Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) và nhiễm Helicobacter pylori (HP) là bệnh lý khá phổ
biến. Tỉ lệ nhiễm HP có khác biệt lớn giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân tộc trong cùng một nước.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các dạng tổn thương VLDDTT, tỉ lệ nhiễm HP và một số yếu tố liên quan trên
bệnh nhân (BN) dân tộc Ê Đê bị VLDDTT tại Bệnh viện tỉnh Đăk Lăk.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 240 BN dân tộc Ê Đê tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Đăk Lăk từ 04-10/2010. Tất cả BN được nội soi dạ dày để đánh giá tổn thương và sinh thiết. Kết quả
mô bệnh học (MBH) được đánh giá theo hệ thống phân loại Sydney. Xác định mối liên quan giữa nhiễm HP với
các tổn thương VLDDTT và các yếu tố môi trường, xã hội.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm HP là 60,4%. Tỷ lệ các dạng tổn thương MBH được phân bố theo các mức độ nhẹ,
trung bình, và nặng lần lượt như sau: viêm dạ dày (VDD) mạn tính là 100% (75.0%; 23,8%; 1,2%), VDD hoạt
động là 65,8% (62,0%; 28,5%; 9,5%), viêm teo niêm mạc dạ dày là 36,25% (66,7%; 25,3%; 8,0%), chuyển sản
ruột là 25% (tất cả đều ở mức độ nhẹ). Viêm đơn thuần chiếm 97,5%; viêm kèm loét chiếm 2,5%. Dạng viêm
thường gặp nhất qua nội soi là viêm sung huyết xuất tiết (53,8%) và viêm trợt phẳng (24,6%). Các yếu tố liên
quan độc lập để tiên đoán nhiễm HP: các dạng tổn thương trên nội soi: viêm sung huyết xuất tiết (PR 1,8; KTC
95% 1,1-3.0), viêm teo niêm mạc (PR 1,9, KTC 95% 1,1-3,6) và viêm trợt phẳng (PR 2,1, KTC 95% 1,3-3,2);
các yếu tố dân số, xã hội: rửa tay không thường xuyên (PR 1,6, KTC 95% 1,1-2,5) và số người sống chung (PR
1,3, KTC 95% 1,1-1,6).
Kết luận: tỉ lệ nhiễm HP ở BN Ê Đê cao hơn so với dân tộc kinh. Tỉ lệ loét ở người Ê Đê rất thấp. Cần giáo
dục cộng đồng và cải thiện điều kiện sống cho đồng bào dân tộc Ê Đê.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm loét dạ dày tá tràng và nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân dân tộc Ê Đê tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Lão Khoa 58
VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG VÀ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI
Ở BỆNH NHÂN DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH ĐĂK LĂK
Lê Quang Tâm*, Bùi Hữu Hoàng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) và nhiễm Helicobacter pylori (HP) là bệnh lý khá phổ
biến. Tỉ lệ nhiễm HP có khác biệt lớn giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân tộc trong cùng một nước.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các dạng tổn thương VLDDTT, tỉ lệ nhiễm HP và một số yếu tố liên quan trên
bệnh nhân (BN) dân tộc Ê Đê bị VLDDTT tại Bệnh viện tỉnh Đăk Lăk.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 240 BN dân tộc Ê Đê tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Đăk Lăk từ 04-10/2010. Tất cả BN được nội soi dạ dày để đánh giá tổn thương và sinh thiết. Kết quả
mô bệnh học (MBH) được đánh giá theo hệ thống phân loại Sydney. Xác định mối liên quan giữa nhiễm HP với
các tổn thương VLDDTT và các yếu tố môi trường, xã hội.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm HP là 60,4%. Tỷ lệ các dạng tổn thương MBH được phân bố theo các mức độ nhẹ,
trung bình, và nặng lần lượt như sau: viêm dạ dày (VDD) mạn tính là 100% (75.0%; 23,8%; 1,2%), VDD hoạt
động là 65,8% (62,0%; 28,5%; 9,5%), viêm teo niêm mạc dạ dày là 36,25% (66,7%; 25,3%; 8,0%), chuyển sản
ruột là 25% (tất cả đều ở mức độ nhẹ). Viêm đơn thuần chiếm 97,5%; viêm kèm loét chiếm 2,5%. Dạng viêm
thường gặp nhất qua nội soi là viêm sung huyết xuất tiết (53,8%) và viêm trợt phẳng (24,6%). Các yếu tố liên
quan độc lập để tiên đoán nhiễm HP: các dạng tổn thương trên nội soi: viêm sung huyết xuất tiết (PR 1,8; KTC
95% 1,1-3.0), viêm teo niêm mạc (PR 1,9, KTC 95% 1,1-3,6) và viêm trợt phẳng (PR 2,1, KTC 95% 1,3-3,2);
các yếu tố dân số, xã hội: rửa tay không thường xuyên (PR 1,6, KTC 95% 1,1-2,5) và số người sống chung (PR
1,3, KTC 95% 1,1-1,6).
Kết luận: tỉ lệ nhiễm HP ở BN Ê Đê cao hơn so với dân tộc kinh. Tỉ lệ loét ở người Ê Đê rất thấp. Cần giáo
dục cộng đồng và cải thiện điều kiện sống cho đồng bào dân tộc Ê Đê.
Từ khóa: Helicobacter pylori (HP), viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT), hệ thống phân loại Sydney.
ABSTRACT
PEPTIC ULCER DISEASE AND HELICOBACTER PYLORI INFECTION IN THE EDE PATIENTS IN
THE PROVINCIAL HOSPITAL OF DAK LAK
Le Quang Tam, Bui Huu Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 58 - 67
Background: Peptic ulcer disease (PUD) and Helicobacter pylori (HP) infection are the common diseases.
The prevalence of HP infection vary significantly between countries to countries and ethnic groups in the same
country.
Objective: To determine the prevalence of HP infection, the rate of pathologic lesions of PUD, and the
related factors in the Ede ethnic patients in the Provincial hospital of Dak Lak.
Methods: cross-sectional study has been carried out on 240 Ede ethnic patients in the Provincial hospital of
Dak Lak from April to October 2010. All patients were carried out upper gastrointestinal endoscopy and biopsy to
*Bệnh viện đa khoa tỉnh Dak Lak; ** Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Lê Quang Tâm, ĐT: 0913475530; Email: lequangtam@vnn.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 59
identify the pathologic lesions evaluated according to the Sydney classification system. We determined the
relationship between HP infection and pathologic lesions, and environmental, social factors.
Results: The prevalence of HP infection was 60.4%. The rate of pathologic lesions of PUD according to mild,
moderate and severe degree respectively as followed: the rate of chronic gastritis was 100% (75.0%; 23.8%;
1.2%), active gastritis: 65.8% (62.0%; 28.5%; 9.5%), atrophic gastritis: 36.25% (66.7%; 25.3%; 8.0%),
intestinal metaplasia: 25% (all lesions were mild). Gastritis alone occured 97.5%; gastritis associated with ulcer
occupied 2.5%. The common lesions of gastritis found by endoscopy were erythematous/exudative gastritis
(53.8%) and flat erosive gastritis (24.6%). Independently related factors to predict the HP infection: pathologic
lesions of gastritis on endoscopy: erythematous/exudative gastritis (PR 1.8; CI 95% 1.1-3.0), atrophic gastritis
(PR 1.9, CI 95% 1.1-3.6) and flat erosive gastritis (PR 2.1, CI 95% 1.3-3.2); polulation and social factors:
uncommom hand washing (PR 1.6, CI 95% 1.1-2.5) and the number of people living together (PR 1.3, CI 95%
1.1-1.6).
Conclusions: although the HP infection rate in Ede patients was higher than that in Kinh patients but the
ulcer rate was lower in the Ede patients. It is nessesary to educate Ede communities about health care and to
improve their living condition.
Key words: Helicobacter pylori (HP),peptic ulcer disease (PUD); the Sydney classification system.
ĐẶT VẤN ĐỀ
VLDDTT là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến
trên thế giới(25). Một số nghiên cứu đa trung tâm
tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy số
lượng BN VDD có khuynh hướng gia tăng trong
khi đó số lượng BN loét lại giảm đi(27). Về
nguyên nhân, HP là một trong những tác nhân
chính gây VLDDTT và cũng là yếu tố sinh ung
thuộc nhóm I ở người(4). Tỉ lệ nhiễm HP có sự
khác biệt lớn giữa các quốc gia phát triển và
đang phát triển và tần suất nhiễm HP cũng khác
nhau giữa các nhóm dân tộc trong cùng một
nước(12). Dân tộc Ê Đê là dân tộc bản địa chính
tại Đăk Lăk(5). Đồng bào Ê Đê vẫn còn giữ các
tập quán sinh hoạt rất lạc hậu, thói quen ăn
uống, vệ sinh cá nhân, lối sống cộng đồng nhiều
thế hệ ở chung một nhà là các điều kiện có thể
gây lây nhiễm các loại bệnh, trong đó có nhiễm
HP(5,13).
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tỉ lệ nhiễm HP, tỉ lệ các tổn
thương qua nội soi và MBH ở BN dân tộc Ê
Đê bị VLDDTT tại bệnh viện tỉnh Đăk Lăk và
xác định mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HP
với các dạng tổn thương VLDDTT và các yếu
tố dân số, xã hội.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
240 BN dân tộc Ê Đê được nội soi tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk từ 04-10/2010.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn: có biểu hiện lâm sàng gợi ý
VLDDTT, được nội soi tiêu hóa trên để phát
hiện các dạng tổn thương VDD và/ hoặc loét
DDTT, sinh thiết để đánh giá tổn thương MBH
và thực hiện test nhanh urease.
Tiêu chí loại trừ
BN đã được nội soi tiêu hóa trên; có sử dụng
kháng sinh, thuốc kháng tiết acid, bismuth trong
vòng 1 tháng tính đến ngày soi; ung thư dạ dày;
đang bị xuất huyết tiêu hóa trên; tiền sử phẫu
thuật cắt dạ dày.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
2
2
)2/1( )1(
d
ppZ
N
- α: xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2) = 1,96
- p: trị số mong muốn của tỉ lệ nhiễm HP ở bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Lão Khoa 60
VLDDTT. Chọn p = 0,81(17)
- d: độ chính xác (sai số cho phép), chọn d = 0,05
- N: cỡ mẫu, tính toán được: 236,488; cỡ mẫu lấy tròn là
240 BN.
Các biến số
Nhóm biến số nền: tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, khu vực sống, tình trạng
hôn nhân. Nhóm biến số về các yếu tố môi
trường, xã hội: chế độ ăn đặc trưng của dân tộc
Ê Đê, nguồn nước sử dụng, nước uống đun sôi,
thói quen rửa tay trước khi ăn, kiểu nhà ở, có
nhà vệ sinh hay không, số người chung sống
trong một nhà. Nhóm biến số về nội soi và
MBH: theo hệ thống phân loại Sydney cập
nhật(3).
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm STATA 10.0. Tính các
chỉ số: tần số, tỉ lệ %, khoảng tin cậy 95%, tỉ số tỉ
lệ hiện mắc (PR), độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên
đoán dương, giá trị tiên đoán âm, hệ số phù hợp
Kappa. Phân tích đơn biến: so sánh các tỉ lệ
dùng phép kiểm chi bình phương (Chi-squared
test) hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s
exact test) khi có > 20% tần số mong đợi trong
bảng < 5. Phân tích đa biến: sử dụng hồi qui
Poisson (Poisson’s regression) với số đo PR.
KẾT QUẢ
Bảng 1 là tỉ lệ nhiễm HP được phát hiện theo
từng phương pháp. Tỉ lệ nhiễm HP qua MBH là
60,4%, không có sự khác biệt giữa việc chẩn
đoán bằng MBH và test nhanh urease (p = 0,852)
cũng như khi kết hợp kết quả của hai phương
pháp (p = 0,396).
Tỉ lệ nhiễm HP
Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm HP trên BN VLDDTT được
phát hiện bằng MBH, test nhanh urease hoặc kết hợp
cả hai
PP HP n % KTC 95%
MBH
(-) 95 39,6 33,4 - 45,8
(+) 145 60,4 54,2 - 66,6
Urease test
(-) 97 40,4 34,1 - 46,7
(+) 143 59,6 53,3 - 65,8
Cả hai (-) 86 35,8 29,7 - 41,9
PP HP n % KTC 95%
(+) 154 64,2 58,0 - 70,3
Tổng 240 100
Các dạng tổn thương VLDDTT
Viêm đơn thuần chiếm 97,5%, viêm phối
hợp với loét chiếm 2,5%. Kết quả cho thấy tỉ lệ
loét rất thấp trong nghiên cứu này.
Các đặc điểm tổn thương qua nội soi
Bảng 2: Định khu và dạng VDD
Định khu n %
Hang vị 200 83,4
Thân vị 2 0,8
Toàn bộ DD 38 15,8
Dạng VDD
Viêm SH/XT 129 53,8
Viêm trợt phẳng 59 24,6
Viêm trợt nổi 18 7,5
Viêm teo 23 9,6
Viêm xuất huyết 2 0,8
Viêm TNR-DD 7 2,9
Viêm PĐNNM 2 0,8
Tổng 240 100,0
Viêm SH/XT: viêm sung huyết/ xuất tiết;
Viêm TNR-DD: viêm trào ngược ruột-dạ dày;
Viêm PĐNNM: viêm phì đại nếp niêm mạc.
Các dạng tổn thương theo MBH
Bảng 3: Tỉ lệ các dạng tổn thương VDD theo MBH
Biến số
MBH
Giá trị
biến số
n % Nhẹ TB Nặng
Định khu
Hang vị 112 46,7
Thân vị 1 0,4
Toàn bộ
DD
127 52,9
Hình thái
Viêm mạn 240 100 75,0 23,8 1,2
Viêm hoạt
động
158 65,8 62,0 28,5 9,5
Teo niêm
mạc
87 36,25 66,7 25,3 8,0
Chuyển
sản ruột
60 25,0 60,0 0,0 0,0
Hiện diện
HP
145 60,4 59,3 30,3 10,4
Bảng 4: Giá trị của nội soi trong chẩn đoán định khu
VDD và viêm teo
sens Spec PV+ PV- Kappa
Viêm TV 24,2% 91,9% 77,5% 51,5% 15,4%
Viêm HV 99,5% 100% 100% 50% 66,4%
Viêm teo 13,8% 92,8% 52,2% 65,4% 7,9%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 61
Bảng 5: Phân bố nhiễm HP theo tổn thương viêm
loét trên nội soi
Biến số N
HP (+)
PR KTC 95% p
n %
Viêm và loét 6 6 100,0
1,7 1,5 - 1,9 0,045* Viêm đơn
thuần
234 139 59,4
Định khu TV
4
,
TBDD
5
40 29 72,5
1,3 1,0 - 1,6 0,087
Định khu HV
6
200 116 58,0
Viêm XH-TN-
PĐ
1 11 2 18,2 1
Tham
chiếu
Viêm xuất
huyết
2 1 50,0
Viêm TNR-DD
2
7 0 0,0
Viêm PĐNNM
3
2 1 50,0
Viêm sung
huyết
129 78 60,5 3,3 1,4 - 7,9 0,007
Viêm trợt
phẳng
59 37 62,7 3,4 1,4 - 8,4 0,006
Viêm trợt nổi 18 10 55,6 3,0 1,0 - 9,4 0,053*
Viêm teo niêm
mạc
23 18 78,3 4,3 1,8 - 10,3 0,001*
1
Xuất huyết - trào ngược - phì đại;
2
Trào ngược ruột-dạ
dày;
3
Phì đại nếp niêm mạc;
4
Thân vị
5Toàn bộ dạ dày; 6Hang vị; *Fisher’s exact test
Bảng 6: Phân bố nhiễm HP theo MBH
Biến số N
HP (+)
PR
KTC
95%
p
n %
Định khu TV và
TBDD
128 87 68,0
1,3 1,1 - 1,6 0,011
Định khu HV 112 58 51,8
Viêm mạn hoạt
động
158 143 90,5 37,1
9,4 -
146,0
<
0,001
Mức độ viêm mạn
TB và nặng
60 49 81,7 1,5 1,3 - 1,8
<
0,001
Teo niêm mạc 87 63 72,4 1,4 1,1 - 1,6 0,004
Chuyển sản ruột 60 40 66,7 1,1 0,9 - 1,4 0,253
Bảng 7: Phân bố nhiễm HP theo các biến số nền
Biến số N
HP (+)
PR
KTC
95%
p
n %
Giới tính
Nam 123 70 56,9
0,9 0,7 - 1,1 0,255
Nữ 117 75 64,1
Nhóm
tuổi
10-19
20 16 80,0 1
Tham
chiếu
20-29 38 20 52,6 0,7 0,3 - 1,3 0,212
30-39 75 42 56,0 0,7 0,4 - 1,2 0,225
40-49 52 35 67,3 0,8 0,5 - 1,5 0,567
59-59 36 23 63,9 0,8 0,4 - 1,5 0,490
60 19 9 47,4 0,6 0,3 - 1,3 0,208
Khu vực
sống
TT 29 19 65,5
1,1 0,8-1,5 0,549
NT 211 126 59,7
Biến số N
HP (+)
PR
KTC
95%
p
n %
Nghề
nghiệp
Nông
dân
175 103 58,9 1
Tham
chiếu
CNV* 31 19 61,3 1,1 0,6 - 1,7 0,871
HSSV*
*
22 15 68,2 1,2 0,7 - 2,0 0,595
Khác 12 8 66,7 1,2 0,6 - 2,3 0,734
Học vấn
Mù
chữ
59 34 57,6 1
Tham
chiếu
Cấp I 81 51 63,0 1,1 0,7 - 1,7 0,689
Cấp II 48 32 66,7 1,2 0,7 - 1,9 0,554
Cấp III 29 15 51,7 0,9 0,5 - 1,6 0,727
> cấp
III
23 13 56,5 1,0 0,5 - 1,9 0,953
Hôn
nhân
Chưa
kết
hôn
37 23 62,2 1
Tham
chiếu
Đã kết
hôn
172 104 60,5 1 0,6 - 1,5 0,904
Ly dị,
ly thân;
góa
31 18 58,1 1 0,5 - 1,7 0,828
*Công nhân viên, **Học sinh sinh viên
Bảng 8: Phân bố nhiễm HP theo các biến số môi
trường, xã hội
Biến số N
HP (+)
PR
KTC
95%
p
n %
Chế độ ăn Ê
Đê
147 99 67,4 1,4 1,1 - 1,7 0,006
Uống nước
không sôi
73 59 80,8 1,6 1,3 - 1,9 < 0,001
Không rửa tay
TX*
137 105 76,6 2,0 1,5 - 2,6 < 0,001
Không có nhà
vệ sinh
184 113 61,4 1,1 0,8 - 1,4 0,567
Ở nhà dài Ê
Đê
141 91 64,5 1,2 1,0 - 1,5 0,119
Số người
chung sống
< 10 người 105 43 41,0 1
Tham
chiếu
10-20 người 88 59 67,1 1,6 1,1 - 2,4 0,014
> 20 người 47 43 91,5 2,2 1,5 - 3,4 0,000
*Không rửa tay thường xuyên
Bảng 9: Mối liên quan giữa nhiễm HP với một số
yếu tố theo phân tích đa biến
TT Yếu tố PR KTC 95% p
1 Chế độ ăn Ê Đê 0,9 0,6 - 1,4 0,665
2 Uống nước không sôi 1,2 0,8 - 1,7 0,378
3
Không rửa tay thường
xuyên
1,6 1,1 - 2,5 0,027
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Lão Khoa 62
TT Yếu tố PR KTC 95% p
4 Số người chung sống 1,3 1,1 - 1,6 0,032
5 Viêm toàn bộ dạ dày 1,2 0,8 - 1,8 0,445
6 Viêm kèm loét 1,8 0,7 - 4,1 0,198
7 Viêm SH/XT 1,8 1,1 - 3,0 0,014
8 Viêm trợt phẳng 2,1 1,3 - 3,2 0,001
9 Viêm trợt nổi 1,5 0,7 - 3,1 0,296
10 Viêm teo niêm mạc 1,9 1,1 - 3,6 0,040
Sau khi phân tích đơn biến, có 4 yếu tố dân
số, xã hội, và 6 yếu tố về tổn thương trên nội soi
có liên quan với nhiễm HP (p < 0,1). Khi phân
tích hồi quy đa biến Poisson, chỉ có các yếu tố
như rửa tay không thường xuyên; số người sống
chung trong một gia đình; và các dạng VDD
trên nội soi (viêm sung huyết, viêm trợt phẳng,
và viêm teo niêm mạc) có liên quan độc lập với
nhiễm HP và có ý nghĩa thống kê (KTC 95% của
PR không chứa giá trị 1; tất cả PR đều > 1), có giá
trị tiên đoán nhiễm HP. Trong đó, số người
chung sống là yếu tố liên quan thuận độc lập có
giá trị tiên đoán nhiễm HP, khi số người chung
sống tăng lên một bậc (< 10 người, 10-20 người
và > 20 người) thì tỉ lệ nhiễm HP cao gấp 1,3 lần
(PR = 1,3; KTC 95%: 1,1-1,6).
BÀN LUẬN
Phân bố theo giới tính
Tỉ lệ nam, nữ lần lượt là: 51,3% và 48,7%.
Tương tự như các nghiên cứu trong nước(10,19).
Phân bố theo tuổi
Tuổi nhỏ nhất là 10; tuổi cao nhất là 80; tuổi
trung bình: 38,8 ± 14. Nhóm tuổi mắc bệnh
nhiều nhất là 30-49 (chiếm 53%). So với các tác
giả khác: Nguyễn Sào Trung (2005), nhóm tuổi
31-50 là 50%(19). Lê Trung Thọ (2007), nhóm tuổi
30-49 là 51,2%(10); Nguyễn Duy Thắng (2009),
nhóm tuổi 31-50 là 61,05%. Như vậy, có sự
giống nhau của nhiều nghiên cứu về độ tuổi
mắc bệnh, nhiều nhất là nhóm tuổi 30-50. Không
có khác biệt về nhóm tuổi mắc bệnh giữa dân
tộc Kinh và dân tộc Ê Đê.
Phân bố theo khu vực sống
Chủ yếu là nông thôn, chiếm 87,9 %, còn
thành thị là 12,1%. Điều này phù hợp vì đa số
đồng bào Ê Đê sống tập trung chủ yếu tại các
buôn, làng.
Phân bố theo trình độ học vấn
Đa số là học vấn thấp: 24,6% mù chữ; 33,7%
hết cấp I; 20% hết cấp II. Tỉ lệ học vấn thấp và
mù chữ cao.
Phân bố theo nghề nghiệp
Làm nông là chủ yếu (72,9%). Đa số làm
nương rẫy, chỉ có một số ít tham gia vào các
hoạt động nghề nghiệp giống người dân tộc
Kinh.
Về tỉ lệ nhiễm HP
Bảng 10: So sánh tỉ lệ chẩn đoán nhiễm HP bằng
MBH của các nghiên cứu khác
Tác giả (năm)
Tỉ lệ nhiễm HP và mức độ %
HP (+) Nhẹ Trung
bình
Nặng
Nguyễn Sào Trung
(2005)
63,0 46,0 36,0 18,0
Lê Trung Thọ (2007) 51,80 36,05 38,37 25,58
Suzana (2009) 23,37 22,2 72,3 5,5
Chúng tôi (2010) 60,4 59,3 30,3 10,4
Bảng 10 cho thấy kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khá phù hợp với các nghiên cứu
trong nước nhưng khác nhiều với nghiên cứu
của Suzana (2009). Việc phát hiện bằng một
phương pháp so với bằng cả hai phương
pháp trong nghiên cứu của chúng tôi không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này
cũng tương tự như nghiên cứu của Lê Trung
Thọ(10). Tỉ lệ nhiễm HP sẽ theo chẩn đoán bằng
MBH, vì phương pháp này đã được xác định
là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán nhiễm
HP, cho độ nhạy và độ đặc hiệu rất tốt(15).
Theo các nghiên cứu gần đây, tỉ lệ nhiễm HP
đang có xu hướng giảm ở các nước châu Á,
trong đó có Việt Nam(28). Tuy nhiên, tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 63
nhiễm HP trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn
còn khá cao.
Phân bố VLDDTT trên nội soi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương
viêm chiếm 100%, tỉ lệ có loét kết hợp chỉ có 6
BN, chiếm 2,5%. Trong 6 trường hợp loét, có 4
trường hợp là loét tá tràng (1,6%) và 2 trường
hợp loét DD (0,9%). Kết quả này rất khác biệt so
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước(6,27).
Mặc dù hiện nay tỉ lệ tổn thương loét DDTT có
khuynh hướng giảm đi và tỉ lệ BN VDD lại tăng
lên(27) nhưng cho đến nay chưa có một nghiên
cứu nào trên BN VLDDTT có kết quả tổn
thương loét lại thấp như nghiên cứu này. Điều
này có thể giải thích được bằng đặc điểm dân số
nghiên cứu là dân tộc Ê Đê và chủng vi khuẩn
HP gây bệnh ảnh hưởng đến khả năng gây
VLDDTT trên người dân tộc Ê Đê. Vì vậy, cần
có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định đặc
điểm này.
Các dạng VDD trên nội soi
Bảng 11: So sánh các dạng VDD trên nội soi với một
số nghiên cứu
Tác giả (năm)
Dạng viêm
DD
Mihara
(16)
(1999) %
QT.Đức
(23)
(2003) %
NQ.Chung*
(
18)
(2007) %
Chúng tôi
(2010) %
Viêm SH/XT 11,0** 36,2 3,4 58,3
Viêm trợt
phẳng
13,0 35,2 89,7 24,6
Viêm trợt nổi 8,2 20,0 1,7 7,5
Viêm teo 56,3 2,4 0 9,6
Viêm xuất
huyết
2,8 1,0 6,1 0,8
Viêm TNR-DD 2,0 0,4 0,0 2,9
Viêm PĐNNM 6,6 4,8 0,0 0,8
*Vùng hang vị; **có 1,8% viêm DD cấp; SH/XT: sung huyết
xuất tiết; TNR-DD: trào ngược ruột-dạ dày; PĐNNM: phì đại
nếp niêm mạc
Bảng 11 cho thấy các dạng VDD rất khác
nhau giữa các nghiên cứu, có thể do ảnh hưởng
của các yếu tố như: thời gian, địa lý, chủng tộc,
dân số và xã hội.
Về hình thái tổn thương MBH
Các dạng VDD của chúng tôi so với một tác
giả nước ngoài trong cùng thời điểm như
nghiên cứu của Suzana(26): (1) tỉ lệ VDD hoạt
động của Suzana cao hơn chúng tôi và mức độ
cũng khác hơn, (2) mức độ VDD mạn cũng nặng
hơn chúng tôi, (3) tỉ lệ teo niêm mạc ít hơn
nhưng mức độ lại nặng hơn, (4) tỉ lệ chuyển sản
ruột ít hơn nhưng mức độ cũng nặng hơn. Rất
tiếc chúng tôi không tìm được các nghiên cứu
trong nước mô tả chi tiết các hình thái tổn
thương MBH để so sánh. Như vậy, so sánh trên
cũng phần nào cho thấy yếu tố chủng tộc và địa
dư cũng có ảnh hưởng đến hình thái VDD.
Về giá trị của nội soi trong chẩn đoán định
khu VDD và viêm teo dạ dày
Bảng 4 cho thấy nội soi ít có giá trị trong
chẩn đoán viêm thân vị và cũng không có giá trị
trong chẩn đoán viêm teo. Tuy nhiên, nội soi lại
có giá trị cực kỳ tốt trong chẩn đoán viêm hang
vị. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Quách Trọng Đức(23).
Mối liên quan giữa nhiễm HP với các dạng
VDD trên nội soi
Tỉ lệ nhiễm HP phân bố theo các dạng VDD
dựa trên phân loại Sydney có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0,011) (Fisher’s exact test).
Các dạng viêm xuất huyết, viêm trào ngược
ruột-dạ dày (TNR-DD) và viêm phì đại nếp
niêm mạc (PĐNNM) có tần số nhỏ nên được
gộp lại thành một nhóm và có tỉ lệ nhiễm HP
thấp (18,2%); trong đó, không có trường hợp
viêm TNR-DD nào bị nhiễm HP; viêm xuất
huyết và viêm PĐNNM có tỉ lệ nhiễm HP đều là
50%. Các dạng viêm sung huyết, viêm trợt
phẳng, viêm trợt nổi và viêm teo có tỉ lệ nhiễm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Lão Khoa 64
HP cao hơn (> 55%). Nếu lấy nhóm viêm xuất
huyết, viêm TNR-DD và viêm PĐNNM làm
tham chiếu t