NCKH là hoạt động chuyên môn có tính kế thừa, liên tục và đòi hỏi
người nghiên cứu có lòng say mê, có phương pháp luận, có khát vọng và
niềm tin khoa học. Đồng thời, cần khẳng định rằng, NCKH cũng cần
phải có kinh phí, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, có thời gian và cộng sự,.
Tuy nhiên, thực tế ở trường ĐHSP, kinh phí sự nghiệp dành cho NCKH
ở các đề tài NC cấp trường, cấp bộ còn quá ít, dàn trãi; trang thiết bị và
con người NC còn phân tán ở các khoa, phòng; thiếu tính liên kết, thiếu
cơ chế dùng chung và đặc biệt là thiếu “văn hóa nhóm”. Một số ngành
khoa học cơ bản thiếu tiếp cận thực tiễn, trong khi các lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng lại thiếu các công cụ hỗ trợ của các ngành khoa học cơ
bản. Nhiều ngành, lĩnh vực thiếu cán bộ đầu đàn, dẫn đến thiếu định
hướng chiến lược, Mặt khác, công tác giảng dạy (trong và ngoài
trường) ở một số khoa chiếm 1 tỷ lệ quá lớn về thời gian. Chính vì vậy
mà công tác NCKH chưa được đa số CBVC chú trọng, hoặc đã nhen
nhóm rồi vụt tắt do thiếu các điều kiện căn bản.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nhóm nghiên cứu: Yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình đại học nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng nhóm nghiên cứu: yếu tố quyết định đến sự
thành công của mô hình đại học nghiên cứu
NCKH là hoạt động chuyên môn có tính kế thừa, liên tục và đòi hỏi
người nghiên cứu có lòng say mê, có phương pháp luận, có khát vọng và
niềm tin khoa học. Đồng thời, cần khẳng định rằng, NCKH cũng cần
phải có kinh phí, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, có thời gian và cộng sự,..
Tuy nhiên, thực tế ở trường ĐHSP, kinh phí sự nghiệp dành cho NCKH
ở các đề tài NC cấp trường, cấp bộ còn quá ít, dàn trãi; trang thiết bị và
con người NC còn phân tán ở các khoa, phòng; thiếu tính liên kết, thiếu
cơ chế dùng chung và đặc biệt là thiếu “văn hóa nhóm”. Một số ngành
khoa học cơ bản thiếu tiếp cận thực tiễn, trong khi các lĩnh vực nghiên
cứu ứng dụng lại thiếu các công cụ hỗ trợ của các ngành khoa học cơ
bản. Nhiều ngành, lĩnh vực thiếu cán bộ đầu đàn, dẫn đến thiếu định
hướng chiến lược, Mặt khác, công tác giảng dạy (trong và ngoài
trường) ở một số khoa chiếm 1 tỷ lệ quá lớn về thời gian. Chính vì vậy
mà công tác NCKH chưa được đa số CBVC chú trọng, hoặc đã nhen
nhóm rồi vụt tắt do thiếu các điều kiện căn bản.
Ngược lại, trong xu thế hiện nay, yêu cầu của xã hội đối với người
giảng viên ngày càng cao, nhất là phải cập nhật kiến thức thực tế; tiếp
thu kiến thức hiện đại; đòi hỏi phải có tư duy sáng tạo; phát triển kỹ
năng làm việc nhóm, Với những yêu cầu như vậy, nếu không tham gia
NCKH thì chắc chắn không thể đáp ứng được yêu cầu đ/v giảng viên
của 1 trường đại học trong thời đại mới. Trong khi, nếu phát động phong
trào NCKH trong điều kiện riêng lẽ như hiện nay, thì các đề tài lớn khó
tiếp cận được, các đề tài nhỏ với kinh phí thấp thì không thể giải quyết
được vấn đề lớn mà xã hội đang đặt ra.
Xuất phát từ thực trạng trên, theo tôi vịêc xây dựng các nhóm NC
là giải pháp tốt nhất có thể tháo gỡ được những khó khăn hiện tại và có
điều kiện hướng đến xây dựng thành công 1 đại học NC, bởi vì:
1. Làm việc theo nhóm sẽ giúp cho các ý tưởng khoa học lớn có điều
kiện được triển khai; các trang thiết bị, các công cụ hỗ trợ sẽ được phát
huy tối đa hiệu quả; hiệu ứng số đông của nhóm sẽ giúp cho thế mạnh
của từng người được phát huy theo sự cộng hưởng lẫn nhau, còn điểm
yếu sẽ được bù đắp; cán bộ có kinh nghiệm có thể giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ
trẻ, Môi trường hoạt động chuyên môn được sôi nổi hơn, nên ngọn lữa
đam mê khoa học dễ được duy trì.
2. Tính chất liên ngành, liên lĩnh vực được khai thác để giải quyết
được những vấn đề phức tạp đang tồn tại hoặc xã hội đang đặt ra.
3. Khả năng tiếp cận với các chương trình, đề tài, dự án lớn dễ dàng
hơn; kết quả NCKH cũng có chất lượng tốt hơn; sản phẩm NCKH cũng
nhờ đó mà có thể đăng tải được trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín
hơn. NCS, học viên cao học và sinh viên là những người được hưởng lợi
gián tiếp từ các hoạt động NC và từ đó, chất lượng đào tạo cũng được
cải thiện, thương hiệu của khoa, trường cũng ngày được nâng cao trong
xã hội.
Qua tham khảo nhiều tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng, các giải
thưởng khoa học danh giá ngày nay đều xuất phát từ tập thể NC chứ
không phải từ 1 phát minh mang tính cá nhân. Thật vậy, ở nước ta, các
giải thưởng “Hành Tinh Xanh” năm 2003 của GS. Võ Quý và Giải
thưởng Cosmos, năm 2008 của GS. Phan Nguyên Hồng cũng đã xuất
phát từ các nhóm NC và đã được triển khai liên tục trong 1 thời gian dài.
Kinh nghiệm từ các trường Đại học lớn trên thế giới như Lômônôxốp
(LB Nga); Ruhr (CHLB Đức); Texac (Hoa Kỳ) cũng có mô hình:
Trường à Khoa à Bộ môn à nhóm NC.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của nhóm NC trong lộ
trình xây dựng khoa trở thành 1 đơn vị đào tạo và NCKH trực thuộc
trường ĐHSP – ĐHĐN, tại ĐH Chi bộ Nhiệm kỳ 2010 – 2012, chi bộ
Khoa Sinh – Môi trường đã thảo luận và ra NQ xây dựng các nhóm NC,
cụ thể như sau:
1. Chi bộ đã thảo luận, thông nhất các nhóm NC, mục tiêu, phương
thức tổ chức và kế hoạch thực hiện. Chi bộ đã triển khai và phân công
nhiệm vụ đến từng đảng viên, từng bộ môn; BCH Công đoàn Khoa;
BCH Chi Đoàn CB; BCH Liên Chi về việc thành lập 5 nhóm NCKH của
cán bộ tương ứng với 5 hướng phát triển chủ đạo của khoa. Song song
với 5 nhóm NC của CB có 5 CLB SV NCKH. Mỗi nhóm NC có 1 nhóm
trưởng là người có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực chuyên môn và cử 1
cán bộ trẻ chịu trách nhiệm hỗ trợ CLB SV NCKH.
2. Các nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch hành động; xây dựng các
hướng nghiên cứu cụ thể; xây dựng các đề tài; dự án; dự kiến các cơ
quan và cá nhân có thể hợp tác, đồng thời thảo luận cách thức triển khai
thực hiện. Kế hoạch hành động của nhóm sẽ được Hội đồng Khoa học &
ĐT Khoa tư vấn và BCN Khoa duyệt.
3. Các nhóm triển khai thực hiện; kết quả hoạt động của nhóm sẽ
được cập nhật trên website của khoa; sản phẩm KH sẽ được đăng tải trên
các tạp chí khoa học như 1 tiêu chí để đánh giá thi đua khen thưởng.
4. Chi bộ, BCNK, BCH CĐ, BCH Chi đoàn CB, BCH LC tổ chức
theo dõi, đánh giá; tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm; đánh giá thi đua khen
thưởng.
Đến nay, chúng tôi đã triển khai đến giai đoạn 2, tất cả còn đang ở
phía trước, nhưng điều đáng mừng là tập thể đảng viên; CBVC và SV
trong toàn khoa đồng tình ủng hộ và thống nhất rất cao; tất cả CBVC
đều nhận thức rằng hoạt động nhóm NC là giải pháp tốt nhất góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao năng lực nghiên cứu, góp phần
vào việc xây dựng và phát triển khoa, nhưng trước mắt đây chính là môi
trường thuận lợi để mỗi cá nhân có cơ hội phát triển chuyên môn; quyền
lơi và trách nhiệm của tập thể sẽ gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi cá nhân. Với tinh thần đó, tập thể khoa Sinh – Môi trường tin
tưởng rằng sau 5 năm hoạt động của các nhóm NC, khoa Sinh – MT có
thể trở thành một đơn vị đào tạo và NCKH mạnh, có khả năng tiếp cận
được với các đề tài NCKH cấp bộ, các đề tài cấp NN, các chương trình
hợp tác với các tổ chức nước ngoài,.. Kết quả đó cũng sẽ góp phần vào
lộ trình xây dựng trường ĐHSP thành đại học nghiên cứu, đồng thời
công tác đào tạo của Khoa & Nhà trường sẽ từng bước đáp ứng được
nhu cầu của xã hội.
Để các nhóm NC được hoạt động hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của lãnh đạo và tập thể CBVC trong toàn khoa, chúng tôi cũng rất
cần sự quan tâm, hỗ trợ, động viên và chỉ đạo của lãnh đạo ĐHĐN, lãnh
đạo trường ĐHSP và các phòng, ban chức năng. Tại Đại hội lần này,
chúng tôi cũng xin nêu ra 1 số kiến nghị như sau:
1. ĐHĐN và trường ĐHSP cần có chủ trương nhất quán trong cơ chế
quản lý KH; cần xây dựng các quy chế khai thác trang thiết bị phục vụ
NCKH giữa các đơn vị trong ĐHĐN cũng như trong trường ĐHSP một
cách hiệu quả và hợp lý.
2. ĐHĐN cần có chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao; nếu có
thể mời các nhà KH có uy tín ở các trường ĐH, Viện NC đã nghỉ hưu về
làm cố vấn hoặc trưởng các nhóm, trả lương theo chế độ chuyên gia và
đánh giá qua hiệu quả hoạt động khoa học, để giúp cho các nhóm NC
phát triển đột phá (khai thác được kinh nghiệm; trình độ và kể cả quan
hệ hợp tác).
3. Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhóm hoạt động, nhất là tiếp cận được với các Hội nghị, Hội thảo trong
và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm được đăng cai tổ
chức Hội thảo, Hội nghị; kêu gọi tài trợ; hỗ trợ đăng tải sản phẩm KH
trên các tại chí khoa học chuyên ngành uy tín.
4. Đầu tư trang thiết bị phục vụ NCKH kịp thời và hiệu quả
5. Tránh hành chính hóa các nhóm NC và tránh chạy đua theo thành
tích. Cần để cho các nhóm NC phát triển theo phong cách đặc thù và có
thể phát triển xa hơn về mặt không gian, thời gian, quy mô và lĩnh vực
chuyên môn, thậm chí là trường phái khoa học.
Có như vậy, chất lượng và niềm tin khoa học mới được củng cố và phát
triển bền vững.
Võ Văn Minh