Bài giảng Các kỹ năng thu thập, xử lý phân tích minh chứng, viết Báo cáo thực hiện tự kiểm định

Nội dung lý thuyết Kỹ năng nghiên cứu văn bản/hồ sơ Kỹ năng thiết lập các công cụ điều tra khảo sát Kỹ năng quan sát Kỹ năng phỏng vấn & thảo luận nhóm Kỹ năng xử lý, phân tích minh chứng. Kỹ năng viết báo cáo

ppt65 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các kỹ năng thu thập, xử lý phân tích minh chứng, viết Báo cáo thực hiện tự kiểm định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KỸ NĂNG THU THẬP, XỬ LÝ PHÂN TÍCH MINH CHỨNG, ViẾT BÁO CÁO THỰC HIỆN TỰ KIỂM ĐỊNH Mục tiêu Sau khi nghiên cứu chủ đề này, chúng ta có khả năng: - Hiểu được các khái niệm; nội hàm của tiêu chuẩn, tiêu chí KĐCL trường cao đẳng nghề. - Hiểu được các kỹ năng cơ bản trong việc thu thập và phân tích, xử lý minh chứng, viết báo cáo. - Biết vận dụng các kỹ năng này để thu thập thông tin và minh chứng. - Sẵn sàng triển khai thu thập và xử lý minh chứng tại nhóm công tác. Nội dung lý thuyết Kỹ năng nghiên cứu văn bản/hồ sơ Kỹ năng thiết lập các công cụ điều tra khảo sát Kỹ năng quan sát Kỹ năng phỏng vấn & thảo luận nhóm Kỹ năng xử lý, phân tích minh chứng. Kỹ năng viết báo cáo Nội dung thực hành Thực hành tìm minh chứng và viết báo cáo cho từng chỉ số trong một tiêu chuẩn của một tiêu chí do nhóm công tác phụ trách tiêu chí đã được phân công: - Cần tìm những loại minh chứng nào. - Tìm minh chứng từ các gợi ý minh chứng. - Sử dụng các câu hỏi để kiểm tra minh chứng cho từng chỉ số của từng tiêu chuẩn. - Kiểm tra tính đầy đủ, tính đồng thuận của minh chứng. - Báo cáo lại trước các nhóm TỔNG QUAN VỀ MINH CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Đặt vấn đề: Minh chứng là gì? Minh chứng ở đâu? Căn cứ để tìm minh chứng? Tìm MC bằng cách nào? Xử lý MC như thế nào? Tình trạng của minh chứng? Làm sao biết được MC đó phù hợp? Tiếp cận với việc đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định lượng = Số lượng và đo lường. Điểm kiểm tra, điểm thi, điểm tốt nghiệp, tỉ lệ tốt nghiệp, tỉ lệ người học có việc làm, và tần suất kiểm tra đánh giá là ví dụ về những dữ liệu có thể được sử dụng trong phương pháp đánh giá định lượng. Đánh giá định tính Đánh giá định tính = kiến thức cá nhân, kinh nghiệm, đánh giá, phỏng vấn, và điều tra. Việc đánh giá các yếu tố khách quan và vô hình không được thể hiện thông qua việc đánh giá định tính. Thể hiện bối cảnh. Trình bày rõ ràng những hiểu biết và giải thích cho tỷ lệ tốt nghiệp hoặc tỷ lệ có việc làm ở mức độ thấp chính là việc đánh giá định tính. Hai phương pháp đánh giá định lượng và định tính phối hợp một cách hợp lý Khái niệm về minh chứng: Thông tin là những tư liệu ở dạng định tính hoặc định lượng được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự kiểm định của trường. Minh chứng là những thông tin gắn với nội hàm từng chỉ báo trong từng tiêu chuẩn để xác định mức độ đạt được trong mỗi tiêu chuẩn. Mục đích tìm minh chứng : Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra : - Nhận xét. - Bình luận. - Nhận định trong báo cáo. Nhằm xác định mức đạt được của từng tiêu chuẩn Căn cứ để tìm minh chứng: Căn cứ vào các chỉ số của từng tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề. Thông tin và minh chứng thu được để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của bản báo cáo tự kiểm định. Về các thuật ngữ, từ ngữ: Tiêu chuẩn kiểm định: là mức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở một thành phần của tiêu chí kiểm định được dùng làm chuẩn để đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng. Mỗi tiêu chuẩn kiểm định có 3 chỉ số. Chỉ số: (chỉ báo) là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chuẩn kiểm định. Điểm chuẩn: là tổng điểm tối đa quy định cho mỗi tiêu chí kiểm định. Điểm đánh giá: là điểm của mỗi tiêu chuẩn kiểm định cụ thể, tùy thuộc vào mức độ đạt được của tiêu chuẩn kiểm định đó. Điểm đánh giá được tính theo thang điểm 2. Nguồn minh chứng ở đâu: Học sinh sinh viên: Các lớp: Giáo viên: Các khoa: Các phòng, ban: Trường: Các đối tác bên ngoài trường: Các văn bản pháp qui của trung ương: Các gợi ý: (kèm bản hướng dẫn) Tình trạng của minh chứng Đã có: dễ hay khó tìm Đang có: - Hoàn chỉnh, - Chưa hoàn chỉnh Sẽ có: - Phải làm cho hoàn chỉnh Chưa có: - Có thể tạo được, - Không thể tạo được Các bước tổ chức tìm MC: Bước 1: phân công người phụ trách tiêu chuẩn. Bước 2: nhóm tổ chức thảo luận từng tiêu chuẩn để tìm nội hàm của từng chỉ số. Bước 3: xác định minh chứng phù hợp là dạng định tính hay định lượng. Bước 4: Dự kiến tên MC là dạng tài liệu nào. Bước 5: liệt kê tên tất cả các minh chứng. Bước 6: xác định nguồn minh chứng ở đâu. Bước 7: tiến hành thu thập minh chứng. Bước 8: thảo luận minh chứng, chọn MC phù hợp Ví dụ: Tìm minh chứng choTiêu chuẩn 3.5. Tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt; thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. a) Các hoạt động dạy nghề được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt và hàng năm rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt. b) Trường có các hình thức và phương pháp dạy học tích cực khuyến khích phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. c) Định kỳ thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học. Các minh chứng gợi ý Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy nghề (có mục tiêu, nội dung...). Biên bản giám sát, thanh tra các hoạt động dạy nghề; Báo cáo hàng năm rà soát đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình đã phê duyệt; Nghị quyết của Đảng uỷ, hướng dẫn của trường, khoa về đổi mới PPDH; Các hội nghị/hội thảo của trường về đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá người học; Các minh chứng gợi ý Các báo cáo tổng kết đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; Các khảo sát liên quan đến năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác. Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến đổi mới PP dạy và học. Phỏng vấn: GV, CBQLĐT Minh chứng khác: ............. KỸ NĂNG THU THẬP, XỬ LÝ PHÂN TÍCH MINH CHỨNG 1 . Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ Phương pháp nghiên cứu văn bản/hồ sơ là một trong những phương pháp thu thập thông tin quan trọng nhất thường được dùng trong tự kiểm định chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. 1. Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ 1.1 Định nghĩa: Nghiên cứu văn bản/hồ sơ là xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như các quy định, kế hoạch, biên bản, báo cáo, hồ sơ nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự kiểm định. Nghiên cứu phân tích văn bản được thực hiện nhằm mục đích phân loại , sắp xếp, kiểm định và lựa chọn văn bản cho phù hợp với mục đích thông tin của người sử dụng , chứ không đơn thuần chỉ để nắm được nội dung văn bản. 1. Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ 1.2 Ưu điểm và những hạn chế: Giúp xác định những văn bản nào có nội dung phù hợp để được coi là minh chứng tốt cho một tiêu chuẩn nào đó. Văn bản, hồ sơ chỉ xác nhận sự tồn tại/ sự có mặt, còn văn bản đó phù hợp đáp ứng đến đâu các yêu cầu của từng tiêu chuẩn, từng chỉ số cần sự thẩm định của các chuyên gia về kiểm định chất lượng. 1. Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ 1.3 Kỹ năng nghiên cứu văn bản/ hồ sơ trong TKĐ: Bám sát, so sánh với nội dung, nội hàm các chỉ số của tiêu chuẩn. Để xác định liệu nó có thể là một minh chứng tốt cho một chỉ số thuộc tiêu chuẩn nào đó hay không. 1. Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ A. Những câu hỏi hướng dẫn nghiên cứu phân tích văn bản/hồ sơ: Đây là loại văn bản gì? Ai phát hành? Tính pháp lý và hiệu lực của văn bản này? Văn bản/tài liệu này có nội dung phù hợp, đáp ứng nội hàm 1 tiêu chuẩn hay nhiều tiêu chuẩn nào đó? Văn bản này có thể là minh chứng tốt cho những chỉ số, tiêu chuẩn nào? Văn bản được viết cho đối tượng nào? 1. Kỹ năng nghiên cứu văn bản, hồ sơ B. Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định tên văn bản, kiểu loại tài liệu/hồ sơ cần thu thập? thu thập ở đâu? Bước 2: Đọc nội dung văn bản, xác định mức độ tin cậy của văn bản, tìm các câu, phần, nội dung cần thiết đáp ứng các yêu cầu nêu trong chỉ số của từng tiêu chuẩn ghi những nhận xét ở những chỗ quan trọng. Bước 3: Nghiên cứu lại văn bản, xác định các đoạn phù hợp để trích dẫn, bình luận Bước 4: Trao đổi trong nhóm, để xác định liệu văn bản đó có đáp ứng được mục đích tìm những bằng chứng để minh chứng. 2. Kỹ năng quan sát 2.1 Định nghĩa, ưu điểm và những hạn chế: Quan sát là sự viếng thăm hiện trường, xem xét tận mắt một hoạt động nào đó: Ví dụ dự giờ một tiết học, thăm xưởng thực hành, phòng thực nghiệm, phòng máy tính Giúp thẩm tra lại các số liệu, thẩm tra lại minh chứng/chứng cứ giúp hiểu rõ tình trạng, hiệu qủa hoạt động Mang tính phiến diện và chủ quan cao 2. Kỹ năng quan sát 2.2 Kỹ năng quan sát trong quá trình tự kiểm định: Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng quan sát - Xác định các hoạt động cần quan sát - Xác định các nội dung và các phát hiện cần tìm, cần thẩm tra Bước 2: Chuẩn bị các công cụ - Máy ảnh, máy quay, giấy bút - Phiếu ghi các kết quả quan sát Bước 3: Xem xét hiện trường - Xem xét các tài liệu, trang thiết bị VD: lịch hoạt động hàng tuần, sổ nhật ký sử dụng , biên bản bảo dưỡng thiết bị - Xem các góp ý của GV/HS phòng thực hành - Trực tiếp quan sát: thao tác thật trên thiết bị Bước 4: Trao đổi trong nhóm, mục đích tìm những bằng chứng, loại bỏ các mâu thuẫn. 3. Kỹ năng phỏng vấn 3.1 Định nghĩa: Phỏng vấn định tính là sử dụng những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các cá nhân/nhóm, nhằm thẩm định minh chứng, hoặc thu thập thông tin cho quá trình tự kiểm định (VD: phỏng vấn hiệu trưởng về kế hoạch chiến lược của trường; phỏng vấn trưởng phòng tổ chức về quy trình tuyển lựa giáo viên, kiểm định giáo viên ). 3. Kỹ năng phỏng vấn 3.2 Ưu và hạn chế: Phỏng vấn là một phương pháp rất có ích được dùng nhiều trong kiểm định chất lượng. đôi khi là phương pháp duy nhất để thu thập thông tin, để hiểu sâu quan điểm của một cá nhân. Tuy nhiên phương pháp này nặng tính chủ quan, dễ phiến diện (nếu chọn đối tượng phỏng vấn không đúng), không thực hiện được với nhiều đối tượng như điều tra bằng bảng hỏi. 3. Kỹ năng phỏng vấn 3.3 Quy trình phỏng vấn: 1. Chuẩn bị: - Chọn đối tượng phỏng vấn, hình thức phỏng vấn - Xác định mục tiêu, nội dung (những vấn đề cần làm rõ) - Chuẩn bị các câu hỏi - Chuẩn bị địa điểm - Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (VD: máy ghi âm) 2. Tiến hành phỏng vấn - Khởi động (giới thiệu/làm quen) - Phỏng vấn (tập trung vào những câu hỏi chính để khai thác thông tin) - Kết thúc 3. Sau phỏng vấn: kiểm tra lại các thông tin, phát hiện những chỗ mâu thuẫn không rõ để hỏi lại 3. Kỹ năng phỏng vấn 3.4 Các bước phỏng vấn: Bước 1: Giới thiệu bản thân và mục đích phỏng vấn (để đối tượng yên tâm cung cấp thông tin) Bước 2: Khẳng định với đối tượng rằng thông tin sẽ được giữ bí mật (giải thích rõ cách làm) Bước 3: Giải thích tầm quan trọng của những thông tin đối tượng sẽ cung cấp Bước 4: Xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin 3. Kỹ năng phỏng vấn 3.4 Các bước phỏng vấn: Bước 5: Hỏi các câu hỏi làm quen Bước 6: Hỏi các câu hỏi thuộc nội dung nghiên cứu (sử dụng bảng câu hỏi mở có sẵn và hỏi thêm những câu hỏi khác) Bước 7: Kết thúc phỏng vấn, cám ơn, trả lời các câu hỏi của người được phỏng vấn 4. Kỹ năng thiết kế các công cụ điều tra khảo sát, phân tích số liệu 4.1 Định nghĩa Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi là thiết lập một hệ thống các câu hỏi dưới dạng văn bản viết và xác định các mức độ kiểm định, thủ tục cho điểm, hướng dẫn và cách xử lý phân tích số liệu nhằm cung cấp thông tin cho quá trình tự kiểm định (VD: khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chương trình; khảo sát hiệu quả môn học so với mục tiêu). 4. Kỹ năng thiết kế các công cụ điều tra khảo sát, phân tích số liệu 4.2 Ưu điểm và những hạn chế Khảo sát là một phương pháp rất phù hợp nếu hỏi người khác về nhận thức, ý kiến và quan điểm của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn biết người khác thực sự cư xử hoặc hành động như thế nào thì độ tin cậy của phương pháp này không cao. 4. Kỹ năng thiết kế các công cụ điều tra khảo sát, phân tích số liệu 4.3 Quy trình thiết kế công cụ điều tra khảo sát Bước 1: Xác định rõ mục tiêu đo lường: - Công cụ đo được thiết kế để đo cái gì? Bước 2: Xác định rõ đối tượng - Phép đo này được thiết kế cho đôi tượng nào? - Phép đo này được làm với cá nhân hay nhóm? Bước 3: Xác định rõ các nội dung cần đo lường - Xác định rõ các nội dụng cụ thể cần đo: hiểu biết nào, kỹ năng nào, thái độ/hứng thú nào 4. Kỹ năng thiết kế các công cụ điều tra khảo sát, phân tích số liệu 4.3 Quy trình thiết kế công cụ điều tra khảo sát Bước 4: Viết câu hỏi cho từng nội dung cụ thể Bước 5: Xác định các thủ tục cho điểm/ lượng hoá Bước 6: Thử nghiệm bộ công cụ trên mẫu nhỏ Bước 7: Nhập số liệu và phân tích số liệu: kiểm định độ tin cậy, loại bỏ các khoản, mục chất lượng kém Bước 8: Hoàn thiện bộ công cụ và sử dụng nó để thu thập thông tin Bước 9: Xử lý kết quả đưa thành các biểu bảng thống kê, bình luận về các số liệu VÍ DỤ: PHIẾU THĂM DÒ MỨC HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỀ MÔN HỌC Để nâng cao chất lượng giảng dạy, để người học nhanh chóng tiếp cận được các yêu cầu của thị trường lao động khi tốt nghiệp, đề nghị các anh/chị đọc kỹ phiếu thăm dò và chọn ô mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách đánh chéo vào ô đó. Đây là một phiếu đánh giá không cần ghi tên. Rất mong anh/chị có những chọn lựa khách quan và trung thực. Ghi chú:  Rất hài lòng  Hài lòng  Tương đối hài lòng  Chưa hài lòng  Không hài lòng Tên môn học: Lớp: Tên giảng viên: Học kỳ:. Năm học: 200 - 200 Tiêu chí đánh giá Điểm đánh giá      1. Mục tiêu và đề cương môn học được giảng viên giới thiệu rõ ràng ngay từ những tiết đầu của môn học. 2. Giảng viên trình bày rõ ràng yêu cầu về nội dung và phương pháp học môn học và cách đánh giá môn học (thi, kiểm tra.) 3. Giảng viên lên lớp và kết thúc môn học đúng theo quy định của nhà trường. 4. Tiến độ môn học luôn theo đúng đề cương ban đầu và theo lịch lên lớp của khoa/ trường. 5. Môn học có giáo trình, tài liệu tham khảo đầy đủ. Nội dung hướng dẫn thí nghiệm, thực tập dễ hiểu và dụng cụ thí nghiệm, thực tập đầy đủ (đối với các môn học có thí nghiệm và thực tập) 6. Bài giảng, thí nghiệm, thực tập hấp dẫn, sinh động, nội dung hợp lý. 7. Mô hình, dụng cụ giảng dạy đầy đủ, giúp hiểu bài nhanh, dễ nhớ và thu hút người học. 8. Giảng viên giới thiệu kỹ thuật/ kỹ năng/ thí nghiệm/ thực hành rõ ràng, dễ hiểu. 9. Môn học có sự liên hệ tốt giữa lý thuyết và thực hành, các bài tập tình huống thực tế giúp người học hiểu bài và kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn. 10. Giảng viên đã tạo điều kiện cho người học tích cực tham gia thảo luận, phát biểu, nêu câu hỏi trên lớp, khi thực tập và kích thích sự động não của người học. 11. Giảng viên luôn nhiệt tình, giảng giải khi người học chưa hiểu bài, chưa nắm vững các thao tác kỹ thuật. 12. Giảng viên đối xử công bằng, thẳng thắn với người học Ý kiến đề xuất của Anh/ Chị nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với môn học này: (Về phương pháp truyền đạt, tài liệu giảng dạy, tổ chức lớp học và các vấn đề khác liên quan đến môn học) ---------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------- Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh/ chị! Chúc anh/ chị luôn thành công! Ngày.. tháng năm 200 Người nhận xét (nếu có thể ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị, địa chỉ liên lạc và ký) 5. Kỹ năng xử lý minh chứng 5.1 Xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ báo, tiêu chuẩn Làm thế nào để biết liệu từng chỉ báo, từng tiêu chuẩn, tiêu chí có được kiểm định một cách trung thực chính xác. khách quan và tin cậy ? Hãy sử dụng các câu hỏi sau để kiểm tra - Tính đầy đủ của minh chứng ? - Tính tường minh của minh chứng ? - Tính tương thích/phù hợp của minh chứng ? - Tính khả thi của việc thu thập minh chứng ? 5. Kỹ năng xử lý minh chứng 5.1 Xác định minh chứng phù hợp với từng chỉ báo, tiêu chuẩn Khi thu thập thông tin và minh chứng, phải kiểm tra độ tin cậy, tính chính xác, mức độ phù hợp và liên quan đến từng tiêu chuẩn. Mỗi thành viên của nhóm công tác chuyên trách phải luôn đặt câu hỏi về các thông tin thu được: Nếu người khác đi thu thập thông tin/minh chứng đó thì có thu được kết quả tương tự như thế không? Liệu những thông tin đó có mang lại cho chúng ta những hiểu biết mới, rõ ràng và chính xác về thực trạng các hoạt động của trường hay không ? Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Lưu giữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được, có biện pháp bảo vệ các thông tin và minh chứng đó. 5. Kỹ năng xử lý minh chứng 5.2 Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Một số thông tin thu được phải qua xử lý mới sử dụng được, chẳng hạn các phiếu khảo sát về hiệu quả môn học, sự hài lòng của sinh viên cần được xử lý qua phần mềm chuyên dùng. Các kỹ năng thống kê (tỷ lệ %, điểm số, độ tin cậy...?) cũng được sử dụng nhiều ở công đoạn này. Các thông tin điều tra phải được sử dụng ở dạng số liệu tổng hợp (cấu trúc thành các biểu bảng tích hợp số liệu), tránh sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp thông tin. 5. Kỹ năng xử lý minh chứng 5.2 Phân tích các thông tin và minh chứng thu được Với mỗi tiêu chuẩn, bắt đầu xem xét từng chỉ số, nếu có đầy đủ minh chứng thì xác nhận chỉ số đó đạt yêu cầu. Câu hỏi cần trả lời là liệu những minh chứng cho từng chỉ số có đáng tin cậy? đã đủ chưa? Trong quá trình xử lý, phân tích, có thể một số thông tin và minh chứng thu được không phù hợp với các kết quả nghiên cứu, kiểm định ở trong và ngoài trường đã được công bố trước đó. Hội đồng tự kiểm định có trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và minh chứng đó, lý giải lí do không phù hợp. 5. Kỹ năng xử lý minh chứng 5.3 Các bước phân tích minh chứng Đọc kỹ từng chỉ số ở mỗi tiêu chuẩn: nghiên cứu kỹ các yêu cầu đối với từng chỉ số Chọn lọc ra các minh chứng có nội hàm đáp ứng các yêu cầu của các chỉ số, trong từng tiêu chuẩn kiểm định. Xem xét từng minh chứng, đối chiếu với nội hàm từng chỉ số, để nhận xét, bình luận liệu chúng có đáp ứng các yêu cầu của từng tiêu chuẩn. Mã hoá các minh chứng, lập các biểu bảng thống kê theo yêu cầu ở từng tiêu chuẩn & lưu giữ minh chứng trong Hộp Hồ sơ minh chứng theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn. BẢN MÃ CÁC MINH CHỨNG Số TT Tên Minh chứng Mã MC Mã MC dùng chung Tiêu chí 1 Tiêu chuẩn 1 1 Nêu tên các minh chứng của chỉ số a 01.01.a.01 2 01.01.a.02 3 ..... ..... 4 Nêu tên các minh chứng của chỉ số b 01.01.b.01 5 01.01.b.02 6 ..... ....... 7 Nêu tên các minh chứng của chỉ số c 01.01.c.01 8 01.01.c.02 9 ........... ...... Nêu tên cho đến hết các minh chứng của các chỉ số của tiêu chuẩn 1 trong tiêu chí 1 Tiêu chuẩn 2 BẢN MÃ CÁC MINH CHỨNG Giải thích: Mã thông tin và minh chứng được ký hiệu bằng chuỗi ký tự, bao gồm 7 chữ số; cứ 2 chữ số có 1 dấu chấm (.) để phân cách như sau: ab.cd.e.fg Ví dụ: 01.02.a.01 Trong đó: - ab: chỉ số thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 thì viết 01, tiêu chí 9 thì viết 09) - cd: chỉ số thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 8 viết 08) - e: thứ tự các chỉ số trong tiêu chuẩn (a, b, c)
Tài liệu liên quan