Viêm phổi, viêm phế quản phổi và nhiễm virut đường hô hấp cấp là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc
biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đặc điểm lâm sàng chung là biểu hiện viêm đường hô hấp kèm theo các triệu chứng
riêng biệt đặc trưng do từng virut gây ra. Bệnh do nhiễm Adenovirus là bệnh virut cấp tính với hội chứng lâm
sàng đa dạng, các trường hợp viêm phổi do Adenovirus thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở trẻ em
và người suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy nghiên cứu tiến hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovirus trong năm 2016 ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số đặc điểm dịch tễ của trẻ có
nhiễm Adenovirus. Nghiên cứu thưc hiện với 2409 trẻ có độ tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại các khoa
lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương. Sử dụng kỹ thuật real-time PCR trong việc xác định virut Adenovirus
trong mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp. Nghiên cứu đã phát hiện 428 trường hợp trẻ dương tính (17,8%). Nhóm
tuổi có tỷ lệ cao nhất là trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng (42,52%) trong đó đặc biệt trẻ từ 12 đến 24 tháng
chiếm 19,15%. Tỷ lệ dương tính ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (64,95% so với 35,05%). Mùa hay gặp nhất là
mùa thu đông với khí hậu lạnh và ẩm (60,04%). Đề tài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm virut Adenovirus
chiếm đa số trong mùa thu đông ở nhóm trẻ từ 12 đến 60 tháng. Kỹ thuật real-time PCR phát hiện Adenovirus có giá trị trong chẩn đoán sớm trong bệnh phẩm lâm sàng thực hiện tại bệnh viện.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovirus bằng kỹ thuật Realtime PCR và một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 73
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM ADENOVIRUS
BẰNG KỸ THUẬT REALTIME PCR VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
DỊCH TỄ Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Phùng Thị Bích Thuỷ
Bệnh viện Nhi Trung ương
Viêm phổi, viêm phế quản phổi và nhiễm virut đường hô hấp cấp là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc
biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đặc điểm lâm sàng chung là biểu hiện viêm đường hô hấp kèm theo các triệu chứng
riêng biệt đặc trưng do từng virut gây ra. Bệnh do nhiễm Adenovirus là bệnh virut cấp tính với hội chứng lâm
sàng đa dạng, các trường hợp viêm phổi do Adenovirus thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở trẻ em
và người suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy nghiên cứu tiến hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovi-
rus trong năm 2016 ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số đặc điểm dịch tễ của trẻ có
nhiễm Adenovirus. Nghiên cứu thưc hiện với 2409 trẻ có độ tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại các khoa
lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương. Sử dụng kỹ thuật real-time PCR trong việc xác định virut Adenovirus
trong mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp. Nghiên cứu đã phát hiện 428 trường hợp trẻ dương tính (17,8%). Nhóm
tuổi có tỷ lệ cao nhất là trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng (42,52%) trong đó đặc biệt trẻ từ 12 đến 24 tháng
chiếm 19,15%. Tỷ lệ dương tính ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (64,95% so với 35,05%). Mùa hay gặp nhất là
mùa thu đông với khí hậu lạnh và ẩm (60,04%). Đề tài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm virut Adenovirus
chiếm đa số trong mùa thu đông ở nhóm trẻ từ 12 đến 60 tháng. Kỹ thuật real-time PCR phát hiện Adenovi-
rus có giá trị trong chẩn đoán sớm trong bệnh phẩm lâm sàng thực hiện tại bệnh viện.
Từ khoá: realtime PCR, Adenovirus, nhiễm trùng hô hấp trẻ em
Địa chỉ liên hệ: Phùng Thị Bích Thủy, Bệnh viện Nhi
Trung ương
Email: thuyphung.nhp@gmail.com
Ngày nhận: 31/7/2018
Ngày được chấp thuận: 05/9/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Virut là nguyên nhân gây viêm phổi, viêm
phế quản phổi và nhiễm virut đường hô hấp
cấp phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5
tuổi. Một phân tích cộng gộp dựa trên 51
nghiên cứu với 56.091 trẻ viêm phổi phải nhập
viện cho thấy có 50,4% trường hợp xác định
được căn nguyên là virut, trong đó ghi nhận
5,8% viêm phổi do virut Adenovirus [1]. Ade-
novirus là nhóm virut gây ra các bệnh về mắt,
đường tiêu hoá, đường tiết niệu, ít gặp ở hệ
thần kinh và đặc biệt phổ biến nhất là nhóm
các bệnh về đường hô hấp. Tuy không phải
tác nhân thường gặp nhưng các trường hợp
này thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, để lại
di chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người suy
giảm miễn dịch [2; 3]. Di chứng xảy ra sau
nhiễm trùng đường hô hấp do Adenovirus
gồm: giãn phế quản, xơ hoá phổi mãn và viêm
phổi. Đặc biệt, Adenovirus type 1, 3, 4, 7, 21
thường gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
(dẫn đến hội chứng phổi tăng sáng một bên
hay hội chứng Swyer-James), đây cũng là tác
nhân chính gây viêm phổi nặng tối cấp ở trẻ
nhỏ. Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do
Adenovirus thường gặp vào thu (từ tháng 8
đến tháng 10), đông (tháng 11 đến tháng 1) và
đầu xuân (tháng 2 và 3) khi thời tiết giao mùa
với khí hậu lạnh, ẩm.
Hiện nay, chẩn đoán nhiễm Adenovirus có
thể sử dụng một số phương pháp như nuôi
74 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
cấy tế bào, phát hiện kháng nguyên trực tiếp,
hoặc real-time PCR. Hầu hết các type Adeno-
virus đều phát triển tốt khi nuôi cấy tế bào, tuy
nhiên phương pháp này thường đòi hỏi từ 2
đến 7 ngày thường áp dụng ở các cơ sở
nghiên cứu và do đó không thể giúp ích cho
chẩn đoán căn nguyên sớm tại bệnh viện. Kỹ
thuật miễn dịch thường phát hiện ở giai đoạn
muộn sau 7 - 10 ngày nhiễm Adenovirus hạn
chế trong chẩn đoán sớm. Real-time PCR là
kỹ thuật sinh học phân tử cho kết quả nhanh
(4 - 6 giờ) với độ nhạy, độ đặc hiệu cao (trên
97%) [4], có thể hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng
trong việc chẩn đoán sớm, mang lại hiệu quả
điều trị cao, giảm chi phí và thời gian nằm viện
cho người bệnh, đặc biệt ở đối tượng trẻ em.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu với các mục tiêu xác định Adenovirus
trong mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp của bệnh
nhi bằng việc sử dụng kỹ thuật real-time PCR
và tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ
nhiễm Adenovirus điều trị tại Bệnh viện Nhi
Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
2409 trẻ có độ tuổi từ 01 tháng đến 15 tuổi
có chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp nghi
do Adenovirusvới các triệu chứng như sốt,
viêm long đường hô hấp trên, biểu hiện viêm
phổi: ho, suy hô hấp s.điều trị tại Bệnh viện
Nhi Trung ương.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ
tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu dựa trên thu
thập số liệu bằng thống kê số liệu theo hồ sơ
bệnh án của bệnh nhi đã điều trị tại bệnh viện
Nhi Trung ương.
2. Vật liệu và phương pháp
Mẫu bệnh phẩm: Dịch tỵ hầu, dịch nội khí
quản hoặc dịch rửa phế quản phế nang của
bệnh nhi tại các khoa lâm sàng được chuyển
tới khoa Nghiên cứu sinh học phân tử các
bệnh truyền nhiễm để thực hiện xét nghiệm
real time PCR Adenovvirus
Mẫu dịch hô hấp sau khi thu thập được
tiến hành tách chiết RNA/DNA tổng số
(MagNA Pure LC Total Nucleic acid Isolation
Kit- Roche) trên hệ thống máy tách chiết tự
động MagNA Pure LC 2.0 (Roche).
Quá trình chạy real-time PCR được thực
hiện trên hệ thống ABI 7500 Fast xác định
Adenovirus [5].Trình tự mồi xuôi: GCC ACG
GTG GGG TTT CTA AAC TT, mồi ngược:
GCC CCA GTG GTC TTA CATGCA CAT C.
Probe: FAM – TGC ACC AGA CCC GGG
CTC AGG TAC TCC GA – TAMRA. Thành
phần phản ứng gồm: 0,625µl nồng độ 10pM
primer mỗi loại 0,5 µl nồng độ 10pM probe,
12,5 µl 2X PCR master mix (Qiagen), 5µl DNA
và H2O được bổ sung trong tổng phản ứng
25µl. Chương trình phản ứng: 500 - 2 phút,
950 - 15 phút và 45 chu kỳ của 950 - 15 giây
và 580 - 1 phút. Mẫu chứng dương chúng tôi
sử dụng từ plasmid của trường đại học Goth-
enburg - Thụy Điển và mẫu chứng âm là
thành phần nước trong hỗn hợp phản ứng
PCR. Xét nghiệm real-time PCR chẩn đoán
Adenovirus sử dụng các mồi oligonucleotide
và probe thủy phân đánh dấu kép (dual la-
beled hydrolysis probes) (Taqman) theo
nguyên lý real-time PCR nhằm phát hiện định
tính in vitroAdenovirus. Taqman probe được
gắn với một reporter ở đầu 5’ và một
quencher ở đầu 3’. Khi ở trạng thái nguyên
vẹn, reporter không phát ra huỳnh quang do
hiệu ứng của quencher. Tuy nhiên, trong suốt
TCNCYH 115 (6) - 2018 75
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
quá trình phản ứng PCR, Taqman probe sẽ
gắn với mạch khuôn DNA bổ sung và tiếp đó
sẽ bị phân hủy bởi DNA polymerase, giải
phóng ra reporter từ quencher, nhờ đó phát ra
III. KẾT QUẢ
1. Kết quả phân tích real-time PCR phát hiện Adenovirus
tín hiệu huỳnh quang cho máy real-time PCR.
Thời gian ước tính cho việc chạy mẫu khoảng
125 phút, kết quả được đọc và phân tích trên
hệ thống máy real-time ABI 7500 Fast.
Hình 1. Kết quả phân tích real-time PCR phát hiện Adenovirus
Trên đồ thị này, số chu kỳ PCR được thể hiện trên trục x và tín hiệu huỳnh quang từ phản ứng,
tỷ lệ với lượng sản phẩm khuếch đại trong ống, được thể hiện trên trục y. Giá trị ngưỡng được
biểu hiện là đường thẳng nằm ngang, mẫu dương tính biểu hiện bằng đồ thị hình sin vượt trên giá
trị ngưỡng, ngưỡng phát hiện tương đương với giá trị chù kỳ ở trục x. mẫu âm tính là những
đường dưới giá trị ngưỡng.
Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả trên mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp của 2409 bệnh nhi.
Chứng âm và chứng dương được chạy cùng trong mỗi lần thực hiện. Các mẫu có tín hiệu tương
tự mẫu chứng dương vượt qua tín hiệu nền và dưới chu kỳ 38 được xem là dương tính với virut
Adeno (hình 1).
2. Tỷ lệ nhiễm Adenovirus trên những bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp
Biểu đồ 1. Tỷ lệ phát hiện trẻ dương tính với Adenovirus
76 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 2. Tỷ lệ trẻ nhiễm Adenovirus theo giới tính
Theo kết quả biểu đồ 2, trong tổng số 428 trẻ phát hiện dương tính với Adenovirus có 278 trẻ
nam và 150 trẻ nữ. Như vậy tỷ lệ trẻ nam nhiễm virut adeno cao hơn hẳn trẻ nữ (64,95% so với
35,05%).
4. Phân bố trẻ dương tính Adenovirus theo mùa
Biểu đồ 3. Phân bố trẻ dương tínhAdenovirus theo mùa
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong 428 bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm trùng đường
hô hấp thì phát hiện được 93 trường hợp dương tính vào mùa xuân, 78 trường hợp vào mùa hạ,
mùa thu và đông đều xấp xỉ 130 trường hợp.
Áp dụng kỹ thuật real-time PCR chúng tôi đã phát hiện được 428 trường hợp trẻ dương tính,
chiếm 17,8% trên tổng số 2409 mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp (biểu đồ 1). Dựa trên số liệu dương
tính với Adenovirus nghiên cứu tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ nhiễm
Adenovirus điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương.
3. Tỷ lệ trẻ nhiễm Adenovirus theo giới tính
TCNCYH 115 (6) - 2018 77
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 4. Sự phân bố trẻ dương tính với Adenovirus theo nhóm tuổi
Bảng 1 và hình 5 mô tả sự phân bố trẻ nhiễm Adenovirus theo từng nhóm tuổi, chúng tôi thấy
rằng trẻ có tỷ lệ Adenovirus dương tính cao nhất là từ 12 tháng đến 60 tháng với 182/428 trẻ
(chiếm 42,52%) đặc biệt trong đó trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng là 82 trẻ (19,15%). Ở 2 nhóm trẻ
dưới 6 tháng và từ 6 tháng đến 12 tháng tỷ lệ phát hiện thấp hơn 100/428 trẻ và 126/428. Tỷ lệ
trẻ mắc thấp nhất ở nhóm trẻ trên 60 tháng (4,69%).
5. Phân bố trẻ dương tính Adenovirus theo nhóm tuổi
Bảng 1. Phân bố trẻ dương tính vớiAdenovirustheo nhóm tuổi
Dưới 6 tháng 6 - 12 tháng 12 - 60 tháng Trên 60 tháng Tổng
Số trẻ (N) 100 126 182 20 428
Tỷ lệ (%) 23,36 29,43 42,52 4,69 100
IV. BÀN LUẬN
Real-time PCR là kỹ thuật cho phép phát
hiện và định lượng sự tích luỹ DNA khuếch
đại ngay khi phản ứng đang xảy ra. So với
PCR truyền thống, real-time PCR có ưu điểm
lớn là khả năng xác định số lượng bản sao
khuôn mẫu ban đầu với sự chính xác và độ
nhạy cao trong một phạm vi biến thiên rộng.
Hơn nữa, dữ liệu real-time PCR có thể được
đánh giá trực tiếp mà không cần điện di trên
gel, giúp tiết kiệm thời gian và làm giảm nguy
cơ ngoại nhiễm, loại bỏ những thao tác sau
phản ứng khuếch đại.
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp
so với nghiên cứu của các tác giả trên thế
giới. Theo tác giả Ko DH và cộng sự khi sử
dụng real-time PCR đa mồi phân tích 3446 ca
nhiễm khuẩn đường hô hấp tại Hàn Quốc năm
2017 cho thấy tác nhân Adenovirus chiếm
12,5% [6]. Tác giả Jonnalagadda nghiên cứu
các tác nhân gây viêm phổi nặng ở 406 trẻ tại
Ecuador cho thấy có đến 15,3% trẻ dương
tính với virut adeno. Tại Châu Mỹ La Tinh nói
chung và Ecuador nói riêng, viêm phổi cộng
đồng vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong
và bệnh tật ở trẻ em và có rất ít các nghiên
cứu khảo sát nguyên nhân dẫn đến viêm phổi
tại nơi này [7]. Ở Việt Nam, tác giả Do AHL
năm 2011 cùng cộng sự nghiên cứu trên 309
60 tháng
200
20
182
126
100
150
100
50
0
78 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi tại khu vực phía
Nam cũng phát hiện tỷ lệ trẻ nhiễm virut
adeno là 5% [8]. Như vậy có thể thấy, việc
phát hiện kịp thời các tác nhân gây nhiễm
khuẩn đường hô hấp, tránh để lại biến chứng
nguy hiểm là thực sự cần thiết, đặc biệt ở đối
tượng trẻ nhỏ.
Nghiên cứu của chúng tôi tương ứng với
kết quả nghiên cứu của một số tác giả như
Gilles Guerrier năm 2012 cho thấy có đến
58% trẻ mắc là nam giới [9]. Năm 2016 Ljubin-
Sternak S khi nghiên cứu về nguyên nhân và
đặc điểm lâm sàng trong nhiễm trùng hô hấp
ở trẻ em tại Croatia thì tỷ lệ tương ứng giữa
trẻ nam/trẻ nữ là 1,4/1 năm 2010 và 1,5/1 năm
2015 [10]. Hiện nay chưa có tài liệu thống kê
về nguyên nhân nhiễm Adenovirus theo giới
tính tuy nhiên có thể lý giải tại Việt Nam
nguyên nhân nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
giới được xem là do yếu tố mất cân bằng giới
tính với tỷ lệ nam giới ngày càng tăng và đặc
biệt trong số 2409 trẻ nhập viện thì tỷ lệ nam
cũng vượt trội hơn hẳn so với nữ (1,85/1).
Nghiên cứu cho thấy nhiễm Adenovirus
chủ yếu vào mùa thu và đông, nguyên nhân
một phần do tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa đặc trưng của nước ta. Khi thời tiết giao
mùa từ thu sang đông với khí hậu lạnh, ẩm
thấp thì cũng thấy rằng trong những tháng
này, có sự song song về bệnh nhân bị nhiễm
trùng hô hấp cấp tăng cao. Hơn nữa tỷ lệ xác
định được virut dương tính trong các bệnh
nhân nhiễm trùng hô hấp cũng cao hơn hẳn.
Tác giả Gilles Gurrier năm 2012 cũng đưa ra
kết quả nghiên cứu rằng sự phân bố chung
của virut đạt đỉnh là vào mùa thu đông [9].
Trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng phát
hiện dương tính với Adenovirus, có thể thấy
do ở lứa tuổi này bản thân trẻ chưa có miễn
dịch chủ động, chủ yếu do kháng thể từ mẹ
truyền sang, lượng IgA trong dịch tiết trên bề
mặt niêm mạc phế quản của trẻ còn chưa
hoàn chỉnh nên khả năng chống chịu rất kém.
Những trường hợp viêm phổi do Adenovirus
trong thời kỳ này thường nặng và có thể tử
vong [11]. Từ 12 tháng đến 60 tháng là giai
đoạn trẻ mắc cao nhất bởi ngoài đáp ứng
miễn dịch chưa tốt, trẻ còn chịu ảnh hưởng
thêm bởi các yếu tố nguy cơ bên ngoài như
lây nhiễm từ nhà trẻ, trường học, môi trường
sinh sống. Đa phần trẻ em đều có thể bị mắc
bệnh lại do bị nhiễm týp Adenovirus khác.
Hiện đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ về
vai trò và thời gian miễn dịch sau khi mắc
Adenovirus, tuy nhiên có đến 70-80% trẻ trên
5 tuổi có kháng thể trung hòa kháng nguyên
Adenovirus type 1 và 2, 50% với type 5, gần
100% người lớn đã có kháng thể đặc hiệu với
nhiều týp Adenovirus [11].
V. KẾT LUẬN
Kỹ thuật realtime PCR là có giá trị trong
chẩn đoán nhanh, chính xác phát hiện Adeno-
virus trong dịch hô hấp đã được triển khai
thành xét nghiệm thường quy tại bệnh viện
Nhi Trung ương. Nghiên cứu đã phát hiện
được 428 trẻ nhiễm Adenovirrus (chiếm
17,8%) trong tổng số 2409 trường hợp nhiễm
trùng hô hấp điều trị tại bệnh viện Nhi Trung
ương. Dựa trên số liệu dương tính với Adeno-
virus cho thấy một số đặc điểm dịch tễ như
sau: nhóm trẻ có tỷ lệ nhiễm Adenovirus cao
nhất từ 12 - 24 tháng trong số trẻ dưới 60
tháng. Tỷ lệ trẻ nam được phát hiện dương
tính cao hơn trẻ nữ. Mùa hay gặp nhất là mùa
thu đông với khí hậu lạnh và ẩm.
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ
khoa Nghiên cứu Sinh học phân tử các bệnh
truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương nơi
thực hiện và thu thập số liệu nghiên cứu này.
TCNCYH 115 (6) - 2018 79
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ivana L (2013). Viral etiology of hospital-
ized acute lower respiratory infections in chil-
dren under 5 years of age – a systematic re-
view and meta-analysis. Croat Med J, 54, 122
- 134.
2. Jung-Y. H (2001). Lower Respiratory
Tract Infections due to Adenovirus in Hospital-
ized Korean Children: Epidemiology, Clinical
Features and Prognosis. Clinical Infectious
Diseases, 32, 1423 - 1429.
3. John C.H (1992). Adenoviruses in the
Immunocompromised Host, Clinical microbiol-
ogy review, 262 - 274.
4. Sağlık I1(2013). Investigation of adeno-
viruses in children with lower respiratory tract
infections. Mikrobiyol Bul, 47(2), 282 - 294.
5. Albert Heim (2003). Rapid and quantita-
tive detection of human adenovirus DNA by
real-time PCR, J.Med.Virol, 70, 228 - 239.
6. Ko DH (2017). Analysis of Respiratory
Viral Infections Detected Using Multiplex Real-
Time PCR in Hwaseong, Korea from 2013 to
2015, Clin lab, 63(5), 1003 - 1007.
7. Jonnalagadda (2017). Etiology of severe
pneumonia in Ecuadorian children. Plos one,
12(2).
8. Do AHL (2011). Viral Etiologies of Acute
Respiratory Infections among Hospitalized
Vietnamese Children in Ho Chi Minh City 2004
- 2008. Plos one, 6(3).
9. Gilles Guerrier, MD (2012). Acute viral
lower respirsatory tract infections in Cambo-
dian children: Clinical and epidemiologic char-
acteristics.
10. Ljubin-Stenark S (2016). Etiology and
Clinical Characteristics of Single and Multiple
Respiratory Virus Infections Diagnosed in
Croatian Children in Two Respiratory Sea-
sons, Journal of pathogens
11. Cherry JD (2014). Adenoviruses. Text-
book of pediatric infectious diseases, 7th ed,
WB Saunders. Philadelphia, 1888 - 1911.
Summary
DETERMINATION OF ADENOVIRUS INFECTION IN CHILDREN BY
REAL TIME PCR AND DESCRIPTION OF ITS CHARACTERISTICS AT
THE NATIONAL PEDIATRICS HOSPITAL
Pneumonia, bronchopneumonia and acute respiratory infections are common in children, es-
pecially children under 5 years old. The clinical characteristics of the disease are inflammation of
the respiratory tract accompanied by specific symptoms characterized by each virus. Adenovirus
infection is an acute virus infection coupled with a variety of clinical syndromes such as severe
cases of Adenovirus pneumonia and high mortality rates, particularly in children and people with
immunodeficiency. The purpose of this study is to determine the rate of Adenovirus infection in
2016 in children treated at the National Hospital of Pediatrics. The study detected 428 Adenovirus
infection in 2409 children from 1 month to 15 years old who were admitted at the Clinical depart-
ment of the National Pediatrics Hospital. We use real-time PCR technique to identify Adenovirus
in respiratory specimens. The study found 428 positive cases (17.8%). The highest rates are in
children from 12 months to 60 months old (42.52%), especially children 12 to 24 months account-
ing for 19.15%. The prevalence of positive is higher in boys than that of girls (64.95% versus
35.05%). The most common season is cold and humid winter (60.04%). The study showed that
the prevalence of adeno-infected children is predominantly in the winter-fall period for children
aged from 12 to 60 months. Real-time PCR positive detection techniques for Adenovirus have
early diagnostic value in the hospital setting.
Key word: real time PCR, Adenovirus, respiratory infection for children