
đã thu thập được 168 polyp/102 bệnh nhân và số
polyp trung bình trên một bệnh nhân là: 1,65.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đương với kết quả nghiên của các tác giả khác
trong nước: Tống Văn Lược 1,24(22), Đinh Đức
Anh 1,28(4), Trần Quang Hiệp 1,17(23), Celestino A
(Peru) 1,58(2).
Số bệnh nhân có polyp đơn độc chúng tôi
gặp nhiều nhất 64,8%. Tỷ lệ này tương đương
Nguyễn Thúy Oanh 61,3%(18), Nguyễn Văn Rót
69,1%(19), Celestino A (Peru) 67,37%(2), nhưng
lại thấp hơn Đinh Đức Anh 80,8%(4), Tống Văn
Lược 85,3%(22), Mai Thị Hội 85,4%(15), Trần
Quang Hiệp 80,8%(23).
Kết quả mô bệnh học
Đặc điểm mô học
Trong bảng 3 cho biết: Polyp tuyến ống
chiếm tỷ lệ cao nhất: 33,3%, polyp tuyến nhung
mao và tăng sản chiếm tỷ tương ứng: 21,5% và
20,6%. Có 10/102 bệnh nhân polyp bị ung thư
hóa chiếm tỷ lệ: 9,8%.
Lê Quang Thuận(13) đã nghiên cứu trên 68
bệnh nhân có polyp ĐTT có nội soi nhuộm màu
bằng dung dịch Indigocarmine kết hợp với sinh
thiết và kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên
cứu của chúng tôi, trong đó: Tỷ lệ polyp u tuyến
(Adenomatous polyp) chiếm nhiều nhất 51,5%, kế
đến là polyp tăng sản (Hyperplasia polyp) chiếm
25%, đặc biệt có 12/68 bệnh nhân (17,65%) có
polyp ung thư hóa và có 10/12 bệnh nhân polyp
ung thư hóa có kích thước ≥ 2 cm.
Trong nghiên cứu của Muto T và cs(16) trên
20,875 polyp được nghiên cứu, trong đó số bệnh
nhân polyp có kích thước trên 10 mm chiếm tỷ
lệ 2729/20875 (13%) và tác giả đã tìm thấy tỷ lệ
polyp ung thư hóa từ các polyp có kích thước
trên 10 mm chiếm tỷ lệ tương ứng là: 13,7%
(376/2729).
Mối liên quan giữa hình dạng, kích thước
polyp với polyp ĐTT ung thư hoá.
Dựa trên kết quả mô bệnh học (Bảng 2),
chúng tôi tìm hiểu mối liên quan giữa kích
thước polyp và hình dạng polyp (có cuống, bán
cuống và không cuống). Kết quả trong bảng 4 cho
thấy tỷ lệ polyp bị ung thư hoá tăng dần từ
polyp có cuống (7,2%), không cuống (9%) và cao
nhất ở polyp bán cuống (16%). Mặc dù số liệu
của chúng tôi còn ít, nhưng cũng đã phản ánh
rằng: Với những polyp bán cuống và không
cuống có tỷ lệ polyp ung thư nhiều hơn so với
polyp có cuống, tuy nhiên sự khác nhau chưa có
ý nghĩa thống kê.
Conan A và cs(1) đã tìm thấy: Tỷ lệ polyp ung
thư hoá sẽ tăng dần theo kích thước polyp: Với
polyp trên 2 cm, thì nguy cơ hình thành polyp
ung thư hoá giao động: 30‐50%. Trong bảng 4
của chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ polyp ung thư
cũng tăng dần theo kích thước polyp. Với polyp
kích thước 1,5‐2 cm, thì tỷ lệ polyp ung thư
chiếm tỷ lệ cao nhất: 17,2%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như nghiên cứu của Muto T và cs(16)
cho biết tỷ lệ polyp ung thư với kích thước 1‐2
cm và > 2,0 cm tương ứng là: 51% và 24%.
Stryker SJ và cs(21) thấy rằng: Nguy cơ hình thành
ung thư ở polyp tuyến có liên quan chặt chẽ kích
thước của polyp và thời gian hình thành ung thư
từ 7‐15 năm, nếu như polyp này không được
điều trị triệt để.
Hiệp hội ung thư Mỹ và Hiệp hội nghiên
cứu về ung thư đại trực tràng đã phân loại nguy
cơ hình thành UTĐTT từ các polyp và chia
thành 2 nhóm: Polyp ĐTT có nguy cơ cao và
polyp ĐTT có nguy cơ thấp. Nhóm polyp ĐTT
có nguy cơ cao khi: Bệnh nhân có từ ≥ 3 polyp;
polyp tuyến có kích thước ≥ 1 cm; polyp tuyến nhung
mao hoặc có loạn sản mức độ cao. Nhóm polyp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 43
ĐTT không có nguy cơ cao khi: Tất cả các polyp
có kích thước < 1 cm, không phải là polyp nhung mao,
hoặc loạn sản thấp; polyp có thể cắt bỏ hoàn toàn.
Như vậy, kích thước polyp ≥ 1 cm là một trong
những tiêu chuẩn quan trọng trong việc phân
loại mức đô nguy cơ cao dễ hình thành UTĐTT.
Gen p53, Ki67 và Her‐2/neu với polyp ĐTT
kích thước ≥ 1 cm và polyp ung thư hoá
Những nghiên cứu thống kê trên thế giới
cho rằng: Các biến đổi về gen thường hình
thành rất sớm trong quá trình hình thành ung
thư. Sự biến đổi này có khi xuất hiện một thời
gian dài, thậm chí hàng chục năm trước khi
polyp hình thành. Do vậy, nghiên cứu biến đổi
của các kháng nguyên biểu hiện gen, kết hợp mô
bệnh học có vai trò quan trọng giúp cho chẩn
đoán chính xác và chẩn đoán sớm ung thư khi
mà còn nhỏ. Điều này sẽ giúp cho các nhà lâm
sàng điều trị kịp thời.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
làm hóa mô miễn dịch cho 102 bệnh nhân polyp
ĐTT có kích thước ≥ 1 cm và chúng tôi mới sử
dụng 3 kháng nguyên biểu hiện gen gồm: p53,
Ki67 và Her‐2/neu. Kết quả xét nghiệm về kháng
nguyên biểu hiện gen (bảng 5) cho biết tỷ lệ P53,
Ki67 và Her‐2/neu dương tính tương ứng là:
8,8%, 9,8% và 7,8%.
Các nghiên cứu của nước ngoài về biểu hiện
gen về p53, Ki67 và Her‐2/neu với polyp ĐTT
kích thước lớn không được nhiều. Tuy nhiên,
trong thập kỷ 80‐90 của thế kỷ trước cũng đã
nghiên cứu sớm về vấn đề này. Nghiên cứu của
Leppert M và cs(14) và Vogelstein B và cs(26) cho
biết tỷ lệ gen p53, Ki67 và Her‐2/neu dương tính
dao động trong khoảng 10‐13% (cho cả 3 loại