Đề tài Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Cuộc vận động sáng tác, sưu tầm câu đối đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến nay đã kết thúc, thành quả của nó thật là to lớn. Nó đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ các bậc túc nho, các chuyên gia hán nôm, đến những bạn trẻ quan tâm đến di sản văn hoá ông cha Những câu đối, đại tự được đặt ra trong cuộc vận động này tập trung vào tôn vinh các vị hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Hàng trăm câu đối, đại tự đã được gửi đến Ban tổ chức, không khí thật là náo nhiệt, cơ hồ làm ta thấy lại một màu sắc Hán Nôm mà lâu nay có lẽ đã bị quên lãng. Hoà chung vào không khí đó, tôi – một sinh viên Hán Nôm muốn được góp một phần trí lực của mình cho cuộc vận động đầy tính nhân văn này, nhưng hiềm nỗi tài hèn sức mọn, chẳng thể nào sáng tác, sưu tầm ra được câu đối, đại tự để thi thố với các bậc cha anh. Trong lúc đang hổ thẹn tôi đã may mắn gặp được thầy giáo tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh – một bậc túc nho đương thời, thầy đã khuyến khích và giúp tôi tìm ra ý tưởng làm một bài khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự trong cuộc vận động. Có thể ai đó sẽ cho rằng đề tài này gần với chuyên nghành Báo chí hơn là Hán Nôm, nhưng tôi tự nghĩ mình học vấn thiển cận, kiến thức Hán Nôm đã học chỉ như giọt nước giữa đại dương, việc lớn chưa đủ sức thì ta làm việc nhỏ, âu cũng bày tỏ được cái tâm yêu quý Hán Nôm vậy. Nghĩ thế tôi đã quyết bắt tay vào thực hiện đề tài, trong quá trình thực hiện tôi đã được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh, và các thầy cô giáo khác trong bộ môn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy các cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài, xin gửi đến thầy tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh lời cám ơn trân trọng và sâu sắc nhất.

doc53 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Đại học khoa học xã hội và nhân văn -----(((----- Khoa Văn học Nghành Hán Nôm Niên luận Đề Tài : Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI : PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh SINH VIÊN THỰC HIỆN : Trần Mạnh Quang Lớp Hán Nôm k48 Hà Nội, 12/2005 ĐỀ TỪ Cuộc vận động sáng tác, sưu tầm câu đối đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến nay đã kết thúc, thành quả của nó thật là to lớn. Nó đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ các bậc túc nho, các chuyên gia hán nôm, đến những bạn trẻ quan tâm đến di sản văn hoá ông cha… Những câu đối, đại tự được đặt ra trong cuộc vận động này tập trung vào tôn vinh các vị hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư Nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Hàng trăm câu đối, đại tự đã được gửi đến Ban tổ chức, không khí thật là náo nhiệt, cơ hồ làm ta thấy lại một màu sắc Hán Nôm mà lâu nay có lẽ đã bị quên lãng. Hoà chung vào không khí đó, tôi – một sinh viên Hán Nôm muốn được góp một phần trí lực của mình cho cuộc vận động đầy tính nhân văn này, nhưng hiềm nỗi tài hèn sức mọn, chẳng thể nào sáng tác, sưu tầm ra được câu đối, đại tự để thi thố với các bậc cha anh. Trong lúc đang hổ thẹn tôi đã may mắn gặp được thầy giáo tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh – một bậc túc nho đương thời, thầy đã khuyến khích và giúp tôi tìm ra ý tưởng làm một bài khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự trong cuộc vận động. Có thể ai đó sẽ cho rằng đề tài này gần với chuyên nghành Báo chí hơn là Hán Nôm, nhưng tôi tự nghĩ mình học vấn thiển cận, kiến thức Hán Nôm đã học chỉ như giọt nước giữa đại dương, việc lớn chưa đủ sức thì ta làm việc nhỏ, âu cũng bày tỏ được cái tâm yêu quý Hán Nôm vậy. Nghĩ thế tôi đã quyết bắt tay vào thực hiện đề tài, trong quá trình thực hiện tôi đã được sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh, và các thầy cô giáo khác trong bộ môn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy các cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài, xin gửi đến thầy tôi – PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh lời cám ơn trân trọng và sâu sắc nhất. Sinh viên Trần Mạnh Quang A. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ làm một số nhiệm vụ như : khái quát qua một số nét chính về khu di tích Văn miếu – Quốc Tử Giám, về các vị Hoàng đế Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An … Trong đó nội dung chính là đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm những câu đối, đại tự tham gia trong cuộc vận động. B. PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Phương pháp đối chiếu so sánh Phương pháp kết nối theo nội hàm Phương pháp sử luận C. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình sáng tác câu đối, đại tự trong cuộc vận động này nói riêng và tình hình sáng tác câu đối, đại tự trong thời điểm hiện nay cả về chất lượng cũng như về số lượng. D. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Do trong phạm vi của một bài niên luận nên đề tài chưa thể khảo sát các vấn đề được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Quy mô còn nhỏ, chỉ thể hiện được một phần tầm vóc cũng như giá trị thực tiễn của nó. PHẦN MỘT GIỚI THIỆU CHUNG 1. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM Cụm từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám có lẽ đã quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, nghĩ là thế nhưng quen mà chưa thực sự hiểu cũng nên. Tôi có hỏi một số người về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, có người thì cho đó là một ngôi miếu lớn (!), có người thì bảo đó là trường dạy học thời xưa, chỉ có một số ít người nắm được rõ lịch sử cũng như chức năng đầy đủ của nó. Như vậy thì kỳ thực còn nhiều người trong chúng ta còn hiểu một cách lơ mơ về di tích văn hoá này lắm. Để tiện cho việc phân tích sau này tôi xin điểm qua một vài nét chính về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nước ta sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã thoát khỏi ách nô lệ sau gần 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu quá trình đi lên của một quốc gia độc lập. Trải qua các triều đại Ngô - Đinh – Tiền Lê đã hình thành nên một thể chế nhà nước tương đối hoàn chỉnh, Nam triều đã sánh với Bắc triều (Trung Quốc). Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi, khai cơ cho triều đại nhà Lý. Cũng trong năm đó Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, lập nên kinh đô Thăng Long - đế đô của muôn đời. Để xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và hưng thịnh cần phải có một hệ thống triết học làm nền tảng, một thể chế tổ chức xã hội vững mạnh và một nền giáo dục tiên tiến để đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhận thức được điều đó nhà Lý đã bắt đầu quan tâm tới học thuyết Nho giáo, nhiều kinh sách Nho học được du nhập và giảng dạy, tầng lớp Nho sĩ dần được coi trọng. Mốc son đánh dấu cho sự chiếm lĩnh Nho thuật là việc năm 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ : “ Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu, tháng tám, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đó ”. Như vậy ngay từ ngày đầu thành lập Văn Miếu Thăng Long ngoài chức năng của một nơi thờ cúng các vị Tổ đạo Nho giáo còn có thêm chức năng của một nhà Quốc học - đây là điểm riêng biệt chỉ Văn Miếu ta mới có. Năm 1075 mở ra khoa thi Minh kinh bác học, đánh dấu cho sự hình thành của khoa cử Việt Nam - đây thường được cho là khoa thi đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nhưng PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh đã chứng minh một cách thuyết phục là chính khoa thi Bác sĩ khoa mới là khoa thi đầu tiên, dù rằng so với Minh kinh bác học thì quy mô của nó nhỏ hơn, khoa thi này đến nay tuy chưa xác định rõ được thời gian cụ thể nhưng chắc chắn nó đã được tổ chức vào thời Lý và trước Minh kinh bác học. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lại cho lập Quốc Tử Giám, lấy làm nơi dạy học cho các Hoàng tử, Công hầu và con em quan lại. Về sau nơi đây còn đón nhận cả một số con nhà thường dân tuấn tú. Từ đó Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã phát triển không ngừng, trở thành trường Đại học đầu tiên của nước nhà, chức năng giáo dục của nó đã trở nên rõ rệt, đóng vai trò là trung tâm văn hoá giáo dục hàng đầu, cao cấp nhất của đất nước trong hơn 700 năm lịch sử. Tên gọi của nó tuy có thay đổi qua từng triều đại như vào đời Trần nó được cải thành Quốc học viện, đời Lê được trùng tu lại dưới tên Thái học viện, ngày nay thì được gọi là di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhưng thời nào cũng thế nó luôn thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc, mãi mãi là cái tinh của quốc hồn Việt Nam. 2. VUA LÝ THÁNH TÔNG Vua Lý Thánh Tông sinh năm 1023 mất năm 1072, ở ngôi được 17 năm (1054-1072), là con trưởng của vua Lý Thái Tổ, tên huý là Nhật Tôn. Ngài là một vị vua sáng, có tinh thần tự lập, tự cường, có hoài bão lớn. Ngài đã đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt – Quốc hiệu sau đó đã gắn với bao chiến tích anh hùng của dân tộc. Lê Thánh Tông cũng là một vị vua nhân từ, có lòng thương yêu dân chúng. Tương truyền, có một lần trời rất rét ngài nói với quan hầu cận rằng : “ Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế này còn rét, nghĩ những tù phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, vả lại có người còn xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm”. Rồi ngài truyền lấy chăn chiếu cho tù nhân nằm, lệnh bếp tù cho tù nhân ăn một ngày hai bữa. Lần khác khi đang ngự án ở điện Thiên Khánh, ngài trỏ vào công chúa Động Thiên và nói :”Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ còn ngu dại, làm càn mà phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ nay về sau tội gì cũng giảm bớt nhẹ đi”. Ngoài việc thi hành nền chính trị thân dân, Lê Thánh Tông còn là một vị vua quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, chính ngài đã có công khai sáng cho nền giáo dục Nho học Việt Nam khi vào năm 1070 đã cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Bên cạnh đó vua Lê Thánh Tông còn có võ nghiệp hiển hách, Nam bình Chiêm, Bắc phạt Tống, uy vũ trùm thiên hạ. Thật là một bậc vua anh minh thần võ của đất nước. Hiện nay sau khi xây dựng xong khu Thái Học, ngài đã được đưa lên thờ tự ở tầng hai - nhà Hậu đường cùng với các vị vua Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông. 3. VUA LÝ NHÂN TÔNG Vua Lý Nhân Tông sinh năm 1066 mất năm 1127, ở ngôi được 56 năm (1072-1127), là con trưởng của vua Lý Thánh Tông, tên huý là Càn Đức. Ngài là một vị vua anh minh, đã đặt ra nhiều chính sách chấn hưng đất nước, định quan chế, mở khoa thi, đắp đê chống lụt. Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh thì kỳ thi Bác sỹ khoa là nhằm để chọn thầy dạy cho ngài ở Văn Miếu lúc ngài còn ở ngôi Hoàng thái tử. Như vậy có thể coi Lý Nhân Tông là người đầu tiên vào học ở Văn Miếu. Lý Nhân Tông là vị vua đầu tiên ban hành lệ dân chủ với chiếu cầu lời nói thẳng vào tháng tư năm Bính Thìn-1076, định ra quan chế văn võ phân làm chín phẩm từ trung ương xuống địa phương. Ngài cũng là vị vua đầu tiên khởi xướng việc đắp đê phòng lũ, tương truyền ngài đã huy động dân chúng đắp đê ở phường Cơ Xá(?) mà nay là một đoạn đê sông Hồng ở gần cầu Long Biên. Nhưng có lẽ công lao lớn nhất của Lý Nhân Tông là đã mở đầu cho việc thi cử và nền giáo dục cao cấp của nước nhà. Tháng hai năm Ất Mão-1075 Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường, tháng hai năm Đinh Tỵ-1077 tổ chức:” thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật”, đến tháng tám năm Bính Dần-1086 lại mở khoa thi chọn người có tài văn học trong nước để sung vào Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích đã đỗ đầu trong khoa thi này. Đặc biệt năm Bính Thìn-1076 Lý Nhân Tông đã cho lập Quốc Tử Giám ở kế sau Văn Miếu với mục đích làm nơi dạy học cho các Hoàng tử, Công hầu, con em quan lại và sau cho phép cả con nhà thường dân tuấn tú vào học. Đúng như Phan Huy Chú đã đánh giá Lý Nhân Tông là vị vua : “học thức cao minh, hiểu sâu đạo lý” xứng đáng là bậc đế vương tài giỏi trong lịch sử nước nhà. 4. VUA LÊ THÁNH TÔNG Vua Lê Thánh Tông sinh năm 1442 mất năm 1497, ở ngôi được 38 năm (1460-1497), là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, tên huý là Hạo, tự là Tư Thành, đạo hiệu Thiên nam động chủ. Ngài là vị vua anh tài quyết đoán, văn vũ kiêm toàn vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Trong 38 năm tại vị, Lê Thánh Tông đã sửa sang được nhiều việc chính trị, phát triển giáo dục, mở mang bờ cõi khiến cho đất nước đựơc văn minh thêm ra, thanh thế lẫy lừng một phương. Năm 1460, sau khi lên nắm quyền, Lê Thánh Tông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong triều, kiện toàn bộ máy nhà nước tập quyền từ trung ương tới tận địa phương. Ngài bỏ chế định chia nước ra làm 5 đạo có từ thời vua Thái Tổ (Lê Lợi), phân lại thành 12 đạo. Ban bố các chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, chiếu định quan chế... nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở điền địa, khai khẩn đất hoang tăng thêm tiềm lực kinh tế cho đất nước. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của ngài về phương diện chính trị là ngài đã ban hành ra bộ luật Hồng Đức, là bộ luật được đánh giá hoàn chỉnh nhất và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp phong kiến Việt Nam mà mãi cho đến ngày nay nhiều điều khoản của nó vẫn còn được xã hội hiện đại ghi nhận. Về phương diện văn hoá, Lê Thánh Tông đã tạo lập cho thời đại mình một nền văn hoá với diện mạo vô cùng rực rỡ. Ngài đã đẩy mạnh phát triển giáo dục- thi cử đến đỉnh cao nhất, kẻ sĩ được trọng vọng, người người nhà nhà nô nức đua nhau học hành. Nho giáo đựơc đề cao, chiếm vị trí chủ đạo trong tam giáo Nho-Phật-Đạo, việc thi cử được tổ chức định kỳ 3 năm một, nội dung thi lấy học thuyết Nho học làm chính. Năm 1483, Lê Thánh Tông cho trùng tu lại Văn Miếu, mở rộng quy mô Quốc Tử Giám, nhận cả con nhà thường dân tuấn tú vào học, phân Giám sinh Quốc Tủ Giám ra làm tam xá ( thượng xá, trung xá, hạ xá). Đồng thời cho xây dựng kho bí thư chứa sách, đặc biệt còn lập ra hội Tao Đàn mà ngài là chủ soái, minh oan cho Ức Trai Nguyễn Trãi và ban lệnh thu thập trong dân gian những di cảo của người. Ngài còn là người khởi xướng nên lệ dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu lấy từ khoa thi 1442 để con cháu đời sau noi theo. Cho đến tận ngày nay, những dấu ấn văn hoá trong thời đại Lê Thánh Tông vẫn còn nguyên giá trị, những bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư, Hồng Đức Quốc âm thi tập, Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Thiên nam dư hạ... mãi mãi được đời sau trân trọng kính ngưỡng. Lê Thánh Tông-một vị vua kiệt xuất, một thi sĩ hào hoa, một chiến tướng hùng đảm, thật đúng như sử thần Ngô Sỹ Liên đã ca ngợi: “Là vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi rộng lớn, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược”. 5. TƯ NGHIỆP QUỐC TỬ GIÁM CHU VĂN AN Chu Văn An sinh năm (?) mất năm 1370, là người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thuỵ là Văn Trinh. Đỗ Thái học sinh vào đời Trần Minh Tông (?) nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông, trong đó có những người sau đỗ đạt cao như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... Truyền thuyết dân gian kể ràng trong số học trò của ông có cả con trai của Thuỷ thần(!) vì mộ danh mà đến học, vào một năm hạn hán thấy thầy xót xa cho nỗi cực khổ của người dân, đã bất chấp phép Trời hô mưa xuống cứu nạn, sau bị Trời bắt tội vong thân, trước khi tiêu vào cõi hư đã rập đầu lạy dưới chân ông: “Con không ân hận gì cả, chỉ tiếc con được học với thầy (Chu Văn An) quá ít mà thôi ! ”. Năm Khai Thái (1324-1329) đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được vời ra làm Tư nghiệp-là chức đứng đầu trông coi việc dạy dỗ, học tập của sĩ tử ở Quốc học viện ( Quốc Tử Giám). Tại đây ông đã đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước, góp phần làm nên nền thái bình thịnh trị đương thời. Đến đời Trần Dụ Tông, triều chính bại hoại, trên thì vua quan phè phỡn, dưới thì dân tình đói khổ. Là người cương trực, thẳng thắn, thương dân Chu Văn An đã dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên nịnh thần để lập lại kỷ cương đất nước. Nhưng tiếc thay Trần Dụ Tông ngu muội, không nghe theo lời can gián của bậc trung thần khiến cho ông phẫn chí mà cáo quan lui về ẩn nơi thảo dã. Thất trảm sớ đã bộc lộ rõ thái độ của kẻ sĩ trí thức trước thời cuộc, nó là biểu tượng sáng chói cho bản lĩnh Chu Văn An, đáng tiếc hiện nay nó đã không còn được ghi chép lại. Theo Phan Huy Chú Chu Văn An ngoài Thất trảm sớ còn có một tập thơ chữ Hán là Tiều ẩn thi tập, một tập thơ chữ Nôm là Tiều ẩn Quốc ngữ thi tập và bộ Tứ thư thuyết ước, nhưng ngày nay chỉ tìm thấy 12 bài thơ của ông trong Toàn Việt thi lục, còn lại thì thất lạc cả. Đó quả là điều rất đáng tiếc cho nền giáo dục nước ta. Với học vấn uyên thâm, đạo cao đức cả, tải kinh chuyển đạo giáo hoá cho bao lớp kẻ sĩ, Chu Văn An xứng đáng được muôn đời sau tôn sùng như một mẫu mực cho bậc gia sư hết lòng tận tuỵ vì sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Hiện nay, danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An đã được đưa vào tôn vinh thờ tự tại tầng một-nhà Hậu đường-khu Thái Học nằm trong quần thể khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội.  PHẦN HAI NỘI DUNG CHÍNH Nhìn một cách toàn thể, cuộc vận động lần này đã thu hút được một lượng lớn người tham dự. Hơn thế nữa, không chỉ có những chuyên gia trong nghành Hán Nôm, những bậc cựu Nho tiền bối mà đặc biệt còn có sự đóng góp của rất nhiều bạn trẻ yêu thích Hán Nôm học. Với quy mô là một cuộc vận động có tính chất chọn lọc ( bắt buộc người tham gia phải có vốn kiến thức Hán Nôm nhất định) , trong thời điểm Hán Nôm còn rất khó khăn như hiện nay mà quy tụ được hàng trăm anh tài đề danh góp mặt, điều đó tự nó đã cho thấy sự thành công về mặt tổ chức là rất lớn. Đáng nói nhất là chất lượng ở đây rất cao, những câu đối, đại tự được sưu tầm và sáng tác rất công phu, hoàn chỉnh. Những thể đối, những con chữ được dùng rất chuẩn mực và tài hoa. Chứng tỏ văn hoá Hán Nôm ngày nay không hề bị mất đi mà trái lại vẫn đang còn phát triển mạnh mẽ. Đó là sự thực không thể phủ nhận, báo hiệu cho sự khởi sắc trở lại của một nền di sản vốn đã có hàng ngìn năm lịch sử gắn bó chặt chẽ với nền văn hoá dân tộc. 1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠI TỰ Tôi đã thực sự bị ấn tượng bởi những đại tự được sáng tác, sưu tầm ra trong cuộc vận động. Về dạng thể, đây đều là đại tự bốn chữ rất được phổ biến từ trước đến nay. So với đại tự một, hai hay ba chữ cái khó của đại tự bốn chữ là phải được tổ chức một cách rõ ràng, đầy đủ về âm, ý, thể cách đặc biệt là phải tạo được tính gắn kết, biểu trưng thần tình nhất của chủ thể sở hữu. Tính quy chuẩn của nó là rất cao, yêu cầu trình độ văn hoá Hán Nôm của người sáng tác phải đến độ chín nhất định và phải có sự năng văn trong cách biểu hiện, sắp xếp đơn tự để tạo ra được sự hoà kết trong tổng thể câu. Những tưởng với các rào cản như vậy thì hiện nay những người có thể sáng tác được đại tự loại đó không nhiều, thậm chí là rất hiếm nhưng những đại tự tham gia trong cuộc vận động đã chứng minh ngược lại. Thứ nhất, về tính mẫu mực trong cấu trúc, các đại tự đều chủ yếu kết cấu theo ba kiểu: kiểu kết cấu định ngữ, kiểu kết cấu chủ vị và kiểu kết cấu động-bổ. Kết cấu định ngữ là kiểu kết cấu B + A , trong đó A là thành phần chính ( thường là danh từ), B là thành phần phụ có vai trò bổ nghĩa, làm rõ ý cho A ( thường là tính từ, động từ hoặc danh từ). Các đại tự ở cuộc vận động theo kiểu kết cấu này rất nhiều: Đại Việt quốc học Có nghĩa là Quốc học Đại Việt. Trong đó Quốc học (nền học của đất nước) là thành phần chính, đóng vai trò trung tâm ngữ, còn Đại Việt ( một niên hiệu nước ta) là một danh từ, đóng vai trò định ngữ làm rõ cho ý của Quốc học ( Quốc học của ai ?). Càn khôn anh khí Có nghĩa là Khí tinh anh của trời đất. Thì Anh khí (khí tinh anh) là danh từ làm thành phần trung tâm, còn Càn khôn (trời đất) là định ngữ cho Anh khí. Thái bình thịnh chủ Nghĩa là Vị vua hưng thịnh thời thái bình. Trung tâm ngữ ở đây là Thịnh chủ (vị vua hưng thịnh), định ngữ là tính từ Thái bình. Đường Ngu vũ trụ Dịch là (Như) trời đất thời đại Đường Ngu. Vũ trụ là trung tâm ngữ, Đường Ngu là định ngữ bổ nghĩa cho Vũ trụ. Đường Ngu là hai triều vua lý tưởng thời Thượng cổ Trung Quốc Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Vũ trụ theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là :” bốn phương và trên dưới là vũ, xưa qua nay lại là trụ=không gian và thời gian=thế giới”. Thiên Nam sư biểu Nghĩa Bậc thầy mẫu mực của trời Nam . Đại tự này thì Sư biểu (bậc thầy mẫu mực) làm thành phần chính, Thiên Nam (trời Nam) làm thành phần phụ tức định ngữ... Kết cấu chủ vị là kiểu kết cấu C+V hoặc C-V+C-V, trong đó C là chủ ngữ, V là vị ngữ. Trong cuộc vận động, đại từ dạng này cũng thường hay gặp: Hà nhạc chung anh Nghĩa Non sông chung đúc nên bậc anh tài. Đây là theo hình thức C+V, Hà nhạc (non sông) làm chủ ngữ còn Chung anh làm vị ngữ. Bích Ung đỉnh lập Nghĩa là Nhà Bích Ung dựng sừng sững. Tương tự, Bích Ung là chủ ngữ, Đỉnh lập (dựng sừng sững) là vị ngữ. Văn hùng vũ lược Dịch nghĩa Văn hùng hồn, võ tài giỏi. Ở đây câu đại tự được xác lập theo hình thức C-V+C-V, trong đó vế trước Văn hùng (văn hùng hồn) thì danh từ Văn đóng vai trò chủ ngữ, tính từ Hùng đóng vai trò vị ngữ. Còn vế sau Vũ lược (võ tài giỏi) thì Vũ là thành phần chủ ngữ, Lược là thành phần vị ngữ. Từ hai vế đã tạo ra được một kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ như vậy. Văn trạch vũ quang Có nghĩa là Văn để ân trạch đến muôn dân, võ làm rạng rỡ cho đất nước. Đại tự này cũng xác lập theo hình thức C-V+C-V, ở vế trước thì Văn là chủ, Trạch (để ân trạch) là vị. Vế tiếp thì Vũ là chủ ngữ, Quang (làm rạng rỡ) làm vị ngữ. Thái Sơn cao nghật Núi Thái Sơn cao vòi vọi. Tiếp theo hình thức C+V, chủ ngữ là Thái Sơn (tên một ngọn núi trong Ngũ nhạc ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, thường được ví với người có học thuật cao siêu trong thiên hạ), vị ngữ là Cao nghật nghĩa là cao vòi vọi... Kết cấu động-bổ là kiểu kết cấu Đ+B hoặc Đ-B+Đ-B, trong đó Đ theo quy ước là động từ, B là bổ ngữ. Một số đại tự lần này cũng được thiết lập theo khuyng hướng ấy: Đại triển hồng đồ Dịch là Phát triển mạnh mẽ cơ đồ. Ở đây thì theo hình thức Đ+B, Đại triển (phát triển mạnh mẽ) là thành phần
Tài liệu liên quan