Vai trò tắc mạch trong vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín

Đặt vấn đề: Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của phương pháp thuyên tắc động mạch trong điều trị bảo tồn các tạng đặc trong chấn thương bụng kín. Hiện nay, Hiệp hội kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ đã công nhận thuyên tắc động mạch là một lựa chọn điều trị. Mục tiêu: 1. Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc chấn thương bụng kín. 2. Đưa vào phác đồ điều trị bảo tồn gan ứng dụng trong bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, tiền cứu, không đối chứng. Đánh giá tính hiệu quả bằng cách so sánh lượng dịch bù trước và sau can thiệp, chỉ số sốc trước và sau khi can thiệp, và tổng số ngày điều trị. Kết quả: Trong tổng số 09 trường hợp điều trị, 08 trường hợp thành công và cải thiện rõ rệt các thông số liên quan đến sốc và lượng dịch bù trước và sau. Bảo tồn thành công 08 trong số 09 trường hợp vỡ gan và lách do chấn thương bụng kín. Kết luận: Phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín cho thấy tính hiệu quả và khả thi trong việc ứng dụng kỷ thuật mới. Ứng dụng phương pháp này trong phác đồ điều trị có thể mang lại kết quả khả quan cho các bệnh nhân trong việc bảo tồn các tạng đặc trong chấn thương bụng kín

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò tắc mạch trong vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   237 VAI TRÒ TẮC MẠCH TRONG VỠ TẠNG ĐẶC    DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN  Nguyễn Đình Luân*, Nguyễn Anh Dũng*, Trần Minh Hiền*  TÓM TẮT  Đặt vấn  đề: Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của phương pháp thuyên tắc  động mạch trong điều trị bảo tồn các tạng đặc trong chấn thương bụng kín. Hiện nay, Hiệp hội kiểm soát chấn  thương Hoa Kỳ đã công nhận thuyên tắc động mạch là một lựa chọn điều trị.  Mục tiêu: 1. Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc chấn thương bụng kín.  2. Đưa vào phác đồ điều trị bảo tồn gan ứng dụng trong bệnh viện Nhân Dân Gia Định.  Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, tiền cứu, không đối chứng. Đánh giá tính hiệu quả bằng cách so sánh  lượng dịch bù trước và sau can thiệp, chỉ số sốc trước và sau khi can thiệp, và tổng số ngày điều trị.  Kết quả: Trong tổng số 09 trường hợp điều trị, 08 trường hợp thành công và cải thiện rõ rệt các thông số  liên quan đến sốc và lượng dịch bù trước và sau. Bảo tồn thành công 08 trong số 09 trường hợp vỡ gan và lách  do chấn thương bụng kín.  Kết luận: Phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín cho thấy tính hiệu quả và khả  thi trong việc ứng dụng kỷ thuật mới. Ứng dụng phương pháp này trong phác đồ điều trị có thể mang lại kết  quả khả quan cho các bệnh nhân trong việc bảo tồn các tạng đặc trong chấn thương bụng kín.  Từ Khóa: Thuyên tắc động mạch, chấn thương bụng kín.   ABSTRACT  ROLE OF TRANSCATHETER ARTERIAL EMBOLIZATION (TAE)   IN SOLID ORGAN RUPTURE CAUSED BY BLUNT ABDOMINAL INJURY  Nguyen Dinh Luan, Nguyen Anh Dung, Tran Minh Hien   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 236 ‐ 243  Background:  According  to  published  papers,  Transcatheter  Arterial  Embolization  is  effective  in  conservative  treatment  in  solid organ  rupture  caused by blunt abdominal  trauma. TAE  is now a  therapeutic  option which is approved by AAST (American Association for Surgeon of Trauma).  Objective: 1. Estimate the effectiveness of TAE in ruptured solid organ due to blunt abdominal trauma. 2.  Therapeutic algorithm of AAST related to TAE is carefully inserted in our standard clinical practiced.  Method: It is clinical trial, prospective, non randomized. We evaluate the effectiveness by comparaision of  fluid volume and shock index pre and post intervention.   Result: We totally collected nine cases which appropriate for TAE and controversy treatment. Of nine cases,  eight have been successfully treated by endovascular hemostasis. They all have been conservative and avoid open  surgery or splenotomy. All successful cases were critically reduced fluid and blood infusion.   Conclusion:  TAE in blunt abdominal trauma is shown effective and proved to increase successfulness of  conservative treatment. Application of this technique may help patient to save their life, abdominal solid organ  and also avoid open surgery.  Keyword: Transcatheter arterial embolization, Blunt abdominal injury.  * Đơn vị can thiệp mạch máu – Bệnh viện Nhân Dân Gia Đinh  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đình Luân   ĐT: 0944222672  Email: drluannguyen@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  238 ĐẶT VẤN ĐỀ  Chấn thương bụng kín là một cấp cứu ngoại  khoa, việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm giúp  cải  thiện  tỷ  lệ  sống  còn  của  bệnh  nhân. Ngày  nay, việc phát triển các kĩ thuật chẩn đoán giúp  phát hiện nhanh, chính xác các tổn thương, giúp  các  nhà  lâm  sàng  cải  thiện  tỷ  lệ  tử  vong  của  nhóm  bệnh  lý. Ngày  nay,  nguyên  nhân  chấn  thương bụng kín được  thống kê chủ yếu  là  tai  nạn lưu thông, ngoài ra, còn do tai nạn lao động  hoặc đả thương.   Các  cơ  quan  trong  ổ  bụng  thường  bị  tổn  thương  sau  chấn  thương bụng  là  các  tạng  đặc  như: gan, lách. Ngoài ra, các tạng đặc sau phúc  mạc như tụy thận cũng gặp với tỷ lệ ít hơn nhất  là sau những chấn thương nặng. Theo y văn thế  giới,  tỷ  lệ vỡ gan  trong  chấn  thương bụng kín  thay  đổi  vào  khoảng  1%  đến  8%(5),  cao  nhất  trong chấn  thương bụng. Cơ quan xếp  thứ hai  sau gan thường vỡ khi chấn thương bụng kín là  lách. Trong một số nghiên cứu trên MSCT, tỷ lệ  vỡ  lách khoảng 4%  so với 14%  đối với gan(24,7).  Theo tài liệu của các tác giả Việt nam, thống kê  trong hai năm 2001 và 2002, bệnh viện Chợ rẫy  có 267 trường hợp chấn thương bụng kín, trong  đó vỡ gan  chỉ  chiếm 55  các  trường hợp  (30%),  trong  khi  vỡ  lách  chiếm  đến  112  trường  hợp  (67%)(4).   Trước đây, điều  trị chấn  thương bụng kín  chủ yếu là phẫu thuật mở bụng, tuy nhiên việc  điều trị bằng phẫu thuật có tỷ lệ tử vong và tỷ  lệ  biến  chứng  khá  cao(9,3,6,19).  Điều  trị  chấn  thương  bụng  kín  bằng  kĩ  thuật  tắc  mạch  (Transarterial  embolization‐TAE)  đã  được  áp  dụng đầu  tiên  trong chấn  thương vỡ  lách vào  năm 1981(1). Kể  từ đó  đến nay, nhiều báo cáo  cho  thấy  tính  hiệu  quả  và  an  toàn  của  TAE  trong  điều  trị  chấn  thương  bụng  kín  có  tổn  thương tạng đặc gây xuất huyết(11,10,23). Gần đây  nhất, Hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa kỳ  ACST  đã  đưa  phương  pháp  TAE  vào  trong  phác đồ điều  trị cầm máu  trong chấn  thương  bụng  kín  có  tổn  thương  tạng  đặc. Ngoài  ra,  một số nghiên cứu cho thấy điều trị thuyên tắc  mạch  trong chấn  thương  lách giúp duy  trì sự  ổn  định  cơ  chế miễn dịch  và  lượng  tiểu  cầu,  đây  là  một  trong  những  lý  do  thuyết  phục  khẳng  định  việc  điều  trị  bảo  tồn  lách  là  cần  thiết.  Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi  ứng dụng phương pháp cầm máu  tắc mạch  từ  tháng  01/2012,  đến  nay  chúng  tôi  có  được  9  trường  hợp  điều  trị  bằng  phương  pháp  TAE  trong chấn thương bụng kín. Chúng tôi thống kê  và hồi cứu tất cả 9 trường hợp và đánh giá chỉ số  sốc (SI), tổng lượng dịch truyền trước và sau can  thiệp,  thời gian  từ  lúc nhập viện đến khi  được  điều trị can thiệp, hình ảnh học MSCT, siêu âm,  phân loại mức độ nặng và kết quả của phương  pháp TAE.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Tất cả bệnh nhân bị chấn  thương bụng kín  nhập bệnh viện Nhân Dân Gia Định được khám  và điều trị tích cực ban đầu tuân theo nguyên tắc  sơ cấp cứu ban đầu. Tất cả các bệnh nhân đều  được siêu âm bụng và  làm các xét nghiệm  tiền  phẫu  khẩn. Quy  trình  xử  trí một  trường  hợp  chấn thương bụng kín tại bệnh viện Nhân Dân  Gia Định  được  tuân  theo quy  trình xử  lý  chấn  thương bụng kín của AAST (Hiệp hội kiểm soát  chấn thương Hoa Kỳ). Sau khi đánh giá và phân  loại cơ quan  tổn  thương bằng MSCT nếu bệnh  nhân đủ điều kiện khảo sát. Trong  trường hợp  huyết  động  không  ổn  định,  tình  trạng  bệnh  nhân nặng khó khảo sát được MSCT, bệnh nhân  sẽ được phẫu thuật mở bụng cấp cứu. Với hình  ảnh MSCT bụng có cản quang, xác định được cơ  quan tổn thương và bằng chứng có tổn thương  động  mạch  (thoát mạch,  giả  phình),  việc  cân  nhắc điều trị bảo tồn nội khoa hoặc điều trị can  thiệp nội mạch  cầm máu  tối  thiểu  được  đặt  ra  sau khi  thống nhất hội chẩn. Tất cả bệnh nhân  được lựa chọn phải được loại trừ các tổn thương  phối hợp khác  trong  ổ bụng  có  chỉ  định phẫu  thuật ngoại khoa hoặc ngoại khoa thám sát.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   239 Hình 1: Phác đồ xử lý vỡ lách được chuẩn hoá bởi hội Chấn thương Hoa kỳ.  Hình 2: Phác đồ xử lý vỡ gan được chuẩn hoá bởi hội Chấn thương Hoa kỳ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  240 Liver  injury  =  tổn  thương  gan;  initial  evaluation = đánh giá sơ bộ; stable = huyết động  ổn định; unstable = huyết động không ổn định;  Resuscitation = hồi sức tích cực; Abdominal CT =  chụp cắt lớp điện toán ổ bụng; no extravasion =  không có dấu thoát mạch; no clinical bleeding =  không  có  biểu  hiện  chảy máu  trên  lâm  sang;  extravasion =  có dấu  thoát mạch  trên  chụp  cắt  lớp điện toán; clinical bleeding = dấu hiệu chảy  máu  trên  lâm  sàng;  acute  angiography  =  khảo  sát mạch máu  ổ  bụng; DPL/FAST  =  nội  soi  ổ  bụng chẩn đoán/ siêu âm bụng tổng quát; acute  embolization  =  tắc mạch khẩn; OIS  =  đánh giá  mức  độ  tổn  thương  cơ  quan;  angiography  the  next  day  =  khảo  sát  mạch  máu  trì  hoản;  observation = theo dõi; Laparotomy = mở ổ bụng  thám  sát;  DCS  =  trung  tâm  kiểm  soát  chấn  thương; look for the other bleeding source = tìm  các nguyên nhân chảy máu khác.  Hình 3 Một trường hợp vỡ gan  Thuyên  tắc động mạch gan điều  trị vỡ gan  do  chấn  thương  bụng  kín  ở  bệnh  nhân  nữ  21  tuổi.  (a) Trên MSCTscan hiện diện  thoát mạch  đang hoạn động (mũi tên). (b) Chụp động mạch  thân  tạng  thấy  vị  trí  giả  phình  (mũi  tên).  (c)  Chọn lọc nhánh động mạch có giả phình lớn và  thoát mạch  (mũi tên). (d) Hình ảnh động mạch  thân  tạng  sau  khi  đã  tắc  thành  công  chổ  chảy  máu bằng keo.  Hình ảnh siêu âm được dùng để chẩn đoán  sơ bộ ban đầu, xác định có hay không có dịch ổ  bụng và đánh giá sơ lược tìm nguyên nhân xuất  huyết. Trong trường hợp các dấu hiệu lâm sàng  như mạch, huyết áp xấu, lựa chọn hồi sức nhanh  và mổ hở là biện pháp tích cực và đang được áp  dụng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Trong  trường hợp hồi sức có hiệu quả, khảo sát chụp  cắt lớp điện toán có dùng thuốc cản quang là lựa  chọn  tiếp  theo để chẩn đoán xác định và đánh  giá mức  độ  thương  tổn,  đánh giá  cơ quan  tổn  thương và phân độ. Đây  là biện pháp cận  lâm  sàng góp phần quyết  định  lựa chọn biện pháp  can thiệp.   Phương pháp TAE (tắc mạch) bắt đầu bằng  đường  xuyên  kim  nơi  động  mạch  đùi  phải.  Yashiro  5,0F  là  dụng  cụ  vừa  giúp  chẩn  đoán  bằng  cách gắn vào  động mạch  thân  tạng hoặc  động mạch mạc treo tràng trên, vừa là dụng cụ  dẫn  đường  cho  microcatheter  chọn  lọc  vào  nhánh  tổn  thương.  Progreat  2.7F  là  microcatheter  được  sử dụng  để  chọn  lọc  động  mạch tổn thương để gây tắc cầm máu. Gelfoam,  PVA  contour  550  –  710  micron  (Boston  –  Scientific),  hoặc  hổn  hợp  keo NBCA  (B‐Braun)  và lipiodol với tỷ lệ thay đổi sẽ là những vật liệu  gây tắc giúp cầm máu động mạch tổn thương.  Sau khi  tắc mạch, bệnh nhân  được  chuyển  về khoa Hồi  sức ngoại  để  theo dõi và  điều  trị  hậu phẫu. Siêu âm sẽ được thực hiện tuỳ thuộc  vào sinh hiệu và tình trạng bụng.  KẾT QUẢ  Từ hai năm 2012 và 2013, có  tổng cộng 09  trường hợp vỡ tạng đặc được lựa chọn điều trị  can thiệp nội mạch cầm máu được liệt kê trong  bảng 1.  Trong  09  trường  hợp,  có một  trường  hợp  thất bại khi  làm TAE,  chúng  tôi  sẽ bàn  sau về  trường hợp này  liên quan đến nguyên nhân và  hướng xử  trí  tiếp. Tám  trong  số 09 bệnh nhân  thành  công  về mặt  kỷ  thuật  (cầm máu,  bệnh  nhân ra khỏi giai đoạn sốc).  Các trường hợp thành công về mặt kỷ thuật  làm  tắc TAE đều giúp  làm giảm chỉ số sốc của  bệnh nhân, điều trị bảo tồn nội khoa được duy  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   241 trì tiếp tục cho đến xuất viện. Tất cả các trường  hợp vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín đều  luôn đi kèm một hoặc nhiều chấn thương khác,  điều này cho thấy chấn thương bụng kín là chấn  thương nặng và  tác  động của  lực chấn  thương  lớn gây tổn thương cơ quan.   Bảng 1: Tổng số các trường hợp vỡ tạng đặc do  chấn thương bụng kín được điều trị bằng phương  pháp TAE.  Giới Tuổi Lý do nhập viện Chẩn đoán Nam 20 Tai nạn giao thông Vỡ gan độ IV/Chấn thương bụng kín – Gãy đầu dưới hai xương cẳng tay (P). Nam 57 Tai nạn giao thông Vỡ gan độ IV/Chấn thương bụng kín – Gãy đầu dưới xương mác chân (P). Nam 20 Tai nạn sinh hoạt Vỡ gan độ IV/ Chấn thương bụng kín. Nữ 21 Tai nạn giao thông Vỡ gan độ IV/ Chấn thương bụng kín – Gãy xương sườn VII (P). Nữ 26 Tai nạn nghề nghiệp Vỡ gan độ III/ Chấn thương bụng kín – Tràn dịch màng phổi (P) – Gãy cung bên trước xương sườn V – VI. Nữ 22 Tai nạn giao thông Vỡ gan độ III/ Chấn thương bụng kín – Dập cực trên thận (P) – Tràn máu ổ bụng lượng vừa. Nam 16 Tai nạn giao thông Vỡ thận độ IV/ Chấn thương bụng kín Nam 28 Tai nạn giao thông Vỡ lách độ IV/ Chấn thương bụng kín – Dập thận (T) độ II. Nam 53 Tai nạn giao thông Vỡ gan độ III/ Chấn thương bụng kín – Gãy xương sườn XI – Gãy hai xương cẳng chân (P). Chỉ số sốc là yếu tố tham khảo và đánh giá  tốt nhất mức độ nặng nhẹ của vỡ tạng đặc gây  chảy máu ổ bụng.   Bảng 2: Bảng số đánh giá chỉ số sốc.  Phân độ V máu mất (ml) Huyết áp Mạch (lần/phút) Hô hấp Ý thức Độ I 750 bình thường <100 bình thường bình thường Độ II 750-1500 bìnhthường hoặc giảm ít >100 nhịp thở tăng Lo lắng Độ III 1500-2000 HA tâm thu 120 Khó thở kích thích, vật vã Độ IV >2000 HA tâm thu 120 Suy hô hấp nặng Lơ mơ,Hôn mê Tất  cả  các  bệnh  nhân  khi  nhập  viện  ban  đầu được khám lâm sàng và thực hiện siêu âm  chẩn đoán nhanh để xác định chẩn đoán. Sau  đó bệnh nhân  được chỉ  định khảo  sát cắt  lớp  điện  toán  bụng,  và  qua  đó  đánh  giá mức  độ  nặng của tổn thương.  Bảng 3: Phân loại mức độ nặng vỡ gan do chấn  thương bụng kín theo Moore   Phân độ Thương tổn 1 Tụ máu dưới bao ≤ 10 % diện tích Rách bao gan, < 1 cm chiều sâu nhu mô 2 Tụ máu dưới bao 10 – 50 % diện tích hay trong nhu mô < 10 cm đường kính Vỡ gan 1-3 cm bề sâu và < 10 cm chiều dài 3 Tụ máu dưới bao > 50 % diện tích hay trong nhu mô ≥ 10 cm đường kính Vỡ gan > 3 cm bề sâu 4 Vỡ 25-75% thùy gan hay từ 1-3 hạ phân thùy theo Coinaud trong một thùy gan 5 Vỡ > 75% thùy gan hay > 3 hạ phân thùy theo Coinaud trong một thùy gan Có tổn thương tĩnh mạch gan (tĩnh mạch chủ sau gan, các tĩnh mạch gan chính yếu) 6 Gan bị bứt ra khỏi các dây chằng treo gan, cuống gan. Bảng 4: Phân loại mức độ vỡ lách do chấn thương  bụng kín dựa theo Moore.  Phân độ Thương tổn 1 Tụ máu dưới bao < 10 % diện tích Rách bao gan , vỡ nhu mô < 1 cm chiều sâu 2 Tụ máu dưới bao 10 – 50 % diện tích; tụ máu trong nhu mô < 5 cm đường kính Vỡ nhu mô 1-3 cm bề sâu không ảnh hưởng mạch máu nhu mô 3 Tụ máu dưới bao > 50 % diện tích; vỡ khối máu tụ dưới bao; tụ máu trong nhu mô > 5 cm đường kính Vỡ nhu mô > 3 cm bề sâu hay có ảnh hưởng mạch máu bè 4 Vỡ thùy lách hay đứt mạch máu rốn lách chi phối > 25% lách 5 Vỡ nát, Đứt cuống lách ( ( (( Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  242 Hình 4: Một trường hợp vỡ lách  Thuyên tắc động mạch lách điều trị vỡ lách  do chấn  thương bụng kín ở bệnh nhân nam 28  tuổi.  (a) Trên MSCTscan hiện diện  thoát mạch  đang hoạn động (mũi tên). (b) Chụp động mạch  thân  tạng  thấy  vị  trí  giả  phình  (mũi  tên).  (c)  Chọn  lọc nhánh  động mạch  có giả phình  (mũi  tên). (d) Hình ảnh động mạch thân tạng sau khi  đã tắc thành công chổ chảy máu bằng keo.  Ngoài ra dựa trên hình ảnh cắt lớp điện toán  có  thể đánh giá mức và xếp  loại mức  độ nặng  nhẹ của lượng máu chảy trong ổ bụng. Và đồng  thời cũng đánh giá được tình trạng xuất huyết ở  trạng  thái hoạt động  thông qua hình  ảnh  thoát  mạch hoặc đã ngưng chảy máu.   Trong số 09 trường hợp, có 04 trường hợp có  chỉ số sốc >1 cho thấy mức độ tổn thương mạch  máu lớn và phù hợp giữa chụp cắt lớp điện toán  cũng  như  trên  hình  ảnh  chụp mạch máu.  Và  điều trị tắc mạch thành công 03 trong số đó cho  thấy cải thiện rõ rệt chỉ số sốc.  Biểu đồ 1: So sánh chỉ số sốc trước và sau khi làm tắc mạch, và lượng dịch bù trước và sau khi làm can thiệp tắc  mạch   Các  trường hợp còn  lại, dù chỉ số sốc chưa  đạt mức  độ  được  định  nghĩa  là  sốc  (>1),  tuy  nhiên  hình  ảnh  khảo  sát  cho  thấy  chảy máu  đang  hoạt  động  qua  hình  ảnh  thoát mạch,  và  hình khảo sát mạch máu cho  thấy chảy máu  ở  các nhánh nhỏ và rỉ rả trong bao, giải thích được  tình trạng không trong tình huống sốc của bệnh  nhân. Tuy nhiên kết quả  tắc mạch đã mang  lại  kết quả khả quan và giảm nguy cơ đưa đến tình  trạng sốc của bệnh nhân.  BÀN LUẬN   Theo  các báo  cáo gần  đây,  điều  trị bảo  tồn  các  tạng  đặc  như  gan,  lách  cho  thấy  có  nhiều  thành  công  đã  được  chứng minh  cụ  thể.  Tuy  nhiên  để  đạt  được  thành  công  theo  phương  pháp này,  sự phát  triển  của  chụp  cắt  lớp  điện  toán vùng bụng chậu đã giúp ích rất nhiều cho  chẩn đoán, đánh giá và đưa ra quyết định điều  trị kịp thời và đúng mức(8,17). Đó  là  lý do chúng  tôi bắt buộc gần như đa số các trường hợp chấn  thương bụng kín đều phải khảo sát chụp cắt lớp  điện  toán  có  cản  quang,  chỉ  trừ  trường  hợp  huyết động không thực sự ổn định và xấu dù đã  được  hồi  sức  nội  khoa  không  hiệu  quả  ngay  trong thời gian bệnh nhân cấp cứu.  Theo  các  nhà  phẫu  thuật  ngoại  khoa  chấn  thương, quan niệm  điều  trị  chấn  thương bụng  kín trong trường hợp huyết động không ổn định  là phẫu thuật càng sớm càng tốt; lý do được đưa  ra là nhằm giảm lượng máu mất càng sớm càng  tốt và  đồng  thời  đánh giá  các  cấu  trúc  trong  ổ  bụng  trong  chấn  thương bụng kín. Tuy nhiên,  các nghiên cứu đương đại chứng minh  là quan  niệm không phù hợp vì gần như đa số các báo  cáo  chứng minh  là  các  cơ  quan  chảy máu  đã  ngừng vào thời điểm mở bụng(15,16).   Với những  lý do vừa viện dẫn, kể  từ năm  1988  khuynh  hướng  điều  trị  bảo  tồn  các  chấn  thương bụng kín  có khuynh hướng  ứng dụng  rộng rãi đối với các  trường hợp có huyết động  ổn định. Các báo cáo cho thấy tỷ  lệ thành công  các  trường hợp như  trên  lên đến 84%  tổng các  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   243 trường hợp(21,20).  Theo  y  văn,  thuyên  tắc  mạch  (TAE)  ứng  dụng  trong  cấp  cứu  chấn  thương bụng kín  để  cầm máu được báo cáo đầu  tiên vào cuối  thập  niên 1970 bởi tác giả Hashimoto và cộng sự điều  trị vỡ gan  trong  chấn  thương bụng kín(19,20,21,22).  Báo cáo cho thấy tính hiệu quả và khả năng cầm  máu  tốt  trong  trường  hợp  chấn  thương  gan  phức  tạp  cũng như  trong  trường hợp  cấp  cứu  với bệnh nhân có huyết động không ổn định.  Vai trò của thuyên tắc mạch (TAE) được cho  là khác nhau tuỳ theo chấn thương vỡ lách hay  vỡ  gan.  Các  báo  cáo  cho  thấy  đối  với  chấn  thương gan, TAE cho thấy hiệu quả hơn cho dù  là chấn thương gan mức độ nặng và huyết động  không ổn định(12,18,26). Ngược lại, với vỡ lách, vai  trò  của TAE  có vẽ hạn  chế hơn và  tỷ  lệ  thành  công  trong  trường  hợp  chấn  thương  nặng  và  huyết động không  ổn định có vẻ giới hạn hơn  theo  nhiều  nghiên  cứu,  đặc  biệt  là  ở  những  người lớn tuổi(15,22). Với số liệu hạn chế, điều này  chúng  tôi  chưa  thể  so  sánh  với  những  nghiên  cứu  lớn  hơn.  Tuy  với  những  số  liệu  dù  chưa  nhiều nhưng chúng  tôi cũng cho  thấy  tính khả  thi  của phương pháp  điều  trị TAE  trong  chấn  thương  lách  phức  tạp  và  nặng  trong  một  số  trường hợp.  Trong số  liệu của chúng  tôi, có một  trường  hợp chấn thương vỡ gan thất bại bằng phương  pháp điều trị thuyên tắc mạch phải chuyển mổ.  Khi  lựa  chọn vật  liệu gây  tắc,  chúng  tôi  đã  sử  dụng gelfoam, vật liệu gây tắc không vĩnh viễn,  mặc dù việc khảo sát kiểm tra ngay sau khi tắc  không cho  thấy bất  thường nào, nhưng khi rút  microcatheter  ra  và  kiểm  tra  động mạch  thân  tạng qua ống thông lớn lại ghi nhận mạch máu  tái  thông và  động mạch  tổn  thương không  tắc  hoàn  toàn.  Quyết  định  ngưng  thủ  thuật  k
Tài liệu liên quan