Đặt vấn đề: Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn của phổi (LCNCL) là một thực thể lâm sàng bệnh lý mới được công nhận. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân carcinôm tế bào lớn chưa được thiết lập. Có ít dữ liệu nghiên cứu tiến cứu trên bệnh nhân LCNCL tại Việt Nam. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm lâm sàng‐bệnh lý của LCNCL. Chất liệu và phương pháp: Bệnh nhân có chẩn đoán xác định LCNCL, nhập viện Phạm Ngọc Thạch từ 01/07/2008 ‐ 30/04/2013, được thu dung vào nghiên cứu. Kết quả: Trong số 31 bệnh nhân được nghiên cứu, có 22 bệnh nhân nam, 9 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 57 ± 12 tuổi (từ 29 tuổi đến 82 tuổi). 9 bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá (30 ± 7 gói/năm, từ 20 đến 40 gói/năm). Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực (64,5%), ho khan (58,1%), ho có đờm (22,6%), ho ra máu (12,9%), khó thở (19,4%), sốt (12,9%), giảm cân (6,5 %), thở khò khè (3,2%). 64,5% trường hợp là u phổi, 16,1% xẹp phổi, 9,7% tràn dịch màng phổi, 9,7% nốt phổi lan tỏa. Xét nghiệm hoá mô miễn dịch ghi nhận 100% bệnh nhân dương tính với Cytokeratin 7, 87,1% dương tính với Neuron Specific Enolase, 64,5% dương tính với Synaptrophysin, 58,1% dương tính với Chromogranin, 48,4% dương tính với Carcinoembryonic Antigen, 41,9% dương tính với Thyroid Trancription Factor‐1. Kết luận: Chúng tôi thấy rằng đau ngực và ho là những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân LCNCL, hình ảnh tổn thương của LCNCL cũng tương tự như hình ảnh các u phổi tiến triển khác, phần lớn các LCNCL nằm ở ngoại vi phổi, nhưng cũng có thể định vị ở phần phổi trung tâm. Cytokeratin 7, Thyroid Trancription Factor‐1 có thể giúp phân loại nhỏ hơn các LCNCL.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn: Nghiên cứu lâm sàng‐bệnh lý 31 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 160
CARCINÔM THẦN KINH‐NỘI TIẾT TẾ BÀO LỚN:
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG‐BỆNH LÝ 31 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Sơn Lam*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Huy Dũng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn của phổi (LCNCL) là một thực thể lâm sàng bệnh lý mới
được công nhận. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân carcinôm tế bào lớn chưa được thiết lập. Có ít dữ liệu nghiên
cứu tiến cứu trên bệnh nhân LCNCL tại Việt Nam.
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm lâm sàng‐bệnh lý của LCNCL.
Chất liệu và phương pháp: Bệnh nhân có chẩn đoán xác định LCNCL, nhập viện Phạm Ngọc Thạch từ
01/07/2008 ‐ 30/04/2013, được thu dung vào nghiên cứu.
Kết quả: Trong số 31 bệnh nhân được nghiên cứu, có 22 bệnh nhân nam, 9 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình
của bệnh nhân là 57 ± 12 tuổi (từ 29 tuổi đến 82 tuổi). 9 bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá (30 ± 7 gói/năm, từ 20
đến 40 gói/năm). Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực (64,5%), ho khan (58,1%), ho có đờm
(22,6%), ho ra máu (12,9%), khó thở (19,4%), sốt (12,9%), giảm cân (6,5 %), thở khò khè (3,2%). 64,5% trường
hợp là u phổi, 16,1% xẹp phổi, 9,7% tràn dịch màng phổi, 9,7% nốt phổi lan tỏa. Xét nghiệm hoá mô miễn dịch
ghi nhận 100% bệnh nhân dương tính với Cytokeratin 7, 87,1% dương tính với Neuron Specific Enolase, 64,5%
dương tính với Synaptrophysin, 58,1% dương tính với Chromogranin, 48,4% dương tính với Carcinoembryonic
Antigen, 41,9% dương tính với Thyroid Trancription Factor‐1.
Kết luận: Chúng tôi thấy rằng đau ngực và ho là những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân LCNCL,
hình ảnh tổn thương của LCNCL cũng tương tự như hình ảnh các u phổi tiến triển khác, phần lớn các LCNCL nằm
ở ngoại vi phổi, nhưng cũng có thể định vị ở phần phổi trung tâm. Cytokeratin 7, Thyroid Trancription Factor‐1 có
thể giúp phân loại nhỏ hơn các LCNCL.
Từ khóa: carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn, đặc điểm lâm sàng‐bệnh lý
ABSTRACT
LARGE CELL NEUROENDOCRINE CARCINOMA OF THE LUNG:
A CLINICAL‐PATHOLOGIC STUDY OF THIRTY‐ONE CASES
Nguyen Huu Lan, Nguyen Son Lam, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Huy Dung
.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 160 ‐ 166
Background: Large cell neuroendocrine carcinoma of the lung (LCNCL) is a newly recognized
clinicopathologic entity. The clinical characteristics of patients with large cell carcinomas are not yet
established. There are little prospective data on patients with LCNCL in Vietnam.
Objective: The purpose of this study was to describe the clinicopathologic characteristics of LCNCL.
Materials and Methods: Patients with a definitive diagnosis of LCNCL, who were admitted to Pham Ngoc
Thach hospital between July 1, 2008, and April 31, 2013, are reported.
Results: Of the 31 patients studied, 22 were men and 9 were women. The mean age of patients was 57 ± 12
years (range, 29 to 82). Nine patients had a history of cigarette smoking (30 ± 7 pack/years; range, 20 to 40
*Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh
** Bộ môn Nội Thần kinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 Email: nguyenhuulan1965@yahoo.com.vn. .
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 161
pack/years). Overall, main clinical symptoms were chest pain (64.5%), dry cough (58.1%), cough with
sputum (22.6%), hemoptysis (12.9%), dyspnea (19.4%), fever (12.9%), weight loss (6.5%), wheezing (3.2%).
Pulmonary tumors accounted for 64.5%, atelectasis 16.1%, pleural effusion 9.7%, diffuse nodules 9.7%. Using
immunohistochemical labelling, 100% of the included patients were positive for Cytokeratin 7, 87.1% for Neuron
Specific Enolase, 64.5% for Synaptrophysin, 58.1% for Chromogranin, 48.4% for Carcinoembryonic Antigen,
41.9% for Thyroid Transcription Factor‐1.
Conclusion: We found that chest pain and cough are the most common complaints of patients with LCNCL,
imaging findings of LCNCL were similar to those of other expansively growing pulmonary tumors, the vast
majority of LCNCL are peripheral, but they also may be central. Cytokeratin 7, Thyroid Transcription Factor‐1
might help subclassify LCNCL.
Key words: large cell neuroendocrine carcinoma of the lung, clinicopathologic characteristic
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 162
ĐẶT VẤN ĐỀ
Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn ở phổi
(Large Cell Neuroendocrine Carcinoma of the
Lung: LCNCL) xuất phát từ các tế bào
Kulchitzky thường hiện diện trong niêm mạc
phế quản và giữ vai trò quyết định đặc tính hình
thái cho khối u. Những khối u này gây ra triệu
chứng lâm sàng đa dạng. Năm 1991, Travis và
cộng sự(16) đưa ra phân loại mới cho các u thần
kinh‐nội tiết ở phổi trong đó u carcinoid điển
hình là u ác tính thấp; u carcinoid không điển
hình là u ác tính trung bình; LCNCL và ung thư
phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer: SCLC)
là u ác tính nhất(17). Các u thần kinh‐nội tiết
chiếm hơn 25% các trường hợp ung thư phổi và
đa số là ung thư phổi tế bào nhỏ(18). LCNCL là
một thực thể bệnh lý lâm sàng mới được công
nhận với đặc điểm bệnh lý lâm sàng chưa được
thiết lập đầy đủ(14), và có rất ít dữ liệu về LCNCL
được công bố tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu loạt ca mô tả đặc điểm
nhân khẩu học, các triệu chứng, dấu hiệu lâm
sàng, hình ảnh học X quang lồng ngực, nội soi
phế quản và hóa mô miễn dịch các trường hợp
có chẩn đoán xác định LCNCL tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu,
mô tả loạt lâm sàng 31 trường hợp bệnh nhân
nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ
tháng 01/07/2008 đến 31/04/2013, có chẩn đoán
xác định carcinôm tế bào lớn dựa vào kết quả
giải phẫu bệnh mô tổn thương khí phế quản
qua soi phế quản ống mềm hay, mô phổi lấy
từ sinh thiết phổi qua sinh thiết phổi xuyên
thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp điện
toán lồng ngực hoặc phẫu thuật lồng ngực,
hay sinh thiết hạch ngoại vi, sinh thiết mô
mềm, sinh thiết màng phổi kín ở bệnh nhân có
tổn thương phổi. Tất cả bệnh nhân đều được
ghi nhận tiền sử, nhân khẩu học, bệnh sử, mô
tả hình ảnh X quang lồng ngực, soi phế quản,
cơ quan lấy mẫu làm xét nghiệm mô học cho
chẩn đoán xác định, kết quả hoá mô miễn
dịch. Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã
hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần
mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi sử dụng
phép kiểm Mann‐Whitney để so sánh sự khác
biệt giữa hai nhóm bệnh nhân cho các biến
định lượng và phép kiểm χ2 để so sánh sự
khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân
cho các biến định tính. Thực hiện phép kiểm
chính xác của Fisher (Fisherʹs Exact Test) nếu
có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số
mong đợi nhỏ hơn 5. Tất cả các phương pháp
kiểm định giả thuyết được thực hiện bằng cách
sử dụng kiểm định 2 bên (two‐sided
alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p< 0,05)
để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết thống kê.
KẾT QUẢ
Có 31 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn thu dung
vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57 ± 12
tuổi (từ 29 tuổi đến 82 tuổi), bao gồm 22 bệnh
nhân nam, tuổi trung bình 56 ± 11 tuổi (từ 29
tuổi đến 75 tuổi), 9 bệnh nhân nữ, tuổi trung
bình 59 ± 16 tuổi (từ 35 tuổi đến 82 tuổi). Không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung
bình của bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính (p
> 0,6). 9 bệnh nhân hút thuốc lá với số gói/năm
trung bình là 30 ± 7 (từ 20 40 gói/năm đến 40
gói/năm). Có 4 (44,4%) bệnh nhân nữ hút thuốc
lá trong khi chỉ có 5 (22,7%) bệnh nhân nam hút
thuốc lá (p > 0,2). Các triệu chứng lâm sàng tại
thời điểm nhập viện là đau ngực (20 bệnh nhân,
64,5%), ho khan (18 bệnh nhân, 58,1%), ho khạc
đàm (7 bệnh nhân, 22,6%), ho ra máu (4 bệnh
nhân, 12,9%), khó thở (6 bệnh nhân, 19,4%), sốt
(4 bệnh nhân, 12,9%), sụt cân (2 bệnh nhân,
6,5%), khò khè (1 bệnh nhân, 3,2%). Về hình ảnh
học X quang lồng ngực, có 3 (9,7%) bệnh nhân
có tổn thương nốt nhỏ lan tỏa, 3 (9,7%) bệnh
nhân tràn dịch màng phổi, 5 (16,1%) bệnh nhân
xẹp phổi, 20 (64,5%) bệnh nhân có tổn thương u
phổi với đường kính trung bình là 36,9 ± 15,7 cm
(từ 40 cm đến 70 cm). Trong số 20 bệnh nhân u
phổi, chúng tôi ghi nhận có 3 (15%) tổn thương
u phổi tạo hang, 1 (5%) u phổi có tổn thương vôi
hóa, 7 (35%) u phổi có tổn thương phổi vệ tinh, 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 163
(35%) u phổi kèm tràn dịch màng phổi, 11 (55%)
u phổi có bờ ngoài đa cung, 7 (35%) u phổi có bờ
ngoài lởm chởm hình tia, 2 (10%) u phổi có bờ
ngoài đều rõ. Soi phế quản ống mềm thấy 7
(22,6%) bệnh nhân có u sùi dễ xuất huyết, 24
(77,4%) bệnh nhân có phế quản bình thường (1
bệnh nhân liệt dây thanh). Các thủ thuật lấy
mẫu mô giúp chẩn đoán xác định bao gồm sinh
thiết hạch ngoại biên (10 bệnh nhân, 32,3%), sinh
thiết qua soi phế quản ống mềm (8 bệnh nhân,
25,8%), sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới
hướng dẫn chụp cắt lớp điện toán (6 bệnh nhân,
19,4%), sinh thiết màng phổi kín (3 bệnh nhân,
9,7%), sinh thiết mô thành ngực (1 bệnh nhân,
3,2%), sinh thiết hở qua phẫu thuật lồng ngực (3
bệnh nhân, 9,7%). Thực hiện nhuộm hóa mô
miễn dịch ghi nhận 100% mẫu mô dương tính
với Cytokeratin 7, 48,4% dương tính với
Carcinoembryonic Antigen, 41,9% dương tính
với Thyroid Trancription Factor‐1, 87,1% dương
tính với Neuron Specific Enolase, 64,5% dương
tính với Synaptrophysin, 58,1% dương tính với
Chromogranin.
BÀN LUẬN
Gần đây, LCNCL được xem là thể loại thứ
tư của u thần kinh‐nội tiết ở phổi do lâm sàng
và bệnh lý của LCNCL khác biệt so với
carcinoid điển hình, carcinoid không điển hình
và SCLC. LCNCL là u thần kinh‐nội tiết kém
biệt hóa, có độ ác cao mà hình thái giải phẫu
bệnh là trung gian giữa carcinoid không điển
hình và SCLC(8,16), có tỷ lệ mắc là 2,9% trong số
các ung thư phổi được phẫu thuật cắt bỏ(8), 19%
trong số các carcinôm thần kinh‐nội tiết ở
phổi(17), 12% trong số carcinôm tế bào lớn không
biệt hóa(7). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là
60, nam nhiều hơn nữ (nhiều hơn gấp 2,5 lần),
hơn 60% bệnh nhân hút thuốc lá(3,7,8,11,14). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tuổi
trung bình là 57 ± 12 tuổi (từ 29 tuổi đến 82
tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 2,4, nhưng chỉ có 29%
bệnh nhân hút thuốc lá với số gói/năm trung
bình là 30 ± 7 (từ 20 đến 40 gói/năm). Vị trí tổn
thương của LCNCL thường ở ngoại biên.
Garcia‐Yuste và cộng sự nhận thấy hai phần ba
LCNCL có tổn thương ở ngoại biên của nhu mô
phổi(5). Paci và cộng sự ghi nhận chỉ có 1 trong
số 48 LCNCL có tổn thương ở trung tâm. Vì
vậy, bệnh nhân LCNCL ít khi có các triệu chứng
ho, ho ra máu, viêm phổi sau tắc nghẽn(11).
Zacharias và cộng sự nhận thấy chỉ có 19%
(4/21) bệnh nhân LCNCL có triệu chứng ho hay
ho ra máu(19). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
các tổn thương LCNCL đa phần ở ngoại vi, với
54,9% bệnh nhân có phế quản bình thường,
12,9% bệnh nhân có niêm mạc phù nề dễ xuất
huyết, 9,7% bệnh nhân có niêm mạc sần sùi dễ
xuất huyết, chỉ có 22,6% bệnh nhân có u sùi dễ
xuất huyết quan sát được qua soi phế quản ống
mềm; 58,1% bệnh nhân ho khan, 22,6% bệnh
nhân ho khạc đàm, 12,9% bệnh nhân ho ra máu.
Các triệu chứng thường gặp của LCNCL là đổ
mồ hôi trộm về đêm, hội chứng carcinoid, khó
thở, hội chứng giống cúm không đặc hiệu, nốt
phổi không triệu chứng, đau ngực. Hội chứng
cận ung thư không thường gặp ở bệnh nhân
LCNCL(1,11,14). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
ngoài triệu chứng ho khan, ho khạc đàm, ho
ra máu với các tỷ lệ xuất hiện như vừa đề cập,
bệnh nhân LCNCL thường có đau ngực
(64,5%), khó thở (19,4%), sốt (12,9%), sụt cân
(6,5%), khò khè (3,2%).
Mặc dù các hình ảnh X quang của LCNCL
không được báo cáo chi tiết, chúng tương tự
như hình ảnh X quang của các ung thư phổi
không tế bào nhỏ (Non Small Cell Lung
Cancer: NSCLC) phổ biến khác. Trong các mô tả
sự thay đổi về quang phổ của hình ảnh X quang
trong các ung thư thần kinh‐nội tiết phổi của
Forster và cộng sự năm 1989(4), LCNCL không
được mô tả vì nghiên cứu của họ được báo cáo
trước khi có phân loại của WHO. Theo đề nghị
của WHO, đặc tính hình thái của LCNCL là
trung gian giữa carcinoid không điển hình và
SCLC, những hình ảnh X quang của LCNCL
cũng có thể được xem là trung gian giữa
carcinoid không điển hình và SCLC(2).
Trong nghiên cứu của Jung và các đồng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 164
nghiệp, 8/11(73%) bệnh nhân LCNCL có khối u
hay nốt ở ngoại vi, trong khi chỉ có 3/11(27%)
bệnh nhân LCNCL có tổn thương trung tâm
kèm xẹp phổi hoặc nút nhầy ngoại vi, hình ảnh
chụp cắt lớp điện toán lồng ngực của bệnh nhân
LCNCL không đặc trưng và giống với hình ảnh
của các NSCLC khác(9). Tương tự, trong nghiên
cứu của Oshiro và cộng sự có 32/38 (84%) khối u
nằm ở ngoại vi và 6/38 (16%) ở trung tâm(10).
Bệnh nhân LCNCL có nốt hoặc khối u phổi điển
hình có bờ rõ, đa cung, đôi lúc có bờ nham nhở
lởm chởm hình tia. Chụp hình ảnh chụp cắt lớp
điện toán lồng ngực ghi nhận bên trong các
nốt/khối u phổi có thể thấy hình phế quản khí,
tạo hang, vôi hóa hay hoại tử(9,10). Vôi hóa bên
trong u được nhìn thấy ở 9% bệnh nhân
LCNCL(13). Có thể có các hình ảnh đi kèm như
dày màng phổi hoặc khí phế thũng xung
quanh(9,10). Đa số các khối u có các ổ hoại tử bên
trong. Các khối u lớn có đậm độ không đồng
nhất trên chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có độ
phân giải cao, trong khi u nhỏ không nhất thiết
phải hiển thị đậm độ kém đồng nhất mặc dù có
các ổ hoại tử. Tràn dịch màng phổi được quan
sát thấy trong 24% các trường hợp(10). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, có 3 (9,7%) bệnh nhân
có tổn thương nốt nhỏ lan tỏa, 3 (9,7%) bệnh
nhân tràn dịch màng phổi, 5 (16,1%) bệnh nhân
xẹp phổi, 20 (64,5%) bệnh nhân có tổn thương u
phổi với đường kính trung bình là 36,9 ± 15,7 cm
(từ 40 cm đến 70 cm). Trong số 20 bệnh nhân u
phổi, chúng tôi ghi nhận có 3 (15%) tổn thương
u phổi tạo hang, 1 (5%) u phổi có tổn thương vôi
hóa, 7 (35%) u phổi có tổn thương phổi vệ tinh, 7
(35%) u phổi kèm tràn dịch màng phổi, 11 (55%)
u phổi có bờ ngoài đa cung, 7 (35%) u phổi có bờ
ngoài lởm chởm hình tia, 2 (10%) u phổi có bờ
ngoài đều rõ. Các tổn thương có xu hướng nằm
ở ngoại vi (77,4%). Soi phế quản ống mềm thấy 7
(22,6%) bệnh nhân có u sùi dễ xuất huyết, 24
(77,4%) bệnh nhân có phế quản bình thường (1
bệnh nhân liệt dây thanh). Do đặc điểm vị trí tổn
thương và do bệnh nhân LCNCL nhập viện
thường ở giai đoạn muộn (90,3% bệnh nhân
được chẩn đoán xác định tại giai đoạn IV của
bệnh), nên các thủ thuật giúp chẩn đoán xác
định LCNCL là sinh thiết hạch ngoại biên
(32,3%), sinh thiết qua soi phế quản (25,8%), sinh
thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn
chụp cắt lớp điện toán (19,4%), sinh thiết màng
phổi kín (9,7%), sinh thiết mô thành ngực (3,2%),
sinh thiết hở qua phẫu thuật lồng ngực (9,7%).
Từ khi Travis và cộng sự xếp LCNCL thuộc
u thần kinh‐nội tiết của phổi vào năm 1991(16),
việc chẩn đoán LCNCL được thực hiện bằng:
đánh giá mô học‐tế bào học, hóa mô miễn dịch
hay giải phẫu bệnh. Năm 1999, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã đề xuất các tiêu chí chẩn đoán
mô bệnh học cho LCNCL dựa vào: (a) đặc tính
hình thái thần kinh‐nội tiết (cấu trúc dạng tròn,
nơ hoa hồng hoặc mô hình tăng trưởng dạng tua
gai); (b) tốc độ phân bào cao (> 10/10 HPFS); (c)
hoại tử (vùng rộng); (d) tế bào học khác với
SCLC (kích thước tế bào lớn, hình đa giác, tỷ lệ
nhân‐tế bào chất thấp, mịn hạt bạch cầu ái toan
tế bào chất, hạt nhiễm sắc thô); (e) nhuộm hóa
mô miễn dịch dương tính với một hay nhiều
chất đánh dấu thần kinh‐nội tiết như:
chromogranin A, synaptophysin và
NCAM/CD56(15). Tuy nhiên, quan sát dưới kính
hiển vi điện tử không thể thực hiện một cách
thường xuyên trên mẫu bệnh phẩm nhỏ, trong
khi kỹ thuật hoá mô miễn dịch giải quyết được
vấn đề này. Các chất đánh dấu như neuron‐
specific enolase (NSE), một kháng nguyên màng
tế bào biểu mô, carcinoembryonic antigen (CEA)
hiện có độ đặc hiệu thấp. Thyroid Trancription
Factor‐1 (TTF‐1), một protein chức hạt nhân
phiên mã đồng vùng nhằm điều hoà sự phát
triển của gia đình NKx2, sự tăng trưởng tế bào
và sự biệt hoá tế bào ở tuyến giáp, phổi và một
số vùng chọn lọc ở não. Ở các khối u phổi, TTF‐1
biểu hiện chủ yếu ở loại carcinôm tuyến và u
thần kinh‐nội tiết độ ác cao, không có biểu hiện
ở carcinôm tế bào gai. Những phát hiện này
không những được chứng minh bằng phân tích
hoá mô miễn dịch mà còn bằng phân tích biểu
hiện những bất thường về gen. Cytokeratin 7
(CK7), một loại protein có trọng lượng phân tử
trung bình trong nhóm Cytokeratin (CK) có tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 165
đặc trưng ở các tế bào biểu mô trong carcinôm
tuyến xuất xứ từ nhiều cơ quan khác nhau, bao
gồm cả phổi. Các loại carcinôm tế bào gai của
phổi thường nhuộm âm tính với CK7. Các
kháng thể 34βE12 được ghi nhận trong nhóm
CKs có trọng lượng phân tử cao (CKs 1, 5, 10 và
14) biểu hiện chủ yếu ở những biểu mô hỗn hợp
hay lát tầng. Ở phổi, chất đánh dấu này xác định
các tế bào đáy và cận đáy ở các phế quản bình
thường, và ở mô bướu, nó dương tính ít ớ
carcinôm tế bào gai và carcinôm tế bào đáy.
Trong khi carcinôm tuyến và u thần kinh‐nội tiết
độ ác cao đặc biệt là âm tính. Cùng với p63, CKs
trọng lượng phân tử cao là những kháng thể đặc
hiệu nhất cho carcinôm tế bào gai. Chất đánh
dấu 34βE12 biểu hiện giới hạn chủ yếu ở
carcinôm tế bào gai, trong khi CK7 chủ yếu ở
carcinôm tuyến. Đáng chú ý, CK5 là một trong
những chất đánh dấu đặc hiệu nhất cho
carcinôm tế bào gai bổ sung cho phân tích vi dãy
số về DNA. Phân loại ung thư phổi dựa trên
những nghiên cứu biểu hiện của gen là rất cần
thiết và phù hợp với phân loại của WHO với
những đánh giá dựa trên hình thái học thông
thường. Tuy nhiên các loại carcinôm tế bào lớn
đã xuất hiện những nhóm gen đồng hợp tử
trong khối u và đưa đến phân loại qua phân tích
các biểu hiện gen này ở carcinôm tuyến hay
carcinôm tế bào gai đã ghi nhận một số lớn
những trường hợp này là carcinôm tế bào lớn.
Đặc biệt, dựa trên các biểu hiện bệnh học‐lâm
sàng và siêu cấu trúc cho thấy sự liên hệ khép
kín với các phân loại mô học khác của carcinôm
tuyến. Mặc dù chưa có các số liệu chính xác cuối
cùng, kết quả nghiên cứu của Rossi G. và cộng
sự cho thấy sự thống nhất với những kết quả về
sinh học phân tử, và cần thiết xác định phân loại
nhỏ hơ