Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 đến 60 tuổi tại huyện Cần Giờ năm 2011 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1046 phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 60 ở huyện Cần Giờ- thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ 3/2011 đến 6/2011. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả: Tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là 0,67%, trong đó có 1 trường hợp ung thư dạng tuyến, 2 trường hợp HSIL, 2 trường hợp LSIL, 2 trường hợp ASCUS. Hai yếu tố liên quan đến phết tế bào cổ tử cung bất thường: Tuổi phụ nữ > 45 tuổi có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 6,5 lần phụ nữ < 45 tuổi (RR =6,519; KTC 95% (1,258-33,790)). Nhóm phụ nữ mãn kinh có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 12,7 lần nhóm phụ nữ còn kinh.( RR = 12,77; KTC 95% (2,459-66,412)). Độ tuổi quan hệ lần đầu < 18 tuổi có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 8 lần nhóm phụ nữ có độ tuổi quan hệ lần đầu >18 tuổi.(RR = 8,006; KTC 95% (1,764-36,335)). Kết luận: Cần thực hiện tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ huyện Cần Giờ.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 đến 60 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 151
XÁC ĐỊNH TỈ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 18 ĐẾN 60 TUỔI
Nguyễn Duy Tài*, Trần Ninh Bảo Thi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 đến 60 tuổi
tại huyện Cần Giờ năm 2011
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1046 phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 60 ở huyện Cần Giờ- thành phố
Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ 3/2011 đến 6/2011. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Kết quả: Tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường là 0,67%, trong đó có 1 trường hợp ung thư dạng tuyến, 2
trường hợp HSIL, 2 trường hợp LSIL, 2 trường hợp ASCUS. Hai yếu tố liên quan đến phết tế bào cổ tử cung
bất thường: Tuổi phụ nữ > 45 tuổi có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 6,5 lần phụ nữ < 45 tuổi
(RR =6,519; KTC 95% (1,258-33,790)). Nhóm phụ nữ mãn kinh có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường
cao gấp 12,7 lần nhóm phụ nữ còn kinh.( RR = 12,77; KTC 95% (2,459-66,412)). Độ tuổi quan hệ lần đầu < 18
tuổi có nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 8 lần nhóm phụ nữ có độ tuổi quan hệ lần đầu >18
tuổi.(RR = 8,006; KTC 95% (1,764-36,335)).
Kết luận: Cần thực hiện tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ huyện Cần Giờ.
Từ khóa: Phết mỏng tế bào cổ tử cung, phụ nữ sống ở Cần Giờ, ung thư cổ tử cung.
ABSTRACT
PREVALENCE OF ABNORMAL CERVICAL SMEAR AND CORRELATIVE FACTORS AMONG
WOMEN OF 18-60 YEAR OF AGE
Nguyen Duy Tai, Tran Ninh Bao Thi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 151 - 157
Objective: To identify the proportion of abnormal PAP smear results and their related factors among women
aged 18-60 living in Can Gio suburban district year 2011.
Methods: A cross-sectional study, applying stratified random sampling method, was conducted on 1046
women aged 18-60 living in Can Gio suburban district, Hochiminh City from March 2011 to June 2011.
Results:The proportion of abnormal PAP smear results was 0.67%, including one case of adenocarcinoma,
two cases of HSIL, 2 cases of LSIL, and 2 cases of ASCUS. There were two related factors: Women aged over 45
had risk of abnormal PAP smear results 6.5 times higher than that of under 45 (RR = 6.519; IC 95% (1.258-
33.790)). Especially, menopausal women had 12.7 times greater risk of abnormal cytology than menstruating
women (RR = 12.77; IC 95% (2.459-66.412)). Women having first sexual relation before age 18 had 8 times
greater risk of abnormal PAP smear than those after age 18 (RR = 8.006; IC 05% (1.764-36.335)).
Conclusion: Although the proportion of abnormal PAP smear is not high, cervical cancer is a disease with
high motarlity and short survival rate. Therefore, there is a need to screen this disease for women living in Can
Gio suburban district.
Keywords: PAP’ smear, women living in Can Gio, cervical cancer.
*Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: GS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 152
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, chương trình tầm soát được
chú trọng trong 10 chiến lược chăm sóc sức khỏe
phụ nữ từ năm 2000 đến năm 2010. Tuy nhiên
chương trình chưa được triển khai hiệu quả và
các chị em phụ nữ chưa được tầm soát đồng đều
trên các vùng miền.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành vùng
biển phía đông nam của thành phố Hồ Chí
Minh, số dân khoảng 67.500 người, trong đó
phụ nữ độ tuổi 18-60 trong khoảng 19.800
người. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông,
làm biển, làm muối, nuôi trồng thủy hải sản và
một bộ phận nhỏ kinh doanh phục vụ du lịch.
Bình quân trình độ văn hóa toàn huyện là 8,2
lớp(4).
Từ trước đến nay, chưa có một nghiên cứu
nào về tỉ lệ bất thường tế bào cổ tử cung tại
huyện Cần Giờ. Các xét nghiệm về Pap smear
trong cộng đồng chỉ mang tính nhỏ lẻ, đi kèm
với các đợt khám từ thiện và chương trình điều
trị nhằm giảm các bệnh viêm sinh dục dưới.
Riêng hệ thống y tế của huyện Cần Giờ vẫn
chưa thực hiện được chương trình chẩn đoán và
tầm soát bằng Pap smear cho phụ nữ.
Do vậy, chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu:
“Tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường trong
cộng đồng phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi tại huyện
Cần Giờ là bao nhiêu và các yếu tố nào liên
quan đến tỉ lệ bất thường đó”.Từ đây, chúng tôi
hy vọng sẽ phát hiện sớm những trường hợp
phết tế bào cổ tử cung bất thường nhằm điều trị
đúng mức và hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất
thường ở phụ nữ 18 đến 60 tuổi tại huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011.
Mục tiêu phụ
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố
nghiên cứu (yếu tố xã hội, tiền căn sản phụ
khoa) với phết tế bào cổ tử cung bất thường.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang trên 1046 phụ nữ độ
tuổi từ 18 đến 60 ở huyện Cần Giờ- thành phố
Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ 3/2011 đến
6/2011. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Tiêu chuẩn nhận vào
Phụ nữ đã có chồng sinh sống tại huyện Cần
Giờ > 6 tháng
Không quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo,
đặt thuốc hay làm thủ thuật trong 24 giờ
trước đó.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang ra huyết âm đạo
Viêm sinh dục cấp
Đang có thai
Cắt tử cung hoàn toàn
Phết tế bào cổ tử cung không đạt.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Phân tầng theo dân số phụ nữ trong độ tuổi
18-60 tuổi, theo danh sách từng xã.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu 1046 phụ nữ có gia đình trong
độ tuổi từ 18 đến 60 được thực hiện ở tất cả 7 xã
của huyện Cần Giờ, thời gian thực hiện từ tháng
3 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 tại các trạm y
tế.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm Tần số (n=1046) Tỉ lệ (%)
tuổi 18- 25 71 6,8
26- 35 330 31,5
36- 45 352 33,7
46- 60 293 28
Nghề
nghiệp
Nội trợ 646 61,8
Làm nông 58 5,5
Làm biển 18 1,7
Buôn bán 81 7,7
Làm muối 67 6,4
CNV 99 9,5
Khác 77 7,4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 153
Đặc điểm Tần số (n=1046) Tỉ lệ (%)
Trình độ
Học vấn
≤ Cấp I 544 52
Cấp II 356 34,9
Cấp III 137 13,1
Hoàn
cảnh
kinh tế
Nghèo 379 36.2
Đủ ăn 653 62,4
Dư dả 14 1,3
Tình
trạng gia
đình
Sống với chồng 979 93,6
Độc thân, ly dị,
góa.
67 6,4
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, đa số phụ
nữ trong độ tuổi từ 36-45 tuổi, chiếm tỉ lệ 33,7%,
kế tiếp đó là nhóm tuổi từ 26-35, chiếm tỉ lệ
31,5%. Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất là 18-25
chiếm 6,8%.
Đặc điểm khác
Đặc điểm Tần số
Tuổi quan hệ tình
dục lần đầu
<18
18-30
>30
92 (8,8%)
920(88,8%)
34 (3,3%)
Tình trạng kinh
nguyệt
Còn kinh
Mãn kinh
871 (83,3%)
175 (16,7%)
Huyết ÂĐ bất
thường
Có
Không
289 (27,6%)
757 (72,4%)
Biện pháp tránh
thai
Tự nhiên
Bao cao su
Vòng
Thuốc uống
DMPA/que cấy
Triệt sản
Không dùng
237 (22,7%)
130 (12,4%)
250 (23,9%)
213 (20,4%)
34 (3,3%)
63 (6,0%)
119 (11,4%)
Số lần sanh ≤ 2 lần
> 2 lần
640 (61,2%)
406 (38,8%)
Nhận xét: Tỉ lệ có tuổi quan hệ tình dục lần
đầu <18 tuổi chiếm 8,8%, còn lại đa phần trong
độ tuổi từ 18-30 chiếm 88,8%. Tuổi quan hệ tình
dục lần đầu chiếm rất thấp khoảng 3,3%.
Số phụ nữ ghi nhận có ra huyết bất thường
trong các chu kỳ kinh nguyệt chiếm 27,6%, còn
không ghi nhận ra huyết bất thường chiếm đa
số khoảng 72,4%.
Đặc điểm về tiền căn khám phụ khoa
Đặc điểm Tần số
Tiền căn khám
phụ khoa
Không khám
Khi có triệu chứng
2-3 năm một lần
1 năm một lần
81(7,7%)
154(14,7%)
195(18, %
616(58,9%)
Đặc điểm Tần số
Nơi khám phụ
khoa
Trạm y tế
Phòng mạch tư nhân
Bệnh viện Cần Giờ
Bệnh viện tuyến trên
142 (62,2%)
86 (8,2%)
119 (11,4%)
651 (13,6%)
Thời gian thực
hiện Pap’s
Chưa bao giờ
Trong năm
Trong 3 năm
849 (81,2%)
188 (18,0%)
9 (0,9%)
Tỉ lệ phết tế bào bất thường
Đặc điểm Tần số (n=1046) Tỉ lệ (%)
Bình thường
Lành tính
ASCUS
LSIL
HSIL
Carcinoma
31
1008
2
2
2
1
3,0
96,4
0,19
0,19
0,19
0,1
Nhận xét: Các trường hợp bất thường như
ASCUS, LSIL, HSIL đều có tỉ lệ 0,19%. Có một
trường hợp carcinoma tuyến, chiếm tỉ lệ gần
bằng 0,1%.
Kết quả phân nhóm phết tế bào cổ tử cung
(Pap’s)
Đặc điểm Tần số n=1046 Tỉ lệ %
Bình thường 1039 99,33
Bất thường 7 0,67
Mối liên quan giữa nhóm tuổi, số con và
kết quả Pap’s
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Tuổi
<45
>45
Tổng
751(99,7)
288(98,3)
1039
2(0,3)
5(1,7)
7
753
293
1046
0,021
6,5
1,258
-33,79
Số con
≤ 2
> 2
Tổng
637(99,5)
402(99,0)
1039
3(0,5)
4(1,0)
7
640
406
1046
0,440
2,1
0,470
-9,489
Số con
< 5
≥ 5
Tổng
933(99,5)
106(98,1)
1039
5(0,5)
2(1,9)
7
938
108
1046
0,157
3,5
0,675 -
18,37
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết
quả Pap’s bất thường giữa hai nhóm phụ nữ <45
tuổi và > 45 tuổi. Nhóm phụ nữ >45 tuổi có nguy
cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 6,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 154
lần nhóm <45 tuổi, (RR = 6,519; khoảng tin cậy
95% (0,675-18,371)).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về kết quả phết tế bào cổ tử cung giữa hai nhóm
≤ 2 con và > 2 con. Khi tách nhóm phụ nữ có
nhiều hơn 5 con cũng không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về kết quả Pap’s giữa hai nhóm ≥
5 con và <5 con.
Mối liên quan giữa thu nhập và nhóm kết
quả pap’s trong nhóm trình độ học vấn cấp
I
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Trình độ
cấp I
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Nghèo
Đủ ăn
Tổng
254(99,2)
285(99,0)
539
2(0,8)
3(1,0)
5
256
288
544
1,000
1,3
0,222-
8,065
Mối liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục
lần đầu, tình trạng kinh nguyệt và kết quả
Pap’s
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Tuổi
quan
hệ lần
đầu
> 18
<18
Tổng
950(99,6)
89(96,7)
1039
4(0,4)
7
3(3,3)
954
92
1046
0,018
8
1,764
-36,33
Còn
kinh
Mãn
kinh
Tổng
869
170
1039
2
5
7
871
175
1046
0,02
12
2,459
-66,41
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết
quả phết tế bào cổ tử cung bất thường giữa hai
nhóm tuổi quan hệ lần đầu dưới 18 tuổi và trên
18 tuổi. Nhóm quan hệ lần đầu dưới 18 tuổi có
nguy cơ phết tế bào cổ tử cung bất thường gấp 8
lần nhóm quan hệ tình dục lần đầu trên 18 tuổi,
(RR = 8 ; khoảng tin cậy 95% (1,7-36,3)). Trong
nghiên cứu này, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về kết quả phết tế bào cổ tử cung bất
thường giữa hai nhóm còn kinh và mãn kinh.
Nhóm mãn kinh có nguy cơ Pap’s bất thường
gấp12,7 lần nhóm còn kinh, (RR= 12,7; khoảng
tin cậy 95% (2,4- 66,4)).
Mối liên quan giữa ra huyết bất thường, sử
dụng biện pháp tránh thai và kết quả Pap’s
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Có ra
huyết
bất
thường
Không
Tổng
288(99,7)
751(99,2)
1039
1(0,3)
6(0,8)
7
289
757
1046
0,681
2,3
0,276
-19,19
Tránh
thai
Không
Tổng
688
351
1039
2
5
7
690
356
1046
0,49
4,9
0,960
-25,38
Mối liên quan giữa tiền căn khám phụ
khoa, tiền căn làm Pap’s và kết quả Pap’s
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Định kỳ
Không
Tổng
613(99,5)
426(99,1)
1039
3(0,5)
4(0,9)
7
616
430
1046
0,455
1,9
0,427
-2,32
Có
Không
Tổng
195(99,0)
844(99,4)
1039
2(1,0)
5(0,6)
7
197
849
1046
0,622
0,5
0,111
-2,99
Mối liên quan giữa tình trạng cổ tử cung
và kết quả Pap’s
Nhóm kết quả Pap’s Kết quả phân tích
Bình
thường
n(%)
Bất
thường
n(%)
Tổng p * RR KTC
(95%)
Trơn
láng
Có tổn
thương
Tổng
692
(99,1)
347
(99,7)
1039
6 (0,9)
1 (0,3)
7
698
348
1046
0,435
0,3
0,04
-2,77
Bảng phân tích kết quả pap’s theo tình
trạng cổ tử cung
CTC trơn láng CTC tổn
thương
Tổng
Bình thường 31 (100%) 0 (0%) 31
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 155
CTC trơn láng CTC tổn
thương
Tổng
Biến đổi lành tính 661 (65,65%) 347(34,4%) 1008
ASCUS 2 (100%) 0 (0%) 2
LSIL 1 (50%) 1(50%) 2
HSIL 2 (100%) 0(0%) 2
Carcinoma 1(100%) 0(0%) 1
Tổng 698 (66,7%) 348 (33,3%) 1046
BÀN LUẬN
Bệnh viện Cần Giờ nằm ở trung tâm huyện
với quy mô 100 giường bệnh nhưng chỉ có
khoảng 7 đến 8 bác sĩ điều trị. Riêng khoa Sản
chỉ có một bác sĩ và khoảng 10 nữ hộ sinh.
Chương trình tầm soát ung thư cổ cung chưa
được thực hiện ở bệnh viện trước đây.
Trong các nghiên cứu trong nước đều sử
dụng que Ayre để lấy mẫu và dùng phương
pháp nhuộm Papanicolaou. Qua bảng so sánh
trên, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phết tế nào bất
thường trong nghiên cứu của chúng tôi (0,67%)
thấp hơn hẳn các nghiên cứu còn lại. Nguyên
nhân có thể do mẫu của chúng tôi chưa thật sự
đủ lớn như nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Chấn Hùng thực hiện ở toàn thành phố Hồ Chí
Minh với 10 112 phụ nữ và đặc biệt huyện Cần
Giờ có những sự khác biệt địa lý và điều kiện
sống với những địa phương khác mà chúng tôi
sẽ phân tích kỹ hơn ở những phần sau.
Tuy nhiên để khách quan hơn, chúng tôi
phân tích so sánh thêm các mức độ thương tổn
tế bào cổ tử cung của các nghiên cứu.
Qua các nghiên cứu trên chúng tôi nhận
thấy, đối với ngưỡng cắt ≥LSIL, các tỉ lệ bất
thường thấp đi đáng kể và gần với nghiên cứu
của chúng tôi hơn. Đồng thời cũng có nghĩa là
các trường hợp nhẹ như ASCUS chiếm đa số các
bất thường của các nghiên cứu. Trong hệ thống
đọc nhân tế bào của Bethesda 2001, các biến đổi
nhân tế bào của ASCUS là các nhân to gấp 2,5
đến 3 lần nhân tế bào trung gian hay tế bào bạch
cầu, còn các tế bào biến đổi viêm, nhân to gấp
1,5 đến 2 lần nhân tế bào trung gian hay tế bào
bạch cầu(1). Do vậy, các bất thường ASCUS và tế
bào biến đổi viêm hay biến đổi lành tính có thể
tùy theo khách quan người đọc chấp nhận ở
mức độ tương đối những phết tế bào có nhân
trung gian ở giữa ASCUS hay tế bào biến đổi
viêm được đánh giá hẳn là ASCUS.
So sánh nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc
Xuân ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, tỉ lệ
HSIL gần bằng với nghiên cứu của chúng tôi
là 0,16 % và 0,19% nhưng tỉ lệ LSIL lại cao hơn
gấp đôi là 0,48 và 0,19%. Phân tích về đặc
điểm dân số của nghiên cứu về hoàn cảnh gia
đình, học vấn, tuổi thì gần giống với nghiên
cứu của chúng tôi nhưng về nghề nghiệp lại
khác hẳn như đa số phụ nữ sống bằng nghề
nông và địa lý cũng khác hẳn nơi chúng tôi
nghiên cứu. Đối với LSIL, biến đổi tế bào do
HPV cũng được đọc là LSIL nên chúng tôi
không thấy tác giả ghi nhận các trường hợp
này chiếm bao nhiêu phần trăm trong nghiên
cứu. Còn nghiên cứu của chúng tôi, số trường
hợp HPV/LSIL là ½ trường hợp. Do vậy, rất
khó so sánh một cách chuẩn xác nhất các phết
tế bào bất thường như ASCUS hay LSIL do
các nghiên cứu chưa được đồng bộ. Tuy
nhiên, đối với HSIL, tiêu chuẩn rõ ràng và
không trùng lắp với các chẩn đoán khác thì tỉ
lệ ghi nhận của nghiên cứu của tác giả Phạm
Thị Ngọc Xuân cũng thấp tương tự như
nghiên cứu của chúng tôi(3).
Đối với tác giả Bùi Thị Hồng Nhu, nghiên
cứu trên đối tượng phụ nữ quanh tuổi mãn kinh
với độ tuổi trung bình khoảng 48,3 tuổi, tỉ lệ
phết tế bào cổ tử cung bất thường là 1,84%. Do
độ tuổi trung bình của phụ nữ có phết tế bào cổ
tử cung bất thường trong nghiên cứu của chúng
tôi là 50 tuổi nên chúng tôi cũng có thể so sánh
kết quả của chúng tôi với tác giả này. Khi phân
tích các phết tế bào cổ tử cung bất thường trên
hoặc bằng LSIL thì kết quả của tác giả cũng thấp
vởi tỉ lệ khoảng 0,75% gần bằng với nghiên cứu
của chúng tôi. Các trường hợp HSIL được ghi
nhận là 0,37% so với 0,19% nghiên cứu của
chúng tôi(2).
Như vậy, tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất
thường của chúng tôi tuy thấp hơn các nghiên
cứu khác trong nước rất nhiều nhưng tỉ lệ các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 156
tổn thương cổ tử cung dạng bất thường nặng
tương đương hoặc cao hơn các nghiên cứu khác.
Do vậy, chiến lược tầm soát ung thư cổ tử cung
ở huyện chúng tôi đặt ra là cần thiết và cấp bách
nhằm phát hiện ra các tổn thương ở giai đoạn
sớm, giúp làm giảm chi phí điều trị và đặc biệt
là tránh các ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn
có thể ảnh hưởng lên tính mạng và làm giảm
thời gian sống còn của phụ nữ nếu mắc bệnh.
Qua các nghiên cứu ở nước ngoài và các đặc
điểm địa lý-kinh tế của các nước, chúng tôi nhận
thấy các nước phát triển có khả năng tầm soát
ung thư cổ tử cung diện rộng và đã thực hiện
nhiều năm, tỉ lệ ung thư cổ tử cung giảm thấp
và tỉ lệ các phết tế bào cổ tử cung bất thường
dạng nặng chiếm tỉ lệ rất thấp. Còn các nước
đang phát triển, tỉ lệ ung thư cổ tử cung khá cao
và tỉ lệ phết tế bào bất thường dạng nặng vẫn
còn chiếm đa số. Do vậy, không chỉ riêng Việt
Nam nói chung và Cần Giờ nói riêng, việc tầm
soát ung thư cổ tử cung rộng rãi và được xã hội
quan tâm sẽ góp phần làm giảm ti lệ ung thư cổ
tử cung trong tương lai, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của phụ nữ.
Nhóm phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ phết
tế bào cổ tử cung bất thường gấp 6,5 lần phụ nữ
ở nhóm dưới 45 tuổi. (RR=6,519; KTC 95%
(1,258-33,790)) Điều này phù hợp với các nghiên
cứu trên thế giới, thường tuổi trung bình phát
hiện các bất thường trong tầm soát ung thư cổ
tử cung khoảng 40 tuổi.
Đây là một kết quả nghiên cứu rất có ý
nghĩa cho địa phương trong việc chăm sóc sức
khỏe cho phụ nữ. Do Cần Giờ là huyện nghèo
nên việc tập trung cho một nhóm đối tượng ưu
tiên sẽ tốn kém ít kinh phí hơn tầm soát dàn trải.
Đây cũng là lời khuyên của Tổ chức y tế thế giới
cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung ở các nước
đang phát triển, là nên tầm soát cho phụ nữ
quanh tuổi 40, nếu có điều kiện hơn thì mở rộng
độ tuổi tầm soát rộng hơn. Mặt khác, độ tuổi
này thường có kinh tế tương đối ổn định hơn,
không phải quá bận rộn để chăm sóc con nhỏ và
tâm lý ít e ngại đi khám bệnh với độ tuổi nhỏ
hơn hay lớn hơn nên có điều kiện để chúng ta
khuyến khích họ tiếp cận được chương trình
tầm soát.
Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi trên 18
sẽ được pháp luật cho phép kết hôn. Tuy nhiên,
độ tuổi quan hệ lần đầu và tuổi kết hôn chỉ gần
nhau tương đối. Cần Giờ là địa phương nông
thôn nên văn hóa phương Tây vẫn chưa thâm
nhập sâu rộng như các vùng đô thị nên quan hệ
tình dục trước hôn nhân vẫn chưa phổ biến.
Song, vấn đề quan trọng là tình trạng công nhận
quan hệ vợ chồng theo gia đình họ hàng trước
độ tuổi được sự đồng ý của pháp luật vẫn còn
xảy ra.
Theo y văn, phụ nữ có quan hệ tình dục
trước 18 tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của ung
thư cổ tử cung. Tuy nhiên, theo sự phát triển
của thông tin và tự do cá nhân, việc quan hệ
tình dục sẽ bắt đầu ở độ tuổi nhỏ hơn. Theo các
nghiên cứu mới nhất về ung thư cổ tử cung,
HPV được xem là nguyên nhân gây tân sinh tế
bào cổ tử cung quan trọng nhất và HPV bị lây
truyền qua đường tình dục là chủ yếu.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm mãn
kinh có nguy cơ cao gấp 12,7 lần nhóm còn kinh
(RR= 12,77; KTC 95% (2,459-66,412)). Do vậy,
như khi phân tích ở phần tình trạng hôn nhân
gia đình, phụ nữ ở nhóm mãn kinh thường cho
rằng mình không có nhu cầu quan hệ tình dục
n