Chỉ số hình thái X-quang xương hàm dưới theo tuổi và giới tính nghiên cứu trên hình ảnh toàn cảnh kĩ thuật số

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số xương hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh như chỉ số lỗ cằm (MI), chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) và chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI), đặc biệt là tìm kiếm mối liên hệ giữa các chỉ số này với tuổi tác và giới tính. Phương pháp: Nghiên cứu gồm 389 ảnh toàn cảnh kĩ thuật số của các đối tượng từ 30 tuổi trở lên, không mắc một trong các bệnh hay các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương của cơ thể. Vẽ và đo đạc các chỉ số trên ảnh toàn cảnh kĩ thuật số đã được chuẩn hóa trước khi chụp. Kết quả: Giá trị trung bình của chỉ số MI ở người Việt là 3,18 (± 0,58), chỉ số PMI là 0,27 (± 0,06). Chỉ số MI, PMI và MCI đều cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 30-50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi (p<0,001). PMI và MCI giữa hai giới có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,001). MI và PMI có giá trị càng giảm khi phân loại vỏ xương hàm dưới, (MCI) càng chuyển dịch về loại C3. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa MI, PMI ở phân loại C3 và phân loại C1, C2 (p<0,01). Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tuổi càng tăng thì khối lượng và chất lượng xương càng giảm, cụ thể là vỏ xương càng mỏng và trông càng xốp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ số hình thái X-quang xương hàm dưới theo tuổi và giới tính nghiên cứu trên hình ảnh toàn cảnh kĩ thuật số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 305 CHỈ SỐ HÌNH THÁI X-QUANG XƯƠNG HÀM DƯỚI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ẢNH TOÀN CẢNH KĨ THUẬT SỐ Văn Hồng Phượng*, Lê Hồ Phương Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số xương hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh như chỉ số lỗ cằm (MI), chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) và chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI), đặc biệt là tìm kiếm mối liên hệ giữa các chỉ số này với tuổi tác và giới tính. Phương pháp: Nghiên cứu gồm 389 ảnh toàn cảnh kĩ thuật số của các đối tượng từ 30 tuổi trở lên, không mắc một trong các bệnh hay các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương của cơ thể. Vẽ và đo đạc các chỉ số trên ảnh toàn cảnh kĩ thuật số đã được chuẩn hóa trước khi chụp. Kết quả: Giá trị trung bình của chỉ số MI ở người Việt là 3,18 (± 0,58), chỉ số PMI là 0,27 (± 0,06). Chỉ số MI, PMI và MCI đều cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 30-50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi (p<0,001). PMI và MCI giữa hai giới có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,001). MI và PMI có giá trị càng giảm khi phân loại vỏ xương hàm dưới, (MCI) càng chuyển dịch về loại C3. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa MI, PMI ở phân loại C3 và phân loại C1, C2 (p<0,01). Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tuổi càng tăng thì khối lượng và chất lượng xương càng giảm, cụ thể là vỏ xương càng mỏng và trông càng xốp. Từ khóa: chỉ số lỗ cằm, chỉ số hàm dưới toàn cảnh, chỉ số vỏ xương hàm dưới ABSTRACT MANDIBULAR RADIO-MORPHOMETRIC INDICES OF DIFFERENT AGE GROUPS AND GENDER - DIGITAL PANORAMIC RADIOGRAPH STUDY Van Hong Phuong, Le Ho Phuong Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 305 - 311 Objectives: The aim of this study was to evaluate the mandibular index using panoramic radiograph, such as mental index (MI), panoramic mandibular index (PMI) and mandibular cortical index (MCI); specially, to investigate their relationship with age, and gender. Materials and Methods: Study was conducted on 389 healthy individuals aged from 30 years. Standardized panoramic radiographs was obtained and the bone mass was measured using mental index (MI), panoramic mandibular index (PMI) and mandibular cortical index (MCI). Results: The mean MI of the selected population was 3.18 (± 0.58), the mean PMI was 0.27 (± 0.06). The mean MI, PMI and MCI were statistically significant differences between 30-50 years old group and >50 years old group (p<0.001 respectively). PMI and MCI between males and females were statistically significant differences (p<0.001 respectively). Conclusion: This study revealed that with the advancing age the bone mass decreased. In the future, it requires more studies to confirm that dental panoramic radiographs can be used in clinical practice to assist identifying individuals with low bone mass. Key words: mental index, panoramic mandibular index, mandibular cortical index. * Khoa Răng hàm Mặt ĐH Y Dược Tp.HCM Tác giả liên hệ: TS Lê Hồ Phương Trang, ĐT: 0907707633, Email: ptleho@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 306 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi con người càng tăng thì khối lượng và chất lượng xương càng giảm. Từ thập niên thứ 3 của cuộc sống, xương thường bắt đầu giảm mật độ và tăng tính xốp(13), nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, hậu quả là gãy xương. Hiện nay, loãng xương đang được xem là “bệnh dịch âm thầm”, lan rộng khắp thế giới, có xu hướng ngày càng gia tăng, và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Do đó, tầm soát và sàng lọc nguy cơ loãng xương trong giai đoạn sớm thật sự rất cần thiết và hữu ích trong việc làm giảm tỉ lệ gãy xương do loãng xương(11). Hướng đến mục tiêu trên, nhiều nghiên cứu đã đề nghị sử dụng các chỉ số hình thái X quang xương hàm dưới, thể hiện trên phim toàn cảnh nha khoa (panorex) như một công cụ hỗ trợ tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ loãng xương(3,8,12,14) Thời gian gần đây, hàng loạt nghiên cứu đã được tiến hành tại nhiều nước khác nhau với mục đích xác định giá trị sinh lý của các chỉ số hình thái X quang xương hàm dưới cho từng quốc gia hay từng chủng tộc để làm chuẩn cho việc so sánh và phát hiện sớm nguy cơ loãng xương. Để xác định chỉ số xương hàm dưới thể hiện trên phim toàn cảnh có bất thường hay không, đầu tiên cần phải biết khoảng giá trị bình thường đó trong dân số là bao nhiêu và sự biến thiên của các giá trị này theo tuổi tác và giới tính như thế nào. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá các chỉ số xương hàm dưới trên phim toàn cảnh, đặc biệt là tìm kiếm mối liên hệ giữa các chỉ số này với tuổi tác và giới tính. Hi vọng đây sẽ là nghiên cứu bước đầu cho các nghiên cứu sâu hơn về vai trò của phim toàn cảnh trong đánh giá chất lượng và khối lượng xương hàm dưới, nhằm hỗ trợ cho việc phát hiện sớm nguy cơ loãng xương. Các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra như sau: (1) xác định giá trị trung bình của chỉ số lỗ cằm (MI), chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) ở người Việt, (2) khảo sát sự phân bố các dạng vỏ xương hàm dưới (MCI) ở người Việt, (3) đánh giá mối liên hệ giữa các chỉ số MI, PMI và MCI với tuổi tác và giới tính, (4) đánh giá mối liên hệ của các dạng vỏ xương hàm dưới (MCI) với chỉ số lỗ cằm (MI) và chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI). ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm 389 ảnh toàn cảnh kĩ thuật số của bệnh nhân đến chụp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM trong thời điểm từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012. Kĩ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện không xác suất. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương tiện nghiên cứu Máy chụp phim toàn cảnh kĩ thuật số Sirona, phần mềm quản lý và đo đạc phim toàn cảnh Sidexis. Phương pháp thực hiện Đo đạc các số liệu bằng phần mềm Sidexis với độ phóng đại 300%. Hình 1: Chỉ số lỗ cằm (MI) (a). Hình 2: Chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) (a/b). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 307 Tóm tắt quá trình nghiên cứu Đo chỉ số lỗ cằm (MI) Chỉ số lỗ cằm là chiều cao của vỏ xương hàm dưới ở vị trí lỗ cằm: - Xác định lỗ cằm. - Vẽ đường thẳng đi qua tâm của lỗ cằm và vuông góc với tiếp tuyến bờ dưới xương hàm dưới. - Đo chiều cao vỏ xương tại vị trí này (a). Chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) Vẽ đường thẳng song song với tiếp tuyến bờ dưới xương hàm dưới và đi qua bờ dưới lỗ cằm. Đo khoảng cách từ bờ dưới lỗ cằm đến bờ dưới xương hàm dưới (b). PMI=a/b. Chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) Hình dạng xương hàm dưới được đánh giá từ vị trí lỗ cằm về phía xa, phân thành 3 loại: - C1: Bờ trong vỏ xương bằng phẳng, sắc nét ở cả 2 bên. - C2: Bờ trong có khuyết hình bán nguyệt (tiêu xương dạng khuyết lõm) hoặc tạo các lớp vỏ bên trong (1-3 lớp) ở 1 hoặc cả 2 bên. - C3: Bờ trong hình thành nhiều lớp và trông xốp 1 cách rõ rệt. Hình 2: Vị trí khảo sát bờ trong vỏ xương. Hình 3: Chỉ số vỏ xương hàm dưới-Phân loại hình dạng vỏ xương hàm dưới (MCI). Xác định sự khác biệt giữa nam và nữ Xác định sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ số Chỉ số lỗ cằm (MI) Chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) Chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) ĐO ĐẠC CÁC CHỈ SỐ GHI NHẬN TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ TOÀN THÂN CHỤP PHIM TOÀN CẢNH KĨ THUẬT SỐ Chọn đối tượng Chọn lựa phim VẼ LỖ CẰM VÀ CÁC ĐƯỜNG TIẾP TUYẾN Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 308 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Chỉ số lỗ cằm (MI) Giá trị trung bình của chỉ số lỗ cằm (MI) được tìm thấy trong nghiên cứu này là 3,18 ± 0,58. So với các nghiên cứu khác trên thế giới, giá trị của MI trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn vì tiêu chí chọn mẫu không giống nhau, phương thức thực hiện cũng có vài điểm khác, đặc biệt là sự khác nhau ở tính đặc thù của mỗi chủng tộc. Như nghiên cứu ở 312 phim toàn cảnh ở các đối tượng người Anh từ 40-79 tuổi có MI trung bình là 3,97(4). Nghiên cứu trên 1287 phim toàn cảnh của các đối tượng người Brazil trên 17 tuổi, có MI trung bình là 3,42 ± 0,73(1). Nghiên cứu trên 877 đối tượng người Ba Lan từ 20 đến 95 tuổi cho thấy MI có giá trị là 3,21 ± 0,76(7). Nghiên cứu trên 1863 đối tượng người Thổ Nhĩ Kì (thuộc cả hai chủng tộc Á-Âu) thì MI trung bình là 4,67 ± 0,41(5). Nhìn chung, có thể thấy chỉ số lỗ cằm (MI) ở người châu Á có giá trị thấp hơn ở người Châu Âu. Tuy các nghiên cứu trên có thể đại diện cho các nhóm chủng tộc ở các châu lục khác nhau, nhưng không thể khẳng định MI trung bình ở nhóm chủng tộc nào cao hơn nhóm chủng tộc nào, vì cỡ mẫu của các nghiên cứu khác nhau và tiêu chí chọn mẫu, độ tuổi, phân nhóm tuổi cũng không giống nhau; nên cần có những nghiên cứu thực hiện trên nhiều nhóm chủng tộc với cùng cỡ mẫu, tiêu chí chọn mẫu để có thể có một kết luận xác đáng hơn. Chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) Chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) có giá trị trung bình là 0,27 ± 0,06. PMI được thể hiện dưới dạng một tỉ số giữa chiều cao vỏ xương hàm dưới và khoảng cách từ bờ dưới lỗ cằm đến bờ dưới xương hàm dưới. Đây chính là nỗ lực để bù lại sự méo mó cũng như để triệt tiêu độ phóng đại vốn có trong phim toàn cảnh nha khoa(2). Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã xác định rằng khoảng cách từ lỗ cằm đến bờ dưới xương hàm dưới tương đối ổn định trong suốt cuộc đời, cho dù có sự tiêu xương ổ răng bên trên lỗ cằm. Ở một xương hàm dưới không bị tiêu ngót, khoảng cách bên dưới lỗ cằm bằng khoảng 1/3 tổng chiều cao của xương hàm dưới tại vùng đó(15). Cho nên, có thể nói PMI là chỉ số có khả năng cung cấp một thước đo độ dày vỏ xương hàm dưới và có thể được sử dụng cho việc đánh giá sự mất xương tại chỗ trong thực hành nha khoa(6). PMI ở nghiên cứu này có giá trị trung bình tương đồng với PMI bằng 0,275 trong nghiên cứu của Rao và cộng sự (2011)(13), thực hiện trên 100 phim toàn cảnh của các đối tượng người Ấn Độ từ 30 đến 60 tuổi. Sự đồng thuận này có thể do các đối tượng nghiên cứu đều là người Châu Á trên 30 tuổi. Nghiên cứu trên nhóm dân số người Thổ Nhĩ Kì trên 20 tuổi của Gulsahi và cộng sự (2008)(5) trên 1863 phim toàn cảnh kĩ thuật số cho kết quả cao hơn không nhiều là 0,28. Điều này có thể giải thích do sự khác biệt về chủng tộc. Thổ Nhĩ Kì là nước thuộc cả hai châu lục Á và Âu, ngoài ra, đối tượng trong nghiên cứu của Gulsahi trẻ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Rao. Benson và cộng sự (1991)(2) cho rằng PMI ở nhóm chủng tộc da trắng là 0,318; trong khi ở nhóm chủng tộc da đen lại có giá trị cao hơn là 0,35; còn ở nhóm người gốc Tây Ban Nha lại cho giá trị thấp nhất là 0,299; tương đồng với nghiên cứu của Ledgerton và cộng sự (1999) trên nhóm đối tượng người Anh có PMI bằng 0,31. Qua các kết quả được tìm thấy ở các nhóm dân số khác nhau trên thế giới, có thể khẳng định phần nào tầm ảnh hưởng của chủng tộc lên sự hình thành, phát triển xương nói chung và ở xương hàm dưới nói riêng. Chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) Chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) là chỉ số thể hiện hình thái của vỏ xương hàm dưới, đây là một biến định tính nên có thể tránh được những sai lệch gây ra do đo lường trên phim toàn cảnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy sự hiện diện của cả ba loại MCI, trong đó Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 309 chiếm nhiều nhất là loại C2 (bờ trong vỏ xương hàm dưới có khuyết hình bán nguyệt, tiêu xương dạng khuyết lõm hoặc tạo các lớp vỏ bên trong từ 1-3 lớp ở một hoặc cả hai bên) với 65%, còn lại là loại C1 (bờ trong vỏ xương bằng phẳng, sắc nét ở cả hai bên) và loại C3 (bờ trong vỏ xương hình thành nhiều lớp và trông xốp một cách rõ rệt). Sự phân bố của các phân loại MCI trong nghiên cứu này tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới(5,9). Mối liên hệ giữa các chỉ số MI, PMI và MCI với tuổi tác và giới tính Khi xét theo nhóm tuổi, chỉ số lỗ cằm (MI) và chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) đều cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê một cách rõ rệt giữa hai nhóm 30-50 tuổi và trên 50 tuổi (p<0,001). Trong đó, MI và PMI của các đối tượng thuộc nhóm 30-50 tuổi đều lớn hơn các đối tượng trên 50 tuổi (Bảng 1). Hay nói cách khác, MI và PMI có giá trị tăng dần từ 30 đến 50 tuổi; sau 50 tuổi, hai giá trị này giảm rõ rệt. Nghĩa là, khi tuổi càng tăng thì MI, PMI càng giảm và ngược lại. Do đó, có thể kết luận rằng tuổi càng tăng thì vỏ xương hàm dưới càng trở nên mỏng hơn. Kết quả này đồng thuận với rất nhiều nghiên cứu thực hiện trên nhiều nhóm dân số khác nhau trên thế giới(2,5,13). Tuy nhiên, nghiên cứu của Mudda và cộng sự (2010)(10) lại cho kết quả ngược lại. Bảng 1: Sự khác biệt chỉ số xương hàm dưới (MI, PMI) giữa hai nhóm tuổi. Chỉ số 30-50 tuổi (n=211) Trên 50 tuổi (n=178) p* SD SD MI Bên phải 3,34 0,55 3,00 0,62 <0,001 Bên trái 3,30 0,53 3,00 0,61 <0,001 PMI Bên phải 0,29 0,05 0,25 0,06 <0,001 Bên trái 0,29 0,06 0,26 0,06 <0,001 *Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. MCI cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê một cách rõ rệt giữa hai nhóm tuổi (p<0,001). Trong đó, MCI loại C1 hiện diện chủ yếu ở nhóm tuổi từ 30-50 (20,8%), còn ở nhóm tuổi trên 50 thì MCI loại C1 lại chiếm tỉ lệ rất thấp (5,1%). Ngược lại, MCI loại 3 lại ít thấy ở nhóm tuổi 30-50 (5,7%), nhưng lại hiện diện nhiều ở nhóm tuổi trên 50 (39,9%). Hay nói cách khác, MCI loại C1 hiện diện đa phần ở nhóm tuổi nhỏ (30-50 tuổi), MCI loại C3 hiện diện chủ yếu ở nhóm tuổi trên 50, còn MCI loại C2 thì phân bố trải dài ở tất cả các nhóm tuổi. Nhìn chung, khi tuổi càng tăng thì MCI càng có xu hướng dịch chuyển về phân loại C3 (vỏ xương hàm dưới xốp một cách rõ rệt). Hay nói cách khác, càng lớn tuổi thì vỏ xương hàm dưới càng xốp. Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Ledgerton và cộng sự (1999), nghiên cứu của Gulsahi cùng cộng sự (2008)(5). Bảng 2: Sự khác biệt chỉ số MCI giữa hai nhóm tuổi. Chỉ số MCI 30-50 tuổi n (%) Trên 50 tuổi n (%) C1 44 (20,8) 9 (5,1) C2 155 (73,5) 98 (55) C3 12 (5,7) 71 (39,9) Toàn mẫu 211 (100) 178 (100) Kiểm định χ2: p<0,001. Khi phân tích sâu hơn mối liên hệ giữa chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) và tuổi tác, chúng tôi nhận thấy độ tuổi trung bình của MCI loại C1 khoảng 40 tuổi và không thấy sự hiện diện của MCI loại C1 ở những đối tượng trên 62 tuổi; MCI loại C2 có ở độ tuổi trung bình khoảng 50 tuổi và ở các đối tượng trên 72 tuổi thì vỏ xương hàm dưới không có phân loại C2; với MCI loại C3 thì độ tuổi trung bình khoảng 60 tuổi và phân loại này hiện diện ở tất cả các đối tượng trên 72 tuổi. Nhận định này khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Ledgerton (1999) và Zlataric (2002)(16). Khi xét theo giới tính, chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) ở nữ (0,28 ± 0,06) lớn hơn PMI ở nam (0,26 ± 0,05), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) ở cả hai phần hàm. Chiều cao vỏ xương hàm dưới MI ở nam cao hơn ở nữ, trong khi đó PMI ở nữ lại cao hơn ở nam có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích do khoảng cách từ bờ dưới lỗ cằm đến bờ dưới xương hàm dưới ở nam Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 310 lớn hơn ở nữ, hay nói cách khác, xương hàm dưới của nam có kích thước lớn hơn của nữ theo chiều dọc. Nghiên cứu của Rao và cộng sự (2011)(13) cũng cho thấy sự khác biệt của PMI giữa nam và nữ, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Đối với chỉ số lỗ cằm (MI), giá trị trung bình của nam ở bên phải là 3,21 ± 0,56 và 3,18 ± 0,54 ở bên trái, cao hơn ở nữ phía bên phải là 3,17 ± 0,64 và 3,16 ± 0,62 phía bên trái; tuy nhiên, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ số này. Chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI) giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trong đó, MCI loại C2 chiếm hơn 50% ở cả hai giới, hiện diện ở nam nhiều hơn ở nữ; tuy nhiên, MCI loại C1 ở nữ cao trội hơn nam và nam có MCI loại C3 cao hơn nữ một chút. Mối liên hệ giữa MI, PMI và MCI Chỉ số lỗ cằm (MI) và chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,000) với chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI). Cụ thể là, MI và PMI có giá trị lớn nhất ở MCI loại C1, giảm dần ở loại C2 và có giá trị nhỏ nhất ở loại C3. Điều đáng chú ý là giá trị trung bình của MI và PMI ở phân loại C3 nhỏ hơn rõ rệt so với ở phân loại C1 và C2, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Gulsahi và cộng sự (2008)(5). Tuy nhiên, giá trị trung bình của MI và PMI ở các phân loại vỏ xương hàm dưới C1, C2, C3 trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Gulsahi (2008)(5), nhưng vẫn tuân theo qui luật chung là khi MCI càng tiến về phân loại C3 thì giá trị của MI và PMI càng giảm. Sự khác biệt trên có thể lý giải do yếu tố chủng tộc, cũng như các điểm không tương đồng trong cỡ mẫu, tiêu chí chọn mẫu của hai nghiên cứu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về các chỉ số hình thái X quang xương hàm dưới người Việt theo tuổi tác và giới tính, khảo sát trên 389 phim toàn cảnh kĩ thuật số, bước đầu, chúng tôi rút ra được những kết luận sau: - Giá trị trung bình của chỉ số MI ở người Việt là 3,18 ± 0,58; giá trị trung bình của chỉ số PMI ở người Việt là 0,27 ± 0,06. - MCI loại C1 hiện diện chủ yếu ở nữ 30-50 tuổi và ít thấy ở nam trên 50 tuổi; MCI loại C2 hiện diện nhiều nhất, phân bố ở tất cả các nhóm; MCI loại C3 được thấy nhiều nhất ở nữ trên 50 tuổi và ít nhất ở nữ 30-50 tuổi. - MI trung bình ở nam cao hơn ở nữ không có ý nghĩa thống kê, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 30-50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi. - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa nhóm 30-50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi về chỉ số hàm dưới toàn cảnh (PMI) và chỉ số vỏ xương hàm dưới (MCI). - MI và PMI có giá trị càng giảm khi phân loại vỏ xương hàm dưới (MCI) càng chuyển dịch về loại C3, đồng thời có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa MI, PMI ở phân loại C3 và phân loại C1, C2. Nhìn chung khi tuổi càng tăng thì vỏ xương hàm dưới càng mỏng và xốp, nhất là ở phụ nữ sau 50 tuổi. Các chỉ số xương hàm dưới định tính và định lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên có thể thay thế cho nhau trong việc đánh giá khối lượng và chất lượng xương hàm dưới. Nghiên cứu về các chỉ số hình thái X quang xương hàm dưới theo tuổi tác và giới tính được thực hiện lần đầu trên người Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng chúng tôi hi vọng kết quả của nghiên cứu có thể là những số liệu sơ khởi cho việc đánh giá khối lượng và chất lượng xương hàm dưới. Nghiên cứu này cũng sẽ mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn sau này hướng đến việc tầm soát nguy cơ loãng xương nói riêng và tạo sự kết nối giữa các liên chuyên khoa trong ngành Y tế nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alonso MB, Cortes ARG, Camargo AJ (2011). Assessment of panoramic radiomorphometric indices of the mandible in a Brazilian population. ISRN Rheumatology, 1-5. 2. Benson BW (1991). Variations in adult cortical bone mass as measured by a panoramic mandibular index. Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 71(3): 349-356. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 311 3. Devlin H, Horner K (2002). Mandibular radiomorphometric indices in the diagnosis of reduced skeletal bone mineral density. Osteoporos Int, 13(5): 373-378. 4. Dutra V (2005). Radiomorphometric indices and their re
Tài liệu liên quan