Mở đầu và mục tiêu: Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng triển khai chụp và can thiệp đặt stent động mạch
vành từ 26/10/2010. Sau 30 tháng hoạt động, chúng tôi cập nhật các thay đổi trong điều trị bệnh động mạch
vành, đặc biệt là việc sử dụng stent trong can thiệp động mạch vành. Đây là một báo cáo nhằm mục tiêu chủ yếu
mô tả về đặt điểm stent được sử dụng trong thực tế tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Đối tượng: 335 bệnh nhân được đặt stent trong 30 tháng (từ 10/2010 đến 3/2013).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Các dữ liệu hồi cứu về số lượng, đặc điểm, loại stent đã
được sử dụng trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả: Sau 30 tháng, chúng tôi đặt 363 stent cho 335 bệnh nhân, trung bình: 12,96 / tháng
(6stents/month/2010 so với 27 stent /tháng/2013). Năm 2013 sử dụng: 93,10% stent phủ thuốc cao hơn năm
2010 (88,89%). Chiều dài trung bình stent được đặt: 28,98 ± 6,75 mm, Stent ngắn nhất là 10 mm; dài nhất là 44
mm. Đường kính trung bình stent được đặt: 2,98 ± 0,50 mm, nhỏ nhất: 2,25 mm, stent lớn nhất: 4,5 mm. Stent
phủ thuốc đặt cho bệnh nhân dài hơn và nhỏ hơn stent thường.
Kết luận: Với dân số khoảng 1,8 triệu, số lượng stent được đặt cho bệnh nhân trong vòng 30 tháng còn
khiêm tốn. Tuy nhiên, con số này đang tăng lên nhanh chóng theo thời gian: Trung bình 6stents/month trong
năm 2010 so với 27stent/month trong năm 2013. Tần suất sử dụng DES cao hơn BMS; DES sử dụng nhỏ hơn
và dài hơn BMS. DES nhỏ nhất được sử dụng là 2,25 mm và dài nhất DES được sử dụng là 44 mm.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng sử dụng stent trong can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ 10/2010 đến 3/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 253
XU HƯỚNG SỬ DỤNG STENT TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH
VÀNH TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG TỪ 10/2010 ĐẾN 3/2013
Lương Văn Thành*
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng triển khai chụp và can thiệp đặt stent động mạch
vành từ 26/10/2010. Sau 30 tháng hoạt động, chúng tôi cập nhật các thay đổi trong điều trị bệnh động mạch
vành, đặc biệt là việc sử dụng stent trong can thiệp động mạch vành. Đây là một báo cáo nhằm mục tiêu chủ yếu
mô tả về đặt điểm stent được sử dụng trong thực tế tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Đối tượng: 335 bệnh nhân được đặt stent trong 30 tháng (từ 10/2010 đến 3/2013).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Các dữ liệu hồi cứu về số lượng, đặc điểm, loại stent đã
được sử dụng trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả: Sau 30 tháng, chúng tôi đặt 363 stent cho 335 bệnh nhân, trung bình: 12,96 / tháng
(6stents/month/2010 so với 27 stent /tháng/2013). Năm 2013 sử dụng: 93,10% stent phủ thuốc cao hơn năm
2010 (88,89%). Chiều dài trung bình stent được đặt: 28,98 ± 6,75 mm, Stent ngắn nhất là 10 mm; dài nhất là 44
mm. Đường kính trung bình stent được đặt: 2,98 ± 0,50 mm, nhỏ nhất: 2,25 mm, stent lớn nhất: 4,5 mm. Stent
phủ thuốc đặt cho bệnh nhân dài hơn và nhỏ hơn stent thường.
Kết luận: Với dân số khoảng 1,8 triệu, số lượng stent được đặt cho bệnh nhân trong vòng 30 tháng còn
khiêm tốn. Tuy nhiên, con số này đang tăng lên nhanh chóng theo thời gian: Trung bình 6stents/month trong
năm 2010 so với 27stent/month trong năm 2013. Tần suất sử dụng DES cao hơn BMS; DES sử dụng nhỏ hơn
và dài hơn BMS. DES nhỏ nhất được sử dụng là 2,25 mm và dài nhất DES được sử dụng là 44 mm.
Từ khóa: Can thiệp mạch vành qua da, sử dụng stent, Hải Phòng.
ABSTRACT
TRENDS USING CORONARY STENT ON IN HAI PHONG HOSPITAL FROM 10/2010 TO 3/2013
Luong Van Thanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 253 ‐ 256
Background and objectives: Hai phong Viet Tiep Hospital had been applied coronary angiography and
angioplasty from 26/10/2010, also updated the change in treatment, particularly the use of stent. Cross‐sectional
study described aimed mainly describes on stent characteristics used in practice in our Hai Phong Hospital.
Patients: 335 patients in 30 months from 10/2010 to 3/2013.
Method: Cross‐sectional study. The data on the number, characteristics, and type of stent is retrospective.
Results: After 30 months, we put 363 stent/335 patients; average: 12.96/month (6stents/month in 2010
compared to 27 stents/month in 2013). in 2013 DES used: 93.10% versus 88.89% in 2010. Average stent length
used: 28.98±6.75 mm, the shortest stent is 10 mm and the longest is 44 mm. Average stent diameter used: 2.98
±.50 mm, the smallest is 2.25 mm and biggest is 4.5 mm. DES used longer and smaller than BMS.
Conclusion: So, with a population about 1.8 million, this volume stent is still poor. Of course, this number
is increasing rapidly: The number of stent increasing significantly: 6stents/month in 2010 versus 27stents/month
in 2013. We had frequently used DES more than BMS; DES used smaller and longer than BMS. Smallest DES
* Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
Tác giả liên lạc: BS.Lương Văn Thành ĐT: 084(0)984572888 Email: luongvthanhcardio@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 254
used is 2.25 mm and longest DES used is 44 mm.
Keywords: Percutaneous Coronary Intervention; Use of stent; Hai Phong.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành (ĐMV) đã và đang là
nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở
các nước đã phát triển cũng như đang phát trên.
Trong điều trị bệnh ĐMV phương pháp Can
thiệp ĐMV qua da đã trở thành một thủ thuật
thường quy và thường có sử dụng stent. Tuy
vậy tỷ lệ biến chứng tắc mạch cấp và tái hẹp sau
thủ thuật còn rất cao. Do vậy có tới 20‐30 % số
bệnh nhân phải can thiệp lại sau 1 năm vì tái
hẹp hoặc phát triển thêm của tốn thương(4,5,1).
Việc ra đời của stent kim loại (stent thường)
từ năm 1984 đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tắc mạch
cấp ngay sau can thiệp và tái hẹp nếu so với
nong mạch bằng bóng đơn thuần. Stent đã
nhanh chóng trở thành một biện pháp điều trị
hữu hiệu trong can thiệp ĐMV với nhiều ưu
điểm nổi bật. Tuy vậy Stent chỉ ngăn ngừa được
hiện tượng tắc cấp ĐMV. Vấn để tái hẹp lại sau
can thiệp đặt stent thường xảy ra trong năm đầu
tiên(1,3,4, 6).
Để khắc phục tái hẹp trong stent ĐMV, một
loạt các biện pháp được đề xuất như dùng thuốc
toàn thân, bơm thuốc tại chỗ, dùng phóng xạ...
Nhưng, hoặc các biện pháp này không mang lại
kết quả hoặc nhiều biến chứng khác.
Việc ra đời của Stent phủ thuốc (Drug‐
Eluting Stents: DES) từ năm 2002 đã như cuộc
cách mạng làm giảm đáng kế tỷ lệ tái hẹp trong
Stent cũng như việc phải tái can thiệp lại ĐMV.
Trên Stent DES người ta phủ lớp polymer có
trộn thuốc chống tái hẹp ngăn ngừa sự phát
triển tăng sinh lớp áo trong vào trong lòng stent
gây tái hẹp. Có hai nhóm thuốc được dùng
chính để phủ lên stent là nhóm limus và
paclitaxel(1,2,3,4,5,6).
Bệnh Viện Việt Tiệp, một trong những trung
tâm ở Việt Nam áp dụng kỹ thuật can thiệp
ĐMV từ 26/10/2010, cũng đã có những thay đổi
cập nhật trong biện pháp điều trị, đặc biệt việc
sử dụng stent ĐMV.
Do vậy, chúng tôi tổng kết tình hình stent
được dùng trong 30 tháng từ 10/2010 – 3/2013 để
nhằm mục tiêu ʺtìm hiểu xu hướng sử dụng
stent tại một trung tâm tuyến tỉnh về tim mạch
can thiệpʺ từ đó có những đánh giá liên quan
đến đặc điểm, kích cỡ loại stent được sử dụng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục tiêu
chủ yếu mô tả về đặc điểm stent được sử dụng
trong thực tế ở Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Các số liệu về số lượng, đặc điểm, loại stent
được hồi cứu.
Chúng tôi xử lý số liệu bằng những thuật
toán thống kê SPSS 13.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Về số lượng và loại stent được sử dụng
Trong thời gian 30 tháng, chúng tôi đặt 363
stent/335 BN. Trung bình mỗi bệnh nhân được
đặt 1,08 chiếc. Và trung bình mỗi tháng dùng
12,96 chiếc. Tuy vậy, số lượng stent có xu hướng
tăng rõ rệt theo thời gian (6 stent /tháng trong
năm 2010 so với 27 stent /tháng trong năm 2013).
Như vậy, với dân số khoảng 1,8 triệu
người thì số lượng bn được can thiệp ĐMV tại
Bệnh viện Việt Tiệp còn chưa cao. Trung bình
mỗi tháng chúng ta can thiệp khoảng 12 bệnh
nhân. Tất nhiên, con số này có xu hướng gia
tăng nhanh.
Ở các nước phát triển, con số can thiệp ĐMV
có xu hướng chững lại và giảm xuống. Vì bệnh
ĐMV đã được kiềm chế đáng kể ở các nước đã
phát triển do nhận thức người dân cũng như các
biện pháp phòng ngừa và chữa trị được cải thiện
đáng kể, đặc biệt là sự ra đời của nhiều loại
thuốc mới như statin. Tuy vậy con số vẫn khổng
lồ. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, những năm 2000 ‐
2005, mỗi năm có khoảng một triệu bệnh nhân
được can thiệp ĐMV với khoảng 1,5 triệu chiếc
stent được sử dụng. Nhưng từ năm 2008 có
khoảng 700.000 bệnh nhân được can thiệp. Nhật
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 255
Bản mỗi năm can thiệp khoảng 120.000 bệnh
nhân. Các nước đang phát triển như Trung
Quốc, năm 2010 có tới 400.000 chiếc stent được
đặt. Các nước trong khu vực, cũng có sự phát
triển nhanh chóng: Thái Lan can thiệp khoảng
20.000 bệnh nhân trong năm 2009; tại Malaysia,
khoảng 10.000 bệnh nhân và Việt Nam 5.000
bệnh nhân được can thiệp năm 2010.
Hiện có hai loại: Stent thường (BMS) và Stent
có phủ thuốc (DES). Bệnh viện Việt Tiệp số
lượng DES được sử dụng có xu hướng gia tăng
nhanh chóng.
Chúng tôi phân tích các đặc điểm loại stent
được dùng từ 10/2010 – 3/2013.
Bảng 1. Số lượng và loại stent được sử dụng hàng
năm.
Năm
Tổng số
363
Stent
Stent phủ thuốc Stent thường
Số
lượng
Phần
trăm
Số
lượng
Phần
trăm
2010 18 16 88,89% 2 11,11%
2011 115 105 91,30% 10 8,70%
2012 172 158 91,86% 14 8,14%
2013 58 54 93,10% 4 6,90%
Như vậy, có tổng số 363 Stent được sử dụng,
DES chiếm 91,74% và BMS chiếm 8,26%. Nếu
tính tỷ lệ % theo các năm, lượng DES được dùng
có xu hướng tăng rõ rệt (88,89% năm 2010 so với
93,10% năm 2013).
Điều này phản ánh chung xu thế của Việt
Nam cũng như thế giới. Các trung tâm can thiệp
trên thế giới có tỷ lệ dùng DES từ 70 – 95%.
Đặc điểm về đường kính Stent sử dụng
Bảng 2. Đường kính Stent được sử dụng.
Loại stent
Đường kính (mm)
Stent phủ
thuốc
Stent
thường P
ĐK trung bình (mm) 2,69 ± 0,4 2,99 ± 0,5 P > 0,05
ĐK nhỏ nhất (mm) 2,25 2,75 P < 0,05
ĐK lớn nhất (mm) 4,0 4,5 P > 0,05
Kết quả nghiên cứu cho thấy đường kính
stent được dùng trong thời gian 30 tháng:
Đường kính trung bình của khá lớn 2,98 ± 0,5.
Trong đó, Stent thường có đường kính lớn hơn
Stent phủ thuốc (2,99 ± 0,5 so với 2,69 ± 0,4), vì
Stent thường không có tẩm thuốc chống tái hẹp
sau đặt Stent động mạch vành, tuy nhiên p>
0,05. So với nghiên cứu của Viện tim mạch Quốc
gia và các tác giả nước ngoài thì đường kính
Stent được sử dụng ở Hải Phòng nhỏ hơn (Ở Mỹ
đường kính trung bình Stent được sử dụng là
3,3 mm, các nước Châu Âu là 3,0 mm.
Điều này cũng nói lên kích thước động mạch
vành của người Việt Nam nhỏ hơn và phù hợp
các chỉ số nhân trắc học.
Đặc điểm về chiều dài stent sử dụng
Bảng 3. Chiều dài Stent được sử dụng.
Loại stent
Chiều dài (mm)
Stent phủ
thuốc
Stent
thường P
Chiều dài trung bình
(mm) 30,62 ± 10,45 22,69 ± 5,65P > 0,05
Chiều dài ngắn nhất
(mm) 10 10 P > 0,05
Chiều dài lớn nhất
(mm) 44 40 P > 0,05
Tổng hợp một số đặc điểm về stent được
sử dụng 10/2010‐3/2013
Bảng 4. Tổng hợp một số đặc điểm về stent được sử
dụng.
Đặc điểm Số liệu
Số stent trung bình cho mỗi bệnh nhân 1,29 (1 - 5)
Số bệnh nhân được can thiệp đặt ít nhất 2
stent gối nhau trên cùng một mạch
52 (15,52%)
Số bệnh nhân được can thiệp đặt ≥ 3
stent
28 (8,66%)
Số bệnh nhân được can thiệp > một
nhánh mạch vành cùng một lần.
45 (13,43 %)
Độ dài stent trung bình 28,98 (10 - 44)
Khẩu kính stent trung bình 2,98 (2,25 - 4,5)
Qua các bảng trên cho thấy, chiều dài
trung bình của stent được lựa chọn đặt cho
bệnh nhân tại Bệnh Viện Việt Tiệp trong 30
tháng (từ 10/2010 – 3/1013) là khá dài 28,98 ±
6,75. So với thực hành trên thế giới độ dài stent
trung bình là 23 mm. Như vậy, có thể nói rằng
tổn thương ĐMV tại Bệnh Viện Việt Tiệp gặp
là khá dài, lan toả và nhỏ. Cũng như vậy, số
lượng stent trung bình cho một bệnh nhân
cũng có xu hướng gia tăng. Trong gần 3 tháng
đầu năm 2013, có 45 bệnh nhân được can thiệp
ĐMV và đặt 58 stent, như vậy trung bình có
1,29 stent được đặt cho một bệnh nhân (Trung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 256
bình trong 28 tháng từ 10/2010 đến 3/2013 là:
1,08 stent/bệnh nhân), số Stent được đặt nhiều
nhất trên 1 bệnh nhân là 5 Stent, tỷ lệ bệnh
nhân đặt nhiều hơn 3 Stent là 8,66%.
KẾT LUẬN
Qua tổng kết trên, chúng tôi có một số nhận
xét sau:
Số lượng stent được dùng tăng lên rõ rệt
theo các năm tại Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng
(6 stent / tháng năm 2010 so với 27 stent / tháng
năm 2013).
Tỷ lệ dùng stent có phủ thuốc cũng tăng
nhanh chóng theo các năm, với tỷ lệ hiện tại là
93,10% so với 88,89% năm 2010.
Stent được dùng có độ dài trung bình là
khá dài 28,98 ± 6,75mm, ngắn nhất là 10 mm,
dài nhất là 44 mm và đường kính khá nhỏ 2,98
± 0,5mm.
Stent phủ thuốc được dùng thường dài
hơn và nhỏ hơn so với stent không phủ thuốc
(Dài: 30,62 ± 10,45 >< 22.69 ± 5,65, ĐK: 2,69 ±
0,4 > < 2,99 ± 0,5).
KIẾN NGHỊ
Người Việt nam có kích thước động mạch
vành nhỏ hơn kích thước động mạch của người
các nước châu Âu, châu Mỹ. Do vậy, đường
kính stent được đặt vào động mạch vành cho
người Việt nam cũng nhỏ hơn. Tuy nhiên khi
đặt stent kích thước càng nhỏ thì tỷ lệ bị tái hẹp
càng cao. Do vậy, nếu tổn thương động mạch
vành thủ phạm nhỏ và dài thì nên nên chọn
stent phủ thuốc chống tái hẹp.
Khi đặt Stent phủ thuốc chống tái hẹp, bệnh
nhân phải chi trả số tiền nhiều hơn đặt stent
thường và dùng thuốc chống đông máu
Clopidogrel (Plavix) kéo dài do vậy sẽ tốn kém
kinh tế, tăng nghi cơ huyết khối trong stent. Do
vậy, cần khuyến khích bệnh nhân tham gia bảo
hiểm y tế và khám định kỳ hàng tháng tại
phòng khám can thiệp động mạch vành để giảm
kinh phí điều trị, phát hiện sớm và xử trí kịp
thời các biến cố tim mạch sau đặt stent động
mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Costa MA, Simon DI, (2005). “Molecular basis of restenosis
and drug ‐ eluting stents”. Circulation; 111: 2257.
2. Cutlip DE, Chauhan MS, Baim DS et al. (2002). “Clinical
restenosis after coronary stenting: perspectives from
multicenter clinical trials”. J Am coll Cardilo; 40: 2082
3. Moses JM, Leon MB, Popma JJ et al. (2003). “Sirolimus ‐ eluting
stents versus standard stent in patients with stenosis in a
native coronary artery”. N Engl J Med; 349: 1315.
4. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Thận, (2010). “Xu hướng sử
dụng Stent trong can thiệp động mạch vành tại Viện Tim
Mạch Việt Nam từ năm 2000 đến 2010”. Tạp chí Tim Mạch
Học Việt Nam – số 56; Trang 37‐44.
5. Stettler C, Wandel S, Allemann S et al (2007). “Outcomes
associated with drug ‐ eluting and bare ‐ metal stents: a
collaborative network meta – analysis”. Lancet; 370:937.
6. Stone GW, Ellis SG, Cox DA, et al, (2004). “A polymer ‐ based,
paclitaxel ‐ eluting stent in patients with coronary artery
disease”. N. Engl J Med;350: 221.
Ngày nhận bài báo 01‐7‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17‐7‐2013
Ngày bài báo được đăng: 01‐8‐2013