Đặt vấn đề và Mục tiêu: Giãn tĩnh mạch tinh gây teo hoặc/và đau tinh hoàn nam giới. Vi phẫu giúp nhận
biết rõ các mạch máu thừng tinh và đã được công nhận như một phương pháp tối ưu trong điều trị giãn tĩnh
mạch tinh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sau vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh ở các
bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có teo hoặc/và đau tinh hoàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng số 20 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có teo hoặc đau tinh
hoàn được tiến hành 40 lượt phẫu thuật vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch tinh từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012
tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh dựa trên thăm khám lâm sàng. Tất cả các
bệnh nhân được phân tích tinh dịch và đánh giá thang điểm đau trước và sau mổ.
Kết quả: Đối với 20 bệnh nhân teo tinh hoàn được phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh, cải thiện rõ rệt
được ghi nhận ở số lượng và độ hoạt động của tinh trùng trước và sau mổ. Tỉ lệ tăng tổng lượng tinh dịch (chỉ số
tăng >0,5) là 70%. Ở 10 bệnh nhân (50%) có đau tinh hoàn, 5 bệnh nhân (25%) được ghi nhận hết đau hoàn
toàn và không thay đổi ở 5 bệnh nhân (25%). Sau mổ, không có bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh tái phát, 1 bệnh
nhân tràn dịch màng tinh hoàn.
Kết luận: Vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch tinh là 1 biện pháp can thiệp tối thiểu và hiệu quả trong điều trị
giãn tĩnh mạch tinh với sự cải thiện rõ rệt của chất lượng tinh dịch và giảm đau tinh hoàn, và có nguy cơ tai biến
thấp
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch tinh - Kết quả bước đầu tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 515
VI PHẪU ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH- KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP- HẢI PHÒNG
Lê Quang Hùng*, Nguyễn Công Bình*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và Mục tiêu: Giãn tĩnh mạch tinh gây teo hoặc/và đau tinh hoàn nam giới. Vi phẫu giúp nhận
biết rõ các mạch máu thừng tinh và đã được công nhận như một phương pháp tối ưu trong điều trị giãn tĩnh
mạch tinh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sau vi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh ở các
bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có teo hoặc/và đau tinh hoàn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng số 20 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh có teo hoặc đau tinh
hoàn được tiến hành 40 lượt phẫu thuật vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch tinh từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012
tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh dựa trên thăm khám lâm sàng. Tất cả các
bệnh nhân được phân tích tinh dịch và đánh giá thang điểm đau trước và sau mổ.
Kết quả: Đối với 20 bệnh nhân teo tinh hoàn được phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh, cải thiện rõ rệt
được ghi nhận ở số lượng và độ hoạt động của tinh trùng trước và sau mổ. Tỉ lệ tăng tổng lượng tinh dịch (chỉ số
tăng >0,5) là 70%. Ở 10 bệnh nhân (50%) có đau tinh hoàn, 5 bệnh nhân (25%) được ghi nhận hết đau hoàn
toàn và không thay đổi ở 5 bệnh nhân (25%). Sau mổ, không có bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh tái phát, 1 bệnh
nhân tràn dịch màng tinh hoàn.
Kết luận: Vi phẫu điều trị giãn tĩnh mạch tinh là 1 biện pháp can thiệp tối thiểu và hiệu quả trong điều trị
giãn tĩnh mạch tinh với sự cải thiện rõ rệt của chất lượng tinh dịch và giảm đau tinh hoàn, và có nguy cơ tai biến
thấp.
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu.
ABSTRACT
MICROSURGICAL SUBINGUINAL VARICOCELECTOMY- INITIAL EXPERIENCE AT VIET TIEP
HOSPITAL, HAI PHONG
Le Quang Hung, Nguyen Cong Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 515-519
Introduction and Objective: Varicocele is associated with male infertility and/or scrotal pain.
Microsurgical varicocelectomy provides advantages of reliable identification of spermatic vessels and has been
advocated as the gold standard procedure for varicocele repair. The purpose of this study was to assess the outcome
after microsurgical subinguinal varicocelectomy in patients with varicocele associated infertility or scrotal pain.
Materials and Methods: A total of 20 men underwent 40 operations of microsurgical subinguinal
varicocelectomy at VietTiep hospital from Dec 2011 to Mar 2012 because of infertility or painful scrotum. The
diagnosis of varicocele was based on the findings of physical examination. The vast majority of the surgeries were
performed on an outpatient basis. All patients underwent pre- and postoperative semen analysis or pain scale
evaluation.
Results: For the 20 infertile patients who underwent varicocelectomy, significant improvements were noted
between pre- and postoperative mean sperm count and total motile sperm count. Repair of larger varicocele was
* Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Quang Hùng. Email: lequanghung.vthp@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 516
associated with postoperative sperm count changes. The overall semen improvement rate (improvement index,
>0.5) was 70%. 10 patients (50%) reported complete resolution of pain, 5 patients (25%) had partial resolution,
and no change was claimed in 5 patients (25%). Postoperatively, no patients were found to
have varicocele recurrence, 1 patients had transient hydrocele.
Conclusion: Microsurgical subinguinal varicocelectomy provides a minimally invasive and effective therapy
to varicocele repair with significant improvements in semen quality and scrotal discomfort, and a low incidence of
morbidity.
Key words: Varicocele, microsurgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn tĩnh mạch tinh (TMT), được định nghĩa
là sự giãn nở bất thường của tĩnh mạch ở đám
rối thừng tinh, được phát hiện sát thấy ở 15%
nam giới(1). Tuy nhiên, giãn TMT được tìm thấy
ở khoảng 30-40% nam giới có teo tinh hoàn
nguyên phát và tới 85% nam giới có teo tinh
hoàn thứ phát.(3,12) Vậy chắc chắn rằng giãn TMT
có vài tác động xấu đến chức năng của tinh
hoàn. Các nghiên cứu trên người và động vật đã
xác nhận giãn TMT liên quan đến sự phát triển
và suy tàn của chức năng sinh tinh và hormone
steroid.(8,12) Mặt khác, giãn TMT cũng có thể gây
ra đau tinh hoàn âm ỉ và/hoặc cảm giác căng kéo
tăng lên khi vận động hay tập luyện.(18,19) Tỉ lệ
đau ở bệnh nhân giãn TMT chiếm khoảng 2-
10%(12,18,20).
Người ta tin rằng điều trị giãn TMT có thể
ngăn chặn sự tổn thương tăng lên ở tinh hoàn và
sự tiến triển tăng dần của triệu chứng đau bìu.(5,8,
17,18,19) Thực tế thì phẫu thuật điều trị giãn TMT
đã trở thành phẫu thuật thông thường và là
phương pháp điều trị hiệu quả nhất để điều trị
teo tinh hoàn có giãn TMT. Cho đến nay, số
phương pháp điều trị giãn TMT đã được mô tả,
bao gồm các đường vào: phương pháp Paloma
sau phúc mạc cao, phương pháp qua vùng bẹn
qui ước, phương pháp nội soi và nút mạch dưới
XQ; trong đó, vi phẫu điều trị giãn TMT giúp
nhận biết rõ các động mạch, các tĩnh mạch, bạch
mạch; do đó phương pháp này có thể làm hạn
chế tỉ lệ tai biến và tái phát. Hơn nữa, phương
pháp này tránh được việc cắt ngang các thớ cơ
thành bụng. Do vậy, một số tác giả đã đồng
thuận sử dụng vi phẫu điều trị giãn TMT là
chuẩn vàng để điều trị giãn TMT.(4,8,14,25)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả kết
quả sớm của mình về vi phẫu điều trị giãn TMT
ở các BN giãn TMT có teo hoặc đau tinh hoàn tại
bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng.
ĐốI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lựa chọn bệnh nhân và số liệu
Từ 12/2011 đến 3/2012, tại đơn vị Nam học
bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng có 20 bệnh
nhân được điều trị bằng vi phẫu thắt TM tinh
giãn đã được phân tích hồi cứu. Chẩn đoán giãn
TMT dựa trên thăm khám lâm sàng. Tất cả các
trường hợp giãn TMT được đánh giá và phân
loại theo hệ thống phân loại Dubin (độ I, II và
III).(6) Các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị
giãn TMT do teo tinh hoàn có tiền sử teo ≥ 1
năm, và các thông số tinh dịch bất thường. Ít
nhất phân tích 2 mẫu tinh dịch trước và 2 mẫu
tinh dịch sau phẫu thuật. Các thông số tinh dịch
chuẩn được định nghĩa theo hướng dẫn của
WHO 2010.(19) Thể tích tinh hoàn được đo trước
mổ và sau mổ 3 tháng theo kích thước tinh hoàn
Seager (hệ thống tế Dalzell Mỹ, Dungannon,
Vương quốc Anh). Teo tinh hoàn được định
nghĩa là thể tích tinh hoàn (1 bên) <15ml. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu phân
tích tinh dịch trước phẫu thuật 1 tháng, và sau
phẫu thuật 3 tháng. Các thông số tinh dịch gồm:
tổng lượng tinh trùng, phần trăm tinh trùng di
động, tổng lượng tinh trùng di động, và phần
trăm hình thái bình thường. Tổng lượng tinh
trùng di động được tính theo công thức: (thể tích
tinh dịch x nồng độ tinh trùng x phần trăm di
động)/100. Thang điểm đau cơ năng được dùng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 517
để đánh giá đau bìu trước và sau mổ. Chúng tôi
dùng dữ liệu của thang điểm đau cơ năng xác
định 1 tháng trước mổ và 3 tháng sau mổ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng ghi lại
những biến chứng sau mổ và giãn TMT tái phát.
Thu thập và xử lý số liệu
Các kết quả được thống kê và phân tích bằng
phần mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ
Các đặc điểm của bệnh nhân
Vi phẫu thắt TMT giãn mới triển khai tại
bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, vì vậy nghiên
cứu của chúng tôi tiến hành trên 20 bệnh nhân
đầu tiên (được mổ 40 lượt). Toàn bộ bệnh nhân
được mổ cả 2 bên vì tất cả đều có teo tinh hoàn
đồng thời có bất thường trong tinh dịch đồ. Có
10 bệnh nhân có đau tinh hoàn kèm theo và đau
ở bên trái. Thời gian phẫu thuật trung bình cho 1
bên là 66,9±4,8 phút, và thời gian cho 2 bên là
115±7,9 phút.
Chúng tôi cũng thống kê tổng số các TM
thắt được trong số tất cả các BN. Số lượng
trung bình TM thắt là 5,5±0,5 ở bên phải, và
8,5±0,5 với bên trái.
Bảng 1: Thay đổi các thông số tinh dịch.
Các chỉ số Trước mổ Sau mổ p
Toàn bộ bệnh nhân
Số lượng tinh trùng (M/ml)
Tỷ lệ tinh trùng di động (%)
Tổng số tinh trùng di động (M)
Hình dạng tinh trùng bình thường (%)
12,8±3,3
28,8± 6,1
6,8± 4,3
70,2± 5,2
27,2±6,6
29,0± 5,2
13,0± 5,0
70,9± 7,6
<0,05
>0,05
<0,05
>0,05
Nhóm giãn TMT độ I
Số lượng tinh trùng (M/ml)
Tỷ lệ tinh trùng di động (%)
Tổng số tinh trùng di động (M)
Hình dạng tinh trùng bình thường (%)
16,5 ± 7,6
46,6 ± 10,3
15,6 ± 3,3
65,2 ± 7,8
17,6 ± 4,2
50,1 ± 8,9
19,5 ± 6,8
67,3 ± 8,7
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
Nhóm TMT giãn độ II
Số lượng tinh trùng (M/ml)
Tỷ lệ tinh trùng di động (%)
Tổng số tinh trùng di động (M)
Hình dạng tinh trùng bình thường (%)
10,6 ± 3,9
22,3 ± 6,4
5,3 ± 3,2
71,1 ± 9,2
24,0 ± 5,3
24,5 ± 10,1
12,6 ± 4,9
69,9 ±8,6
<0,05
>0,05
<0,05
>0,05
Nhóm TMT giãn độ III
Số lượng tinh trùng (M/ml)
Tỷ lệ tinh trùng di động (%)
Tổng số tinh trùng di động (M)
Hình dạng tinh trùng bình thường (%)
7,5 ± 4,2
11,3 ± 5,4
2,7 ± 1,5
55,5 ± 5,0
26,9 ± 7,6
14,2 ± 6,6
8,1 ± 2,3
57,7 ± 8,5
<0,05
>0,05
<0,05
>0,05
Tính trên tất cả bệnh nhân, lượng tinh trùng
trung bình trước mổ là 12,8±3,3 M/ml; sau mổ
lượng tinh trùng tăng tới 27,2±6,6M/ml. Sự khác
biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Hơn nữa, tổng số
lượng tinh trùng di động trước mổ là
6,8±4,3M/ml, và tăng tới 13,0±5,0 M/ml sau mổ.
Sự khác biệt có ý nghĩa với p< 0,05. Tuy nhiên,
không có sự khác biệt được ghi nhận ở sự thay
đổi cuả hình thái và tỷ lệ tinh trùng di động
trước và sau mổ (p>0,05). Thêm nữa, chúng tôi
phân tích sự khác nhau của các thông số tinh
dịch trước và sau mổ theo mức độ giãn TMT (độ
I, II, III). Tóm lại, 14/20 bệnh nhân teo tinh hoàn
có cải thiện về các thông số tinh dịch (chỉ số tăng
>0,5). Do vậy, trong nghiên cứu này, tỉ lệ toàn bộ
các thông số tinh dịch cải thiện là 70%. Sự cải
thiện rõ rệt ở lượng tinh trùng và tổng lượng
tinh trùng di động được thấy ở các bệnh nhân
giãn TMT độ II và III.
Kết quả này cho thấy thắt tĩnh TMT giãn to
hơn có hiệu quả với tinh dịch đồ rõ hơn.
Hiệu quả của phẫu thuật điều trị giãn TMT
đối với thể tích tinh hoàn.
Thể tích tinh hoàn trước và sau mổ là
14,3±3,1ml và 14,7±2,6ml. Mặc dù thể tích tinh
hoàn tăng nhẹ sau mổ thắt TMT giãn, nhưng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 518
không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thể tích
tinh hoàn trước và sau mổ.
Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật giãn
TMT
Trong nghiên cứu này, 10 bệnh nhân (50%)
có triệu chứng đau tinh hoàn kèm theo, sau
phẫu thuật, 5 bệnh nhân(25%) hết đau hoàn
toàn, và 5 bệnh nhân (25%) ko thấy thay đổi
triệu chứng đau.
Biến chứng
Chúng tôi gặp 1 bệnh nhân có biến chứng
tràn dịch màng tinh hoàn, 4 bệnh nhân than
phiền khó chịu ở mào tinh, nhưng hết đau khi
điều trị bằng chống viêm nonsteroid.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng
vi phẫu thắt TMT giãn có thể làm tăng các thông
số tinh dịch đồ(14).
Các kết quả của chúng tôi cũng tương tự
nghiên cứu của Scherr và Golstein(19) cho thấy
điều trị giãn TMT độ II và III đem lại sự cải thiện
rõ ở lượng tinh trùng và tổng lượng tinh trùng
di động, và giãn TMT độ III giúp dự đoán tốt
nhất khả năng thay đổi lượng tinh trùng.
Đến nay, tác động của mức độ giãn TMT đến
kết quả sau mổ vẫn còn là điều tranh cãi. Steckel
và cộng sự (20) báo cáo: những bệnh nhân có mức
độ giãn TMT lớn hơn (độ III) có sự cải thiện các
thông số tinh dịch cao hơn các bệnh nhân có
mức độ giãn TMT nhỏ hơn (độ I, II). Họ thấy
rằng nam giới thiểu tinh có giãn TMT độ III có
các thông số tinh dịch nền kém hơn, nhưng có
mức cải thiện tốt hơn sau phẫu thuật thắt TMT
(20). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự.
Giãn TMT liên quan đến đau tinh hoàn hoặc
bìu, tăng lên khi gắng sức hoặc tập luyện, không
tạo nên cơn đau dữ dội hay nóng rát (18,19). Trong
nghiên cứu này, có 10 bệnh nhân teo tinh hoàn
có kèm theo biểu hiện đau tương tự. Các kết quả
của chúng tôi (5/10 bệnh nhân hết đau hoàn
toàn) khẳng định rằng vi phẫu thắt TMT giãn để
điều trị đau thường là có hiệu quả, tỷ lệ hết đau
tương tự nghiên cứu khác (48-88%) (1,14,18,19).
Biến chứng phổ biến sau mổ là tràn dịch
màng tinh hoàn, giãn TMT tái phát/ tồn dư, và
teo tinh hoàn(8).
Trong nghiên cứu này, chỉ có 1 bệnh nhân
tràn dịch màng tinh hoàn và 4 bệnh nhân khó
chịu ở mào tinh, những than phiền của tất cả các
bệnh nhân đó đều được điều trị hiệu quả bằng
biện pháp bảo tồn. Ti lệ tai biến trong nhóm
nghiên cứu tương đối thấp so với các phương
pháp mổ không dùng vi phẫu trước đây(10). Mặt
khác, chúng tôi thấy rằng, tất cả các biến chứng
đó xảy ra ở những ca đầu trong nhóm nghiên
cứu, điều này cho thấy cần huấn luyện kỹ càng
kỹ thuật này.
KẾT LUẬN
Tóm lại, chúng tôi tin tưởng phẫu thuật thắt
TMT giãn là 1 phương pháp điều trị hiệu quả và
hợp lý đối với BN giãn TMT có tinh dịch đồ bất
thường và đau bìu.
Biến chứng phổ biến sau mổ là bệnh nhân
tràn dịch màng tinh hoàn, giãn TMT tái phát/tồn
dư và teo tinh hoàn. Tác dụng của kính phóng
đại sẽ giúp phẫu thuật viên dễ dàng nhận biết
bạch mạch, tĩnh mạch và động mạch, điều này
góp phần quan trọng giúp giảm biến chứng.
Tóm lại, vi phẫu thắt TMT giãn mang đến một
biện pháp an toàn và hiệu quả để điều trị giãn
TMT, có sự cải thiện chất lượng tinh dịch, giảm
đau bìu và biến chứng thấp. Để giảm nguy cơ
biến chứng sau mổ, phát triển trung tâm huấn
luyện vi phẫu với trang bị hiện đại là cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biggers RD, Soderdahl DW (1981). The painful varicocele. Mil
Med;146:440–1.
2. Clarke BG (1966). Incidence of varicocele in normal men and
among men of different ages. JAMA;198:1121–2.
3. Comhaire F (1995). Economic strategies in modern male
subfertility treatment. Hum Reprod;10(Suppl 1):103–6.
4. Cayan S, Kadioglu TC, Tefekli A, Kadioglu A, Tellaloglu S
(2000). Comparison of results and complications of high ligation
surgery and microsurgical high inguinal varicocelectomy in the
treatment of varicocele. Urology;55:750–4.
5. Dubin L, Amelar RD (1975). Varicocelectomy as therapy in male
infertility: a study of 504 cases. J Urol;113:640–1.
6. Dubin L, Amelar RD (1977). Varicocelectomy: 986 cases in a
twelve-year study. Urology;10:446–9.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 519
7. Gorelick JI, Goldstein M (1993). Loss of fertility in men with
varicocele. Fertil Steril;59:613–6.
8. Goldstein M, Tanrikut C (2006). Microsurgical management of
male infertility. Nat Clin Pract Urol;3:381-91.
9. Goldstein M, Gilbert BR, Dicker AP, Dwosh J, Gnecco C (1992).
Microsurgical inguinal varicocelectomy with delivery of the
testis: an artery and lymphatic sparing technique. J
Urol;148:1808–11.
10. Goldstein M (2002). Surgical management of male infertility and
other scrotal disorders. In: Campbell MF, Walsh PC, Retik AB,
eds. Campbell’s Urology, 8th ed. Philadelphia: WB
Saunders:1533–87.
11. Harrison RM, Lewis RW, Roberts JA (1986). Pathophysiology of
varicocele in nonhuman primates: long-term seminal and
testicular changes. Fertil Steril;46:500–10.
12. Ito H, Kotake T, Hamano M, Yanagi S (1993). Results obtained
from microsurgical therapy of varicocele. Urol Int;51:225–7.
13. Jarow JP, Coburn M, Sigman M (1996). Incidence of varicoceles
in men with primary and secondary infertility. Urology;47:73–6.
14. Karademir K, Senkul T, Baykal K, Ates F, Iseri C, Erden D
(2005). Evaluation of the role of varicocelectomy including
external spermatic vein ligation in patients with scrotal pain. Int
J Urol;12:484–8.
15. Libman J, Jarvi K, Lo K, Zini A (2006). Beneficial effect of
microsurgical varicocelectomy is superior for men with bilateral
versus unilateral repair. J Urol ;176:2602–5.
16. Marmar JL, Kim Y (1994). Subinguinal microsurgical
varicocelectomy: a technical critique and statistical analysis of
semen and pregnancy data. J Urol;152:1127–32.
17. Madgar I, Weissenberg R, Lunenfeld B, Karasik A, Goldwasser
B (1995). Controlled trial of high spermatic vein ligation for
varicocele in infertile men. Fertil Steril;63:120–4.
18. Peterson AC, Lance RS, Ruiz HE (1998). Outcomes of varicocele
ligation done for pain. J Urol;159:1565–7.
19. Scherr D, Goldstein M (1999). Comparison of bilateral versus
unilateral varicocelectomy in men with palpable bilateral
varicoceles. J Urol;162:85–8.
20. Steckel J, Dicker AP, Goldstein M (1993). Relationship between
varicocele size and response to varicocelectomy. J Urol;149:769–
71.
21. Schlegel PN (1997). Is assisted reproduction the optimal
treatment for varicocele-associated male infertility? A cost-
effectiveness analysis. Urology;49:83–90.
22. World Health Organization (1992). WHO Laboratory Manual
for the Examination of Human Sperm, and Sperm-Cervical
Mucus Interaction, 3rd ed. Cambridge: Cambridge University
Press.
23. Witt MA, Lipshultz LI (1993). Varicocele: a progressive or static
lesion? Urology; 42:541–3.
24. Yaman O, Ozdiler E, Anafarta K, Gögüs¸ O (2000). Effect of
microsurgical subinguinal varicocele ligation to treat pain.
Urology;55: 107–8.
25. Zini A, Fischer A, Bellack D, et al (2006). Technical modification
of microsurgical varicocelectomy can reduce operating time.
Urology; 67:803–6.