Vai trò của tăng Triglycerid trong viêm tụy cấp

Mở đầu: Tăng triglyceride máu (TG) rất thường gặp do nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát do rượu, đái tháo đường, dùng thuốc Tăng TG máu đặc biệt mức nặng có thể là nguyên nhân của viêm tụy cấp (VTC), trong khi đó rượu cũng có thể gây ra VTC. Cả 2 có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của VTC. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tăng TG ở bệnh nhân VTC và đánh giá mối liên quan giữa tăng TG máu và uống rượu ở bệnh nhân VTC. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát 178 bệnh nhân bị VTC chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. Ghi nhận số bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử và viêm tụy cấp tái phát.Chọn 3 mức tăng TG: > 150mg/dL, > 500mg/dL và > 1000mg/dL. Sử dụng hệ số tương quan để đánh giá mối tương quan giữa tăng TG, uống rượu và VTC; dùng hồi qui đa biến để đánh giá vai trò của TG và uống rượu đối với VTC. Kết quả: Nghiên cứu có 178 bệnh nhân (n=178) gồm 120 nam (67,4%) và 58 nữ (32,6%). Tỉ lệ tăng TG >150mg/dL: 58,9% , TG>500mg/dL: 19,1% và TG >1000mg/dl: 10,1%. Nhóm uống rượu có tăng TG nhiều hơn so với nhóm không uống rượu (p=0,0001). Phân tích đa biến, uống rượu, đái tháo đường và BMI đều có tương quan có ý nghĩa với TG, trong đó uống rượu tương quan nhiều nhất với TG, với hệ số tương quan B=0,34.Nhóm TG máu > 500mg/dL có VTC tái phát nhiều hơn so với nhóm TG máu < 500mg/dL (p=0,005) và có sự tương quan giữa TG với VTC tái phát (r=0,19 với p <0,05). Có sự tương quan giữa uống rượu với VTC tái phát (r=0,33 với p<0,01). Với phân tích hồi qui đa biến, uống rượu có hệ số B=0,56 (p<0,001) và TG có hệ số B=0,35 (p=0,06) đối với VTC tái phát. TG có tương quan với VTC hoại tử (r=0,24 với p < 0,01). Nhóm uống rượu cũng có tương quan với viêm tụy hoại tử (r=0,21 với p<0,01). Với phân tích hồi qui đa biến, TG có tương quan với viêm tụy hoại tử (hệ số tương quan B=0,17 với p=0,02), nhưng rượu tương quan không có ý nghĩa. Kết luận: Tăng TG ở bệnh nhân VTC khá thường gặp 58,9% (nếu chọn ngưỡng TG>150mg/dL). Nguyên nhân của VTC chủ yếu liên quan đến rượu và tăng TG. Có mối liên quan giữa tăng TG, uống rượu với VTC tái phát và VTC hoại tử: rượu có vai trò nhiều hơn TG trong VTC tái phát, nhưng tăng TG lại có vai trò nhiều hơn rượu trong VTC hoại tử.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của tăng Triglycerid trong viêm tụy cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 395 VAI TRÒ CỦA TĂNG TRIGLYCERID TRONG VIÊM TỤY CẤP Huỳnh Tấn Đạt*, Nguyễn Thy Khuê* TÓM TẮT Mở đầu: Tăng triglyceride máu (TG) rất thường gặp do nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát do rượu, đái tháo đường, dùng thuốcTăng TG máu đặc biệt mức nặng có thể là nguyên nhân của viêm tụy cấp (VTC), trong khi đó rượu cũng có thể gây ra VTC. Cả 2 có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của VTC. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tăng TG ở bệnh nhân VTC và đánh giá mối liên quan giữa tăng TG máu và uống rượu ở bệnh nhân VTC. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát 178 bệnh nhân bị VTC chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. Ghi nhận số bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử và viêm tụy cấp tái phát.Chọn 3 mức tăng TG: > 150mg/dL, > 500mg/dL và > 1000mg/dL. Sử dụng hệ số tương quan để đánh giá mối tương quan giữa tăng TG, uống rượu và VTC; dùng hồi qui đa biến để đánh giá vai trò của TG và uống rượu đối với VTC. Kết quả: Nghiên cứu có 178 bệnh nhân (n=178) gồm 120 nam (67,4%) và 58 nữ (32,6%). Tỉ lệ tăng TG >150mg/dL: 58,9% , TG>500mg/dL: 19,1% và TG >1000mg/dl: 10,1%. Nhóm uống rượu có tăng TG nhiều hơn so với nhóm không uống rượu (p=0,0001). Phân tích đa biến, uống rượu, đái tháo đường và BMI đều có tương quan có ý nghĩa với TG, trong đó uống rượu tương quan nhiều nhất với TG, với hệ số tương quan B=0,34.Nhóm TG máu > 500mg/dL có VTC tái phát nhiều hơn so với nhóm TG máu < 500mg/dL (p=0,005) và có sự tương quan giữa TG với VTC tái phát (r=0,19 với p <0,05). Có sự tương quan giữa uống rượu với VTC tái phát (r=0,33 với p<0,01). Với phân tích hồi qui đa biến, uống rượu có hệ số B=0,56 (p<0,001) và TG có hệ số B=0,35 (p=0,06) đối với VTC tái phát. TG có tương quan với VTC hoại tử (r=0,24 với p < 0,01). Nhóm uống rượu cũng có tương quan với viêm tụy hoại tử (r=0,21 với p<0,01). Với phân tích hồi qui đa biến, TG có tương quan với viêm tụy hoại tử (hệ số tương quan B=0,17 với p=0,02), nhưng rượu tương quan không có ý nghĩa. Kết luận: Tăng TG ở bệnh nhân VTC khá thường gặp 58,9% (nếu chọn ngưỡng TG>150mg/dL). Nguyên nhân của VTC chủ yếu liên quan đến rượu và tăng TG. Có mối liên quan giữa tăng TG, uống rượu với VTC tái phát và VTC hoại tử: rượu có vai trò nhiều hơn TG trong VTC tái phát, nhưng tăng TG lại có vai trò nhiều hơn rượu trong VTC hoại tử. Từ khóa: tăng triglyceride máu, viêm tụy cấp, uống rượu, viêm tụy tái phát, viêm tụy hoại tử. ABSTRACT ROLE OF HYPERTRIGLYCERIDEMIA IN ACUTE PANCREATITIS Huynh Tan Dat, Nguyen Thy Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 395 - 401 Background: Hypertriglyceridemia (HTG) is common and may be primary in origin or secondary to alcohol abuse, diabetes mellitus, use of drugsAcute pancreatitis (AP) can results from HTG, especially severe, and/or alcohol. Objective: To determine the prevalence of HTG in acute pancreatitis patients and to evaluate the correlation between HTG and alcohol abuse in acute pancreatitis (AP). Bộ Môn Nội Tiết - Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc ThS.BS. Huỳnh Tấn Đạt ĐT: 0903805435 Email: bsdat71@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 396 Research design and methods: With cross-sectional study, we observed 178 AP patients diagnosed by the clinical criteria and paraclinical criteria. We recorded the cases of necrotizing pancreatitis and recuring pancreatitis. We chose 3 cut-off levels of HTG: > 150mg/dL, > 500mg/dL and > 1000mg/dL. We used the correlation coefficient to evaluate the correlation between HTG, alcohol abuse and AP. Multiple logistic regression analysis was used to assess the roles of triglyceride and alcohol to AP. Results: There were 178 AP patients (n=178) with 120 males (67.4%) and 58 females (32.6%), mean age of male 40.9 ± 12.8 and of female 55.6 ± 18.8. Prevalence of HTG > 150mg/dL: 58.9%, TG > 500mg/dL: 19.1% and TG > 1000mg/dl: 10.1%. Prevalence of HTG in alcohol group is significant higher than that in non-alcohol group (p=0.0001). With multiple variable analysis, alcohol, diabetes and BMI had the significant correlation to triglyceride, but alcohol had strongest correlation with correlation coefficient B = 0.34. The ratio of recurring pacreatitis in patients having triglyceride> 500mg/dL was significantly higher than that in patients having triglyceride <500mg/dL (p=0.005) and there was a significantly correlation between TG and recurring pacreatitis (r=0.19, p<0.05). There was also the correlation between alcohol and recuring pancreatitis (r=0.33, p<0.01). With multiple variable analysis to recuring pancreatitis, alcohol had coefficient B= 0.56 (p<0.001) and TG with B = 0.35 (p=0.06). TG had correlation to necrotizing pancreatitis (r=0.24, p < 0.01). Alcohol use had also correlation to necrotizing pancreatitis (r = 0.21, p < 0.01). With multiple variable analysis, TG had correlation to necrotizing pancreatitis (coefficient B=0.17, p = 0.02), but alcohol not significant correlation. Conclusions : HTG in AP patients is common, prevalence of HTG is 58.9% if the cut-off level of TG > 150mg/dL. The common causes of AP are alcohol use and HTG. There is the correlation between HTG and alcohol in AP patients and also in recurring pancreatitis or in necrotizing pancreatitis. The role of alcohol is stronger than that of TG in recurring pancreatitis whereas the role of HTG is more powerful than that of alcohol in necrotizing pancreatitis. Keywords: hypertriglyceridemia, acute pancreatitis, alcohol use, recurring pancreatitis, necrotizing pancreatitis. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tụy cấp (VTC) là một bệnh lí cấp cứu thường gặp, 2 nguyên nhân hàng đầu của VTC là rượu và sỏi mật; nguyên nhân tăng triglycerid (TG) máu ít gặp hơn nên ít được chú ý trên lâm sàng. Trong khi đó tăng TG máu rất thường gặp trong dân số hiện nay, nhất là tăng TG thứ phát do tình trạng béo phì, hội chứng chuyển hoá, bệnh đái tháo đường típ 2, tình trạng uống rượu, ít vận độngTác giả Toskes(15) đã ghi nhận tỉ lệ rối loạn lipid máu trong VTC là 12-38%, trong khi đó Yadav(16) tổng kết các nghiên cứu thấy trong VTC do tất cả các nguyên nhân có huyết thanh đục (tăng TG máu nặng) từ 4% đến 20%, và TG tăng trên mức bình thường có thể lên đến 50%. Ngoài ra rượu có thể làm tăng TG máu(3,12,14,15,16). Như vậy người uống rượu có thể bị VTC do rượu nhưng cũng có thể do tăng TG góp phần trong cơ chế bệnh sinh, cả 2 phối hợp gây nên VTC. Ở Việt nam chưa có báo cáo về tỉ lệ tăng TG cũng như đánh giá mối tương quan giữa rượu và tăng TG ở bệnh nhân VTC, nên chúng tôi thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ tăng TG máu ở bệnh nhân VTC theo các mức TG máu, đặc biệt mức tăng TG máu nặng. Đánh giá mối liên quan giữa tăng TG máu và uống rượu ở bệnh nhân VTC. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tăng triglycerid với VTC hoại tử và VTC tái phát giữa nhóm uống rượu và không uống rượu. THIẾT KẾ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu, khảo sát 178 bệnh nhân bị VTC nằm điều trị ở khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 397 nội tiêu hóa và ngoại tổng quát của 2 bệnh viện: Chợ Rẫy và Nhân dân 115 từ tháng 5/2005 đến tháng 4/2006. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận lợi, liên tục, không xác suất. Chẩn đoán VTC dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng (đau bụng, buồn nôn, nôn) và cận lâm sàng (Amylase máu > 3 lần bình thường, amylase niệu > 500 UI/L và/ hoặc lipase máu > 190 UI/L, siêu âm bụng, CT scan bụng có hình ảnh của VTC). Ghi nhận số bệnh nhân bị viêm tụy hoại tử (chẩn đoán bằng hình ảnh CT scan bụng và/hoặc sau phẫu thuật) và viêm tụy cấp tái phát (chẩn đoán bằng tiền sử số lần nhập viện và được chẩn đoán VTC). Bệnh nhân được thử bilan mỡ vào sáng sớm hôm sau khi nhập viện. Chọn 3 ngưỡng tăng TG: >150mg/dL, >500mg/dL (có nguy cơ VTC) và >1000mg/dL (nguy cơ rất cao VTC). Ước lượng rượu bia uống trung bình mỗi tuần bằng số suất rượu (1 suất rượu =12g cồn), ghi nhận thời gian bắt đầu uống đến lúc nhập viện vì VTC trong lần nghiên cứu này. Sử dụng hệ số tương quan Pearson đối với biến định lượng hoặc hệ số tương quan Spearman đối với biến định tính để đánh giá mối tương quan giữa tăng TG, uống rượu và VTC; dùng hồi qui đa biến để đánh giá vai trò của TG và uống rượu đối với VTC. KẾT QUẢ Bảng 1: Dân số nghiên cứu Giới Nam Nữ Tổng cộng Số người VTC 120 (67,4%) 58 (32,6%) 178 Nghiên cứu của chúng tôi có 178 bệnh nhân (n=178), nam chiếm khoảng 2/3 số bệnh nhân (bảng 1). Trong đó số bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy là 138 ca ( 67,4% nam), bệnh viện 115 có 40 ca (67,5% nam). Bảng 2: Mô tả dân số VTC theo giới tính Giới Nam Nữ p Tuổi (năm) 40,9±12,8 55,6±18,8 <0,0001 BMI(kg /m²) 22,1±3,3 21,4±3,1 NS TG(mg/dL) 458,6 ±554,1 211,8±348,7 0,002 Log TG 2,43±0,43 2,15±0,32 0,0001 CT(mg/dL) 193,1±105,5 186,9±119,2 NS HDL(mg/dL) 35,3±16,8 37,3±5,1 NS LDL(mg/dL) 78,0±37,8 96,9±35,8 0,005 Trung bình ± SD (độ lệch chuẩn). CT: Cholesterol. NS: Không có ý nghĩa thống kê. Ở nam: bệnh nhân trẻ nhất 19 tuổi và già nhất 76 tuổi; ở nữ người trẻ nhất 20 tuổi và già nhất 86 tuổi. Tuổi trung bình bệnh nhân nữ lớn hơn so với bệnh nhân nam một cách có ý nghĩa. BMI trung bình không khác nhau giữa 2 giới. Nồng độ TG trung bình ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p=0,002). LDL trung bình ở nữ cao hơn ở nam (p=0,005) và chỉ có 135 bệnh nhân có kết quả LDL. Bảng 3: Tỉ lệ tăng TG trong VTC TG >150mg/dL >500mg/dL >1000mg/dL Số bệnh nhân (n=178) 105 ca(58,9%) 34 ca(19,1%) 18 ca(10,1%) Tỉ lệ tăng TG trong VTC rất thường gặp, đối với ngưỡng TG > 150mg/dl chiếm 58,9%, tỉ lệ tăng TG nặng cũng khá cao (bảng 3). Nguyên nhân của tăng TG nặng (> 500mg/dl và > 1000mg/dl) chủ yếu liên quan đến rượu và đái tháo đường (ĐTĐ)(bảng 4). Bảng 4: Đặc điểm những bệnh nhân có TG > 500mg/dL và TG > 1000mg/dL Liên quan tăng TG Số ca TG > 500mg/dl (n=34) Số ca TG > 1000mg/dL (n=18) Rượu 19 7 Rượu và ĐTĐ 8 7 Liên quan đến thuốc (corticoid, estrogen) 2 2 Không rõ nguyên nhân 5 2 Sỏi đường mật, tụy 0 0 Trong nghiên cứu có 82 người uống rượu (46,1%, n=178), chỉ gặp trong dân số nam. Nhóm uống rượu có tăng TG (TG>150mg/dL) nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm không uống rượu (bảng 5) (trình bày bằng bảng 2x2). Bảng 5: So sánh tăng TG và uống rượu Tăng TG Tổng cộng p Không Có Uống Có 19 63 82 0,0001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 398 rượu Không 54 42 96 Tổng cộng 73 105 178 Phân tích đa biến cho thấy uống rượu, đái tháo đường và BMI đều có tương quan có ý nghĩa với TG, trong đó uống rượu tương quan nhiều nhất với TG với B cao nhất =0,34 (bảng 6). Bảng 6: Phân tích đa biến ĐTĐ, rượu và BMI (chỉ số khối cơ thể) Log TG B ± SE p ĐTĐ Uống rượu BMI 0,31 ± 0,08 0,34 ± 0,05 0,041 ± 0,008 <0,0001 < 0,0001 < 0,0001 Trong đó B là hệ số tương quan, SE: sai lầm chuẩn. Xét đến VTC tái phát: có 57 ca (32%, n=178) VTC tái phát, ít nhất đã bị 1 lần, nhiều nhất là 5 lần. Nhóm TG máu >500mg/dL có VTC tái phát nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm TG máu <500mg/dL (p=0,005) (bảng 7) và có sự tương quan giữa TG với VTC tái phát (r=0,19 với p <0,05) (bảng 8). Nhóm uống rượu có tỉ lệ VTC tái phát nhiều hơn so với nhóm không uống rượu (46,3% so với 19,8%) (p=0,0001) và có sự tương quan giữa uống rượu với VTC tái phát (r=0,33 với p<0,01). Với hồi qui đa biến, uống rượu có tương quan với VTC tái phát nhiều hơn so với TG (B=0,56 so với B=0,35) (bảng 9). Bảng 7: So sánh tăng TG và VTC tái phát Tăng TG >500mg/dL Tổng cộng p Không Có VTC tái phát Không 104 17 121 0,005 Có 38 19 57 Tổng cộng 142 36 178 Bảng 8: Tương quan TG với các biến số khác (phân tích đơn biến) Log TG r p BMI 0,32 < 0,01 HDL - 0,11 NS Uống rượu 0,42 < 0,01 VTC hoại tử 0,24 < 0,01 VTC tái phát 0,19 < 0,05 Phân tích đơn biến TG tương quan có ý nghĩa với BMI, uống rượu, VTC hoại tử và VTC tái phát. Bảng 9: Phân tích hồi qui đa biến tăng TG, uống rượu với VTC tái phát VTC tái phát B ± SE p Uống rượu TG > 500mg/dL 0,56 ± 0,08 0,35 ± 0,05 < 0,0001 0,06 B là hệ số tương quan, SE: sai lầm chuẩn Bảng 10: Phân tích hồi qui đa biến tăng TG, uống rượu với VTC hoại tử VTC hoại tử B ± SE p Uống rượu Log TG 0,09 ± 0,06 0,17 ± 0,07 NS 0,02 B là hệ số tương quan, SE: sai lầm chuẩn. NS: không có ý nghĩa. Xét đến viêm tụy hoại tử: có 29 ca (16,3%, n=178). TG có tương quan có ý nghĩa với VTC hoại tử (r=0,24 với p<0,01) (bảng 8) và nhóm tăng TG máu bị viêm tụy hoại tử nhiều hơn nhóm không tăng TG máu (23 ca so với 6 ca)(p=0,01). Nhóm uống rượu cũng có tương quan với viêm tụy hoại tử (r = 0,21 với p < 0,01) và nhóm uống rượu bị viêm tụy hoại tử nhiều hơn so với nhóm không uống rượu (20 ca so với 9 ca) (p=0,008). Với phân tích hồi qui đa biến, TG có tương quan có ý nghĩa với viêm tụy hoại tử (p=0,02), nhưng rượu tương quan không có ý nghĩa (bảng 10). BÀN LUẬN Tỉ lệ tăng TG máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,9% khi chọn ngưỡng tăng TG >150mg/dL, cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trong dân số chung không bị VTC có cùng tiêu chuẩn tăng TG như trong nghiên cứu của Duc Son(10) là 28,4% và trong nghiên cứu NHANES III ở Mỹ là 30%(6). Có thể giải thích do trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhân uống rượu bia nhiều nên có thể làm tăng TG, và trong nghiên cứu cũng có tỉ lệ ĐTĐ khá cao (10,7%) không điều trị liên tục, đường huyết không ổn định nên có thể góp phần làm tăng tỉ lệ tăng TG. So sánh với các nghiên cứu khác trên dân số VTC thấy rằng với mức TG >150mg/dL (1,7mmol/L) nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ tăng TG cao hơn nhiều. Nghiên cứu của Jiang(9) thực hiện ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ tăng TG là 11,3%. Tác giả chia 2 nhóm: nhóm VTC có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 399 tăng TG và nhóm không tăng TG và thấy rằng nhóm không tăng TG có nguyên nhân chủ yếu là sỏi mật (chiếm 80,2%) và nguyên nhân do rượu là 4,2% khác biệt có ý nghĩa so với nhóm VTC có tăng TG (sỏi mật chiếm 28,6%, rượu chiếm 14,3%). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ TG cao hơn là do dân số nghiên cứu uống rượu nhiều và tỉ lệ sỏi mật thấp, ngược với nguyên nhân VTC trong nghiên cứu của Jiang. Trong nghiên cứu của Dominguez- Munoz(4) thực hiện ở Đức, tỉ lệ tăng TG là 47% với ngưỡng TG > 140mg/dL (1,6 mmol/L). Trong nghiên cứu này rượu cũng là nguyên nhân chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 38,8%. Trong nghiên cứu của Buch(2) thực hiện ở Đan Mạch, tỉ lệ tăng TG trong VTC là 32,5% sử dụng ngưỡng tăng TG > 200mg/dL. Tỉ lệ tăng TG ở 2 nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, trong đó cũng có sự tương đồng về nguyên nhân: rượu chiếm đa số, sỏi mật ít hơn. Tác giả Yadav(16) thấy rằng nồng độ TG tăng trên mức bình thường có thể lên đến 50% bệnh nhân bị VTC do tất cả các nguyên nhân ở các nghiên cứu. Sự thay đổi lớn tỉ lệ tăng TG trong các nghiên cứu được giải thích là do sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán tăng TG khác nhau, dân số nghiên cứu khác nhau, phụ thuộc nguyên nhân gây VTC, và liên quan chặt chẽ tới thời gian lấy máu thử TG khi khởi phát VTC. Tăng TG >500mg/dL trong nghiên cứu chúng tôi có tỉ lệ 19,1% (34 ca/ 178). Ở mức tăng này đã có nguy cơ cao bị VTC, đồng thời ở mức này đều có huyết thanh đục. Tỉ lệ này phù hợp với ghi nhận của Yadav(16) huyết thanh của bệnh nhân VTC có màu đục trong 4 đến 20% bệnh nhân. Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu hồi cứu của Đào Xuân Lãm(5) tổng kết chỉ có 2 ca tăng TG ở mức 500-1000mg/dL trong 232 ca VTC, số trường hợp tăng TG ít này có thể do chỉ có 1/3 trường hợp được đo TG. Trong nghiên cứu hồi cứu của Fortson(7) thực hiện ở 4 bệnh viện của Mỹ thì tỉ lệ VTC lúc xuất viện có nguyên nhân do tăng TG là 1,3 % -3,8%, sau khi tác giả loại trừ hết các nguyên nhân gây VTC thường gặp như sỏi mật, rượu, chấn thương và chọn ngưỡng tăng TG >500mg/dL. Trong nghiên cứu của chúng tôi nếu chọn theo tiêu chuẩn như nghiên cứu của Fortson thì tỉ lệ tăng TG gây VTC là 3,9% (7 ca/178); một tỉ lệ tương tự như nghiên cứu của Fortson. Đối với nồng độ TG > 1000mg/dL được cho là nguy cơ rất cao của VTC, một số nghiên cứu đã chọn mức này xem như là nguyên nhân của VTC nếu VTC xảy ra và không có yếu tố nguyên nhân khác như sỏi mật, rượu, khối u và chấn thương(1, 4). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tăng TG ở mức này là 10,1% (18 ca). Trong đó có 2 trường hợp không có liên quan đến rượu và sỏi mật: 1 trường hợp tăng TG nặng có sử dụng corticoid để điều trị hội chứng thận hư và 1 trường hợp có sử dụng thuốc có estrogen để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. 2 trường hợp tăng TG này có thể do thuốc (sử dụng corticoid, estrogen), cũng có thể do bệnh lí nền điều trị bằng các thuốc này gây tăng TG (hội chứng thận hư và buồng trứng đa nang). Nguyên nhân tăng TG nặng chủ yếu là do rượu và ĐTĐ có đường huyết không ổn định (bảng 4). Nếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng TG gây VTC như các tác giả nước ngoài(1,4) thì tăng TG nặng (> 1000mg/dL) gây VTC là 2,3% (4/ 178 ca). So sánh với nghiên cứu của Athyros (1) tỉ lệ tăng TG > 1.000mg/dL ở bệnh nhân VTC là 6,9% (n=246), trong 17 ca tăng TG nặng: 8 ca tăng TG có tính gia đình, 5 ca do ĐTĐ, do thuốc 2 trường hợp, 1 ca do tăng chylomicron gia đình và 1 ca tăng TG do mang thai. Có sự khác biệt về nguyên nhân của nghiên cứu chúng tôi với nghiên cứu của Athyros, nguyên nhân chủ yếu tăng TG nặng của chúng tôi là do rượu và ĐTĐ, không ghi nhận tăng TG có tính gia đình, trong khi đó trong nghiên cứu của Athyros là tăng TG có tính gia đình và ĐTĐ. Có lẽ do dân số nghiên cứu của chúng tôi uống rượu nhiều nên góp phần làm cho tỉ lệ tăng TG nặng nhiều hơn (10,1% so với 6,9% của Athyros). Nguyên nhân gây VTC tái phát nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là do rượu và tăng TG máu. Nhiều bệnh nhân bị VTC tái phát, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 400 nhiều nhất đến 5 lần do bệnh nhân không ngưng uống rượu mặc dù đã bị VTC tái phát nhiều lần và tăng TG máu không được theo dõi và điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi với hồi qui đa biến, uống rượu có tương quan với VTC tái phát nhiều hơn so với TG (B=0,56 so với B=0,35) (bảng 9). Athyros(1) theo dõi 17 bệnh nhân bị VTC do tăng TG với thời gian trung bình 42 tháng, thấy rằng tất cả bệnh nhân không bị VTC tái phát khi thực hiện đúng chế độ ăn và dùng thuốc hạ lipid máu liên tục, chỉ có 1 bệnh nhân bị tái phát do không điều trị tăng lipid máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tất cả 29 ca viêm tụy hoại tử chiếm 16,3% dân số nghiên cứu. Kết quả tương tự với nghiên cứu của Fortson(7), tỉ lệ viêm tụy hoại tử là 15% với cỡ mẫu 70 bệnh nhân. Dominguez-Munoz(4) thấy rằng nhóm bệnh nhân bị VTC hoại tử có nồng độ TG máu lúc nhập viện cao hơn so với nhóm VTC phù nề, và tăng TG có thể có vai trò làm nặng thêm VTC. Trong nghiên cứu của chúng tôi rượu cũng có tương quan với viêm tụy hoại tử (r=0,21 với p <0,01) và nhóm uống rượu bị viêm tụy hoại tử nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm không uống rượu (p =0,008). Nếu tính trên
Tài liệu liên quan