Virút bướu nhú người (HPV) và biểu hiện quá mức protein P53 trong ung thư niêm mạc miệng

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ quan trọng đã biết như thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, nhiễm HPV được xem có liên quan trong bệnh sinh ung thư đầu cổ. Và gen đè nén bướu p53 là mấu chốt quan trọng trong quá trình sinh ung, là yếu tố di truyền thay đổi nhiều nhất trong hầu hết các loại ung thư. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ nhiễm HPV và các týp HPV, tỉ lệ biểu hiện quá mức protein p53 trong ung thư niêm mạc miệng (UTNMM), có so sánh với niêm mạc miệng bình thường (NMMBT) và phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với biểu hiện quá mức protein p53 trong UTNMM. Phương pháp: 109 trường hợp ung thư tế bào gai ở miệng điều trị tại bệnh viện Ung Bướu-TP Hồ Chí minh và 30 mẫu mô niêm mạc miệng lành mạnh được khảo sát lâm sàng, giải phẫu bệnh, thực hiện PCR tìm HPV và nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể đơn dòng kháng protein p53. Kết quả: Kỹ thuật real-time PCR phát hiện HPV chiếm tỉ lệ 37% trong 109 trường hợp UTNMM, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm 30 trường hợp niêm mạc miệng bình thường (NMMBT) (0%) (p<0,05). UTNMM nhiễm HPV týp nguy cơ cao 18 (48%), đồng nhiễm hai týp 16 và 18 (22%), týp 16 (18%), đồng nhiễm týp 45 và 58 (7%), và nhiễm týp 33 (5%). Tỉ lệ cao 73% UTNMM biểu hiện quá mức protein p53, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm bình thường (3%) (p<0,05). Biểu hiện quá mức protein p53 liên quan với kích thước bướu nguyên phát và bướu có độ mô học cao (p<0,05). Biểu hiện protein p53 không khác biệt giữa UTNMM nhiễm HPV với UTNMM không nhiễm HPV. Kết luận: Nhiễm HPV các týp nguy cơ cao và biểu hiện quá mức protein p53 thường gặp trong UTNMM ở người Việt Nam. Các yếu tố phân tử này liên quan với một số yếu tố lâm sàng và giải phẫu bệnh của UTNMM

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Virút bướu nhú người (HPV) và biểu hiện quá mức protein P53 trong ung thư niêm mạc miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 149 VIRÚT BƯỚU NHÚ NGƯỜI (HPV) VÀ BIỂU HIỆN QUÁ MỨC PROTEIN P53 TRONG UNG THƯ NIÊM MẠC MIỆNG Trần Thị Kim Cúc*, Lê Đức Lánh* TÓM TẮT Bên cạnh các yếu tố nguy cơ quan trọng đã biết như thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, nhiễm HPV được xem có liên quan trong bệnh sinh ung thư đầu cổ. Và gen đè nén bướu p53 là mấu chốt quan trọng trong quá trình sinh ung, là yếu tố di truyền thay đổi nhiều nhất trong hầu hết các loại ung thư. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ nhiễm HPV và các týp HPV, tỉ lệ biểu hiện quá mức protein p53 trong ung thư niêm mạc miệng (UTNMM), có so sánh với niêm mạc miệng bình thường (NMMBT) và phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với biểu hiện quá mức protein p53 trong UTNMM. Phương pháp: 109 trường hợp ung thư tế bào gai ở miệng điều trị tại bệnh viện Ung Bướu-TP Hồ Chí minh và 30 mẫu mô niêm mạc miệng lành mạnh được khảo sát lâm sàng, giải phẫu bệnh, thực hiện PCR tìm HPV và nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể đơn dòng kháng protein p53. Kết quả: Kỹ thuật real-time PCR phát hiện HPV chiếm tỉ lệ 37% trong 109 trường hợp UTNMM, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm 30 trường hợp niêm mạc miệng bình thường (NMMBT) (0%) (p<0,05). UTNMM nhiễm HPV týp nguy cơ cao 18 (48%), đồng nhiễm hai týp 16 và 18 (22%), týp 16 (18%), đồng nhiễm týp 45 và 58 (7%), và nhiễm týp 33 (5%). Tỉ lệ cao 73% UTNMM biểu hiện quá mức protein p53, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm bình thường (3%) (p<0,05). Biểu hiện quá mức protein p53 liên quan với kích thước bướu nguyên phát và bướu có độ mô học cao (p<0,05). Biểu hiện protein p53 không khác biệt giữa UTNMM nhiễm HPV với UTNMM không nhiễm HPV. Kết luận: Nhiễm HPV các týp nguy cơ cao và biểu hiện quá mức protein p53 thường gặp trong UTNMM ở người Việt Nam. Các yếu tố phân tử này liên quan với một số yếu tố lâm sàng và giải phẫu bệnh của UTNMM. Từ khóa: Nhiễm HPV, biểu hiện quá mức protein p53, ung thư tế bào gai miệng. ABSTRACT HIGH RISK HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV) AND P53 OVEREXPRESSION IN ORAL SQUAMOUS CELL CARCINOMA IN VIETNAMESE PATIENTS Tran Thi Kim Cuc, Le Đuc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 149 - 155 Introduction: Besides well-known risk factors such as tobacco use and alcohol consumption, oncogenic HPV infection also has been suggested to promote head and neck tumorigenesis. And the abnormality accumulation of p53 protein appears to be a common step in the development of many human cancers. Objectives: The aim of this study was to examine HPV incidence and p53 alteration in oral cancers, compared with cases of normal oral mucosa. Association between the p53 overexpression and tumor-host characteristics for cancer as well as between the HPV status and p53 overexpression were analysed. Methods: Samples of biopsies were obtained from 109 oral squamous cell carcinoma patients and 30 cases of normal oral mucosa with clinical informations. HPV was identified in fresh-frozen samples and HPV genotype was determined by multiplex real-time PCR (HPV-16., 18, 33, 45, and 58). * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: TS Trần Thị Kim Cúc ĐT: 0908348850 Email: kimcuc0804@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 150 Results: HPV was found in 37% of the tumors with HPV-16 accounting for 18%, HPV-18 for 48%, 22% co- infection with HPV-16 and 18. 7% for co-infection with HPV-45 and 58, 5% for HPV-33. None of normal oral mucosa cases was HPV- positive. p53 accumulation was investigated by immunohistochemical staining with antibody against p53 protein (DO-1). P53 immunoexpression was positive in 73% of oral cancers and 3% of normal oral mucosa. P53 overexpression involved significantly with primary tumor-size and histological grade (p<0.05). However, p53 accumulation was not different between HPV-positive and HPV- negative tumors. Conclusion: High risk HPV infection and alteration in p53 gene function appear commonly in oral cancer of Vietnamese patients. Keywords: HPV infection, p53 overexpression, oral squamous cell carcinoma. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư niêm mạc miệng (UTNMM) là loại bệnh lý đa nguyên nhân, và những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đã biết là thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai trầu. Tác nhân virút, đáng chú ý nhất là virút bướu nhú người (HPV), được xem là nguyên nhân sinh ung trong một số bệnh nhân UTNMM(3). HPV liên quan với nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung (UTCTC) với tỉ lệ HPV từ 80-90%(5). Mối liên quan giữa HPV với các yếu tố phân tử, như các gen đè nén bướu p53, pRb đã được làm rõ trong cơ chế sinh ung do HPV ở cổ tử cung, và vắc-xin chống HPV đã lưu hành để phòng ngừa UTCTC. Ngoài ra, những nghiên cứu cho thấy bất hoạt gen đè nén bướu là mấu chốt quan trọng trong quá trình sinh ung thư bao gồm nhiều bước. Đã có nhiều gen đè nén bướu được phát hiện liên quan trong ung thư đầu cổ (UTĐC) và UTNMM, trong đó gen đè nén bướu p53 được gọi là “yếu tố bảo vệ bộ gen” và là yếu tố di truyền thay đổi nhiều nhất trong các loại ung thư, với gần phân nửa các loại(2). Đột biến hay bất hoạt gen p53 làm rối loạn chức năng của protein p53, tích lũy tổn thương DNA và tăng sinh tế bào chứa DNA hư hại, kéo dài sự sống còn tế bào. Đến nay, chưa có nghiên cứu trong nước về HPV trong UTNMM, liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với biểu hiện protein p53 trong UTNMM. Thực hiện nghiên cứu “HPV và biểu hiện protein p53 trong UTNMM” nhằm mục tiêu sau: Xác định tỉ lệ nhiễm HPV và các týp của HPV trong UTNMM, so sánh với niêm mạc miệng bình thường (NMMBT). Xác định tỉ lệ biểu hiện quá mức protein p53 trong UTNMM (so sánh với NMMBT), và phân tích liên quan giữa biểu hiện p53 với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh UTNMM. Phân tích liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với biểu hiện quá mức protein p53 trong UTNMM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu về lâm sàng, giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch và sinh học phân tử gồm 109 bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTNMM, điều trị tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ 1/10/2009 đến 1/11/2010 với tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (với tổn thương nguyên phát ở hốc miệng, có chẩn đoán giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào gai và chưa điều trị ung thư đặc hiệu). Ngoài ra, nhằm đối chiếu tình trạng nhiễm HPV và biểu hiện protein p53 trong UTNMM so với trường hợp bình thường, 30 mẫu mô niêm mạc miệng lành mạnh được ly trích DNA, thực hiện PCR-HPV và nhuộm hóa mô miễn dịch protein p53. Qui trình nghiên cứu Lâm sàng: Hỏi bệnh sử, thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai trầu Khám lâm sàng và điền vào phiếu thu thập dữ liệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 151 Sinh thiết, đúc paraffin mẫu mô và nhuộm giải phẫu bệnh: Bệnh phẩm lấy từ mẫu mô sinh thiết hay phẫu thuật bướu được nhuộm HE thường qui tại bệnh viện Ung bướu Tp.HCM. Chẩn đoán độ mô học theo cách đánh giá độ mô học của Jakcobsson cải biên theo Anneroth (1987). Nhuộm hóa mô miễn dịch p53: Mẫu mô vùi nến được cắt thành những lát mỏng 4µm, trải trên phiến kính có tráng silane và sấy khô ở 370C trên 12 giờ. Sử dụng kháng thể đơn dòng kháng p53 là D0-1 của hãng Immunotech- Pháp. Qui trình nhuộm HMMD theo phương pháp miễn dịch men Envision. Một đợt nhuộm luôn có 2 tiêu bản chứng được nhuộm kèm theo, gồm có: Một tiêu bản chứng dương chứa mẫu mô đã biết có chứa kháng nguyên cần tìm cho phản ứng dương tính và một tiêu bản chứng âm thay kháng thể thứ nhất bằng dung dịch PBS. Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch: - Về vị trí nhuộm: tế bào bướu được xem là nhuộm dương tính khi nhân tế bào bắt màu nâu, dù cường độ màu đậm nhạt khác nhau. - Về phân bố nhuộm: vị trí các tế bào nhuộm dương tính được ghi nhận như sau:(1) trong lớp tế bào đáy(2) trong lớp tế bào gai và(3) hầu như khắp các lớp tế bào biểu mô. - Về mức độ nhuộm: do tế bào bình thường cũng có thể có biểu hiện protein nên để đánh giá mức độ nhuộm trên các tế bào ung thư cần phải xác định điểm ngưỡng dương tính. Bảng 1: Đánh giá mức độ nhuộm p53 (theo tác giả Shiraki). Nhuộm Âm tính Dương tính P53 -: 0-10% 1+: 11- 30% 2+: 31- 50% 3+: 51- 100% Phát hiện HPV và định týp  Bước 1: Ly trích DNA từ mẫu mô Ly trích DNA từ mẫu mô sinh thiết tổn thương ung thư bằng bộ ly trích high pure PCR Template Preparation kit (Roche) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Thực hiện real-time PCR Thực hiện real-time PCR phát hiện HPV týp nguy cơ cao (16, 18, 33, 45 và 58). Các đoạn mồi và mẫu dò dùng xác định các týp HPV trong nghiên cứu này được thực hiện theo qui trình của Moberg. Tất cả đoạn mồi cùng chiều và ngược chiều dùng với nồng độ 300 nM. Các mẫu dò dùng với nồng độ 200 nM. Đoạn mồi và mẫu dò do công ty IDT cung cấp. Hai PCR (phản ứng 1 và 2) lập lại 2 lần, cùng lúc để kiểm tra thao tác của người thực hiện kỹ thuật. Chuẩn bị 40l dung dịch PCR mix cho 2 phản ứng 1 để xác định các týp 16, 33 và 45, gồm có 10,8 l các đoạn mồi cùng chiều, ngược chiều và mẫu dò (9 thành phần, mỗi thành phần 1,2 l), 25 l Master-mix (ABgene) và 4,2 l nước cất. Cho vào 2 giếng, mỗi giếng 20 l dung dịch PCR mix và 5 l DNA. Đặt vào máy luân nhiệt cùng lúc. 40 l dung dịch PCR mix cho 2 phản ứng để xác định các týp 18 và 58, gồm có 7,2 l các đoạn mồi cùng chiều, ngược chiều và mẫu dò, 25 l Master- mix và 7,8 l nước cất. Cho vào mỗi giếng 20 l dung dịch PCR mix và 5 l DNA. Đặt vào máy luân nhiệt cùng lúc. Bảng 2: Chương trình real-time PCR phát hiện HPV. 950C x 10phút 950C x 15 giây 570C x 60 giây 49 chu kỳ nhiệt Bước 3: Đọc kết quả real-time PCR Kết quả HPV (+): khi sự khuếch đại của đoạn gen đặc hiệu týp HPV hiển thị trên màn hình thành đường biểu diễn khuếch đại, so sánh với đường biểu diễn của chứng dương, cùng giá trị của chu kỳ ngưỡng. Phản ứng luôn có chứng dương (mẫu mang týp HPV 16 hoặc 18 từ UTCTC đã giải trình tự) và chứng âm (nước cất) kèm theo. Thống kê và xử lý dữ liệu Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm Excel và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với biểu hiện protein p53 trong UTNMM được ghi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 152 nhận và phân tích bằng phép kiểm định χ2, kiểm định chính xác Fisher. Liên quan được xem có ý nghĩa khi phép kiểm có giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ Tỉ lệ HPV và các týp nguy cơ cao trong UTNMM Tỉ lệ HPV trong UTNMM so với NMMBT 109 bệnh nhân gồm 75 nam (69%) và 34 nữ (31%).Tỉ lệ nam/nữ là 2,2/1. Trong 109 bệnh nhân UTNMM, HPV được phát hiện trong 40 trường hợp, chiếm tỉ lệ 37%. NMMBT ở người hoàn toàn không phát hiện được trường hợp nào nhiễm HPV. Sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm HPV trong UTNMM so với NMMBT có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 3). Bảng 3: Tỉ lệ HPV trong UTNMM so với NMMBT. Tổng số HPV (+) HPV (-) NMMBT 30 0 (0%) 30 (100%) UTNMM 109 40 (37%) 69 (63%) p = 0,001; OR = 1,580 (KTC 95%: 1,369-1,822) Tỉ lệ các týp HPV trong mẫu khảo sát Định týp HPV bằng real-time PCR đa mồi để phát hiện 5 týp nguy cơ cao. Sự hiện diện týp 16 hoặc týp 18 trong UTNMM chiếm tỉ lệ cao 88%, trong khi nhiễm các týp 33, 45 và 58 chỉ với tỉ lệ 12%. Bảng 4: Tỉ lệ các týp HPV trong mẫu khảo sát. Týp HPV 16 18 16+18 16+týp khác 18+týp khác 33 45+58 Tổng số ca UTNMM 6 7 9 1 12 2 3 40 15% 18% 22% 3% 30% 5% 7% 100% Biểu hiện protein p53 trong UTNMM Biểu hiện protein p53 trong UTNMM so với NMMBT Có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về mức độ biểu hiện protein p53 giữa NMMBT với UTNMM (p<0,001). Bảng 5: Biểu hiện protein p53 trong UTNMM so với NMMBT. Tổng số Biểu hiện protein p53 Giá trị p - 1+ 2+ 3+ NMMBT 30 29 (97%) 1 (3%) 0 (0%) 0 (0%) 0,001 UTNMM 109 30 (27%) 19 (18%) 34 (31%) 26 (24%) Biểu hiện protein p53 trong UTNMM Biểu hiện quá mức protein p53 trong 79 ca (73%) UTNMM, gồm 19 ca có mức độ biểu hiện (1+), 34 ca biểu hiện (2+) và 26 ca biểu hiện (3+) (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Biểu hiện protein p53 trong UTNMM Liên quan biểu hiện protein p53 với lâm sàng, giải phẫu bệnh UTNMM Biểu hiện protein p53 liên quan có ý nghĩa với kích thước bướu nguyên phát và độ mô học của bướu (p<0,05). Biểu hiện protein p53 không liên quan với giới tính, tuổi, vị trí ung thư, tình trạng di căn hạch và giai đoạn lâm sàng của UTNMM (p>0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153 Bảng 6: Liên quan biểu hiện p53 với lâm sàng và giải phẫu bệnh UTNMM. UTNMM Số ca Biểu hiện protein p53 Giá trị p - 1+ 2+ 3+ Số ca (%) Số ca (%) Số ca (%) Số ca (%) Giới Nam 75 21 (28) 11 (15) 22 (29) 21 (28) 0,380 Nữ 34 9 (26) 8 (24) 12 (35) 5 (15) Tuổi ≤ 45 14 7 (50) 2 (14) 1 (7) 4 (29) 0,199 > 45 95 24 (25) 16 (17) 33 (35) 22 (23) Bướu T1 4 0 (0) 2 (50) 1 (25) 1 (25) 0,021 T2 32 7 (22) 4 (13) 10 (31) 11 (34) T3 36 16 (44) 7 (20) 5 (14) 8 (22) T4 37 7 (19) 6 (16) 18 (49) 6 (16) Di căn hạch N0 55 14 (25,5) 13 (23,6) 18 (32,7) 10 (18,2) 0,240 N1,2,3 54 16 (29,6) 6 (11,2) 16 (29,6) 16 (29,6) Độ mô học 1 49 16 (33) 15 (30) 16 (33) 2 (4) 0,001 2 47 12 (26) 3 (6) 17 (36) 15 (32) 3 13 2 (15) 1 (8) 1 (8) 9 (69) Liên quan HPV với biểu hiện protein p53 trong UTNMM Sự khác biệt về biểu hiện protein p53 giữa nhóm bệnh nhân có nhiễm HPV và không nhiễm HPV không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 7: Liên quan giữa HPV với biểu hiện protein p53 trong UTNMM. Biểu hiện protein p53 (+) Biểu hiện protein p53 (-) Tổng số HPV (+) 29 (73%) 11 (27%) 40 HPV (-) 50 (73%) 19 (27%) 69 Tổng số 79 (73 %) 30 (27%) 109 Giá trị p = 0,997. BÀN LUẬN HPV và các týp nguy cơ cao trong UTNMM HPV trong NMMBT Nghiên cứu này không tìm thấy HPV trong NMMBT. Sau khi tiến hành kỹ thuật real-time PCR tìm 5 týp nguy cơ cao, 30 mẫu NMMBT cùng với 69 /109 trường hợp UTNMM với mẫu DNA có kết quả HPV âm tính được tiếp tục nghiên cứu, tìm các týp nguy cơ cao khác và thấp tại labo trường Đại học Aichi- Gakuin, Nhật Bản. Kết quả vẫn không tìm thấy HPV týp nguy cơ cao hay thấp trong NMMBT. Tỉ lệ HPV trong NMMBT thay đổi từ 0-70%. Tỉ lệ HPV khác nhau phụ thuộc kỹ thuật và đoạn mồi phát hiện. Cũng có khả năng có vài khác biệt về mặt địa lý nên HPV có thể nhiễm với tỉ lệ cao trong một vài nơi trên thế giới. Bouda nhận thấy các týp nguy cơ cao thường gặp trong tổn thương tiền ung và UTNMM, nhưng hiếm gặp trong NMMBT. HPV và các týp nguy cơ cao trong UTNMM Áp dụng kỹ thuật PCR phát hiện tỉ lệ HPV 37% trong UTNMM ở người Việt Nam. Theo y văn, tỉ lệ này thay đổi từ 25-75% trong hầu hết các nghiên cứu HPV dựa trên PCR. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ HPV thấp trong UTNMM như trên bệnh nhân UTNMM người Brazin(11), không phát hiện HPV (0%). Ở người Thái Lan, tỉ lệ nhiễm HPV rất thấp (1,54%). Nghiên cứu này tìm thấy 18% UTNMM nhiễm HPV-16, 48% nhiễm HPV-18 và tỉ lệ đồng nhiễm cả 2 týp là 22%. Một phân tích meta gần đây của Dayani (2010)(4) trên 5681 bệnh nhân ung thư đầu cổ ghi nhận tỉ lệ HPV chung là 21,95%, nhưng tỉ lệ HPV trong ung thư khẩu hầu cao hơn và HPV-16 chiếm đa số (86,7%). Ngược lại, HPV-18 là týp phổ biến thứ hai, lại ít gặp hơn trong ung thư khẩu hầu (2,9%) so với tỉ lệ trong UTNMM (34,5%). Các týp nguy cơ cao khác được phát hiện trong UTCTC (HPV-31, 33, 45, 56, 58 và 59) hiếm gặp hơn trong UTĐC. Trong nghiên cứu này, nhiễm HPV-33, 45, 58 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 154 chiếm tỉ lệ 12%. Như vậy, nhiễm HPV-16 và 18 rất thay đổi tùy theo vùng giải phẫu học hay vùng địa lý(3,4). Biểu hiện protein p53 trong NMMBT Nghiên cứu ghi nhận chỉ có 1 trường hợp niêm mạc miệng ở người bình thường biểu hiện p53 dương tính ở mức độ thấp và chỉ trong lớp tế bào đáy. Kết quả có sự khác biệt ý nghĩa về biểu hiện p53 trong mô ung thư và NMMBT (p<0,001), tương tự kết quả của Pilay và cs(9), Yanamoto và cs(14). Biểu hiện p53 dương tính có thể do protein p53 tăng trong những tế bào bình thường đáp ứng với kích thích gây tổn thương DNA như tia cực tím, tình trạng thiếu oxy của tế bào, và có thể thấy trong tổn thương không phải bướu và trong viêm chứng. Một số trường hợp NMMBT, chủ yếu ở vùng gần bướu, biểu hiện p53 dương tính rải rác trong lớp tế bào đáy. Điều này cho thấy những tế bào này tuy bình thường về hình thái, nhưng đã có sự biến đổi bất thường sẵn sàng cho sự chuyển biến ác tính. Biểu hiện protein p53 trong UTNMM Tỉ lệ cao biểu hiện quá mức protein p53 trong UTNMM ở mẫu khảo sát này (73%) tương tự tỉ lệ 75,5% trong nghiên cứu trên 110 bệnh nhân UTNMM Việt Nam trước đây(8) và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, như tỉ lệ 76,8% trong mẫu nghiên cứu 412 bệnh nhân Pakistan của Panjwani(10).Tỉ lệ protein p53 dương tính trong UTNMM thay đổi từ 36% đến 80%. Sự khác biệt này có thể do cách thức và thời gian cố định bệnh phẩm, kỹ thuật nhuộm và kháng thể sử dụng, thang điểm đánh giá, thói quen, giai đoạn bệnh, tỉ lệ đột biến gen p53 và liên quan với các protein khác. Nhìn chung, đa số các nghiên cứu thường ghi nhận tỉ lệ cao biểu hiện quá mức p53 trong UTNMM, cho dù nguyên nhân gây ra sự bền vững của protein p53 có thể khác nhau. Liên quan giữa biểu hiện p53 với một số yếu tố lâm sàng UTNMM Kết quả cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa biểu hiện protein p53 và kích thước bướu nguyên phát (p<0,05). Panjwani ghi nhận biểu hiện protein p53 trong 75% tổn thương tiền ung thư và trong 78% tổn thương ung thư ở miệng. Điều này cho thấy biểu hiện protein p53 xảy ra sớm trong quá trình sinh ung thư, từ tổn thương tiền ung đến ung thư giai đoạn sớm. Trong nghiên cứu này, biểu hiện của p53 không liên quan có ý nghĩa với tình trạng di căn hạch. Nhiều nghiên cứu khác cũng nhận định không có sự liên quan giữa biểu hiện p53 với di căn hạch. Tuy nhiên, Carlos de Vincent(2) tìm thấy nhóm bệnh nhân không có hạch cổ di căn và vắng biểu hiện p53 có tiên lượng sống còn (95%) dài hơn có ý nghĩa so với nhóm có biểu hiện p53 (62%), khi đánh giá tiên lượng sống còn trong nghiên cứu theo dõi 91 bệnh nhân UTĐC. Tương tự nhiều nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy biểu hiện p53 không liên quan với giới tính, vị trí ung thư, giai đoạn lâm sàng. Ngược lại, Lavielle cho rằng biểu hiện p53 liên quan với vị trí ung thư, với giai đoạn(7). Liên quan giữa biểu hiện p53 với giải phẫu bệnh UTNMM Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện protein p53 liên quan với độ mô học của bướu. Biểu hiện của p53 tăng cao ở những bướu có độ biệt hóa tế bào kém. Huỳnh Anh Lan tìm thấy biểu hiện p53 mức độ (3+) trong 5/9 trường hợp (55,5%) bướu có độ biệt hóa kém, trong 8/23 trường hợp (34,8%) bướu có độ biệt hóa cao(5). Trong nghiên cứu 412 trường hợp có tổn thương tiền ung và ung thư tế bào gai ở Pakistan, Panjwani(10) tìm thấy biểu hiện p53 liên quan có ý nghĩa với điểm số độ mô học, đồng nghĩa với bướu có độ biệt hóa kém. Ngược lại, một số nghiên cứu cho rằng biểu hiện p53 không liên quan với độ mô học của bướu(7,12). Liên quan giữa nhiễm HPV và biểu hiện protein p53 trong UTNMM Biểu hiện protein p53 thay đổi có thể do đột biến gen p53 hoặc do tình trạng nhiễm HPV hay virút khác, từ đó làm thay đổi chức năng protein p53 cũng như đường tín hiệu phụ thuộc p53(2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 155 Cơ chế phân tử