Bài báo này xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận gồm: Thái độ, giáo dục kinh doanh, cảm
nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh, ý kiến người
xung quanh và nguồn vốn. Kết quả khảo sát 200 sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận đã kiểm định được giả thuyết 5 yếu tố trên có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh. Từ
đó, bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm khởi dậy và hình thành ý định khởi sự kinh doanh
trong sinh viên.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN
Bảo Trung1 và Phan Thị Lệ Thu2
TÓM TẮT
Bài báo này xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận gồm: Thái độ, giáo dục kinh doanh, cảm
nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh, ý kiến người
xung quanh và nguồn vốn. Kết quả khảo sát 200 sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận đã kiểm định được giả thuyết 5 yếu tố trên có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh. Từ
đó, bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm khởi dậy và hình thành ý định khởi sự kinh doanh
trong sinh viên.
Từ khóa: Ý định khởi sự kinh doanh, Sinh viên.
INTENTION TO START A STUDENT BUSINESS VOCATIONAL
COLLEGE OF NINH THUAN
ABSTRACT
This paper has been determined and measured the 5 factors affecting to the entrepreneurial
intention of the student of the Vocational College Ninh Thuận consist of attitude, business education,
desirability (perceptions of the personal appeal of starting a business), feasibility (degree to which
one feels capable of doing so), reference groups and entrepreneurial capital. Data collected from
200 final year students in the Vocational College Ninh Thuan. Hypothesis testing is conducted as
result of 5 above-mentioned factors affecting to entrepreneurial intention. The paper has suggested
05 implications for fosterring and setting up entrepreneurial intention of the student.
Keywords: Entrepreneurial intention, Student
1. GIỚI THIỆU
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Organization (ILO)), trong
số 200 triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới, có tới 73,3 triệu là thanh niên. Trong báo cáo “Xu
hướng việc làm của thanh niên toàn cầu năm 2015”, ILO cũng cảnh báo về một thế hệ trẻ bị tổn
thương do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thanh niên không được đào tạo, không tìm được các việc làm
phù hợp, có chất lượng và thực trạng việc làm bấp bênh tại các quốc gia phát triển, cũng như sự gia
tăng số lao động nghèo tại các nước đang phát triển. Báo cáo cũng cho biết, mặc dù số lao động trẻ
trên thế giới không có việc làm trong thời gian qua đã giảm nhẹ so với giai đoạn trước khi xảy ra
cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, song các nhà kinh tế cảnh báo, những khó khăn từ
nhiều lĩnh vực vẫn tác động đến thị trường việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều khu vực sẽ còn
ở mức cao kỷ lục, thậm chí tiếp tục gia tăng.
Tại Việt Nam, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày
1/7/2016, dân số nước ta ước đạt 91,7 triệu người và theo Bản tin khảo sát thị trường lao động quý
4/2016 do Bộ Lao Động, Thương Binh & Xã Hội công bố, cả nước có 1,11 triệu người trong độ
1 Tiến sĩ, Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng – Trường Đại học Tài chính – Marketing
2 Giảng viên, Trường cao đẳng Ninh Thuận
21
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
tuổi lao động thất nghiệp, tăng 58.400 người so với quý 4/2015. Trong số những người thất nghiệp,
có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ đại học
trở lên (218.800 người), tiếp theo là nhóm cao đẳng (124.800 người) và trung cấp (70.200 người).
Tình trạng thất nghiệp trên đang là nỗi nhức nhối của gia đình và xã hội, phản ánh tâm trạng
chung lo sợ thất nghiệp trong tương lai của sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề trên toàn quốc nói chung và tại Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận nói riêng. Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn
thể, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh viên phát triển các
kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi sự kinh doanh (KSKD), điều này tạo
động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai cho bản thân. Hiện nay, số lượng
sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự thân lập nghiệp” vẫn còn ít.
Vậy tại sao sinh viên không chủ động tạo cho mình ý định KSKD để từ đó tự tạo cho mình một
công việc ổn định phát huy kỹ năng và kiến thức mà đã được học ở trường sau khi tốt nghiệp? Tại
sao các bạn sinh viên phải bị động chịu thất nghiệp trong khi các bạn sinh viên hoàn toàn có quyền
cho việc thực hiện ý định KSKD của mình?
Để thúc đẩy tinh thần KSKD và “tư duy làm chủ” của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận mạnh dạn khởi sự kinh doanh sau khi tốt nghiệp đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm
giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho sinh viên học nghề sau khi ra trường và cũng góp phần giảm
áp lực thất nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều gì ảnh hưởng đến ý định KSKD của
sinh viên? Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định
KSKD của sinh viên và đề xuất hàm ý quản trị nhằm khơi dậy và hình thành ý định KSKD trong
sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận.
2. KHÁI NIỆM KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
Khởi sự kinh doanh là việc tận dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng
các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường ràng buộc bởi nguồn lực có hạn
(Austin, 2006; Mitch, 2002); khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh là quá trình thực
hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó (Nguyễn Ngọc
Huyền, 2016). Vậy khởi sự kinh doanh là quá trình tạo dựng một công việc kinh doanh mới của cá
nhân (hoặc cá nhân kết hợp cùng với người khác).
Ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình
thức hoạt động kinh doanh (Bird, 1988); ý định khởi sự kinh doanh là cam kết khởi sự bằng việc
tạo lập doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Vậy, ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái mà một cá
nhân hướng đến tạo dựng một công việc kinh doanh mới; họ chưa kinh doanh nhưng có niềm tin là
tạo ra kinh doanh sẽ thành công.
3. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh bao gồm: kinh nghiệm, giáo dục, thái độ,
chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, tuổi tác (Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015); hoặc hỗ
trợ từ giáo dục, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hỗ trợ từ môi trường như tín dụng, can thiệp chính sách
chính phủ,(Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye, 2015); hoặc giáo dục
kinh doanh, ý kiến người xung quanh, hỗ trợ từ môi trường như vay vốn, chính sách chính phủ,,
động cơ thúc đẩy kinh doanh, tính sáng tạo (Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor
Asiah Omar, 2016). Xuất phát từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này kế thừa và xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận (1) Thái độ, (2) Giáo dục kinh doanh, (3) Cảm nhận sự khát khao KSKD, (4) Cảm nhận tính
khả thi KSKD, (5) Ý kiến người xung quanh, (6) Nguồn vốn.
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi nào đó. Thái
độ đối với hành vi kinh doanh thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của
một cá nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen, 1991). Ajzen, 1991 cho rằng, hành vi con người
bị tác động bởi niềm tin đối với hành vi; niềm tin này bao gồm thái độ tích cực hay tiêu cực đối với
hành vi. Hành động khởi sự kinh doanh sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ,
ý định về hành động đó. Trong nghiên cứu này, thái độ đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng
hộ hay phản đối của một người có ý định KSKD đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới. Thái
độ cũng góp phần quan trọng cho hiệu quả công việc trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực
kinh doanh nói riêng.
H1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên.
Giáo dục kinh doanh (giáo dục tinh thần kinh doanh) liên quan đến chương trình, các bài giảng
ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo
đuổi sự nghiệp kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi, Selvarajah và Meyer, 2011).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Linan, 2004; Fayolle và Gailly, 2004; Ooi và cộng sự, 2011) đã kiểm
chứng giáo dục kinh doanh và ý định kinh doanh có mối liên kết tích cực với nhau; Theo nghiên cứu
điều tra mối quan hệ giữa giáo dục doanh nhân và ý định KSKD của sinh viên năm cuối tại các trường
đại học Ogun State ở Nigeria, những phát hiện cho thấy giáo dục doanh nhân có ảnh hưởng đáng kể
đến ý định kinh doanh của sinh viên. Giáo dục có ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên.
H2: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.
Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh
(Krueger, 1993). Khi có sự thôi thúc, đam mê bắt buộc phải thực hiện thì việc nảy sinh ý định và
thực hiện ý định dễ dàng và nhanh chóng. Sự khát khao chính là động lực thúc đầy chủ thể kinh
doanh tiếp tục phát triển và hoàn thiện ý định của mình theo khả năng và điều kiện kinh tế hiện tại.
Sự đam mê kinh doanh có tác động đến ý định KSDN của sinh viên.
H3: Cảm nhận sự khát khao KSKD có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh
doanh (Krueger,1993). Trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực KSKD nói riêng, khi cá nhân có
ý định làm bất cứ việc gì đó mà không tự tin về tính khả thi của nó thì ý định kia sẽ khó thực hiện
được, chẳng hạn ý định KSKD của cá nhân sẽ bị giảm sút khi thiếu tính khả thi của nó. Tính khả
thi mang lại sự hi vọng cho ý tưởng, lòng quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực. Sự hợp lý của
cách thức, mô hình kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác động đến mức
độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân (Linan và cộng sự, 2005).
H4: Cảm nhận tính khả thi KSKD có ảnh hưởng cùng chiều với ý định KSKD của sinh viên.
Theo Krueger và Brazeal (1994), ý kiến người xung quanh là thể hiện sự phản đối hay ủng hộ
của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân, đó là người thân, bạn bè và những người mà
cá nhân đánh giá là quan trọng. Hai tác giả cho rằng ý kiến người xung quanh thể hiện quan niệm của
một cá nhân về việc những người quan trọng đối với cá nhân đó suy nghĩ thế nào về việc họ KSKD.
Theo quan điểm của Begley và Tan (2001), Linan và Chen (2006) ý kiến của người thân đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở các nền văn hóa tập thể. Việt Nam là đất nước có truyền thống
văn hóa gia đình, nên tính độc lập của từng cá nhân, nhất là cá nhân vẫn còn đang đi học, chưa đi
làm, sống vẫn còn phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ thì ý kiến của cha mẹ, anh chị em trong gia
đình hay bạn bè xung quanh rất quan trọng đối với họ khi họ có ý định muốn làm một việc gì đó.
Chẳng hạn, cá nhân đó muốn thực hiện ý định KSKD, ý định này sẽ là một bước ngoặt lớn trong
cuộc đời của mỗi cá nhân và sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý kiến người xung quanh.
23
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
H5: Ý kiến người xung quanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Hầu hết những doanh nhân trẻ đều sử dụng
tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu KSKD, đây là nguồn tài chính quan trọng
nhất. Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định KSKD (Amou & Alex, 2014). Với cá nhân còn
đang đi học, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn từ cha mẹ chu cấp thì nguồn vốn để thực hiện ý định
KSKD chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn.
H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Qua đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Thang đo
Để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị nội dung của thang đo các khái niệm nghiên cứu, các biến
quan sát phải tổng quát hóa các khái niệm. Thang đo “ý định KSKD của sinh viên” dựa vào thang
đo của Linan và cộng sự, 2005; Sagiri, 2009. Thang đo yếu tố “thái độ” dựa vào thang đo của
Amran Md Raslietal, 2013; Davidson P., 1995. Thang đo yếu tố “giáo dục kinh doanh” dựa vào
thang đo của Wang & Wong, 2004; Ibrahim & Soufani, 2002; Galloway & Brown, 2002; Garavan
& O’Cinneide, 1994; Lian, 2010. Thang đo yếu tố “Cảm nhận sự khát khao KSKD” thì tác giả dựa
vào thang đo của Wenjun Wang, Wei Lu, John Kent Millington, 2011. Thang đo yếu tố “ Cảm nhận
tính khả thi KSKD” thì tác giả dựa vào thang đo của Gaddam, 2008. Thang đo yếu tố “ Ý kiến
người xung quanh” thì tác giả dựa vào thang đo của Begley và Tan, 2001. Thang đo yếu tố “ Nguồn
vốn” thì tác giả dựa vào thang đo của Perera K.H. và cộng sự, 2011; Fatoki và cộng sự, 2010. Trên
cơ sở kế thừa các thang đo trên, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận
nhóm với 10 sinh viên hình thành nên thang đo chính thức (xem Phụ lục).
4.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát sinh viên năm cuối đang học tại Trường Cao đẳng nghề
Ninh Thuận. Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp từ các lớp sinh viên theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện đến khi thu đủ 200 phiếu hợp lệ. Trong 200 người phỏng vấn có 141 người là nữ, với tỷ
lệ là 70,5% còn lại có 59 là nam chiếm 29,5%. Về công việc làm thêm, trong tổng số 200 người
phỏng vấn hợp lệ, công việc làm thêm tự kinh doanh với 15 người chiếm 7,5%, làm việc ngoài giờ
tại các đơn vị kinh doanh khác là 69 người với 34,5%, công việc không liên quan đến kinh doanh
là 18 người chiếm 9,0%, công việc khác là 98 người chiếm 49,0%.
Từ dữ liệu thu thập, nghiên cứu này thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp Principal Component
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Analysis phép xoay Varimax; kiểm định giả thuyết bằng mô hình hồi quy bội. Nghiên cứu này xử
lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố thái độ đối với hành vi kinh doanh là 0,857; giáo
dục kinh doanh là 0,804; cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh là 0,770; cảm nhận tính khả
thi khởi sự kinh doanh là 0,842; ý kiến người xung quanh cảm nhận là 0,772; nguồn vốn là 0,760;
ý định khởi sự kinh doanh là 0,742. Tất cả hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu.
5.2. Phân tích nhân tố thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi sự kinh doanh
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định KSKD gồm 06 yếu tố với 23 biến quan sát đạt độ tin cậy
Cronbach’s Alpha được phân tích ở trên được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Việc phân tích
nhân tố đã được thực hiện đến lần thứ ba để đạt yêu cầu.
Kết quả của phân tích có hệ số KMO = 0,840>0,5, đạt yêu cầu và kiểm định Barlett’s có sig =
0,000 cho thấy các biến quan sát này có độ kết dính với nhau và phù hợp cho việc phân tích nhân tố
khám phá. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal Component
và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 21 biến quan sát với tổng phương
sai trích là 69,432% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Thực hiện phép xoay Varimax bằng phần mềm SPSS,
ta có ma trận xoay nhân tố. Hệ số tải nhân tố các biến đều lớn hơn 0,5, khoảng cách của hệ số tải nhân
tố của biến giữa các thành phần lớn hơn 0,3, đạt yêu cầu.
Bảng 5.1: Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng ý định KSKD
Thành
phần
Thái độ đối
với hành vi
kinh doanh
Cảm nhận
tính khả thi
KSKD
Cảm nhận
sự khát khao
KSKD
Giáo dục kinh
doanh
Nguồn vốn Ý kiến người
xung quanh
TD1 0,833
TD4 0,808
TD3 0,764
TD5 0,710
KT2 0,822
KT1 0,786
KT4 0,760
KT3 0,751
KK4 0,866
KK2 0,744
KK1 0,709
KK3 0,639
GD4 0,859
GD1 0,727
GD3 0,722
NV1 0,784
NV3 0,779
NV2 0,761
YK3 0,816
YK1 0,781
YK2 0,652
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS
25
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
5.3. Phân tích nhân tố thang đo ý định KSKD
Kết quả của phân tích có hệ số KMO = 0,607 >0,5 đạt yêu cầu và kiểm định Barlett’s có sig
= 0,000 cho thấy các biến quan sát này có độ kết dính với nhau và phù hợp cho việc phân tích
nhân tố khám phá. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal
Component và phép xoay Varimax phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 04 biến quan sát với
tổng phương sai trích là 58,048% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
5.4. Kiểm định giả thuyết bằng mô hình hồi quy bội
Kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy bội cho giá trị R2 hiệu chỉnh 0,609 tức giải
thích được 60,9% giá trị. Các hệ số β chuẩn hóa lần lượt là β (Thái độ)=0,200 (sig =0,000); β
(cảm nhận tính khả thi khởi nghiệp)=0,162 (sig=0,002); β (cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh
doanh)=0,348 (sig=0,000); β (giáo dục kinh doanh)=0,170 (sig=0,002); β (nguồn vốn)=0,084
(sig=0,012); β (ý kiến người xung quanh)=0,132 (sig=0,017). Dò tìm các vi phạm giả thuyết đều
đạt yêu cầu và các hệ số VIF<2 không có hiện tượng đa cộng tuyến. Vậy các giả thuyết nghiên
cứu đều được chấp nhận.
6. THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ
Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy sáu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận. Yếu tố “Cảm nhận sự khát khao KSKD” và
“Cảm nhận tính khả thi KSKD” có tác động cùng chiều tới ý định KSKD của sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Ninh Thuận. Đối với các nghiên cứu nước ngoài thì điểm này cũng được khẳng định
trong các nghiên cứu của Shapero và Sokol (1982); Krueger và Brazeal (1994. Điểm chung nhất có
thể thấy được từ các nghiên cứu trước đây vừa nêu giống với đề tài nghiên cứu của tác giả về yếu
tố này đó là khi bất cứ cá nhân nào có sự thôi thúc mạnh mẽ, sự khát khao KSKD thì sẽ có ý định
KSKD cao hơn cá nhân khác khi họ không có sự khát khao KSKD của sinh viên.
Đối với yếu tố “Thái độ” đối với hành vi kinh doanh của sinh viên thì cũng được khẳng định
trong nghiên cứu của Ajzen, 1991; Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015; Trong các nghiên cứu
khác trên thế giới của nhóm tác giả Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye,
2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor Asiah Omar, 2016 thì yếu
tố “Thái độ” đối với hành vi kinh doanh lại không được đề cập đến trong các yếu tố tác động đến ý
định KSKD của sinh viên. Điểm chung có thể thấy được về yếu tố “Thái độ” đối với hành vi kinh
doanh của sinh viên đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của sinh viên có
ý định KSKD đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới.
Đối với yếu tố “Giáo dục kinh doanh” và “Ý kiến người xung quanh” có tác động cùng chiều
đến ý định KSKD của sinh viên. Điều này cũng có tương đồng với quan điểm trong các nghiên
cứu nước ngoài của nhóm tác giả Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015; Richard Denanyoh,
Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye, 2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath
Aroosha, Nor Asiah Omar, 2016. Điểm chung có thể thấy được về yếu tố này đó là khi sinh viên
được giáo dục kinh doanh (giáo dục tinh thần kinh doanh) liên quan đến chương trình, các bài giảng
ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo
đuổi sự nghiệp kinh doanh thì cũng góp phần giúp sinh viên dễ thực hiện ý định KSKD của mình.
Ngoài ra, nếu sinh viên được những người xung quanh ủng hộ việc KSKD thì ý định KSKD của
sinh viên cũng tăng lên nhiều hơn.
Yếu tố “Nguồn vốn” tác động cùng chiều và yếu nhất đến ý định KSKD của sinh viên. Điều
này cũng có trùng hợp với quan điểm của nhóm tác giả Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel
Effah Nyemekye, 2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor Asiah
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Omar, 2016. Điểm giống này điều thể hiện khi sinh viên được hỗ trợ vay vốn thuận lợi thì cũng góp
phần nâng cao ý định KSKD của sinh viên.
7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN T