Mở đầu: Viêm não do virus thường nặng, đe dọa tính mạng và nhiều di chứng. Chẩn đoán viêm não virus thường bị hạn chế tại các nước đang phát triển. Chưa có dữ liệu về tác nhân gây viêm não ở bệnh nhân AIDS tại Việt nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm não do từng virus, kết quả điều trị trong thời gian nằm viện và so sánh viêm não virus với viêm não do Toxoplasma. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca hồi cứu và tiền cứu. Chẩn đoán viêm não virus dựa vào triệu chứng thần kinh (TK), tổn thương não trên MRI hoặc CT, huyết thanh chẩn đoán và Real-time PCR dịch não tủy (DNT) tìm các virus như JCV, VZV, HSV, CMV và EBV. Kết quả: Viêm não virus chiếm 12/176 trường hợp bệnh AIDS nằm viện (6,8%). Bệnh não chất trắng (PML) do JCV có khởi bệnh kéo dài, không sốt và có dấu TK định vị. Bệnh sử cấp với sốt, nổi bóng nước ở da kèm rối loạn tri giác nhẹ thường gặp trong viêm não do VZV. Bệnh cảnh cấp với sốt, co giật, mê sâu và DNT có hồng cầu không liên quan đến chạm thương hướng đến viêm não do HSV hoặc CMV. Thường gặp tổn thương não chất trắng dạng khối có đặc điểm không tăng quang dạng viền và không hiệu ứng khối u. 3/12 trường hợp tử vong và 1/4 ca có di chứng trung bình-nặng. Kết luận: Viêm não virus không thường gặp trên bệnh nhân AIDS người lớn. Chỉ định PCR DNT nên thực hiện một cách chọn lọc dưa trên bệnh cảnh gợi ý viêm não do từng tác nhân virus
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm não virus trên bệnh nhân AIDS người lớn tại BV bệnh Nhiệt Đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 223
VIÊM NÃO VIRUS TRÊN BỆNH NHÂN AIDS NGƯỜI LỚN
TẠI BV BỆNH NHIỆT ĐỚI
Ngô Thị Kim Cúc*, Nguyễn Hữu Chí**, Nguyễn Lê Như Tùng***, Dư Tác Tạo***, Trần Quốc Tẩn***,
Ngô Chí Nguyện***, Phan Vĩnh Thọ***
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm não do virus thường nặng, đe dọa tính mạng và nhiều di chứng. Chẩn đoán viêm não virus
thường bị hạn chế tại các nước đang phát triển. Chưa có dữ liệu về tác nhân gây viêm não ở bệnh nhân AIDS tại
Việt nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm não do từng virus, kết quả điều trị
trong thời gian nằm viện và so sánh viêm não virus với viêm não do Toxoplasma.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca hồi cứu và tiền cứu. Chẩn đoán viêm não virus dựa vào triệu
chứng thần kinh (TK), tổn thương não trên MRI hoặc CT, huyết thanh chẩn đoán và Real-time PCR dịch não tủy
(DNT) tìm các virus như JCV, VZV, HSV, CMV và EBV.
Kết quả: Viêm não virus chiếm 12/176 trường hợp bệnh AIDS nằm viện (6,8%). Bệnh não chất trắng
(PML) do JCV có khởi bệnh kéo dài, không sốt và có dấu TK định vị. Bệnh sử cấp với sốt, nổi bóng nước ở da kèm
rối loạn tri giác nhẹ thường gặp trong viêm não do VZV. Bệnh cảnh cấp với sốt, co giật, mê sâu và DNT có hồng
cầu không liên quan đến chạm thương hướng đến viêm não do HSV hoặc CMV. Thường gặp tổn thương não chất
trắng dạng khối có đặc điểm không tăng quang dạng viền và không hiệu ứng khối u. 3/12 trường hợp tử vong và
1/4 ca có di chứng trung bình-nặng.
Kết luận: Viêm não virus không thường gặp trên bệnh nhân AIDS người lớn. Chỉ định PCR DNT nên thực
hiện một cách chọn lọc dưa trên bệnh cảnh gợi ý viêm não do từng tác nhân virus.
Từ khóa: Viêm não virus, AIDS, triệu chứng thần kinh, DNT, PCR, MRI
ABSTRACT
VIRAL ENCEPHALITIS IN AIDS ADULT PATIENTS AT HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES
Ngo Thi Kim Cuc, Nguyen Huu Chi, Nguyen Le Nhu Tung, Du Tac Tao, Tran Quoc Tan,
Ngo Chi Nguyen, Phan Vinh Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 223 - 230
Background: Viral encephalitis is severely progressive, life-threatening and sequelae creating. The diagnosis
of viral encephalitis is often limited in the developing countries. There is limited of information about viral
pathogens caused viral encephalitis in Vietnamese adult patients infected HIV.
Objectives: To identify the prevalence, to describe clinical and laboratory manifestations and outcome of
viral encephalitis and to compare viral encephalitis with toxoplasmic encephalitis.
Methods: A retrospective and prospective case series study was carried out. Diagnosis of viral encephalitis
was based on clinical symptoms, serological tests, cerebral lesions on MRI or CT scan and PCR in cerebral spinal
fluid (CSF) samples for detection of JCV, VZV, HSV, CMV and EBV.
Results: Viral encephalitis was confirmed in 12/176 AIDS inpatients (6.8%).. PML manifestations included
long duration and focal neurological signs without fever. The acute onset with fever, mild confusion and shingles
* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, ** Bộ Môn Nhiễm Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
*** Khoa nhiễm E, BV Nhiệt đới
Tác giả liên lạc: ThS BS Ngô Thị Kim Cúc, ĐT: 0908272802 Email: cuckim1961@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 224
were common characters of VZV encephalitis. In the setting of acute duration with fever, severe mental disorder,
seizure and red blood cell finding in CSF unrelated to accidental lumbar puncture, HSV or CMV encephalitis was
implicated. The common abnormal MRI modality was focal demyelination characterized by areas of unincreased
signal intensity without mass effect. 3/12 patients were died and 1/4 had neurological sequelae at discharge.
Conclusions: Viral encephalitis was uncommon in adult HIV infected patients. PCR in CSF should
selectively be done with clinical implications for each viral pathogens.
Key words: Viral encephalitis, AIDS, neurological symptoms, CSF, PCR, MRI
MỞ ĐẦU
Các biến chứng thần kinh gặp ở 39-70% bệnh
nhân nhiễm HIV giai đoạn AIDS(13). Các biến
chứng này gồm các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội
(NTCH) do tác nhân lao, nấm, virus và ký sinh
trùng; bệnh ác tính ung thư hạch nguyên phát ở
não (PCNSL) do EBV và bệnh mất trí liên quan
đến HIV. Các tác nhân gây viêm não do virus
trên bệnh nhân nhiễm HIV gồm JCV(1,7); VZV(6);
HSV(11,7) và CMV(11,6). Bệnh viêm não virus
thường diễn tiến nặng, gây tỷ lệ tử vong và di
chứng cao. 42% BN mắc bệnh não chất trắng đa
ổ tiến triển (PML) bị tàn tật(9). Chẩn đoán viêm
não do virus dựa vào triệu chứng thần kinh; tổn
thương não trên MRI hoặc CT; huyết thanh chẩn
đoán và PCR(15). Tại các nước đang phát triển,
chẩn đoán sớm viêm não virus khó khăn do
thiếu bằng cớ vi sinh(12) và thiếu bằng cớ tổn
thương não trên MRI hoặc CT. Chẩn đoán sớm
và điều trị kịp thời viêm não làm giảm tỷ lệ tử
vong(4). Nghiên cứu tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới
năm 2007 của Lê Thanh Nhàn ghi nhận tỷ lệ
viêm não T. gondii là 25,6%(8). Chưa có nghiên
cứu đặc điểm viêm não virus trên bệnh nhân
AIDS tại Việt Nam để hướng dẫn đến chẩn đoán
sớm và điều trị theo kinh nghiệm sớm. Nhằm
góp phần giải quyết vấn đề vừa nêu, một nghiên
cứu lớn về nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
trên bệnh nhân HIV đã được tiến hành với sự hỗ
trợ của Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học
Oxford. Nghiên cứu đặc điểm bệnh viêm não do
virus trên bệnh nhân AIDS người lớn là một
phần của nghiên cứu lớn nói trên.
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
chung là khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và
xét nghiệm của viêm não virus. Các mục tiêu cụ
thể gồm: 1) xác định tỷ lệ bệnh viêm não chung
do virus; 2) mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và
xét nghiệm của viêm não do từng loại virus
riêng rẽ; 3) kết quả điều trị viêm não virus trong
thời gian nằm viện; 4) so sánh viêm não do virus
với viêm não do Toxoplasma.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân nhiễm HIV người lớn nghi ngờ
nhiễm khuẩn thần kinh trung ương điều trị tại
khoa Nhiễm E và Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới từ tháng 8 năm 2009 đến
tháng 6 năm 2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các BN nhiễm HIV ≥ 15 tuổi, có hơn một
triệu chứng nghĩ đến nhiễm khuẩn hệ thần kinh
trung ương (như rối loạn tri giác, nhức đầu, ói,
sốt, bí tiểu, cứng cổ, co giật, liệt các dây thần kinh
sọ, liệt nửa người, liệt hai chi dưới) và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các BN có bệnh lý não-màng não liên quan
đến lao, nấm hay vi khuẩn; bệnh lý não do gan,
giang mai hay toxoplasma.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca hồi cứu và
tiền cứu.
Biến số và phương pháp đo lường
Biến số chính
Các biến số về triệu chứng lâm sàng (sốt,
nhức đầu, ói, rối loạn tri giác, co giật, bí tiểu, cổ
cứng, liệt nửa người, liệt 2 chi dưới.
Các biến số về xét nghiệm: XN tổng quát
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 225
(hồng cầu ,bạch cầu, MCV, bilirubin toàn phần,
AST, ALT, đường huyết, creatinine, ion đồ Na+,
K+/máu); Cấy máu; Huyết thanh chẩn đoán
(toxoplasma, giang mai, sốt xuất huyết, viêm não
Nhật bản); XN DNT (protein, đường, lactate, tế
bào, soi trực tiếp tìm vi khuẩn nấm, AFB, cấy
DNT, đo áp lực mở); chẩn đoán hình ảnh ghi
nhận tổn thương trên MRI hoặc CT (tăng quang
dạng viền, hiệu ứng khối u); XN sinh học phân
tử chẩn đoán nhiễm virus (do JCV, VZV, HSV,
CMV và EBV). Biến số về phân nhóm viêm não
virus (viêm não virus đơn thuần, viêm não virus
đồng nhiễm, viêm não virus không xác định
được tác nhân) và biến số về kết quả điều trị (tử
vong hoặc hấp hối, di chứng nặng, di chứng
trung bình, di chứng nhẹ và phục hồi hoàn toàn).
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa
được thực hiện bằng máy tự động. XN Real-
time PCR được thực hiện bằng máy
LightCycler 480 của Công ty Roche. Độ nhạy
của XN chẩn đoán CMV: 5 bản sao/µl; của
chẩn đoán VZV, HSV và EBV: 10 bản sao/µl.
Chỉ định tính JCVDNA. MRI được thực hiện
tại TT Chẩn đoán Y khoa hoặc BV Ngoại TK
quốc tế hoặc BV Nguyễn Tri Phương.
Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần
mềm SPSS phiên bản 17. Các số liệu thống kê
tính tỷ lệ %. Phép kiểm Kruskal Wallis dùng để
so sánh giá trị của các biến định tính. Mức ý
nghĩa được tính khi p <0,05.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ viêm não chung do virus và tỷ lệ viêm
não riêng từng loại virus
200 BN nhiễm HIV người lớn được đưa vào
nghiên cứu. 176 trường hợp tìm thấy tác nhân
gây bệnh. 12 trường hợp mắc viêm não do virus
(6,8%). Đây là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cơ
hội (NTCH) xếp hàng thứ tư sau lao màng não
(34,6%), viêm màng não nấm C. neoformans
(28,9%) và viêm não do T. gondii (11,9%).
Trong nhóm 12 ca viêm não virus đơn
thuần có 4 trường hợp (2,2%) viêm não do
VZV, 4 trường hợp (2,2%) PML do JCV, 3
trường hợp (1,7%) do HSV và 1 trường hợp
(0,5%) do CMV. Nhóm viêm não virus đồng
nhiễm có 21 trường hợp (11,9%). 7 trường hợp
đồng nhiễm ba tác nhân, trong đó thường gặp
CMV với EBV hoặc HSV hay VZV với EBV.
Đặc biệt, có ba trường hợp phát hiện cùng lúc
bốn tác nhân như lao phối hợp với CMV, HSV
và EBV hoặc nhiễm lao kèm với JCV, CMV và
EBV hoặc nhiễm lao kết hợp với virus Dengue,
virus viêm não Nhật bản và EBV. Nhóm viêm
não không xác định gồm 12 ca (6,8%).
Đặc điểm dân số nền của viêm não do virus
Trong 3 trường hợp điều trị ARV, có một
trường hợp mắc PML liên quan đến hội chứng
viêm do phục hồi miễn dịch. Đặc điểm dân số
nền của viêm não do virus được trình bày trong
bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nền của viêm não do virus
ĐẶC ĐIỂM SỐ CA (n = 12)
Tuổi, năm (Trung vị (IQR) 30 (26,2 – 33,7)
Phái tính, nam 11
Lây HIV qua tình dục 6
Chẩn đoán HIV > 1 năm 2
Có điều trị ARV 3
CD4< 200/µl, có 12
Có tiền sử NTCH nặng 3
HTCĐ Toxoplasma (+) 1
Có dự phòng Cotrimoxazole 8
Đặc điểm lâm sàng của viêm não do từng
virus
3/4 trường hợp viêm não do VZV có sang
thương mụn nước xuất hiện cùng lúc với biểu
hiện thần kinh. Bệnh cảnh lâm sàng của PML
do JCV thường mạn tính và có dấu TK khu trú
nổi bật như liệt nửa người và liệt TK sọ. Biểu
hiện của viêm não do HSV và do CMV có tính
chất cấp tính với sốt cao, rối loạn tri giác trung
bình-nặng và co giật (bảng 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 226
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của viêm não do từng
loại virus
NHÓM TÁC NHÂN VIÊM NÃO
ĐẶC ĐIỂM VZV
n = 4
JCV
n = 4
HSV
n = 3
CMV
n =1
Ngày bệnh-Trung
vị (IQR)
6.5
(2.2-7)
60
(15.5-60)
7
(1-14)
1
Có sốt (n) 3 1 3 1
Nhức đầu 3 3 2 1
Ói 3 1 2
H/C màng não 2 0 0
Liệt TK sọ 1 2 0
Liệt nửa người 1 3 0
Co giật 1 1 2 1
Glasgow 13-15
9 – 12 3 4 2
≤ 8 1 1 1
Bóng nước 3
Đặc điểm xét nghiệm DNT của viêm não
do từng loại virus
Gia tăng protein và lactate nhẹ; tăng bạch
cầu với đa nhân chiếm ưu thế; tỷ lệ
đường/đường huyết > 50% và áp lực mở không
tăng là đặc điểm của viêm não virus nói chung.
Có hồng cầu trong DNT nổi trội trong các ca
viêm não do CMV và HSV. Đặc điểm xét nghiệm
DNT của viêm não virus được ghi nhận trong
bảng 3.
Bảng 3. Đặc điểm xét nghiệm DNT của viêm não do
từng virus
XN DNT
trung vị (IQR)
NHÓM TÁC NHÂN VIÊM NÃO
VZV
n = 4
JCV
n = 4
HSV
n = 3
CMV
n = 1
HC (/mm3) 1
(1- 7,5)
1,5
(1-98)
25
(1-320)
70
BCĐN (%) 26
(22 – 62)
65
(59 -71)
94 75
Lymphô (%) 76
(36 – 78)
33,5
(29 – 38)
6 25
Protein (g/L) 0,9
(0,5-1,8)
0,5
(0,4-0,6)
0,6
(0,5-0,8)
0,6
Glucose
máu/DNT
0,6
(0,4-0,7)
75,6 (60 –
85,7)
68
(61,7-94,1)
54,5
Lactate (mmol/L) 2,6
(2,2 -2,9)
2
(2 – 5)
3,4
(2,4 – 3,8)
3,1
Áp lực mở
(cmH2O)
20
(13,2 – 32)
20
(14 – 21)
15
(8 – 33)
13
Đặc điểm tổn thương não do virus trên
MRI hoặc CT não
Tổn thương chất trắng của não không tăng
quang dạng viền và không hiệu ứng khối u trên
MRI hoặc CT não là đặc điểm thường gặp do
virus, đặc biệt là bệnh lý PML do JCV.
Bảng 4. Đặc điểm tổn thương não do mỗi virus trên
MRI hoặc CT não
CA Tác nhân Tổn thương não trên CT hoặc MRI
Ca 1 CMV Một tổn thương chất trắng dạng nốt ở hạch
nền, không tăng quang dạng viền, không
hiệu ứng khối u
Ca 2 VZV âm tính
Ca 3 VZV âm tính
Ca 4 VZV âm tính
Ca 5 VZV Bắt thuốc màng não vùng lều tiểu não và
thái dương hai bên
Ca 6 HSV âm tính
Ca 7 HSV Tổn thương tiểu não trái
Ca 8 HSV Không thực hiện (tử vong)
Ca 9 JCV Đa tổn thương chất trắng bán cầu trái, ở
nhân bèo, nhân đuôi, thùy trán-thái dương
trái, không bắt thuốc cản quang, không
phù não
Ca 10 JCV Tổn thương chất trắng thùy trán, đỉnh hai
bên, không bắt thuốc cản quang, không
phù não
Ca 11 JCV Tổn thương chất trắng đồi thị, thùy trán,
đỉnh hai bên, không bắt thuốc cản quang,
không phù não
Ca 12 JCV Tổn thương chất trắng thùy chẩm-trán
phải, thùy trán trái, dạng viền, có phù não
So sánh nhóm viêm não do virus đơn thuần
với nhóm viêm não virus đồng nhiễm các
tác nhân khác và với nhóm viêm não không
xác định được mầm bệnh
Không có khác biệt về đặc điểm dân số giữa
ba nhóm. Về lâm sàng và XN DNT, nhóm viêm
não virus đơn thuần và viêm não không xác
định tác nhân có triệu chứng tương đồng. Nhóm
viêm não virus đồng nhiễm có triệu chứng nhức
đầu và ói nhiều hơn nhóm viêm não virus đơn
thuần (p <0,05). Về XN DNT, nhóm viêm não
virus đồng nhiễm có biểu hiện tăng protein,
lactate, áp lực mở và giảm tỷ lệ đường/đường
huyết < 50% rõ rệt hơn nhóm viêm não virus
đơn thuần (p <0,05). 9/21 ca viêm não virus đồng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 227
nhiễm có biểu hiện tổn thương não – màng não.
7 ca đồng nhiễm virus với lao và nấm có tổn
thương với đặc điểm không dạng viền và không
hiệu ứng khối u. 7/13 trường hơp viêm não
không tìm thấy bệnh nguyên có tổn thương não
với đặc điểm không dạng viền và không hiệu
ứng khối u.
Kết quả điều trị
Một trường hợp tử vong vì viêm não do JCV.
Một ca viêm não do HSV và một ca viêm não do
CMV xuất viện trong tình trạng bệnh nặng hấp
hối. Ba ca PML xuất viện với triệu chứng khó nói
và yếu vận động nửa người. Bốn ca viêm não do
VZV hồi phục hoàn toàn.
So sánh viêm não do virus đơn thuần với
viêm não do Toxoplasma
Không có khác biệt nhiều về đặc điểm dân
số giữa hai nhóm, ngoại trừ BN viêm não
Toxoplasma có tiền sử mắc Toxoplasma nguyên
phát nhiều hơn (p <0,05). Không khác biệt về
biểu hiện lâm sàng giữa 2 nhóm, trừ viêm não
Toxoplasma gây nhức đầu nhiều hơn (p <0,05).
Khác biệt rõ rệt về XN DNT của viêm não do
Toxoplasma gồm: không tăng nhiều BC với
lymphô chiếm ưu thế; đường/đường huyết
giảm <60% và tăng áp lực mở (p<0,05). Tăng
quang dạng viền và hiệu ứng khối u là các
điểm khác biệt nổi trội của viêm não
Toxoplasma (p<0,05).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ viêm não virus và tỷ lệ các virus gây
bệnh
Chẩn đoán viêm não do một virus trên cơ
địa bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn suy giảm
miễn dịch nặng gặp rất nhiều khó khăn vì phải
loại trừ các tác nhân virus gây viêm não khác
cũng như các bệnh viêm màng não, ung thư
hạch nguyên phát ở não và bệnh não do HIV gây
nên. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy acid
nucleic của các virus trong DNT bằng phương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 228
pháp RT-PCR với kết quả như sau: CMV chiếm
14 ca, JCV 6 ca, VZV 6 ca và HSV chiếm 5 ca. Sau
khi loại trừ các trường hợp đồng nhiễm, tỷ lệ
viêm não do virus là 6,8% và tỷ lệ các virus gây
bệnh viêm não như sau: VZV chiếm 2,2%, JCV:
2,2%, HSV: 1,7% và CMV 0,5%. Tỷ lệ gây bệnh
của CMV và JCV trong nghiên cứu này thấp hơn
các tác giả khác(1,11,6,7). Sự khác biệt này có thể liên
quan đến sự tái tổ hợp làm gia tăng độc lực gây
viêm não của CMV ở các BN AIDS hoặc do CD4
giảm dẫn đến giảm CD8 khiến mất khả năng
kiểm soát CMV sao chép. Tương quan sinh học
giữa HIV và JCV ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh
PML. Subtype B của HIV (lưu hành ở châu Mỹ,
châu Âu) làm tăng khả năng mắc bệnh PML.
Ngược lại, subtype C của HIV (thường gặp ở
châu Á, châu Phi) làm giảm khả năng mắc PML.
Có 21 trường hợp đồng nhiễm. Thực trạng
trên một bệnh nhân nhiễm HIV có nhiều virus
cùng họ Human herpesviridae như HSV, CMV,
EBV lúc xâm nhập vào hệ thần kinh cũng ghi
nhận được trong nghiên cứu của nhiều tác
giả(11,2,14). Các bằng cớ trên cho thấy: đồng nhiễm
các virus cùng họ Herpesviridae và cùng lúc nhiều
mầm bệnh khác nhau xâm nhập vào hệ TKTƯ là
đặc điểm của AIDS.
Với 12 trường hợp (6,8%) bệnh nhân nhiễm
HIV được xác định mắc bệnh viêm não do các
virus gây nên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy: viêm não do virus là bệnh lý nhiễm
khuẩn cơ hội không thường gặp so với lao màng
não, viêm màng não nấm do Cryptococcus và
viêm não do Toxoplasma trên cơ địa bệnh nhân
AIDS người lớn.
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh
viêm não do mỗi loại virus
Viêm não do VZV
Sốt, nhức đầu, ói, rối loạn tri giác nhẹ và hội
chứng màng não là các triệu chứng thường gặp
trên các bệnh nhân viêm năo do VZV trong
nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, sự hiện diện
các bóng nước trên da rất thường thấy và rất có ý
nghĩa giúp thầy thuốc chẩn đoán viêm não giả
định do VZV ngay và điều trị Acyclovir sớm
trước khi có kết quả PCRDNT.
Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển (PML) do
JCV
Điểm nổi bật của PML là bệnh sử kéo dài > 1
tháng với nhức đầu không kèm sốt, liệt nửa
người và liệt TK sọ. Tổn thương não không tăng
quang dạng viền và không hiệu ứng khối u do
JCV thể hiện rất rõ trên MRI hoặc CT não. Kết
hợp lâm sàng và hình ảnh học, thầy thuốc có thể
chẩn đoán bệnh PML giả định và chỉ định XN
PCR tìm JCVDNA trong DNT.
Viêm não do HSV
2/3 trường hợp viêm não do HSV khởi bệnh
cấp với bệnh sử ngày < 7 ngày có sốt cao, rối loạn
tri giác trung bình – nặng và đặc biệt là co giật.
Phối hợp lâm sàng và đặc điểm HC hiện diện
trong DNT không liên quan đến chạm thương là
gợi ý quan trọng hướng đến chẩn đoán viêm não
giả định do HSV. Nên điều trị Acyclovir ngay
đồng thời làm XN PCR DNT tìm HSV để khẳng
định chẩn đoán.
Viêm não do CMV
Trong nghiên cứu này, 1 ca viêm não do
CMV xảy ra cấp tính với sốt cao, co giật, mê ngay
trong ngày đầu của bệnh và DNT cũng thấy hiện
diện nhiều HC tương tự viêm não do HSV.
Trong tình huống khó phân biệt viêm não do
HSV hay CMV, dựa vào khả năng viêm não do
HSV xảy ra nhiều hơn trong nghiên cứu này,
thầy thuốc có thể điều trị Acyclovir trước trong
khi chờ kết quả PCRDNT tìm HSVDNA và
CMVDNA.
So sánh đặc điểm viêm não virus với viêm
não virus đồng nhiễm và với viêm não
không xác định được tác nhân
Qua khảo sát ba nhóm: viêm não virus đơn
thuần, viêm não virus đồng nhiễm và viêm não
không xác định tác nhân, chúng tôi ghi nhận:
triệu chứng lâm sàng của viêm não virus không
khác biệt so với viêm não virus đồng nhiễm lao,
nấm và Toxoplasma. Xét nghiệm DNT của nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 229
virus đồng nhiễm biến đổi theo hướng tăng
đạm, giảm đường, tăng lactate khác biệt hẳn với
viêm não virus (p<0,05). Hình ảnh tổn thương
não nghĩ do virus có thể gặp trên gần một nửa
các trường hợp viêm não virus đồng nhiễm và
gặp ở 7/12 trường hợp viêm não không xác định.
Với tỷ lệ 11,9% viêm não virus đồng nhiễm với
lao, nấm và Toxoplasma, các thầy thuốc cần lưu ý
tìm tác nhân virus khi đã xử trí đặc hiệu theo tác
nhân viêm màng não hoặc viêm não Toxoplasma
nhưng có đáp ứng không thuận lợi.
Kết quả điề