Vai trò của PET/CT trong phân chia giai đoạn ung thư phổi

Đặt vấn đề: PET/CT kết hợp hình ảnh chuyển hóa của PET và hình ảnh giải phẫu CT trong một lần ghi hình, đang được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý ung thư, đặc biệt trong ung thư phổi trên thế giới. Ở nước ta, PET/CT vừa mới đưa vào sử dụng từ năm 2009 và chưa có nhiều nghiên cứu trong ung thư phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vai trò FDG-PET/CT trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị, so sánh với phương pháp chẩn đoán thường qui. Kết quả: 57 bệnh nhân ung thư phổi từ 12/2010 đến 12/2011, gồm 40 bệnh nhân nam và 17 nữ, tuổi trung bình 59 tuổi (từ 40 đến 84 tuổi) đã tham gia vào nghiên cứu. Sự tương hợp giữa phương pháp PET/CT với phương pháp chẩn đoán thường qui trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi ở 47/57 (82,5%) bệnh nhân với hệ số Kappa là 0,68 và trong chẩn đoán di căn hạch ở 38/57 bệnh nhân (66,7%) với hệ số Kappa là 0,56. 10/25 bệnh nhân (40%) chưa có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui đã tăng giai đoạn bệnh khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT. 17/32 bệnh nhân (53%) có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui đã phát hiện có thêm di căn ở các cơ quan khác khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT. Các cơ quan di căn thường gặp là xương (22 bệnh nhân, 59,5%), não (12 bệnh nhân, 32,4%), thượng thận (8 bệnh nhân, 21,6%), phổi (7 bệnh nhân, 18,9%), gan (4 bệnh nhân, 10,8%). 6/12 bệnh nhân (50%) có tổn thương di căn não không tăng hoạt động chuyển hóa glucose, nhưng xác định rõ trên hình ảnh CT có dùng thuốc cản quang trong qui trình ghi hình PET/CT. Kết luận: PET/CT có lẽ hữu ích trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi. Việc thêm chỉ định kỹ thuật PET/CT vào trong qui trình thường qui để phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị cần được xem xét.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của PET/CT trong phân chia giai đoạn ung thư phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 109 VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN UNG THƯ PHỔI Nguyễn Xuân Cảnh*, Nguyễn Đức Khuê**, Nguyễn Văn Khôi***, Trần Minh Thông**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: PET/CT kết hợp hình ảnh chuyển hóa của PET và hình ảnh giải phẫu CT trong một lần ghi hình, đang được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý ung thư, đặc biệt trong ung thư phổi trên thế giới. Ở nước ta, PET/CT vừa mới đưa vào sử dụng từ năm 2009 và chưa có nhiều nghiên cứu trong ung thư phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vai trò FDG-PET/CT trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị, so sánh với phương pháp chẩn đoán thường qui. Kết quả: 57 bệnh nhân ung thư phổi từ 12/2010 đến 12/2011, gồm 40 bệnh nhân nam và 17 nữ, tuổi trung bình 59 tuổi (từ 40 đến 84 tuổi) đã tham gia vào nghiên cứu. Sự tương hợp giữa phương pháp PET/CT với phương pháp chẩn đoán thường qui trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi ở 47/57 (82,5%) bệnh nhân với hệ số Kappa là 0,68 và trong chẩn đoán di căn hạch ở 38/57 bệnh nhân (66,7%) với hệ số Kappa là 0,56. 10/25 bệnh nhân (40%) chưa có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui đã tăng giai đoạn bệnh khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT. 17/32 bệnh nhân (53%) có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui đã phát hiện có thêm di căn ở các cơ quan khác khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT. Các cơ quan di căn thường gặp là xương (22 bệnh nhân, 59,5%), não (12 bệnh nhân, 32,4%), thượng thận (8 bệnh nhân, 21,6%), phổi (7 bệnh nhân, 18,9%), gan (4 bệnh nhân, 10,8%). 6/12 bệnh nhân (50%) có tổn thương di căn não không tăng hoạt động chuyển hóa glucose, nhưng xác định rõ trên hình ảnh CT có dùng thuốc cản quang trong qui trình ghi hình PET/CT. Kết luận: PET/CT có lẽ hữu ích trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi. Việc thêm chỉ định kỹ thuật PET/CT vào trong qui trình thường qui để phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị cần được xem xét. Từ khóa: PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography), FDG, ung thư phổi. ABSTRACT ROLE OF PET/CT IN INITIAL STAGING OF LUNG CANCER Nguyen Xuan Canh, Nguyen Duc Khue, Nguyen Van Khoi, Tran Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 109 - 115 Introduction: PET/CT is a imaging technology that can provide metabolic from PET and anatomic information from CT in a single scan. PET/CT is extensively used in the world for diagnosis and follow-up of cancer, especially lung cancer. PET/CT has been putting into clinical practice from 2009 in Vietnam and there were not many papers on PET/CT in lung cancer. Aim of study: to assess the role of FDG-PET/CT application in initial staging of lung cancer in comparing with conventional work-up (CWU). Results: Fifty seven consecutive patients with lung cancer were enrolled prospectively to undergo * Đơn vị PET/CT và Cyclotron, BV Chợ Rẫy ** Khoa Ngoại Lồng Ngực, BV Chợ Rẫy *** Trung tâm Ung Bướu, BV Chợ Rẫy **** Khoa Giải Phẫu Bệnh, BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: Nguyễn Xuân Cảnh. ĐT: 0903882729 . Email: nxcanh2000@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 110 FDG PET/CT at Choray hospital from Dec 2010 to Dec 2011. There were forty males and 17 females with mean age of 59 years (range from 40 to 84). There was an agreement between PET/CT with CWU on initial staging of the disease in 47/57 patients (82.5%) with a Kappa of 0.68 and on staging of locoregional lymph nodes in 38/57 patients (66.7%) with a Kappa of 0.56. Ten of 25 patients (40%) without distant metastasis diagnosed by CWU were modified more advanced stage of the disease on PET/CT. Seventeen of 32 patients (53%) with metastasis diagnosed by CWU had more organs of metastasis on PET/CT. The common metastatic sites included bone (22 cases, 59.5%), brain (12 cases, 32.4%), adrenal (8 cases, 21.6%), lung (7 cases, 18.9%), liver (4 cases, 10.8%). Six of 12 patients (50%) with brain metastasis which were showed no glucose hypermetabolism in brain metastasis on PET, but detected by contrast-enhanced CT of PET/CT. Conclusion: FDG PET/CT may be helpful in initial staging of lung cancer. Adding PET/CT imaging in conventional work-up for lung staging may be considered. Keywords: PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography), FDG, lung cancer. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên thế giới. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, có khoảng 1,3 triệu người chết trong năm 2004 do ung thư phổi(1). Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với suất độ chuẩn theo tuổi ASR là 39,8 tại thành phố Hà Nội và 19,4 tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2001-2004(15). Chẩn đoán sớm và phân chia giai đoạn chính xác ung thư phổi sẽ rất quan trọng trong việc quyết định phương pháp điều trị. Khám lâm sàng kết hợp hình ảnh cần thiết như X-quang phổi, CT ngực-bụng, siêu âm vùng cổ, vùng bụng chậu, MRI não, xạ hình xương là phương pháp thường qui trong phân chia giai đoạn bệnh trước điều trị. Gần đây, một phương pháp ghi hình tiên tiến là PET/CT (Positron Emission Tomography/Computed Tomography) với thuốc phóng xạ 18F-FDG, kết hợp hình ảnh chuyển hóa của PET và hình ảnh giải phẫu CT đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý ung thư và đặc biệt trong ung thư phổi, PET/CT đã cho thấy nhiều lợi điểm trong phân chia giai đoạn bệnh trước điều trị(5,16,8,3). Ở nước ta, phương pháp ghi hình PET/CT vừa mới đưa vào sử dụng và còn tương đối mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu đánh vai trò của PET/CT trong phân chia giai đoạn bệnh trong ung thư phổi. Do đó, chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài “Vai trò của PET/CT trong phân chia giai đoạn ung thư phổi”. BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu so sánh giữa phương pháp PET/CT và phương pháp chẩn đoán thường qui trong việc phân chia giai đoạn bệnh trước điều trị cho các bệnh nhân ung thư phổi được ghi hình PET/CT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều chưa được điều trị đặc hiệu bằng phẫu trị, hóa trị hay xạ trị. Bệnh nhân đã được khám lâm sàng, chụp CT scan hoặc X-quang phổi và các phương pháp hình ảnh khác tùy theo bệnh cảnh lâm sàng như CT bụng chậu, siêu âm vùng cổ, vùng bụng, xạ hình xương, CT hoặc MRI não. Phân chia sơ bộ giai đoạn bệnh ung thư phổi được xác lập theo AJCC-VI(1). Sau đó bệnh nhân được chỉ định ghi hình trên máy PET/CT True D w/ True V 64 lát cắt của hãng Siemens. Bệnh nhân được nhịn đói tối thiểu 4-6 giờ trước khi tiêm tĩnh mạch thuốc phóng xạ 18F-FDG (FDG) với liều 5,18 MBq/kg cân nặng (0,14 mCi/kg). Bệnh nhân được nằm nghĩ ngơi trong phòng riêng, hạn chế nói chuyện, đi lại và được ghi hình PET/CT khoảng 60 phút sau khi tiêm thuốc FDG. Đầu tiên bệnh nhân được chụp CT có dùng thuốc cản quang từ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 111 đỉnh đầu cho đến 1/3 phần trên đùi, tiếp theo bệnh nhân được ghi hình PET theo trường chụp của CT. Những bệnh nhân suy thận không tham gia vào nghiên cứu do chống chỉ định dùng thuốc cản quang. Bệnh nhân được phân chia lại giai đoạn bệnh ung thư phổi sau khi thêm vào hình ảnh PET/CT. Nồng độ glucose máu đo được trước khi tiêm 18F-FDG trung bình là 105,5 mg/dL (từ 84 đến 145 mg/dL). Chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa vào kết quả giải phẫu bệnh tổn thương u nguyên phát hoặc tổn thương di căn hoặc chẩn đoán ung thư phổi dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán, hình ảnh PET/CT có khả năng cao do có khối u ở phổi nghĩ là tổn thương nguyên phát kèm các tổn thương di căn rõ, sau đó bác sĩ chuyên khoa đã chẩn đoán và quyết định điều trị theo hướng ung thư phổi di căn. Chúng tôi không thể lấy tất cả các mẫu bệnh phẩm tổn thương để làm kết quả giải phẫu bệnh để đánh giá như tiêu chuẩn vàng để phân chia giai đoạn bệnh. Nên việc phân chia giai đoạn bệnh dựa vào sự tin tưởng của kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán thường qui. Đối với phân chia gia đoạn theo PET/CT, ghi nhận có bệnh khi hình ảnh tổn thương với khả năng cao. Những tổn thương ác tính trên nguyên tắc sẽ tăng hấp thu FDG trên hình ảnh PET so với mô lành cùng cơ quan hoặc mô cạnh tổn thương. Hạch di căn tại chổ tại vùng sẽ tăng hấp thu FDG hơn so với mức FDG trong mạch máu trung thất kết hợp với hội chẩn của các bác sĩ Y học hạt nhân. Di căn thượng thận sẽ tăng hấp thu FDG hơn so với mức hấp thu FDG của gan. Những trường hợp khó xác định, thì sẽ được xem như là không có tổn thương. Kỹ thuật ghi hình PET/CT trong nghiên cứu có dùng thuốc cản quang, nên một số trường hợp tổn thương khả năng ác tính cao trên hình ảnh CT trong ghi hình PET/CT cũng được cho là ác tính, mặc dù không tăng hấp thu FDG trên hình ảnh PET. Đánh giá sự tương hợp việc phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi theo PET/CT và theo phương pháp chẩn đoán thường qui sẽ được đánh giá theo hệ số Kappa và phân tích mô tả. Các dữ liệu nghiên cứu sẽ được phân tích thống kê nhờ phần mềm Medcalc version 12.1.4.0. KẾT QUẢ Tổng cộng có 57 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. 40 bệnh nhân nam và 17 nữ. Tuổi trung bình 59 tuổi (từ 40 đến 84 tuổi). 42 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi nhờ kết quả giải phẫu bệnh. 15 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi dựa lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán, hình ảnh PET/CT có khả năng cao do có khối u ở phổi nghĩ là tổn thương nguyên phát kèm các tổn thương di căn rõ và bác sĩ chuyên khoa quyết định chẩn đoán và điều trị theo hướng ung thư phổi di căn. Đặc điểm của bệnh nhân được mô tả trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm các bệnh nhân trong nghiên cứu Đặc điểm Số lượng BN Tỷ lệ % Giới Nam 40 70,2 Nữ 17 29,8 Chẩn đoán nhờ giải phẫu bệnh Carcinoma tuyến 31 54,4 Carcinoma tế bào gai 8 14,0 Carcinoma 2 3,5 Carcinoma tế bào nhỏ 1 1,8 Chẩn đoán nhờ lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán và PET/CT 15 26,3 Khảo sát phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi Trong phân chia giai đoạn ung thư phổi dựa vào phương pháp chẩn đoán thường qui là thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh như X-quang phổi, CT, MRI, siêu âm, xạ hình xương tùy theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng đã có 4 bệnh nhân được phân chia giai đoạn I, 6 bệnh nhân thuộc giai đoạn II, 8 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIIA, 7 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIIB và 32 bệnh nhân thuộc giai đoạn IV. Trong khi đó phân chia giai đoạn dựa theo hình ảnh PET/CT, đã có 2 bệnh nhân thuộc giai đoạn I, 1 bệnh nhân thuộc giai đoạn II, 10 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIIA, 7 bệnh nhân thuộc giai đoạn IIIB và 37 bệnh nhân thuộc giai đoạn IV. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 112 Sự tương hợp trong phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi giữa phương pháp chẩn đoán PET/CT với phương pháp chẩn đoán thường qui trong 47/57 (82,5%) bệnh nhân với hệ số Kappa là 0,68. (bảng 2) Bảng 2: So sánh sự phân chia giai đoạn theo PET/CT và phương pháp chẩn đoán thường qui Phương pháp thường qui PET/CT I II IIIA IIIB IV Số BN % I 2 0 0 0 0 2 3,5 II 0 1 0 0 0 1 1,8 IIIA 1 3 6 0 0 10 17,5 IIIB 0 0 1 6 0 7 12,3 IV 1 2 1 1 32 37 64,9 Số BN 4 6 8 7 32 57 % 7,0 10,5 14,0 12,3 56,1 10 bệnh nhân đã có sự khác biệt trong phân chia giai đoạn là những trường hợp chưa có di căn xa trong tổng cộng 25 bệnh nhân được chẩn đoán theo phương pháp thường qui (chiếm 40%) được đánh giá là tăng giai đoạn bệnh khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT. Sơ đồ 1: Sơ đồ biểu diễn tăng giai đoạn khi dùng PET/CT của 10/25 bệnh nhân chưa có di căn xa chẩn đoán bởi phương pháp thường qui Khảo sát các trường hợp di căn xa Tổng cộng có 37 bệnh nhân có di căn xa trên hình ảnh PET/CT. 5 bệnh nhân di căn xa không được phát hiện và 32 bệnh nhân có di căn xa đã được phát hiện theo phương pháp chẩn đoán thường qui. Những di căn thường gặp bao gồm 22 trường hợp di căn xương (59,5%), 12 di căn não (32,4%), 8 di căn thượng thận (21,6%), 7 di căn phổi (18,9%), 4 di căn gan (10,8%), 2 di căn tụy (5,4%). Trong 12 bệnh nhân có di căn não được phát hiện trên MRI, có 6 bệnh nhân (chiếm 50%) được xác định có tổn thương di căn não không tăng hấp thu FDG hình ảnh PET nhưng xác định rõ hình ảnh CT có dùng thuốc cản quang trong ghi hình PET/CT, nên cũng được xem là PET/CT cho kết quả dương tính, tức là có di căn não. 17/32 bệnh nhân (53%) có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui nhưng hình ảnh PET/CT đã phát hiện có thêm di căn ở các cơ quan khác, trong đó 7 bệnh nhân có thêm 2 cơ quan bị di căn và 10 bệnh nhân có thêm 1 cơ quan bị di căn. (bảng 3) Bảng 3: Số lượng cơ quan có di căn thêm trên hình ảnh PET/CT trong 32 trường hợp có di căn xa được chẩn đoán theo phương pháp thường qui Số BN % Không thay đổi số lượng cơ quan di căn 15 47 Có thêm 2 cơ quan bị di căn 7 22 Có thêm 1 cơ quan bị di căn 10 31 Khảo sát các trường hợp di căn hạch 38/57 bệnh nhân (66,7%) đã có sự tương hợp trong chẩn đoán di căn hạch giữa phương pháp PET/CT và phương pháp chẩn đoán thường qui với hệ số tương hợp Kappa là 0,56. 28 bệnh nhân không có di căn hạch tại chỗ tại vùng được đánh giá theo phương pháp chẩn đoán thường qui, đã có 13 bệnh nhân (chiếm 46%) phát hiện có di căn hạch tại chỗ tại vùng trên hình ảnh PET/CT, trong đó 1 trường hợp di căn hạch N1, 9 trường hợp di căn hạch N2 và 3 trường hợp di căn hạch N3. Có 1 trong 2 bệnh nhân di căn hạch N1 được đánh giá theo phương pháp chẩn đoán thường qui đã có di căn hạch N2 trên hình ảnh PET/CT và 5/19 bệnh nhân (26%) di căn hạch N2 được đánh giá theo phương pháp chẩn đoán thường qui đã có di căn hạch N3 trên hình ảnh PET/CT. (bảng 4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 113 Bảng 4: Phân chia giai đoạn hạch di căn tại chỗ tại vùng theo phương pháp thường qui so với hình ảnh PET/CT Phương pháp thường qui PET/CT N0 N1 N2 N3 Số BN % N0 15 0 0 0 15 26,3 N1 1 1 0 0 2 3,5 N2 9 1 14 0 2 42,1 N3 3 0 5 8 16 28,1 Số BN 28 2 19 8 57 % 49,1 3,5 33,3 14,0 BÀN LUẬN PET/CT là một kỹ thuật chẩn đoán đánh giá chuyển hóa và giải phẫu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tế bào ung thư, đặc biệt ung thư phổi thường gia tăng hoạt động chuyển hóa glucose, nên biểu hiện hấp thu nhiều thuốc FDG (một chất tương tự glucose) trong ghi hình PET/CT. Do có những ưu điểm trong chẩn đoán những thay đổi chuyển hóa sớm trong các tổn thương nguyên phát ở phổi, tổn thương di căn và thực tiễn lâm sàng chứng minh, nên PET/CT đã được khuyến cáo thêm vào trong các phương pháp thường qui để xác định chẩn đoán, phân chia giai đoạn và theo dõi điều trị ung thư phổi theo các hướng dẫn của NCCN và của hội Y học hạt nhân Hoa Kỳ(7) v.v. Nghiên cứu hiện tại cho thấy sự tương hợp giữa phương pháp PET/CT và phương pháp chẩn đoán thường qui về phân chia giai đoạn bệnh ung thư phổi trước điều trị trong 82,5% trường hợp với hệ số Kappa là 0,68. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Chin R Jr và CS năm 2002 đã tìm thấy sự tương hợp trong 83% các trường hợp với chỉ số Kappa 0,67(6). 10 trường hợp (17,5%) trong nghiên cứu hiện tại đã có thay đổi giai đoạn khi đánh giá bằng hình ảnh PET/CT. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và Trần Hải Bình, bệnh viện Bạch Mai mà cho thấy PET/CT làm thay đổi giai đoạn bệnh ở 30% trường hợp(13), hay nghiên cứu của Prévost A và CS cho thấy PET/CT thay đổi giai đoạn bệnh trong 28% trường hợp ung thư phổi(4). Điều này có thể giải thích là do hơn 50% số bệnh nhân trong nghiên cứu hiện tại được chẩn đoán ở giai đoạn IV trước khi ghi hình PET/CT và 10 trường hợp khác biệt giai đoạn, là trong số 25 trường hợp (chiếm đến 40%) thuộc nhóm chưa có di căn xa khi chẩn đoán bằng phương pháp thường qui đã biểu hiện tăng giai đoạn bệnh khi khảo sát bằng PET/CT. Chúng tôi tin rằng, với sự thay đổi giai đoạn bệnh khi khảo sát bằng hình ảnh PET/CT sẽ giúp cho bác sĩ quyết định tốt hơn phương án điều trị, mặc dù nghiên cứu hiện tại không đánh giá sự thay đổi quyết định do một số bác sĩ đã ngần ngại đưa ra những quyết định lâm sàng khi chưa có hình ảnh PET/CT. Một số nghiên cứu trong y văn như nghiên cứu của Prévost A và cs cho thấy PET/CT đã làm thay đổi quyết định phẫu thuật trong 19% các trường hợp mà cần phải chuyển sang hóa trị(16), còn nghiên cứu của Mac Manus MP cho thấy 25- 30% bệnh nhân không thể xạ trị tận gốc vì hình ảnh PET/CT phát hiện bệnh đã tiến xa(12). Đánh giá những bệnh nhân di căn xa không thay đổi giai đoạn bệnh trước và sau khi ghi hình PET/CT, nhưng số lượng cơ quan di căn tăng nhiều hơn 50% trường hợp. Điều này chứng tỏ rằng, PET/CT giúp đánh giá toàn diện hơn tình trạng bệnh lý, góp phần vào chọn lựa hướng điều trị và có lẽ giúp tiên lượng tình trạng bệnh. Đánh giá tình trạng di căn hạch tại chỗ tại vùng, chúng tôi nhận thấy có 66,7% trường hợp đã có sự phù hợp trong chẩn đoán di căn hạch giữa phương pháp PET/CT và phương pháp chẩn đoán thường qui với hệ số tương hợp Kappa 0,56. PET/CT đã phát hiện mức độ hạch di căn nhiều hơn so với phương pháp chẩn đoán thường qui hiện nay. Điều này có thể giải thích do một số hạch nhỏ tại chỗ tại vùng đã được xem là hạch lành tính trên hình ảnh CT, nhưng lại tăng hoạt động chuyển hóa ý nghĩa trên hình ảnh PET/CT. Kết quả này cũng phù hợp trong một số nghiên cứu khi cho rằng PET tốt hơn CT trong chẩn đoán di căn hạch trung thất từ ung thư phổi(4,11). Đối với những hạch Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 114 khó xác định có phải di căn không trên hình ảnh PET/CT, chúng tôi không xem những hạch này là di căn để giảm thiểu những trường hợp dương tính giả, vì chúng tôi không thể kiểm chứng các hạch này bằng kết quả giải phẫu bệnh và theo kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy có một tỷ lệ nhỏ hạch viêm ở trung thất phản ứng từ viêm phổi kèm theo hay viêm phổi hoặc lao phổi trước đây cũng biểu hiện tăng hoạt động chuyển hóa. Vì vậy, việc xác định di căn hạch tại chỗ tại vùng trong ung thư phổi luôn được hội chẩn bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã kết hợp CT có cản quang trong qui trình PET/CT để định vị chính xác hơn vị trí tổn thương và tăng khả năng phát hiện bệnh, ngay cả những tổn thương không tăng hoạt động chuyển hóa. Đã có 50% trường hợp tổn thương di căn não trong nghiên cứu hiện tại đã không biểu hiện tăng hoạt động chuyển hóa glucose trên hình ảnh PET. Điều này có thể được giải thích rằng não là cơ quan bình thường sử dụng glucose nhiều cho hoạt động, tổn thương di căn não có thể không tăng chuyển hóa glucose hơn so với nhu mô não lành tính và có thể do độ phân giải của kỹ thuật PET thấp hơn so với CT và MRI. Tuy nhiên những tổn thương di căn não nêu trên đã được phát hiện nhờ CT chẩn đoán trong qui trình PET/CT, vì vậy chúng tôi vẫn xem PET/CT dương tính trong chẩn đoán tổn thương di căn não này. Như vậy, nếu dùng CT không cản quang trong PET/CT để hiệu chỉnh tia xạ hay định vị giải phẫu như qui trình chuẩn ở một số trung tâm có khả năng giảm cơ hội phát hiện tổn thương di căn não n
Tài liệu liên quan