Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016
để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phương pháp hồi
quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội
sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện
thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng
càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí
hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp
các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến
nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 194- Tháng 7. 2018
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Phạm Dương Phương Thảo
Nguyễn Linh Đan
Ngày nhận: 30/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 03/05/2018 Ngày duyệt đăng: 22/05/2018
Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016
để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phương pháp hồi
quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội
sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện
thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng
càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí
hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp
các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến
nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần, đặc điểm ngân
hàng, kinh tế vĩ mô, phương pháp hồi qui GMM
1. Giới thiệu
ệ thống ngân
hàng đóng
vai trò quan
trọng đối với
sự phát triển
của nền kinh tế, là cầu nối
cho vốn được luân chuyển
từ nơi thừa vốn đến nơi có
nhu cầu sử dụng. Do đó, sự
ổn định của ngành ngân hàng
được xem là yếu tố then chốt
đối với sự phát triển của nền
kinh tế. Theo Kwambai và
Wandera (2013), các NHTM
đóng vai trò quan trọng ở thị
trường mới nổi- nơi mà người
đi vay khó tiếp cận với thị
trường vốn. Các NHTM chính
là trung gian tài chính phân
bổ vốn giữa người gửi tiền
và người đi vay. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây, các
ngân hàng trở nên thận trọng
hơn trong công tác cho vay do
vấn đề nợ xấu. Hoạt động cho
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
vay mang đến rủi ro tín dụng
cho ngân hàng- được xem là
rủi ro nghiêm trọng nhất khi
mà các khoản nợ xấu trực tiếp
làm giảm lợi nhuận của ngân
hàng và hiệu quả hoạt động
trong dài hạn. Khi nợ xấu
gia tăng lên một cách đáng
kể trong danh mục cho vay
của ngân hàng thì sẽ gây ra
các ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với quá trình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Một mức nợ xấu càng cao cho
thấy sự tồn tại của các hạn
chế tài chính và sự ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý ngân
hàng và cơ quan quản lý. Nợ
xấu còn ảnh hưởng đáng kể
đến các chức năng của ngân
hàng thông qua sự suy yếu
tài sản ngân hàng và sự suy
giảm trong thu nhập khi các
khoản nợ không thu hồi được
ngày càng lớn. Trong trường
hợp xấu nhất, một tỷ lệ nợ
xấu cao trong hệ thống ngân
hàng có thể cho thấy tồn tại
rủi ro hệ thống, từ đó có thể
ảnh hưởng đến lượng tiền gửi
và hạn chế hoạt động của các
trung gian tài chính, kết quả
là sẽ có tác động tiêu cực đến
sự tăng trưởng đầu tư và kinh
tế (Ahmed và các cộng sự,
2006). Chi phí tài chính của
các khoản nợ xấu cũng rất
đáng kể. Việc giải quyết các
khoản nợ xấu thường được
xử lý bởi các doanh nghiệp
quản lý tài sản được lập ra
dưới sự quản lý của nhà nước.
Nhiệm vụ chính của các doanh
nghiệp này là tiếp nhận và xử
lý các khoản nợ xấu của các
tổ chức tài chính. Hậu quả
là, nguồn thu ngân sách của
chính phủ sẽ bị giảm. Theo
Galindo và Tamayo (2000),
việc xử lý nợ xấu của các
ngân hàng sẽ chiếm từ 10%
đến 20% tổng GDP của quốc
gia. Vì thế nghiên cứu về nợ
xấu nhằm giảm thiểu chúng
là một vấn đề thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu lẫn các nhà quản
trị ngân hàng và các nhà điều
hành chính sách của quốc gia
trên thế giới (Boudriga và các
cộng sự, 2009).
Trong năm 2016 tại Việt Nam,
tỷ lệ nợ xấu của hệ thống
NHTM là dưới 3% tổng dư
nợ, đã đạt yêu cầu mà Chính
phủ đặt ra. Tuy nhiên, việc
xử lý nợ xấu chưa có nhiều
triển vọng, chỉ giảm nhẹ từ
2,9% năm 2015 xuống 2,8%.
Dù tiếp tục giảm nhẹ và một
lượng lớn nợ được xử lý
nhưng Ủy ban Giám sát Tài
chính Quốc gia đánh giá, nợ
xấu chờ xử lý và nợ xấu tiềm
ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn.
Sang năm 2017, nợ xấu lại có
xu hướng tăng. Xuất phát từ
thực tiễn về nợ xấu của ngân
hàng Việt Nam và ảnh hưởng
của nợ xấu đối với ngành ngân
hàng, đối với nền kinh tế,
bài nghiên cứu này phân tích
tác động của các yếu tố kinh
tế vĩ mô và đặc điểm ngân
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các
NHTM cổ phần với kỳ vọng
từ kết quả nghiên cứu, tác giả
đề xuất một số ý kiến nhằm
cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các
ngân hàng Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Yếu tố đặc điểm của
ngân hàng ảnh hưởng đến
nợ xấu
2.1.1. Quy mô ngân hàng
Các nghiên cứu trước đây
cung cấp bằng chứng cho
thấy, tồn tại mối tương quan
ngược chiều giữa quy mô
ngân hàng và nợ xấu của các
ngân hàng (Salas và Saurina,
2002; Hu và các cộng sự,
2004; Cole và các cộng sự,
2004; Micco và các cộng
sự, 2007; García-Marco và
Robles-Fernández, 2008;
Swamy, 2012). Theo Hu
và các cộng sự (2004), các
ngân hàng có quy mô lớn sẽ
có nhiều nguồn lực và kinh
nghiệm hơn trong công tác xử
lý và phân tích các vấn đề sự
lựa chọn đối nghịch (adverse
selection) và rủi ro đạo đức
(moral hazard). Trong khi đó
các ngân hàng có quy mô nhỏ
không thể giải quyết tốt vấn
đề sự lựa chọn đối nghịch do
thiếu năng lực và kinh nghiệm
để đánh giá chất lượng tín
dụng của người đi vay. Do
vậy, các ngân hàng có quy mô
nhỏ thường có tỷ lệ nợ xấu
cao trong danh mục cho vay
hơn so với các ngân hàng có
quy mô lớn.
2.1.2. Mức độ sử dụng chi phí
hoạt động
Trong thực tế, nợ xấu và chi
phí hoạt động có tương quan
với nhau nhưng mối quan hệ
giữa hai biến này vẫn chưa
rõ ràng. Do đó, ảnh hưởng
của chi phí hoạt động lên tỷ
lệ nợ xấu của các ngân hàng
có thể là cùng chiều hoặc
ngược chiều. Hughes và
Moon (1995) tìm thấy rằng
khi hiệu quả của việc sử
dụng chi phí thấp thì tỷ lệ nợ
xấu của các ngân hàng tăng.
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
Các nhà nghiên cứu tìm thấy
sự thất bại của các ngân hàng
dường như có liên quan đến
vấn đề quản trị của các ngân
hàng (Berger và Humphery,
1992; Barr và Siems, 1994;
DeYoung và Whalen, 1994;
Wheelock và Wilson, 1994;
Berger và DeYoung, 1997),
họ cho rằng, có mối tương
quan cùng chiều giữa mức
độ sử dụng chi phí hoạt động
và nợ xấu; quản trị yếu kém
thì tốn kém chi phí và nợ xấu
tăng. Lập luận cơ bản của các
nhà nghiên cứu này là, khi
hiệu quả của việc sử dụng chi
phí là thấp cho thấy khả năng
quản trị của các nhà quản trị
ngân hàng yếu kém, do đó có
thể tác động lớn đến hành vi
cung cấp tín dụng của ngân
hàng. Theo đó, các tác giả
xác định sự quản trị yếu kém
là do: (1) Yếu kém kỹ năng
trong việc xếp hạng tín dụng
và do đó sẽ có thể quyết định
cho vay các khoản vay không
sinh lời hoặc thậm chí làm cho
ngân hàng mất vốn; (2) không
có trình độ thẩm định tài sản
đảm bảo của khoản vay đúng;
(3) khó kiểm soát và theo dõi
mục đích sử dụng vốn của
khách hàng sau khi cấp tín
dụng cho khách hàng. Mặt
khác, hiệu quả chi phí thấp lại
có thể tác động ngược chiều
đến nợ xấu của các ngân hàng.
Berger và DeYoung (1997)
cho rằng có sự đánh đổi giữa
việc phân bổ các nguồn lực
để theo dõi khoản vay và hiệu
quả chi phí. Nói cách khác,
các ngân hàng ít nỗ lực trong
việc đảm bảo chất lượng
khoản vay thì dường như sẽ có
hiệu quả chi phí tốt hơn, tuy
nhiên, trong dài hạn nợ xấu sẽ
gia tăng.
2.1.3. Hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thường có liên quan
đến hành vi chấp nhận rủi
ro của các nhà quản trị ngân
hàng (Hu và các cộng sự,
2004; Jimenez và Saurina,
2006; Boudriga và các cộng
sự, 2009; Nikolaidou và
Vogiazas, 2011). Theo Hu và
các cộng sự (2004), các ngân
hàng càng có lợi nhuận cao
sẽ ít có động cơ tham gia vào
các hoạt động rủi ro bởi vì các
ngân hàng này ít bị áp lực bởi
việc tạo ra lợi nhuận. Đồng
thời các ngân hàng có lợi
nhuận càng cao thì sẽ có cơ
hội để lựa chọn ra các khách
hàng có khả năng tài chính
tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi
lợi nhuận của các ngân hàng
gia tăng, xác suất mà các nhà
quản trị ngân hàng tham gia
vào các dự án đầu tư rủi ro
sẽ giảm và do đó xác suất mà
các khoản vay của ngân hàng
chuyển sang nợ xấu cũng sẽ
giảm tương ứng. Ngược lại,
các ngân hàng không có lợi
nhuận (hoặc hoạt động không
hiệu quả) thì sẽ tham gia vào
các hoạt động cho vay có rủi
ro khi các nhà quản trị bị áp
lực về việc tạo ra lợi nhuận
trong ngắn hạn. Khi các nhà
quản trị tham gia vào các
hoạt động rủi ro sẽ làm gia
tăng khả năng các khoản vay
chuyển sang nợ xấu, và do đó
sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu
của các ngân hàng.
2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập
Các nhà nghiên cứu trước
đây đã ủng hộ lý thuyết đa
dạng hóa danh mục đầu tư có
thể giúp các ngân hàng giảm
thiểu rủi ro bởi việc đa dạng
hóa danh mục sẽ giúp cho các
ngân hàng có thể bù đắp phần
tổn thất từ một sản phẩm bởi
thu nhập của sản phẩm khác
(Winton, 1999; Templeton
và Severiens, 1992; Gallo
và các cộng sự, 1996). Do
đó, những tổn thất tiềm tàng
của hoạt động cho vay có thể
được bù đắp bởi doanh thu
từ các hoạt động kinh doanh
phi truyền thống. Mặt khác,
các nhà nghiên cứu trước đây
như Maksimovic và Philips
(2002), DeYoung và Roland
(2001) và Stiroh (2006) đã
lập luận rằng đa dạng hóa thu
nhập không phải là một đảm
bảo cho mức độ nợ xấu thấp
ở các ngân hàng. Bởi vì quá
nhiều hoạt động kinh doanh
thì sẽ làm cho các ngân hàng
không thể tập trung vào lĩnh
vực chuyên môn và do đó
làm giảm hiệu quả giám sát
của các khoản vay, kết quả là
sẽ làm gia tăng khả năng các
khoản vay chuyển sang nợ
xấu. Do đó, các ngân hàng nên
tập trung vào một mảng kinh
doanh thì sẽ có thể tận dụng
được kinh nghiệm của nhà
quản trị trong việc làm giảm
xác suất xảy ra nợ xấu.
2.2. Các biến số kinh tế vĩ mô
ảnh hưởng đến nợ xấu
Bên cạnh các yếu tố gây ra
bởi đặc điểm của ngân hàng,
các nhà nghiên cứu còn cho
rằng nợ xấu và khủng hoảng
ngân hàng xảy ra còn do môi
trường kinh tế vĩ mô tác động
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
(Festic và cộng sự, 2011;
Louzisvà cộng sự, 2012;
Nkusu, 2011) như kinh tế suy
giảm, thất nghiệp gia tăng,
lãi suất, lạm phát. Llewellyn
(2002) còn quan sát thấy rằng
các rắc rối và rủi ro xảy ra cho
ngân hàng thường được dẫn
dắt bởi sự yếu kém về cấu trúc
của nền kinh tế và hệ thống tài
chính.
Vì vậy, kế thừa từ nghiên cứu
của Chaibi và Ftiti (2015),
nghiên cứu của chúng tôi sẽ
kiểm định mức độ tác động
của các biến số vĩ mô sau đây
lên nợ xấu của các ngân hàng:
Tăng trưởng kinh tế: Các
nghiên cứu trước đây như
Salas và Suarina (2002),
Jajan và Dhal (2003), Fofack
(2005), Jimenez và Saurina
(2005), Pasha và Khemraj
(2009), Louzis và các cộng sự
(2012) và Saba và các cộng
sự (2012) đã cho rằng tồn
tại mối quan hệ ngược chiều
giữa tốc độ tăng trưởng kinh
tế với mức độ nợ xấu của các
NHTM. Các nghiên cứu giải
thích cho kết quả này như là
sự thay đổi trong chu kỳ kinh
doanh có tác động đến khả
năng thanh toán lãi vay và nợ
của người đi vay. Do đó, tốc
độ tăng trưởng kinh tế sẽ có
tương quan cùng chiều với
thu nhập của các cá nhân lẫn
tổ chức trong nền kinh tế, kết
quả là sẽ cải thiện khả năng
thanh toán lãi vay và nợ của
người đi vay, và do đó sẽ làm
giảm tỷ lệ nợ xấu của các
ngân hàng. Ngược lại, khi nền
kinh tế suy thoái (chẳng hạn
như tốc độ tăng trưởng kinh
tế thấp hoặc âm), các hoạt
động kinh tế nhìn chung sẽ
suy giảm, lượng tiền mặt được
nắm giữ bởi các tổ chức kinh
doanh hoặc các hộ gia đình
cũng sẽ suy giảm theo. Những
yếu tố này sẽ làm giảm khả
năng trả nợ của người đi vay,
và dẫn đến gia tăng xác suất
các khoản vay của ngân hàng
thành các khoản nợ xấu.
Lạm phát: Lạm phát sẽ có ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng
thanh toán lãi vay và trả nợ
của các khách hàng vay của
ngân hàng thông qua nhiều
kênh khác nhau, và do đó tác
động của lạm phát đến nợ
xấu có thể là cùng chiều hoặc
ngược chiều (Fofack, 2005;
Pasha và Khemraj, 2009;
Nkusu, 2011). Các nghiên cứu
giải thích mối quan hệ này
như là lạm phát cao có thể
làm cải thiện năng lực trả nợ
của các khách hàng bởi việc
làm giảm giá trị thực của các
khoản vay khi lãi suất cho
vay là cố định (các ngân hàng
không thể điều chỉnh lãi suất
nhưng lạm phát lại thay đổi
suất sinh lợi thực của khoản
vay này). Tuy nhiên, lạm phát
cũng có thể làm giảm năng lực
trả nợ của các khách hàng bởi
việc làm giảm thu nhập thực
của các khách hàng. Hơn thế
nữa, khi lãi suất cho vay là thả
nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm
năng lực trả nợ của khách
hàng khi các ngân hàng điều
chỉnh lãi suất cho vay nhằm
duy trì lãi suất thực áp dụng
cho các khách hàng, kết quả
là sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu
của các ngân hàng. Do đó,
mối quan hệ giữa lạm phát và
nợ xấu có thể là cùng chiều
hoặc ngược chiều.
Tỷ giá hối đoái: Giống như
lạm phát, sự thay đổi trong
tỷ giá hối đoái cũng có thể
ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của các khách hàng thông
qua các kênh khác nhau và
do đó tác động của tỷ giá
hối đoái đến nợ xấu có thể là
cùng chiều hoặc ngược chiều
(Nkusu, 2011). Như đã được
đề cập bởi Pasha và Khemraj
(2009), tỷ giá hối đoái bị định
giá thấp có tác động đáng
kể đến khả năng trả nợ của
khách hàng. Một mặt, sự định
giá thấp này có thể cải thiện
năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp có hoạt động
xuất khẩu. Bởi khi đó các
doanh nghiệp này có thể đẩy
mạnh doanh thu nhờ vào chi
phí thấp. Do đó, sự định giá
thấp của tỷ giá hối đoái có
thể cải thiện năng lực trả nợ
của các khách hàng có hoạt
động xuất khẩu. Mặt khác, tỷ
giá hối đoái bị định giá thấp
có tác động ngược chiều đến
khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp có tham gia vào hoạt
động nhập khẩu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên
cứu
Trên cơ sở khung lý thuyết
trên, nghiên cứu thu thập số
liệu từ các báo cáo tài chính
(bảng cân đối kế toán, bảng
kết quả hoạt động kinh doanh
và thuyết minh báo cáo tài
chính) của các NHTMCP đang
hoạt động tại Việt Nam từ
năm 2005 đến năm 2016. Các
báo cáo này được tổng hợp
bởi Hệ thống FiinPro. Mẫu
nghiên cứu được lựa chọn sau
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
khi thực hiện (i) loại trừ các
NHTMCP không công bố đầy
đủ báo cáo tài chính cũng như
số liệu về nợ xấu của ngân
hàng trong giai đoạn xem xét;
(ii) loại trừ các NHTMCP đã
được Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) mua lại 0
đồng hoặc sáp nhập vào các
NHTM khác. Mẫu nghiên
cứu cuối cùng bao gồm 27
NHTMCP từ năm 2005- 2016
với tổng số 259 quan sát
(Bảng 1). Bên cạnh đó, bài
nghiên cứu cũng sử dụng một
số biến số đại diện cho các
yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng. Các chỉ tiêu
này được thu thập từ cơ sở
dữ liệu World Development
Indicators của Ngân hàng Thế
giới (WB).
3.2. Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu phân tích tác
động của các yếu tố đặc điểm
của ngân hàng và yếu tố kinh
tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của
các NHTM cổ phần đang hoạt
động tại Việt Nam trong giai
đoạn 2005- 2016 chủ yếu dựa
vào phương pháp tiếp cận của
Chaibi và Ftiti (2015). Cụ thể
phương trình nghiên cứu được
thể hiện như sau:
NPL
it
= β
0
+ β
1
×NPL
it-1
+
β
2
×Llp
it
+ β
3
×Cost
it
+ β
4
×Lev
it
+ β
5
×Nonint
it
+ β
6
×Size
it
+
β
7
×Profit
it
+ γ×X
it
+ ε
it
(1)
Trong đó:
NPL
it
là nợ xấu của ngân hàng
năm t, được tính bởi tỷ lệ nợ
xấu (bao gồm nợ nhóm 3,
nhóm 4 và nhóm 5) trên tổng
dư nợ cho vay của ngân hàng
năm t;
NPL
it-1
là nợ xấu ngân hàng ở
thời điểm năm (t-1);
Llp
it
là chi phí trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng của ngân
hàng được tính toán bởi tỷ lệ
chi phí trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng trên tổng tài sản
của ngân hàng năm t;
Cost
it
là chi phí hoạt động của
ngân hàng được tính toán bởi
tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập hoạt động năm t;
Lev
it
là đòn bẩy của ngân hàng
được đo lường bởi tỷ lệ nghĩa
vụ nợ trên tổng tài sản của
ngân hàng năm t;
Nonint
it
là thu nhập phi lãi của
ngân hàng được đo lường bởi
Bảng 1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trong
mẫu nghiên cứu
Tên ngân hàng Viết tắt Giai đoạn
Số
quan
sát
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID 2005 - 2016 12
NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 2006 - 2016 11
NHTMCP Phát triển TP. HCM HDB 2007 - 2016 10
NHTMCP Bưu điện Liên Việt LVB 2008 - 2016 9
NHTMCP Hàng hải Việt Nam MSB 2006 - 2016 11
NHTMCP Quân Đội MBB 2006 - 2016 11
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB 2005 - 2016 12
NHTMCP An Bình ABB 2010 - 2016 7
NHTMCP Bắc Á NASB 2009 - 2016 8
NHTMCP Bản Việt GDB 2007 - 2016 10
NHTMCP Kiên Long KLB 2005 - 2016 12
NHTMCP Nam Á NAB 2007 - 2016 10
NHTMCP Quốc Dân NVB 2006 - 2016 11
NHTMCP Tiên Phong TPB 2008 - 2016 9
NHTMCP Việt Á VAB 2008 - 2016 9
NHTMCP Phương Đông OCB 2007 - 2016 10
NHTMCP Sài gòn Thương tín STB 2005 - 2016 12
NHTMCP Sài Gòn Công thương SGB 2006 - 2016 11
NHTMCP Đông Nam Á SEAB 2009 - 2016 8
NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội SHB 2006 - 2016 11
NHTMCP Kỹ thương Việt Nam TCB 2006 - 2016 11
NHTMCP Quốc tế Việt Nam VIB 2007 - 2016 10
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam VCB 2005 - 2016 12
NHTMCP Công thương Việt Nam CTG 2005 - 2016 12
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 2007 - 2016 10
Tổng số quan sát 259
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng
thu nhập hoạt động;
Size
it
đại diện quy mô của
ngân hàng được tính bởi
logarithm tự nhiên của tổng
tài sản của ngân hàng năm t;
Profit
it
thể hiện lợi nhuận của
ngân hàng được tính bởi lợi
nhuận sau thuế trên tổng tài
sản năm t;
X
it
là tập hợp các vector biến
đại diện cho yếu tố kinh tế
vĩ mô bao gồm tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Tốc độ tăng
trong GDP), lãi suất (Lãi suất
tái cấp vốn), lạm phát (Sự
thay đổi trong chỉ số giá CPI),
tỷ lệ thất nghiệp (Tỷ lệ thất
nghiệp) và tỷ giá (Tỷ giá hối
đoái) năm t;
ε
it
là sai số của mô hình.
Theo Chaibi và Ftiti (2015),
bài nghiên cứu phân tách
phương trình (1) thành hai
phương trình. Trong đó một
phương trình có đưa thêm
biến Longint (lãi suất) vào
mô hình nghiên cứu và không
đưa biến Nonint (thu nhập
ngoài lãi) vào mô hình nghiên
cứu, một phương trình khác
thì ngược lại. Cụ thể phương
trình như sau:
NPL
it
= β
0
+ β
1
×NPL
it-1
+
β
2
×Llp
it
+ β
3
×Cost
it
+ β
4
×Lev
it
+ β
6
×Size
it
+ β
7
×Profit
it
+ γ
1
×Inf
it
+ γ
2
×Gdpgr
it
+
γ
3
×Longint
it
+ γ
4
×Unemploy
it
+ γ
5
Exrate
it
+ ε
it
(2)
NPL
it
= β
0
+ β
1
×NPL
it-1
+
β
2
×Llp
it
+ β
3
×Cost
it
+ β
4
×Lev
it
+ β
5
×Nonint
it
+ β
6
×Size
it
+ β
7
×Profit
it
+ γ
1
×Inf
it
+
γ
2
×Gdpgr
it
+ γ
4
×Unemploy
it
+
γ
5
Exrate
it
+ ε
it
(3)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi quy được sử
dụng là phương pháp hồi quy
GMM sai phân (difference
GMM). Các nghiên cứu trước
đây khi sử dụng phương pháp
hồi quy GMM đều cho rằng