Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tay chân miệng nặng tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới (từ tháng 05-2011 đến tháng 07-2011)

Mở đầu: Năm 2011, trận dịch Tay Chân Miệng bùng nổ, tại TP HCM và các tỉnh miền nam. Một số lượng đáng kể các trẻ có biểu hiện nặng đã nhập viện tại BV bệnh Nhiệt Đới-khoa Hồi Sức Cấp Cứu Tích Cực Chống Độc Trẻ Em. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mong có cái nhìn toàn cảnh của các thể bệnh nặng góp phần mở rộng những hiểu biết thiết thực về bệnh Tay Chân Miệng (TCM) của trẻ em VN. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi bệnh TCM nặng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hồi cứu. Đề tài khảo sát các bệnh nhi được chẩn đoán TCM 2B trở lên, được điều trị tại khoa HSCCTCCĐTE BVBNĐ từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011. Kết quả: Có 150 trường hợp được đưa vào khảo sát. Về đặc điểm dịch tễ: tỉ lệ nam/nữ bằng 2,1, độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng- 3 tuổi (86%). 70,7% cư ngụ ở TP. HCM. Về đặc điểm lâm sàng: nhập hồi sức (từ các khoa thường chuyển xuống) chủ yếu là ngày 3 (44%), nhưng nhập thẳng khoa Hồi sức thường rơi vào ngày 2 (47%). Các biểu hiện lâm sàng khi nhập hồi sức: sốt ≥ 380C trở lên (92,7%), sang thương da (78,7%), loét miệng (68,7%), giật mình (68%). Có 11,3% không biểu hiện sang thương hoặc loét miệng. Biến chứng xuất hiện chủ yếu vào ngày 2, 3, 4 của bệnh. Phân độ lúc xuất viện: hơn 50% các trường hợp là độ 2B, chủ yếu là 2B nhóm 1. Độ 3 chiếm tỷ lệ cao 46,7% và chỉ có 3 ca độ 4. Có 1 trường hợp độ 4 tử vong. Thời gian hạ sốt trung bình là 6,7 ± 1,7 ngày và thời gian nằm viện trung bình là 9 ± 3,2 ngày. Về đặc điểm cận lâm sàng: trong 4 ngày đầu, bạch cầu máu cao (> 10000/mL), cao nhất vào N2, trở về bình thường từ N5, tỉ lệ Neutrophile và Lymphô tương đương nhau. Thay đổi dịch não tủy gợi ý bệnh cảnh viêm màng não siêu vi. Trên 136 ca phết họng làm PCR tìm enterovirus, tỷ lệ dương tính là 68,4%.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tay chân miệng nặng tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới (từ tháng 05-2011 đến tháng 07-2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 265 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI (TỪ THÁNG 05-2011 ĐẾN THÁNG 07-2011) Nguyễn Thị Thúy Nga*, Huỳnh Trung Triệu*, Đông Thị Hoài Tâm** TÓM TẮT Mở đầu: Năm 2011, trận dịch Tay Chân Miệng bùng nổ, tại TP HCM và các tỉnh miền nam. Một số lượng đáng kể các trẻ có biểu hiện nặng đã nhập viện tại BV bệnh Nhiệt Đới-khoa Hồi Sức Cấp Cứu Tích Cực Chống Độc Trẻ Em. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mong có cái nhìn toàn cảnh của các thể bệnh nặng góp phần mở rộng những hiểu biết thiết thực về bệnh Tay Chân Miệng (TCM) của trẻ em VN. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi bệnh TCM nặng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hồi cứu. Đề tài khảo sát các bệnh nhi được chẩn đoán TCM 2B trở lên, được điều trị tại khoa HSCCTCCĐTE BVBNĐ từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011. Kết quả: Có 150 trường hợp được đưa vào khảo sát. Về đặc điểm dịch tễ: tỉ lệ nam/nữ bằng 2,1, độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng- 3 tuổi (86%). 70,7% cư ngụ ở TP. HCM. Về đặc điểm lâm sàng: nhập hồi sức (từ các khoa thường chuyển xuống) chủ yếu là ngày 3 (44%), nhưng nhập thẳng khoa Hồi sức thường rơi vào ngày 2 (47%). Các biểu hiện lâm sàng khi nhập hồi sức: sốt ≥ 380C trở lên (92,7%), sang thương da (78,7%), loét miệng (68,7%), giật mình (68%). Có 11,3% không biểu hiện sang thương hoặc loét miệng. Biến chứng xuất hiện chủ yếu vào ngày 2, 3, 4 của bệnh. Phân độ lúc xuất viện: hơn 50% các trường hợp là độ 2B, chủ yếu là 2B nhóm 1. Độ 3 chiếm tỷ lệ cao 46,7% và chỉ có 3 ca độ 4. Có 1 trường hợp độ 4 tử vong. Thời gian hạ sốt trung bình là 6,7 ± 1,7 ngày và thời gian nằm viện trung bình là 9 ± 3,2 ngày. Về đặc điểm cận lâm sàng: trong 4 ngày đầu, bạch cầu máu cao (> 10000/mL), cao nhất vào N2, trở về bình thường từ N5, tỉ lệ Neutrophile và Lymphô tương đương nhau. Thay đổi dịch não tủy gợi ý bệnh cảnh viêm màng não siêu vi. Trên 136 ca phết họng làm PCR tìm enterovirus, tỷ lệ dương tính là 68,4%. Kết luận: Để phát hiện sớm bệnh TCM nặng nên lưu ý những điểm sau đây: trẻ em nhỏ < 3 tuổi, nhất là trẻ nam. Nếu trẻ sốt ngày 2- ngày 3, lưu ý phát hiện những sang thương ngoài da và/hoặc loét miệng, giật mình để đưa trẻ vào viện sớm. Phát hiện sớm những biến chứng tim mạch, thần kinh, bằng cách theo dõi sát nhịp tim, huyết áp, nhịp thở và cách thở hoặc biểu hiện giật mình. Không nhất thiết phải dùng kháng sinh dù bạch cầu máu cao trong vài ngày đầu. Từ khóa: Tay chân miệng nặng, biến chứng tim mạch, thần kinh, hô hấp * Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới ** Bộ Môn Nhiễm ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thúy Nga, ĐT: 0985805501 Email: hello_thisworld@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 266 ABSTRACT EPIDEMIOLOGIC, CLINICAL FEATURES AND LABORATORY FINDINGS OF SEVERE HAND- FOOT-MOUTH DISEASE AT THE HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES FROM MAY 2011 TO NOV 2011 Nguyen Thi Thuy Nga, Huynh Trung Trieu, Dong Thi Hoai Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 265 - 271 Background: A large outbreak of Hand Foot Mouth Disease (HFM) happened in 2011 in HCM city and the south provinces of VN. We would like to have an overall view of the severe cases, to have a more understanding of this disease. Material and methods: Through a retrospective study, we described the epidemiologic, clinical features and laboratory findings of severe cases of HFM admitted to the Pediatric Intensive Care Unit of the Hospital For Tropical diseases from may 2011 to November 2011. Results: 150 cases were described, with a boy/girl rate of 2.1, and 86% from 6 months to 3 years of age. The median day for transferring the patient from another ward to the PICU was Day 3 of the illness (43%), but those who were directly admitted to PICU were on Day 2 (47%). The main clinical signs on admission were: temperature ≥380C (92.7%), skin lesions (78.7%), mouth ulcerations (68.7%), myoclonic jerk (68%). There were 11.3% of cases who had no any skin or mouth ulcers. The complications occurred mainly in Day 2, 3, 4 of the illness. At discharge more than 50% were classified as 2B. The grade 3 has a high percentage 46.7% and 3 cases were classified as grade 4, in which 1 died. The median effervescence day was 6.7 ± 1.7, and the median day of hospitalization was 9 ± 3.2 days. About the laboratory parameters: for the first 4 days, the white cells count was high (> 10000/mL), highest on Day 2, and became normal from Day 5. The percentage of Neutrophiles and Lymphocytes were similar. The CSF disorders were of viral meningitis. In 136 PCR throat swabs performed, 68.4% were positive with enterovirus. Conclusions: To a better detection of severe HFM cases, we should pay more attention to infants < 3 years old, especially male patients. Vital signs and myoclonic jerk should be monitored carefully to detect cardiac, respiratory and neurological complications. Antibiotics were not necessary even if blood leucocytes were high. Key words: Severe Hand Foot Mouth disease, children, complications MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỉ trở lại đây, với nhiều trận dịch liên tiếp xảy ra, bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) đã được xem như một vấn đề sức khỏe cộng đồng hết sức quan trọng cho các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bệnh do Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Năm 2003, tại khu vực phía nam, một đợt bùng phát bệnh viêm não cấp tính liên quan đến BTCM đã được báo cáo tại TP HCM. Năm 2005, đã xác định là EV71 trong 42,1% và 52,1% là CA 16 trong 411 mẫu bệnh phẫm trẻ em. Từ năm 2007 trở đi, số ca bệnh hàng năm lên đến hơn 10 000 ca, với tử vong từ 23 đến 25 ca(6). Phần lớn các trường hợp bệnh xảy ra ở các tỉnh phía nam. Chúng tôi mong được hiểu thêm về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của những ca bệnh nặng này, góp phần mở rộng thêm những hiểu biết thiết thực về bệnh Tay Chân Miệng của trẻ em Việt Nam qua khảo sát mô tả các trẻ em nhập tại BV Bệnh Nhiệt Đới của mùa dịch năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi bệnh Tay Chân Miệng nặng tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khoa HSCCTCCĐTE từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 267 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Mô tả hồi cứu với tiêu chuẩn chọn bệnh là các trẻ em TCM từ độ 2B trở lên KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ: Có 101 trẻ nam (67%) và 49 trẻ nữ (33%), tỷ lệ nam/nữ bằng 2,1. Đa số cư ngụ ở TP HCM (70,7%). Số tuổi phân bố từ 3,5 tháng đến 72 tháng (6 tuổi). Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 13 đến 24 tháng (54%), kế đến là 2 nhóm 7-12 tháng (18%) và 25-36 tháng (14%). 4% 18% 54% 14% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% ≤6th 7-12th 13-24th 25-36th 37-48th Tỷ lệ (%) Biểu đồ 1: Phân bố ca bệnh theo nhóm tuổi Đặc điểm lâm sàng Nhập viện sớm nhất là ngày 1, trễ nhất là ngày 6. Ngày nhập viện nhiều nhất là ngày 2 (42,7%), kế đến là ngày 3 (29,3%) và ngày 4 (14,7%). Trong đó, ngày 3 là ngày các trẻ từ trại thường được chuyển xuống khoa hồi sức nhiều nhất (44%), còn ngày 2 là ngày trẻ nhập thẳng nhiều nhất (47%). 11.9% 44.0% 16.7% 47.0% 24.2% 21.2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Tỷ lệ (%) Khoa chuyển HS Nhi Nhập thẳng HS Nhi Biểu đồ 2: Phân bố bệnh theo ngày nhập khoa hồi sức Các biểu hiện LS khi nhập hồi sức: sốt từ 380C trở lên (92,7%), sang thương da (78,7%), loét miệng (68,7%). Có 11,3% không biểu hiện sang thương hoặc loét miệng. Biểu hiện giật mình thường là nguyên nhân đưa trẻ vào khoa chiếm 68%. 01% 04% 12% 68% 69% 79% 93% 0% 50% 100% YẾU CHI ĐI LOẠNG CHOẠNG RUN CHI GIẬT MÌNH LOÉT MIỆNG SANG THƯƠNG DA SỐT Tỷ lệ (%) Biểu đồ 3: Tần suất biểu hiện lâm sàng khi nhập khoa hồi sức Biến chứng Biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (96,7%) với biểu hiện tim nhanh, còn huyết áp cao chỉ xuất hiện ở 30% các trường hợp. Biến chứng hô hấp (38,7%) gồm thở nhanh, thở không đều, thở rít. Biến chứng thần kinh biểu hiện với tần suất 80% . Bảng 1: Tần suất có biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh Biểu hiện biến chứng Số ca Tỉ lệ % Tim nhanh 145 96,7 Huyết áp cao 45 30 Hô hấp * 58 38,7 Thần kinh ** 120 80 Có 70,3% các ca bệnh có biểu hiện tim nhanh, tập trung từ ngày 2 đến ngày 4. Còn huyết áp cao lại xuất hiện từ ngày 2 đến ngày 6 của bệnh. Về biến chứng hô hấp, thở nhanh và thở không đều chiếm tỷ lệ lần lượt là 27,6% và 25% (Biểu đồ 5). Về biểu hiện thần kinh, giật mình chiếm tỷ lệ cao nhất (76,7%), nhất là vào ngày 2-ngày 3. Run chi và thất điều chiếm tỉ lệ khoảng 20% (33 ca). Có 3 ca thất điều, 1 ca có biểu hiện đảo mắt, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 268 không có ca nào có biểu hiện yếu liệt. Dựa vào các biểu hiện tim mạch và thần kinh như trên, phân độ lúc xuất viện bao gồm: 51,3% là độ 2B với 42% là 2B nhóm 1. Độ 3 chiếm tỷ lệ 46,7% và 3 ca độ 4, trong đó có một trường hợp tử vong. 8 12 14 36 36 30 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 2 4 6 8 10 12 Ngày bệnh Số ca Số ca cao huyết áp Số ca tim nhanh Biểu đồ 4: Tần suất ca bệnh có tim nhanh, huyết áp cao tính theo ngày bệnh 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Số ca Thở nhanh Thở không đều Thở rít Biểu đồ 5: Tần suất các biểu hiện hô hấp theo ngày bệnh Đặc điểm cận lâm sàng Bạch cầu được theo dõi mỗi ngày. Trong 4 ngày đầu, trị số bạch cầu có phần cao hơn so với trị số bình thường (thay đổi từ 11.200 đến 14.000/mL), cao nhất vào N2 (14.400/mL) và trở về bình thường từ N5. Tỷ lệ đa nhân và đơn nhân tương đương nhau. Tiểu cầu không giảm, và trị số CRP không tăng cao. Ở 12 bệnh nhân có chỉ định chọc dò tủy sống, và giá trị trung vị của số lượng DNT không cao (12 tế bào/ml), tỷ lệ tế bào đa nhân và đơn nhân tương đương nhau. Các trị số đạm, đường và lactat DNT trong giới hạn bình thường. 17 trường hợp được làm CK-MB và trị số trung vị là 34.5 U/l. Trung vị của Troponin I trên 25 ca là 0,001U/l. Mức đường huyết trong giới hạn 70- 140g/dl chiếm 89,8% các trường hợp. 11.2 14.4 12.6 11.2 9.8 9.8 8.8 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 Số lượng tb BẠCH CẦU NEUTRO LYMPHO Biểu đồ 6: Thay đổi của bạch cầu từ ngày 1 đến ngày 7 Về xét nghiệm PCR để tìm tác nhân gây bệnh, chúng tôi thực hiện được 136 ca phết họng, trong đó tỷ lệ (+) là 68,4%. Tỷ lệ (+) của phết trực tràng và dịch não tủy thấp hơn. Bảng 2: Kết quả PCR tìm Enterovirus Số ca thực hiện Số ca (+) Tỷ lệ % Phết họng 136 93 68,4 Phết bóng nước 3 3 100 Phết trực tràng 8 4 50 PCR dịch não tủy 22 2 9,1 Về điều trị Ở các bệnh nhi độ 2B nhóm 1 (63 ca), có 17 bệnh nhân được truyền IVIG. Có 27 (32%) bệnh nhân thuộc độ 2B nhóm 2 và độ 3 không sử dụng IVIG do tình trạng cao HA thoáng qua. Chỉ có 21,4% bệnh nhân độ 3 cần đến điều trị vận mạch. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Về giới tính Với tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 2,1/1, có thể nói rằng BTCM xảy ra ở phái nam nhiều hơn phái nữ và kết quả này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu khác : nghiên cứu của Sun Li-mei năm 2008 ở Quảng Đông Trung Quốc, tỉ lệ nam/nữ =1,84/1(7). Nghiên cứu của Susheera Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 269 Chatproedprai tại Thái Lan năm 2009, ghi nhận nam/nữ=1,3/1(8). Nghiên cứu của Chế Th. Đoan tại BV Nhi Đồng 2 thì tỉ lệ này là 1,7/1. Còn theo tác giả Nguyễn Trần Nam tại BV Nhi Đồng 2 năm 2011, cũng ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ trẻ nam diễn tiến độ nặng hơn so với trẻ nữ(5). Hiện chúng tôi cũng chưa tìm thấy y văn nào giải thích cụ thể tình trạng bệnh nặng liên quan đến giới tính, nhưng sự khác biệt mạnh về giới tính này có thể góp phần trong việc tìm hiểu các yếu tố liên quan độ nặng của trẻ bệnh. Về nhóm tuổi Trẻ nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu được ghi nhận là 3 tháng rưỡi, và lớn nhất là 72 tháng (6 tuổi). Bệnh nhân thuộc nhóm 13-24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (54%), kế đến là nhóm 7-12 tháng và 25-36 tháng với tỉ lệ lần lượt là 18%, 14%. Gần như các báo cáo cho biết BTCM gặp chủ yếu ở trẻ < 5 tuổi, nhất là ở trẻ < 3 tuổi. Với tác giả Sun Li-mei tại Đài Loan, tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi chiếm 70%(7). Một số nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy trẻ < 3 tuổi có nguy cơ biến chứng cao hơn(2,4). Các tác giả này cũng nhận định rằng tuổi càng lớn thì xác suất bệnh nặng càng ít hơn. Điều này hẳn có liên quan đến tình trạng chưa đủ trưởng thành của hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng ở lứa tuổi 1- 5 tuổi này. Về đặc điểm lâm sàng:-Về ngày nhập khoa hồi sức Thông thường trẻ nhập viện vào trại thường với chẩn đoán là TCM 2A và được chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu nếu trở nặng hoặc chuyển độ. Với nhóm bệnh nhân này, ngày nhập hồi sức cấp cứu trải dài từ ngày 1 đến sau ngày 7. Chiếm ưu thế 44% là ngày 3 của bệnh. Kế đến là ngày 4 và 2 với tỉ lệ 16,7% và 11,9%. Chúng tôi lưu ý rằng sau ngày 6, vẫn còn 10% bệnh nhi chuyển xuống hồi sức. Đây có phải chăng những trường hợp có biến chứng muộn? Đối với những trẻ nhập thẳng vào khoa hồi sức, ngày nhập nhiều nhất lại là ngày 2 (47%), còn ngày 3 là 24,2% và ngày 4 là 21,2%. Không có ca nào vào thẳng khoa hồi sức từ ngày 6 trở đi. Phải chăng điều này nói lên rằng diễn biến nặng của bệnh nhân TCM đòi hỏi phải nhập hồi sức có thể không có nữa sau ngày 6 của bệnh? Nhìn chung vào biểu đồ 2, có thể nói rằng TCM biểu hiện nặng sớm ngày 2- ngày 3 của bệnh. Nếu đem so với bệnh sốt xuất huyết Dengue, đa số biểu hiện nặng, chẳng hạn sốc, xuất huyết nặng, xảy ra vào ngày trễ hơn, tức là ngày 4-ngày 5 của bệnh. Đây cũng là một yếu tố lưu ý để phân biệt sốt xuất huyết Dengue và TCM. Về biểu hiện lâm sàng khi nhập hồi sức Chúng tôi nhận định rằng biểu hiện sang thương da, loét miệng gợi ý BTCM chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 70% và có nghĩa rằng cần lưu ý những trường hợp không có biểu hiện ngoài da-niêm mạc mà vẫn có thể có biến chứng của TCM. Sang thương da đơn thuần là 78,7%, loét miệng đơn thuần là 68,7%.Vừa sang thương da, vừa loét miệng chiếm 58,7%. Nghiên cứu ghi nhận có tới 11,3% không có biểu hiện sang thương da hoặc loét miệng. Những trẻ không có biểu hiện sang thương da hoặc loét miệng đều có triệu chứng giật mình. Hạn chế của khảo sát hồi cứu ở đây là không thể mô tả được số lượng sang thương, hình ảnh cụ thể của vết loét, vị trí nào xuất hiện nhiều, vị trí nào xuất hiện ít. Có thể nói rằng trên thực tế có những trường hợp ghi nhận sang thương da rất nhiều hoặc cũng có ca vết loét miệng rất nhỏ và khó nhìn thấy được. Trong các biểu hiện thần kinh lúc nhập viện thì giật mình chiếm ưu thế (68%), run chiếm tỉ lệ thấp (12%), đi loạng choạng và yếu chi chiếm tỉ lệ không đáng kể (dưới 4%). Tỉ lệ gặp sang thương da hoặc thần kinh cũng tương tự trong khảo sát của các tác giả khác. Về biến chứng Ngày 3 là ngày quan trọng đối với bệnh TCM, ngày mà các biến chứng tim nhanh, huyết áp cao, thở nhanh, thở không đều, run chi, thất điều xuất hiện với tỉ lệ cao nhất. Điều này cũng phù hợp với kết quả của nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng I thì thời điểm xuất hiện biến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 270 chứng thường gặp từ ngày thừ 2–5 (88,7%), cao nhất là ngày thứ 3 (35%). Các dấu hiệu này biểu hiện rối loạn hệ thần kinh tự động, gây nên bởi vai trò đáp ứng viêm của cytokin, do phóng thích quá mức các catecholamin, cũng như tác động trực tiếp đến trung tâm tuần hoàn, hô hấp ở thân não. Về phân độ bệnh Dựa vào bảng phân độ BTCM của Bộ Y Tế năm 2012(1), chúng tôi đã phân các ca bệnh thành các độ 2B nhóm 1, 2B nhóm 2, độ 3 và độ 4. Đa phần các ca bệnh tập trung ở độ 2B và độ 3 (98%). Trong đó, độ 2B chiếm tỉ lệ cao nhất (hơn 50%), chủ yếu là 2B nhóm 1, độ 3 chiếm tỉ lệ khá cao (46,7%), độ 4 chiếm tỉ lệ thấp (2%). Vì định nghĩa của các ca độ 2 đã được quy định rõ, nên chúng tôi đi sâu tìm hiểu biểu hiện của các ca độ 3 và độ 4. Trong 70 ca độ 3, thì HA cao chiếm tới 64,3% (45 ca), trong đó HA cao kèm thở nhanh hay thở không đều thay đổi từ 20% đến 22,8%. Có 25 ca không cao huyết áp, nhưng có thở nhanh và thở không đều với tỉ lệ khoảng 27,1%. Còn cả 3 ca độ 4 đều có biểu hiện cao HA, thở nhanh, thở không đều. Trong đó có 1 ca xuất hiện thêm thất điều, đảo mắt, sau đó rơi vào suy hô hấp tuần hoàn và tử vong. Về đặc điểm cận lâm sàng Khi ghi nhận số lượng bạch cầu trung bình từ ngày 1 đến ngày 7 của các bệnh nhi, chúng tôi nhận thấy, bạch cầu có phần tăng cao vào những ngày đầu của bệnh, nhưng giảm dần rồi trở về bình thường từ ngày 5. Tăng cao nhất là ngày 2 (14,4 K/mL), tiếp đến là ngày 3 (12,6 K/mL), ngày 1 và 4 bằng nhau (11,2 K/mL). Tuy nhiên dù bạch cầu có tăng nhưng tỉ lệ Neut và Lym tương đương nhau (Biểu đồ 6). Tại sao đây là một bệnh do vi-rút mà bạch cầu máu lại gia tăng? Đây là một đặc điểm của BTCM nặng. Tương tự như việc xuất hiện các biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh xảy ra cao nhất ở ngày 3, thì số lượng trung bình của bạch cầu cũng tăng cao vào ngày 2 và 3. Số lượng bạch cầu giảm dần cũng đi đôi với tình trạng ổn định dần trên lâm sàng. Về đặc điểm dịch não tủy: có 38 trẻ có những biểu hiện thần kinh cần phân biệt với viêm màng não mủ, và được chọc dò tủy sống. Giá trị trung vị của số lượng tế bào/DNT không cao (12 tế bào/ml), tuy nhiên có tới 55% các ca được xét nghiệm có số lượng tế bào >10/ml, và khoảng 10% các ca có >100 tế bào/ml, trong đó Neut và Lym chiếm tỉ lệ gần tương đương nhau (khoảng 50%). Ngoài ra, giá trị trung vị của Protein/DNT, tỉ lệ Glucose/DNT so với đường huyết lấy cùng lúc, lactate/DNT trong giới hạn bình thường. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả C.T.Đoan, thực hiện trên 27 trẻ BTCM nặng tại BV Nhi Đồng 2, có 15 trẻ chọc dò tủy sống, thì 11 trẻ biểu hiện của bệnh cảnh viêm màng não siêu vi. Nghiên cứu của tác giả Cheol Soon Choi thực hiện tại Hàn Quốc 2009, khảo sát trên 42 trẻ có nhiễm khuẩn hệ TKTW bởi EV71 cũng thấy có sự gia tăng bạch cầu/DNT, ở bệnh nhân nhẹ là 251,33 tế bào/ml, còn ở bệnh nhân nặng là 494,64 tế bào/ml, các giá trị sinh hóa DNT trong giới hạn bình thường(3). Về kết quả PCR tìm enterovirus: Có 136 ca được làm phết họng (chiếm 90,7%), trong số đó có 93 ca dương tính với enterovirus. Vậy tỉ lệ dương tính đạt được là 68,4%; 3 ca được làm phết bóng nước và 8 ca làm phết trực tràng: cả 3 ca làm phết bóng nước đều dương, và 4/8 phết trực tràng dương tính; 22 ca làm PCR dịch não tủy, nhưng tỉ lệ dương tính rất thấp (2/22, 9,1%) (Bảng 2). Sự hiện diện của vi-rút trong DNT thấp cũng là một điều đã được ghi nhận (< 5%)(9). Tỷ lệ PCR (+) khác nhau tùy theo nghiên cứu. Tác giả Cheol Soon Choi thực hiện tại Hàn Quốc 2009, khảo sát trên 42 trẻ có nhiễm khuẩn hệ TKTW bởi EV71, tỉ lệ dương tính khi làm phết họng, phết trực tràng, và dịch não tủy lần lượt là 38,1%, 83,3%, 7,1%(3). Sự khác biệt về tỉ lệ dương tính có lẽ do những tiêu chuẩn chọn bệnh, ngày lấy bệnh phẩm khác nhau và kỹ thuật thực hiện tại những phòng xét nghiệm khác nhau. KẾT LUẬN Trong mùa dịch bệnh tay chân miệng: đặc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 271 biệt quan tâm đến sức khỏe của trẻ em nhỏ < 3 tuổi, nhất là trẻ nam, vì đây là đối tượng dễ có khả năng bị mắc bệnh. Lưu ý phát hiện những sa
Tài liệu liên quan