Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng Thành phố Vĩnh Long: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt Đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong các nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trong giai đoạn 2010-2015, Thành phố Vĩnh Long (TPVL) đã được Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân tỉnh cùng các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo các tiêu chí của Thành phố Loại II trực thuộc tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng công tác đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng của Thành phố Vĩnh Long trong thời gian từ 2010 – 2015, bài viết của chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong công tác xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Thành phố Loại II trực thuộc tỉnh trong thời gian tới.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng Thành phố Vĩnh Long: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 153 Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng Thành phố Vĩnh Long: Thực trạng và giải pháp Construction and development of infrastructure Vinh Long City: Situation and Solutions ThS. Lê Phước Thành Đảng ủy Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long Le Phuoc Thanh, M.A. Communist Party Committee of Ward 1, Vinh Long City, Vinh Long Province Tóm tắt Đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong các nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trong giai đoạn 2010-2015, Thành phố Vĩnh Long (TPVL) đã được Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân tỉnh cùng các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo các tiêu chí của Thành phố Loại II trực thuộc tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng công tác đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng của Thành phố Vĩnh Long trong thời gian từ 2010 – 2015, bài viết của chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong công tác xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng Thành phố Loại II trực thuộc tỉnh trong thời gian tới. Từ khoá: xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long. Abstract Investment in construction and infrastructure development is one of the important contents in the socio- economic development of the country in general and in particular of each locality. In the period 2010- 2015, the city of Vinh Long has been central, provincial Party Committee and Provincial Committee and the level of investments in sectors of construction and development of infrastructure in accordance with the criteria of the City Type II and has achieved many important results. Based on an assessment of the situation of investment and infrastructure development of the city of Vinh Long in the period from 2010 - 2015, our article will offer solutions to accelerate further in the construction and infrastructure development in the direction of City provincially type II in the near future. Keywords: construction and development of infrastructure, Vinh Long city, Vinh Long. 1. Dẫn nhập Trong năm tiêu chí đánh giá và phân loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì tiêu chí Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị là nội dung quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng số điểm đánh giá cao nhất và cũng là tiêu chí khó đạt nhất. Để đạt được điểm đánh giá cao nhất trong XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 154 tổng số điểm dành cho nội dung này, Thành phố Vĩnh Long cần nghiêm túc đánh giá những kết quả đã đạt được và nhận diện những khó khăn, thách thức để đề ra những giải pháp phù hợp trong giai đoạn phát triển tới. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thành phố loại II trực thuộc tỉnh Năm 2007, Thị xã Vĩnh Long được Chính phủ công nhận là đô thị loại III và đến năm 2009 được Chính phủ công nhận thành phố thuộc tỉnh. Nhiệm kỳ qua (2010- 2015), thành phố đã thu hút gần 6.200 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và nhân dân đóng góp để đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị. Bộ mặt đô thị của thành phố có nhiều thay đổi rõ nét. Điển hình như khu vực 4 xã vùng ven của thành phố đang tiến hành các thủ tục để lên phường, hệ thống giao thông được thông suốt, nhiều tuyến đường liên ấp, liên xã được nối liền bằng nhựa hoá và bằng bê tông hoá, tạo điệu kiện cho người dân đi lại thuận lợi, bộ mặt nông thôn ở khu vực này thay đổi rõ rệt, góp phần tạo ra diện mạo mới cho một đô thị trẻ, năng động và hiện đại. Mặt khác, nhiều tuyến đường trong nội ô của thành phố đã được đầu tư xây dựng mới như: đường Trần Đại Nghĩa - Phường 4, đoạn đường Võ Văn Kiệt - Phường 2 và Phường 9, tuyến kè Cổ Chiên đoạn từ cầu Cái Cá - Phường 2 đến chân cầu Mỹ Thuận chiều dài trên 9.000m cũng đang hoàn thành, bờ kè Phường 5, cầu Vồng và tuyến đường tránh Quốc lộ 1A đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thương mại, dịch vụ. Hệ thống đèn chiếu sáng cũng từng bước được đầu tư trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn; hoàn thành các cụm tuyến dân cư vượt lũ ở Phường 8, Phường 9, xã Trường An và xã Tân Hội. Qua đó, đã giải quyết trên 2.000 hộ dân với gần 10.000 nhân khẩu có nhà ở ổn định. Hiện nay đã có 99% hộ dân có điện chiếu sáng và trên 98% hộ dân được sử dụng nước sạch. Đến nay, qua khảo sát thực tế, thành phố Vĩnh Long đã thực hiện công tác xây dựng và phát triển đô thị loại II được một số kết quả cụ thể như sau: Đã lập quy hoạch phân khu đô thị 11/11 xã, phường đạt tỷ lệ 100%. Hoàn thiện và trình phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng trên địa bàn. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phát triển văn hóa - xã hội được 38 công trình với số vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng (gồm 19 trường học, 04 dự án nhà ở, 15 công trình xây dựng nhà ở xã hội và khu thương mại, hoàn thiện các cụm tuyến dân cư vượt lũ, 02 bệnh viện, 04 trụ sở làm việc của UBND Phường, xã). Thành phố đạt 94% hộ dân có nhà ở kiên cố, tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 76%; diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 15,1m2/người. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được 202 công trình với số tiền trên 3.559 tỷ đồng. Trong đó Trung ương và Tỉnh đầu tư 12 công trình; thành phố đầu tư 95 công trình; phường, xã, nhân dân thực hiện 95 công trình. Thành phố đã và đang tiếp tục tập trung đầu tư, chỉnh trang, xây dựng và phát triển đô thị... kết quả đến nay đã thực hiện đạt 70% (về phát triển hạ tầng) tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh. LÊ PHƯỚC THÀNH 155 Bảng 1: Kết quả thực hiện các tiêu chí đô thị loại II đến hết năm 2016 Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội STT NỘI DUNG THANG ĐIỂM ĐIỂM ĐẠT GHI CHÚ 1. Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: 15 - 20 12,75 1.1 Tiêu chuẩn, vị trí, chức năng, vai trò: 3,75 - 5,0 3,75 1.2 - Nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội 11,25 - 15 9,0 2. Tiêu chí 2: Quy mô dân số: 6,0 - 8,0 4,5 3. Tiêu chí 3: Mật độ dân số: 4,5 - 6,0 6,0 4. Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: 4,5 - 6 6,0 5. Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị 45 - 60 41,7 đạt 70% Bảng 5.A - Nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực nội thành, nội thị 36 - 48 32,71 I. Nhóm các tiêu chuần về hạ tầng xã hội: I.1 Các tiêu chuẩn về nhà ở 1,5 - 2,0 0,95 I.2 Các tiêu chuẩn về công trình công cộng 6,0 - 8,0 6,65 II Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật 10,5 - 14,0 9,7 II.1 Các tiêu chuẩn về giao thông 4,5 - 6,0 2,3 II.2 Các tiêu chuẩn về cấp điện và chiếu sáng công cộng 2,25 - 3,0 2,61 II.3 Các tiêu chuẩn về cấp nước 2,25 - 3 2,80 II.4 Các tiêu chuẩn về hệ thống viễn thông 1,5 - 2,0 2,0 III Nhóm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường 10,5 - 14 6,45 III.1 Các tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước mưa và chống ngập úng 2,25 - 3,0 2,8 III.2 Các tiêu chuẩn về thu gom, xử lý nước thải, chất thải 3,75 - 5,0 2,895 III.3 Các tiêu chuẩn về nhà tang lễ 1,5 - 2,0 0,75 III.4 Các tiêu chuẩn về cây xanh đô thị 3,0 - 4,0 - IV. Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thi: 7,5 - 10,0 9,0 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 156 Bảng 5.B - Nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị 9,0 - 12,0 9,0 I Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội 3,0 - 4,0 3,0 II Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật 3,0 - 4,0 4,0 III Nhóm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường 1,5 - 2,0 2,0 IV Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan 1,5 - 2,0 - Tổng số điểm theo số liệu thống kê hiện trạng đạt được: 70,96 Nguồn: UBND thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2010-2015 của Thành phố Vĩnh Long STT Lĩnh vực Vốn đầu tư (tỷ đồng) Nguồn vốn Ghi chú 1 Giao thông 1.700 NSNN-xã hội hóa 2 Thủy lợi 1.350 Trái phiếu Chính Phủ, NSNN 3 Môi trường 90 NSNN-xã hội hóa 4 Giáo dục 570 Trái phiếu Chính Phủ, NSNN-xã hội hóa 5 Y tế 675 NSNN-xã hội hóa 6 Văn hóa-thể dục thể thao 170 NSNN-xã hội hóa 7 Hạ tầng kỹ thuật 450 NSNN-xã hội hóa 8 Dịch vụ-Du lịch 650 NSNN-xã hội hóa 9 Khác 545 NSNN-xã hội hóa Tổng cộng 6.200 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long 2.2. Những khó khăn, tồn tại Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố loại II trực thuộc tỉnh, thành phố Vĩnh Long còn gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại. Cụ thể như: - Thiếu nguồn lực mà cụ thể là thiếu vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, các công trình văn hóa xã hội để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị loại II, đây là khó khăn lớn nhất trong các khó khăn. Ví dụ như: Do thiếu vốn đầu tư nên đường Võ Văn Kiệt theo quy hoạch có tổng chiều dài khoảng trên 8.000m từ Phường 3, đi qua Phường 2, Phường 9, Trường An, Tân Ngãi, và đến cầu Mỹ Thuận, nhưng hiện nay mới xây dựng xong khoảng 2.000m, do đó chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư; chưa có vốn để kè chống sạt lỡ bờ sông kết hợp với việc di dời các hộ dân đang sinh sống cặp theo LÊ PHƯỚC THÀNH 157 các con sông, rạch để đảm bảo mỹ quan, môi trường, tài sản, tính mạng cho người dân; chưa có vốn đầu tư nên đến nay TPVL vẫn còn nợ tiêu chí về thu gom và xử lý nước thải đô thị loại III theo quy định của Bộ xây dựng,... - Thời gian qua công tác phân cấp về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đô thị gặp nhiều bất cập, chưa thực sự mạnh mẽ và còn chậm làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý, điển hình như: có nhiều tuyến phố mà mặt đường thì thuộc thẩm quyền tỉnh quản lý, vĩa hè, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì thuộc thẩm quyền TPVL quản lý nên rất khó khăn trong công tác quản lý chung; công tác thẩm định dự án-thiết kế dự toán, nghiệm thu công trình,.. chưa được phân cấp nên phải thông qua các ngành tỉnh nên đôi khi còn tình trạng ùng ứ, chậm; khi cần điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng thì phải thông qua tỉnh nên đôi khi còn chậm và làm lỡ mất cơ hội đầu tư. - Công tác mời gọi, thu hút đầu tư chưa có nhiều kết quả tốt, nhất là đối với các dự án lớn có tính chất động lực, đòn bẩy. Nhiều nhà đầu tư lớn có quan tâm nhưng đến nay cũng chưa thực hiện được nhiều dự án cụ thể. - Tuy quy hoạch đã được phủ kín nhưng nhìn chung chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, công tác phân tích và dự báo về thị trường còn thiếu tin cậy; tính khả thi chưa cao, chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện và chưa thực sự là động lực quan trọng trong công tác thu hút đầu tư. Ví dụ như: Khu liên hợp thể dục thể thao tại phường 2 đã quy hoạch gần 20 năm, Trung tâm văn hóa TPVL, sân vận động TPVL, do thiếu nguồn lực nên chưa được thực hiện gây bức xúc cho người dân; Việc lập và thực hiện các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn còn thiếu đồng bộ, dẫn đến các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cũng không đồng bộ, còn xảy ra hiện tượng “đào lên, lấp xuống” nhiều lần, nhiều tuyến phố xuống cấp ngày càng nhanh, mất mỹ quang, vừa gây lãng phí rất lớn. - Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do còn một số người dân chưa đồng tình ủng hộ. Công tác xã hội hóa trong đầu tư chưa được đẩy mạnh do quy mô kinh tế còn nhỏ và thu nhập của người dân chưa cao. 2.3. Nhu cầu đầu tư để đạt các tiêu chí của đô thị loại II trực thuộc tỉnh Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội thay thế Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị đã quy định rất cụ thể về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị. Theo đó, để được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, Thành phố Vĩnh Long khi các tiêu chí đạt mức tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 trở lên đối với 5 nhóm các tiêu chi theo Điều 5 của Nghị quyết số 1210. Để đáp ứng được quy định của Nghị quyết và hoàn chỉnh thủ tục đề nghị Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định công nhận thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II trước năm 2020 thì còn rất nhiều việc cần làm. Trong đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong các nội dung có tính chất quyết định. Thành phố Vĩnh Long đặt mục tiêu thu hút 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư chiếm khoản 30% tương đương 3.000 tỷ đồng. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 158 Bảng 3: Dự kiến kế hoạch thu hút vốn đầu tư của Thành phố Vĩnh Long đến năm 2020 STT Lĩnh vực Nhu cầu vốn (tỷ đồng) Nguồn dự kiến Ghi chú 1 Giao thông 1.200 NSNN, ODA 2 Thủy lợi 1.600 Trái phiếu Chính Phủ, ODA 3 Môi trường 1.500 NSNN, ODA 4 Giáo dục 320 Trái phiếu Chính Phủ, NSNN-xã hội hóa 5 Y tế 720 NSNN-xã hội hóa 6 Văn hóa-thể dục thể thao 570 NSNN-xã hội hóa 7 Hạ tầng kỹ thuật 820 NSNN-xã hội hóa 8 Dịch vụ-Du lịch 1.850 NSNN-xã hội hóa 9 Khác 1.420 NSNN-xã hội hóa Tổng cộng 10.000 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long Thành phố Vĩnh Long cũng đã rà soát, lập kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng dự án để đáp ứng các tiêu chí đô thị loại II. Trong đó chú trọng các công trình trọng tâm, trọng điểm về kết cấu hạ tầng nhất là lĩnh vực giao thông, kè, thu gom và xử lý nước thải đô thị, cây xanh và công trình công cộng theo yêu cầu của các tiêu chí đô thị loại II. Bảng 4: Dự kiến kế hoạch đầu tư của thành phố Vĩnh Long đến năm 2020 Đơn vị: Triệu đồng Stt Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Dự kiến kế hoạch đến 2020 Ghi chú TỔNG CỘNG 8.463.083 Nguồn ngân sách trung ương 191.083 1 Thực Hành măng Non Phường 9 Phường 9 Các phòng chức năng 5.860 2 TH Nguyễn Du Phường 1 hạng mục: 30 phòng, hồ nước 21.360 3 THCS Nguyễn Huệ (g.đoạn 1) Phường 2 25 phòng 31.087 4 THCS Nguyễn Huệ (g.đoạn 2) Phường 2 hạng mục: Khối hành chính, nhà xe 18.837 LÊ PHƯỚC THÀNH 159 Stt Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Dự kiến kế hoạch đến 2020 Ghi chú 5 THCS Trần Phú Phường 4 Các phòng chức năng, nhà xe, hàng rào, 15.515 6 THCS Nguyễn Trãi (g.đoạn 1) Phường 3 hạng mục: 24 phòng 30.375 7 THCS Nguyễn Trãi (g.đoạn 2) Phường 3 hạng mục: Khối hành chính, nhà xe 18.837 8 THCS Cao Thắng (g.đoạn 1) Phường 5 24 phòng 30.375 9 THCS Cao Thắng (g.đoạn 2) Phường 5 hạng mục: Khối hành chính, nhà xe 18.837 Nguồn ODA 5.538.000 1 Dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố vĩnh long TPVL Phần nước thải D400- D1500: chiều dài công 93Km; Thoát nước mưa chiều dài cống 155Km. Công suất 25.000m3 - 50.000m 3 /ngày 1.285.000 ADB 2 Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (Hạ du kè khu vực phường 5, TPVL) Phường 5 Bê tông cốt thép; 1,5Km 119.000 3 Kè chống sạt lở bờ sông Tiền (Thượng du cầu Mỹ Thuận đến giáp Đồng Tháp) Tân Hòa, Bê tông cốt thép; 2,5Km 230.000 4 Dự án chống ngập TP. Vĩnh Long Giai đoạn đến năm 2020: TPVL 2.119.000 5 Dự án nâng cấp đô thị TPVL 4 hợp phần: Giải phóng mặt bằng-tái định cư; hạ tầng trong đô thị; chỉnh trang đô thị; bồi dưỡng kiến thức quản lý đô thị 1.785.000 WB Nguồn trái phiếu chính phủ 115.500 1 Trường Nguyễn Du Phường 1 - TPVL 30 phòng 22.500 2 Trường Mầm Non 2 Phường 2 - TPVL 15 phòng 12.000 3 Trường TH Nguyễn Huệ Phường 2 - TPVL 25 phòng 18.750 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 160 Stt Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Dự kiến kế hoạch đến 2020 Ghi chú 4 Trường Mầm Non 3 Phường 3 - TPVL 6 phòng 4.500 5 Trường THCS Nguyễn Trãi Phường 3 - TPVL 24 phòng 18.000 6 Trường Mầm Non 4 Phường 4 - TPVL 6 phòng 4.500 7 Trường THCS Cao Thắng Phường 5 - TPVL 24 phòng 18.000 8 Trường Mầm Non 8 Phường 8 - TPVL 4 phòng 3.000 Chu Văn An Phường 8 - TPVL 10 phòng 7.500 9 Trường Mầm Non SC Tân Ngãi Xã Tân Ngãi - TPVL 9 phòng 6.750 Nguồn ngân sách địa phương 2.618.500 1 Đường ấp Tân Phú xã tân Hòa Dài 4093 và 4 cầu trên tuyến 52.000 2 Đường giao thông khu du lịch sinh thái (đường số 1& số 3) xã tân Ngãi Dài 1184m, rộng từ 16m - 26m 32.500 3 Cầu giao thông bắc qua sông Cái Da xã tân Hội Dài 56m, rộng 5,3m 30.000 4 Kè sông kênh Cụt Phường 1, Phường 3 860 m; Bê tông cốt thép 89.000 5 Trường tiểu học lê Hồng Phong GĐ2 xã Tân Hoà - Khối hành chính quản trị và khối phòng học. 32.000 6 Cầu Phú Thành xã Tân Hòa Tân Hoà dài 1.544,3m, tải trọng 10 tấn 20.000 7 Thoát nước, vĩa hè đường Phan Đình Phùng phường 8 Dài 800m (2 bên) 5.000 8 Công Viên đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long Phường 4 Diện tích 4,8ha 400.000 9 Đường giao thông khu du lịch sinh thái (giai đoạn 2) xã Trường An Dài 2607m, rộng 21m (6+9+6) 74.000 LÊ PHƯỚC THÀNH 161 Stt Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Dự kiến kế hoạch đến 2020 Ghi chú 10 Đường vào khu hành chính phường 2 Phường 2 Dài 611m, rộng 19m (5+9+5) 38.000 11 Đường vào khu hành chính phường 5 Phường 5 Dài 1624m, rộng 99.000 12 Đường nối từ tuyến tránh QL1A đến đường nối từ đường HL Trường An với đường Tân Quới Đông xã Trường An Dài 409, rộng 24m (6+12+6) 30.000 13 Đường Lô 4 (Nguyễn Văn Lâu - 2 tháng 9 nối dài) Phường 2 Dài 490m, rộng 19m (5+9+5) 100.000 14 Đường Lê Thị Hồng Gấm phường 2 Dài 470m, rộng 19m (5+9+5) 100.000 15 Mở rộng Hương lộ Trường an theo qui hoạch xã Trường An Dài 4000m, rộng từ 13 - 24m 115.000 16 Đường từ HL Trường an đến đường 2/9 nối dài xã Trường An Dài 870m, rộng 15m (4+7+4) 25.000 17 Đường từ 2/9 nối dài đến QL1A xã Tân Ngãi Dài 640m, rộng 36m (7.5+9.5+2+9.5+7.5) 33.000 18 Mở rộng Hương lộ 15 theo qui hoạch xã Tân Ngãi Dài 3200m, rộng 24m (6+12+6) 210.000 19 Đường nối đường số 1 và đường số 3 xã Tân Hòa Dài 660m, rộng 19m (5+9+5) 22.000 20 Mở rộng Hương lộ 18 theo qui hoạch xã Tân Hội Dài 2420m, rộng 18m (5+8+5) 150.000 21 Đường từ phà cũ song song QL80 đến đầu cồn giông xã Tân Hội Dài 2280m, rộng 15m (4+7+4) 47.000 22 Đường từ bến phà cũ đến bến tàu theo qui hoạch xã Tân Hội Dài 1997m, rộng 15m (3+9+3) 42.000 23 Đường từ QL1A (đối diện cầu chùa) đến khu vượt lũ trường An xã Trường An Dài 769m, rộng 15m (4+7+4) 21.000 24 Dự án Nâng cấp mở rộng đường nhựa chợ Mỹ Thuận cũ đến cầu Cái Da lớn Xã Tân Hội đường bê tông nhựa nóng 5m dài 2000m 35.000 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 162 Stt Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Dự kiến kế hoạch đến 2020 Ghi chú 25 Trung tâm văn hóa thể thao TPVL Phường 9 1,62Ha 54.000 26 Sân vận động TPVL Phường 4 Diện tích đất sử dụng: 36.000m 2 100.000 27 Cụm công nghiệp thành phố Vĩnh Long xã Trường An 48Ha 250.000 28 Vĩa hè, cống thoát nước, cây xanh Đường Trần Phú phường 4 Dài 4800 (2 bên) 18.000 29 Vìa hè đường Bạch Đàn giai đoạn 2 Phường 4 Dài 2000m (2 bên) 4.000 30 Đường giao thông liên 4 xã theo qui hoạch Xã Trường an - Tân Ngãi - Tân Hòa - Tân Hội Dài 4575m, rộng 24m (6+12+6)