Vấn đề “Tham gia” hiện nay là đề tài phổ biến và là tiêu điểm rất “nóng”
của tất cả các nhà làm công tác phát triển cộng đồng, các nhà hoạch định chính
sách. Và một điều không thể phủ nhận nữa là con người với hằng hà các vấn đề
xoay quanh cuộc sống, tuy nhiên không vấn đề nào có thể được giải quyết mà
không cần có sự “tham gia”. Cho nên vấn đề này luôn được các nhà làm chính
sách xem xét và nghiên cứu dưới nhiều góc độ với mong muốn sẽ có hướng cải
thiện tích cực trong nay mai để mọi vấn đề theo sau cũng nhanh chóng được
khắc phục, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là Cộng đồng (CĐ) khu vực nông thôn
sớm được “Đổi mới” về “Lượng-chất” thực sự. Cụ thể trong công tác xây dựng
nông thôn mới (XDNTM) tại Trà Vinh hiện nay cũng không ngoại lệ, để đạt
được mục tiêu lớn này thì CĐ cần hiểu được bản chất của mọi vấn đề đang đặt
ra đúng nghĩa và nỗ lực nâng cao năng lực tham gia nhiều hơn, đồng thời phải
xem đây là việc làm quan trọng cần đặt lên hàng đầu, song hành cùng các quá
trình khác trong lúc đi tìm cách chinh phục và đối phó các khó khăn “gói gọn”
trong vấn đề tham gia này. Thật vậy, kết quả trong hoạt động XDNTM vừa qua
tỉnh Trà Vinh đã có được một đúc kết với những bài học trãi nghiệm đáng ghi
nhớ, đặc biệt việc huy động “tham gia” CĐ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên
dù đạt được kết quả bước đầu như thế nào thì người dân tỉnh Trà Vinh cũng đã
không ngừng tự hào về những thành tựu mà họ đã cùng nhau nổ lực phấn đấu.
Bức tranh Nông thôn mới hôm nay đã tô điểm thêm cho CĐ Trà Vinh những
con người “kiên cường” không ngại khó khăn và rất “đồng lòng” vực dậy
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề “Tham gia” trong hoạt động xây dựng nông thôn mới Trà Vinh thực trạng và hướng đề xuất giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
359
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
VẤN ĐỀ “THAM GIA” TRONG HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÀ VINH
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đệ
NCS. Đoàn Thị Nguyệt Minh
1. Giới thiệu
Vấn đề “Tham gia” hiện nay là đề tài phổ biến và là tiêu điểm rất “nóng”
của tất cả các nhà làm công tác phát triển cộng đồng, các nhà hoạch định chính
sách. Và một điều không thể phủ nhận nữa là con người với hằng hà các vấn đề
xoay quanh cuộc sống, tuy nhiên không vấn đề nào có thể được giải quyết mà
không cần có sự “tham gia”. Cho nên vấn đề này luôn được các nhà làm chính
sách xem xét và nghiên cứu dưới nhiều góc độ với mong muốn sẽ có hướng cải
thiện tích cực trong nay mai để mọi vấn đề theo sau cũng nhanh chóng được
khắc phục, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là Cộng đồng (CĐ) khu vực nông thôn
sớm được “Đổi mới” về “Lượng-chất” thực sự. Cụ thể trong công tác xây dựng
nông thôn mới (XDNTM) tại Trà Vinh hiện nay cũng không ngoại lệ, để đạt
được mục tiêu lớn này thì CĐ cần hiểu được bản chất của mọi vấn đề đang đặt
ra đúng nghĩa và nỗ lực nâng cao năng lực tham gia nhiều hơn, đồng thời phải
xem đây là việc làm quan trọng cần đặt lên hàng đầu, song hành cùng các quá
trình khác trong lúc đi tìm cách chinh phục và đối phó các khó khăn “gói gọn”
trong vấn đề tham gia này. Thật vậy, kết quả trong hoạt động XDNTM vừa qua
tỉnh Trà Vinh đã có được một đúc kết với những bài học trãi nghiệm đáng ghi
nhớ, đặc biệt việc huy động “tham gia” CĐ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên
dù đạt được kết quả bước đầu như thế nào thì người dân tỉnh Trà Vinh cũng đã
không ngừng tự hào về những thành tựu mà họ đã cùng nhau nổ lực phấn đấu.
Bức tranh Nông thôn mới hôm nay đã tô điểm thêm cho CĐ Trà Vinh những
con người “kiên cường” không ngại khó khăn và rất “đồng lòng” vực dậy.
“Đậm đà” bản sắc nhân dân tỉnh Trà Vinh, khắc lên một dấu ấn khó quên trong
Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu sinh ngành Phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường
Đại học Cần Thơ.
360
lòng người dân cả nước nói chung và miền sông nước ĐBSCL nói riêng về một
quãng đường đi với những khoảnh khắc thời gian nhiều biến đổi, Chương trình
mục tiêu quốc gia XDNTM đã thật sự đưa Trà Vinh của ngày hôm nay khác
biệt hoàn toàn so với ngày hôm qua. Điều đó cho thấy toàn tỉnh có sự vận động
và phát triển không ngừng. Mặc dù xuất phát điểm với nguồn lực hạn hẹp, cơ
sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, kinh tế tỉnh còn
nhiều khó khăn, cơ cấu ngành nghề chưa tương xứng, đều dựa vào nông nghiệp
làm chủ lực, dịch vụ và các hoạt động tiện ích chiếm phần trăm rất thấp, chưa
mang lại được cho người dân đời sống đảm bảo và sự ổn định về lâu dài cũng
như một chất lượng đời sống chưa được nâng cao thõa mãn hết các nhu cầu về
giá trị vật chất lẫn tinh thần như bao tỉnh bạn. Cùng mọi sự quản lý từ trên
xuống còn nhiều “ắp đặt”, các “ấn định” về thể chế, chính sách chưa linh hoạt
tháo gỡ, khó khăn lại chồng chất khó khăn vậy mà thời gian trôi qua vẫn đẩy
đưa con người Trà Vinh “dày dạn” tiến tới và đến thời điểm hiện nay tỉnh đã
“trở mình” đi lên thấy rõ. Song vẫn chưa là kết quả toàn mĩ phần lớn là vì còn
tồn tại vấn đề về “rào cản” tham gia chưa được dỡ bỏ, cùng sự nhìn nhận chưa
“thấu đáo” khái niệm của hai từ “Tham gia” nên CĐ chưa đưa Trà Vinh phát
triển sánh cùng với các tỉnh lân cận trong vùng. Câu hỏi gợi mở: có phải phần
đông trong sự vận động toàn cảnh vẫn còn tồn tại nhiều góc “tĩnh tại” nào đó
chưa được “Đánh thức”? Và mọi tiềm năng, tiềm lực chưa được phát huy? Phải
chăng sự tham gia của CĐ chưa hoàn toàn là “chủ động” đúng nghĩa, chưa bắt
nguồn từ phía nhân dân thực sự “tự nguyện”. Liệu chăng con người không cần
thực “Động” mà vẫn tới “Đích điểm”? Với điểm đích vừa tổng kết giai đoạn 1
thì khách quan đã khẳng định nhiều về mọi nỗ lực “tham gia” tại Trà Vinh là
thật sự. Tuy nhiên CĐ đã và đang vận hành tham gia theo bản chất xu hướng
nào? Trạng thái nào? Thì cần có phản hồi từ khách quan bên ngoài nhìn nhận
và đóng góp. Chắc chắn Kết quả sẽ chỉ tốt hơn khi CĐ có lĩnh hội về sự tham
gia trọn vẹn hơn. Đó cũng là lý do hướng nghiên cứu bàn về việc nhìn nhận
“Vấn đề tham gia trong hoạt động XDNTM Trà Vinh – Thực trạng và hướng đề
xuất giải pháp” cần được xem xét và thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu xem xét
lại bản chất các vấn đề đặt ra từ khái niệm tham gia, để đề xuất khái niệm theo
cách tiếp cận mới và gợi ý hướng đề xuất giải pháp mang tính “căn cơ” nhằm
sớm giải quyết “triệt để” vấn đề còn tồn tại trong tham gia.
361
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
2.Nội dung nhận định vấn đề “tham gia” trong hoạt động
XDNTM Trà Vinh
2.1. Các vấn đề về “tham gia”
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các quan điểm duy vật lịch sử biện
chứng và quan điểm toàn diện. Thật vậy, thực tiễn trong mọi cách thức phân
tích và nhìn nhận vấn đề đều phải dựa trên một số quan điểm nòng cốt nhất
định. Trước khi đi tìm Giải Pháp cải thiện mọi vấn đề đang đặt ra thì việc xác
định đâu là vấn đề cuối cùng, đồng thời xem xét bản chất của vấn đề này nên
hiểu và gắn với bối cảnh thực tế phát sinh, vào từng thời điểm cụ thể nào, tính
cấp thiết quan trọng ra sao? Những đòi hỏi và độ khó đến đâu rồi từ đó tìm
kiếm đâu mới là nguyên nhân “mấu chốt”, trước khi tìm hướng giải quyết thì
việc đề xuất giải pháp mới bám sát vào thực tế và đi thẳng được vào trọng tâm
mục tiêu cần đạt được. Trong tham gia XDNTM tại Trà Vinh theo nghiên cứu
đặt ra các vấn đề cụ thể cần được bàn bạc như sau:
Vấn đề đầu tiên hiện nay là xét về bản chất của trạng thái “tham gia” của
CĐ trong thời gian vừa qua. Tại sao vạn vật thế giới xung quanh luôn biến đổi?
Vậy thì CĐ Trà Vinh đã thật sự biến đổi chưa và đã biến đổi theo trạng thái
nào? Giả sử với mối quan tâm tham gia hay không tham gia của CĐ vào tất cả
các hoạt động nói chung cũng như trong XDNTM nói riêng ứng với mức hiểu
và nhận thức được ý nghĩa cũng như nhìn nhận được lợi ích từ tham gia sẽ
mang đến cho CĐ một sự đổi mới về chất lượng đời sống thì mọi biến đổi từ
trạng thái tham gia “thụ động” sẽ nhanh đến “năng động” là rõ ràng hơn. Nếu
CĐ hiểu bản chất “tham gia” là vận động cần thiết thì chắc chắn CĐ đã ở trong
khái niệm biến đổi thật sự. Tuy nhiên tùy mức vận động, tức tham gia đạt mục
tiêu nào thì sẽ xác định được trạng thái biến đổi tương ứng với kết quả mà CĐ
đang gặt hái được. Và tùy về nhận thức tham gia cao hay thấp thì thành tích đạt
được của sự biến đổi từng cá nhân trong CĐ là khác nhau dẫn đến bức tranh
NTM Trà Vinh “đổi mới” là từ bên trong hay chỉ là cơ sở hạ tầng bên ngoài. Vì
Nông thôn mới thực chất là nền nông nghiệp mới với những con người mới
(chủ yếu là tư duy đổi mới). Đúng với quy luật “Dòng chảy” rằng “Không ai có
thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông” - luận điểm của Hêraclit- nhà triết
gia vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại đã khẳng định rằng tất cả mọi sự vật và hiện
tượng luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia luôn
thay nước mới, nước luôn được vận động chảy trôi, thì lẽ nào con người đứng
yên không thay đổi mà đi đến mục tiêu cuối cùng trong cuộc đời mình. Và tất
362
nhiên con người không ai muốn “đứt quãng” ở giữa đường. Và chính quy luật
này đã chỉ ra một điều là để thích ứng quy luật tự nhiên con người cần uyển
chuyển biến đổi theo. Nếu CĐ lĩnh hội được quy luật này sẽ đi đến quan tâm
“tham gia” ngày một cao, và đây là tham gia từ suy nghĩ đến hành động bước
đầu. Và để thuận theo quy luật vũ trụ tất cả đều không thể nào bất biến, bất
định mà CĐ nên luôn ứng biến, linh hoạt, linh động thích nghi với mọi điều
kiện hoàn cảnh để sinh tồn. CĐ nên đón nhận khái niệm tham gia thuộc về bản
chất tự nhiên là “động” vốn có cùng các yếu tố ảnh hưởng tác động đi kèm
theo: (1) yếu tố khách quan bên ngoài, bề nổi, hữu hình tức bên ngoài môi
trường đã tác động vào bên trong con người với hành vi “tham gia” đang thực
hiện (có thể đo lường và kiểm soát được), (2) yếu tố chủ quan thuộc về bên
trong con người chủ thể, nhưng con người là thực thể “phức tạp” những gì bên
trong con người do con người quyết định nhưng vẫn còn tồn tại bề ẩn, vô hình
bao trùm trong không gian vũ trụ đa chiều không phải con người có thể toàn
năng kiểm soát, và khống chế được, lại càng khó để đo lường và tận tường cần
phải lưu tâm thêm. Tức là có tham gia là sẽ có tiếp nhận các phản ứng tác động
từ ngoài vào hay chính tự bên trong được đánh thức. Với lập luận trên nghiên
cứu đề xuât Trà Vinh nên tư duy về “Tham gia” với trạng thái “động” theo
hướng này nhằm đảm bảo sinh tồn cho chính cá nhân từng thành viên CĐ chứ
không cho ai, và ngược lại. Như vậy thì CĐ sẽ nỗ lực hơn trong thời gian tới
nhằm đạt mục tiêu của cuộc đời cá nhân con người và cũng là mục tiêu mà các
chương trình phát triển CĐ nói chung cũng như CTMTQGXDNTM nói riêng là
cực kỳ cần thiết.
Vấn đề thứ hai muốn xét đến là nội dung công tác “tham gia” XDNTM
từng giai đoạn gắn với những mục tiêu cụ thể và quản lý theo mục tiêu đề ra.
Nâng khái niệm Tham gia làm sao để gắn được mục tiêu đạt về “chất” và
“lượng” nhằm bảo đảm tính bền vững và nâng chất lượng đời sống CĐ. Nâng
tham gia như thế nào để mọi nhu cầu con người ngày càng thõa mãn (Giá trị
thuộc về vật chất, tinh thần). Tức quan tâm đến cái “lõi” của sự tham gia chứ
không là “võ” bề ngoài hình thức của hai từ này? Đây là mục tiêu lớn xuất phát
từ các mục tiêu nhỏ của các tiểu thành viên CĐ, tiểu gia đình là tế bào của xã
hội mà hình thành. Do đó, tất cả mọi hoạt động tham gia nào đó gắn bó với sự
hình thành và phát triển của con người đều được xem là hoạt động cơ bản cần
thiết đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn của con người. Đúng như Paul (1987) cho
rằng chỉ là vì một mục đích cụ thể được vạch ra và vì những giá trị CĐ mong
363
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
đợi mà Sự tham gia ở đây được hiểu là hành động và không ngừng hoạt động,
tức là con người luôn ở trạng thái “động” để tham gia vì một mục đích cụ thể
nhất định.
Vấn đề thay đổi tư duy cải thiện tham gia nên gắn với những đề xuất Giải
pháp thuộc về “căn cơ” mới hiệu quả. Con người hiện nay đang đối mặt với
hàng trăm, hàng nghìn vấn đề chưa được giải quyết cứ phát sinh chồng chất
hằng ngày và cũng chỉ bởi cách giải quyết cũ - giải pháp phần “ngọn”, cho nên
kết quả là thực trạng xã hội hiện nay chưa có sự biến đổi khác biệt để thõa mãn
mọi mong đợi của con người. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do chưa cùng một
nhận thức thay đổi tư duy về tham gia. Tuy nhiên không có bất cứ vấn đề nào
“Mới” phát sinh được giải quyết thõa đáng mà lại không dựa vào các vấn đề
“Cũ” còn tồn đọng cần phải “dứt điểm”. Các vấn đề tiếp theo của con người dù
là có mới “nóng bỏng” quan trọng đến đâu thì con người cũng cần song hành
tìm thấy giải pháp cả “gốc” lẫn “ngọn”. Tuy nhiên đối với vài vấn đề ưu tiên
trước mắt được ví là khẩn cấp, muốn giải quyết thì Giải pháp phần “ngọn” cũng
là cần thiết giống như ta điều trị các bệnh cấp tính vậy không thể không cần
liệu pháp tây y “cấp cứu” để chữa trị kịp thời, nhưng với các bệnh mãn tính lâu
ngày không khỏi thì chỉ là liệu pháp trị tận gốc thuộc về liệu pháp Đông y, tức
trị tại “tâm bệnh” mới giúp người bệnh triệt tiêu mầm bệnh và phục hồi trở lại.
Vậy cho nên tựu trung tất cả vấn đề phần lớn là do con người mà ra, nên một
ngày nào con người chưa tìm thấy nguyên nhân “gốc rễ” hay là “căn cơ” bản
chất mọi vấn đề của con người thì rất khó để mà khắc phục. Khi con người hiểu
vấn đề này thấu đáo, vận dụng quan điểm này vào thực tiễn thì tất nhiên con
người cũng sẽ tự mình có được các phương thức giải quyết triệt để vấn đề của
mình. Ngược lại nếu CĐ này lao vào khám phá đề xuất các giải pháp, đề xuất
chiến lược giải quyết các vấn đề của CĐ khác mà không từ “gốc rễ” tường tận,
kết quả sẽ hoài công vô ích. Thêm nữa thực tế cho thấy, vì dù là các giải pháp
“tuyệt vời” ra sao đi chăng nữa thì có hay không có sự tham gia của tất cả các
bên mới quyết định thành công. Và theo xu thế phát triễn “vũ bão” của thế giới
nếu xét về “bản chất” thì “tham gia” bây giờ phải hoàn toàn là nghiêng nhiều về
trạng thái “động”, khác hoàn toàn với bản chất vấn đề nghiên cứu trước với
nghĩa tham dự “tĩnh tại” thì mới mong đuổi kịp. Nếu ví hành động “tham gia”
như hoạt động hô hấp, như hơi thở, sự sống của con người thì con người sẽ
không bao giờ ngừng hô hấp để thở cũng là con người phải cùng đồng hành
tham gia hướng về cùng mục tiêu mà loài người ai cũng mong đợi. Và quan
364
trọng không kém nếu các mục tiêu này đồng nhất, tương thuận, tương sinh,
không mục tiêu nào làm cản trở mục tiêu nào, tức không có sự tham gia nào
làm tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhân loại thì mọi hoạt động tham
gia con người đều đóng góp lớn vào sự tiến bộ của loài người và của xã hội.
Cần khẳng định thay đổi tư duy trong “tham gia” là cần thiết và cấp bách trước
khi đi tìm giải pháp để nâng cao năng lực tham gia
2.2. Tổng quan kết quả hoạt động tham gia trong XDNTM tại Trà Vinh
Hòa với sự phát triển và cạnh tranh không ngừng với các tỉnh lân cận khu
vực ĐBSCL trong công tác XDNTM, CĐ Trà Vinh hiện nay đã kêu gọi không
ngừng sự đoàn kết gắn bó tập trung mọi nguồn lực cùng tham gia. Thời gian
vừa qua đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn là kết
quả cuối cùng thõa mãn hết các mục tiêu CĐ, phần lớn được xác định là do nổ
lực CĐ tham gia chưa cao, và còn những khó khăn khác. Cụ thể với các kết quả
đạt được trong tham gia XDNTM tại Trà Vinh như đã tổng kết giai đoạn 1 vừa
qua theo nghiên cứu của (Minh, 2017) nhận định thì bức tranh NTM Trà Vinh
đã hoàn toàn khởi sắc. Tỉnh đã “lột xác” hơn so với thời điểm mới tách tỉnh từ
tỉnh Cửu Long (tháng 5/1992). Với nét đặc trưng, nổi bật về các thành phần
mang tính “Đa”: đa đặc thù, đa dân tộc (321.084 người Khmer, chiếm 31,63%
và 8.553 người Hoa chiếm 0,85% so với dân số chung của tỉnh, ngoài ra còn có
dân tộc người Chăm, Ấn nhưng số lượng rất ít); đa tôn giáo, đa tín ngưỡng mà
hợp thành một trà Vinh đa bản sắc văn hóa, nên gây nhiều khó khăn cho sự
đồng nhất, đồng bộ trong việc đồng hành trong huy động cùng tham gia. Song
đến nay toàn cảnh tỉnh đã chuyển biến, khởi sắc không ngừng tăng trưởng và
phát triển. Trà Vinh đổi mới căn bản toàn diện trên các mặt kinh tế, văn hóa,
chính trị xã hội ổn định, tất cả được phản ảnh thông qua kết quả đạt được theo
nhóm tiêu chí lớn với số liệu được minh họa cụ thể như sau:
365
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Bảng 1. Tổng kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới theo nhóm
Nguồn: Ban chỉ đạo NTM Tỉnh TV, 2016
Với số tiêu chí trung bình/ xã là 13.9 đươc tổng kết trong giai đoạn 1 thì CĐ
tham gia ở hầu hết các tiêu chí, Theo Đoàn Thị Nguyệt Minh, 2017 trong kết
luận từ nghiên cứu tổng quan đánh giá các kết quả đạt được từ hoạt động tham
gia dựa trên điều kiện kinh tế hộ thì mức tham gia của hộ giàu đều cao hơn hai
nhóm hộ còn lại, hộ nghèo có mức tham gia thấp nhất. Nếu xét về mức tham
gia theo từng lĩnh vực tiêu chí của cả 3 nhóm hộ, thì nhìn chung việc tham gia
vào tiêu chí quy hoạch và các tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội khá thấp. Các tiêu
chí về văn hóa, môi trường, tổ chức sản xuất và an ninh trật tự được nông hộ
tham gia đóng góp nhiều hơn. Kết quả trên chứng tỏ có sự nỗ lực không nhỏ
của chính quyền và dân trong đóng góp tham gia dưới mọi hình thức, Kết quả
trên đã khẳng định CĐ luôn hướng về mục tiêu phía trước. Tuy nhiên còn nhiều
khó khăn không phải do chủ quan cá nhân hoàn toàn mà bị động bởi khách
quan, điều kiện ngoại cảnh tác động. Sẽ rất khó để đi tiếp nếu thiếu đi sự trợ
lực và việc tháo bỏ những rào cản của CĐ từ bên ngoài. Song song việc không
ngừng củng cố nội lực, động viên về tinh thần, nâng cao động cơ, động lực từ
bên trong nhằm kịp thời ứng biến khó khăn, thì việc phối hợp linh hoạt tiếp
nhận những gì từ CĐ bên ngoài là cần tranh thủ cụ thể CĐ nên biểu hiện thái
độ tích cực trong việc tiếp thu các gợi ý, gợi mở từ các cơ hội, các tương tác,
trợ lực cùng những cảnh báo, những đánh thức về rủi ro tiềm ẩn. Tìm thấy đâu
là bờ tường an toàn nhưng đi kèm tính chất 2 mặt của vấn đề là ẩn tích vào
trong đó nhiều nguy hiểm khó nhìn thấy, khó đối ứng khi đột ngột phát sinh
366
gây nhiều tổn hao, lãng phí. Tất cả đều phải được cân nhắc xem xét cẩn thận,
và nên thuận theo quy luật tự nhiên của vạn vật vũ trụ. Phải thấy là khó khăn
luôn bao quanh, nhưng thuận lợi và thời cơ luôn tiểm ẩn, cơ hội thì đang ở phía
trước chờ đón nếu có niềm tin tích cực và tranh thủ đón bắt thì CĐ sẽ vững tin
đi tiếp. Tất cả được xem là những yếu tố thuộc về giá trị tinh thần, là yếu tố
cực kỳ quan trọng, được khẳng định trong nghiên cứu của (Minh, 2016). Với
những khảo sát qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm định tương
quan hồi qui các biến đưa vào mô hình tác động đến mức độ tham gia và dựa
trên thang đo Likert 5 mức độ, đã được tiến hành khảo sát, đo lường thực tế tại
Trà Vinh khẳng định rõ về điều này. Từ phương trình hồi quy tổng quát sau:
Ŷ= 1.006 + 0.269VH.XH.TICC (văn hóa xã hội. Tiện ích công cộng) +
0.240QH.HTCS (Quy hoạch hạ tầng cơ sở) + 0.088DDCNHO.CQ (Đặc điểm
cá nhân hộ. Chính quyền) + 0.188GIỚI TÍNH + 0.004TUỔI. Nhưng chỉ 3 yếu
tố được xem là có ảnh hưởng đến sự tham gia: yếu tố con người: chủ thể với
đặc điểm cá nhân khác nhau, yếu tố cơ sở hạ tầng quy hoạch tổ chức sản xuất
thực tế tại mỗi thời điểm khác nhau cùng yếu tố văn hóa xã hội điều kiện kinh
tế thực tế tại địa phương; đã làm ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.
Nghiên cứu lý giải tập trung về hướng tác động mạnh. Và yếu tố VH.XH được
nhìn nhận và xem xét trọng tâm đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đề ra: với ý
nghĩa của yếu tố có hệ số tác động lớn nhất do biến VHXH.TICC quan hệ cùng
chiều với biến nức độ tham gia. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu CĐ đánh
giá yếu tố ''Văn hóa - xã hội - tiện ích công cộng'' tăng thêm 1 điểm thì mức độ
tham gia của hộ dân tăng thêm 0,269 điểm. Tóm lại nghiên cứu khẳng định việc
tham gia thụ động có ảnh hưởng bởi yếu tố vừa chủ quan nội tại bên trong nỗ
lực cá nhân từng thành viên CĐ lẫn yếu tố khách quan, điều kiện ngoại cảnh tác
động, tuy nhiên những gì thuộc về Văn hóa xã hội thì rất trừu tượng, khó nhìn
vì thế yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả tham gia của CĐ và đến nay
vẫn chưa có đề xuất giải pháp nào là khắc phục khả thi. Tác giả phân tích từ
những giả định nếu có các Giải Pháp từ sự trợ lực về vật chất từ CĐ bên ngoài
nhưng mọi con người thiếu đi những yếu tố tiền đề về giá trị tinh thần vững
chắc thì dù cho nguồn lực vật chất có nhiều cỡ nào (đương nhiên là nguồn lực
vật chất luôn có giới hạn) thì cũng không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu vô
hạn của CĐ. Từ đó thiếu đi động cơ bền vững trong tham gia cũng là kết quả từ
những nghiên cứu trước đây.
Vì vậy tìm kiếm giá trị nền tảng làm điểm tựa và chỗ dựa tinh thần làm
367
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
khích lệ hiệu quả cho mọi hoạt động tham gia nhằm nâng cao các giá trị còn lại
thì vô cùng cần thiết. Hiện nay với xu thế hội nhập, các hệ lụy xã hội được gây
bởi sự ảnh hưởng từ nền văn hóa “lai căn” luôn biến động làm thay đổi các hệ
giá trị. Thực tế đôi khi chưa thấu đáo mọi vấn đề, chỉ là vì lợi ích trước mắt,
con người thường đặt lợi ích kinh tế, xem yếu tố vật chất là quan trọng và mọi
thứ thuộc về giá trị tinh thần gần như bị “xem nhẹ” thậm chí bị bỏ qua thì con
người ngày một mất đi những phẩm chất đạo đức truyền thống, mất đi tinh thần
tương thâ