Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Sheehan

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là để xác định đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng của 47 bệnh nhân với hội chứng Sheehan chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị trong 3 năm, từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2011 tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ rẫy. Phương pháp: Hồi cứu mô tả. Các dữ liệu như tiền sử y khoa, các xét nghiệm cận lâm sàng, phân tích hormone tuyến yên, CT và/hoặc MRI scan của hố yên của bệnh nhân đã được xem xét. Kết quả: Tất cả 47 bệnh nhân đều bị mất sữa sau sinh và bị vô kinh. Tất cả bệnh nhân đều có tiền sử băng huyết khi sinh và các triệu chứng của hội chứng Sheehan. Có 12 (25,5%) bệnh nhân có rối loạn tri giác. Tất cả 47 bệnh nhân có suy giáp thứ phát, suy vỏ thượng thận, thiểu năng sinh dục hypogonadotrophic và sự thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng. Đái tháo nhạt đã không được tìm thấy trong bất kỳ bệnh nhân nào. Hình ảnh tuyến yên teo nhỏ được phát hiện ở 3/11 bệnh nhân được làm CT. Kết luận: Mặc dù hiếm, nhưng hội chứng Sheehan vẫn còn gặp trong thực hành lâm sàng. Nếu không được chẩn đoán sớm, nó có thể gây ra bệnh tật và tử vong. Các dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán hội chứng Sheehan là mất sữa sau sinh và không có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh bị băng huyết nặng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Sheehan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 184 giữa nhóm BN có và không có viêm teo NMDD (5,1 ± 1,8 so với 6,2 ± 1,4). Với giá trị ngưỡng PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm HP và viêm teo NMDD lần lượt là 80,7% và 76,3%. Kết quả này gợi ý rằng việc định lượng nồng độ PG và gastrin huyết thanh giúp ích cho lâm sàng trong chẩn đoán nhiễm HP, mức độ hoạt động của VDD và viêm teo NMDD. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Di-Mario F, Cavallaro LG et al (2006), “Usefulness of serum pepsinogens in Helicobacter pylori chronic gastritis: Relationship with inflammation, activity and density of the bacterium”, Digestive Disease and Sciences, 51, pp: 1791-5. 2. Germana B et al (2005), “Clinical usefulness of serum pepsinogens I and II, gastrin-17, and anti-Helicobacter pylori antibodies in the management of dyspeptic patients in primary care”, Digestive and Liver disease, 37, pp: 501-8. 3. Kang JM, Kim N et al (2008), “The role of serum pepsinogen and gastrin test for the detection of gastric cancer in Korea”, Helicobacter, 13, pp: 146-56. 4. Kim JH et al (2001), “Seroepidemiological study of Helicobacter pylori infection in asymtomatic people in South Korea”, J. Gastroenterol. and Hepatol., 16, pp: 969-75. 5. Kim JH et al (2009), “Clinical meaning of pepsinogen test and Helicobacter pylori serology in the health check-up population in Korea”, European Journal of Gastroenterology and Hepatology, 21, pp: 606-12. 6. Kiyohira K, Yoshihara M, Ito M, et al (2003), “Serum pepsinogen concentration as a marker of Helicobacter pylori infection and the histologic grade of gastritis; evaluation of gastric mucosa by serum pepsinogen levels”, J. Gastroenterol., 38, pp: 332-8. 7. Kwak MS, Kim N, Lee HS et al (2010), “Predictive power of serum pepsinogen tests for the development of gastric cancer in comparision to the histologic risk index”, Dig. Dis. Sci., 55, pp: 2275-85. 8. Leung WK, Wu M, Kakugawa Y et al (2008), “Screening for gastric cancer in Asia: current evidence and practice”, Lancet Oncol., 9, pp: 279-87. 9. Miki K. (2006), “Gastric cancer screening using serum pepsinogen test method”, Gastric cancer, 9, pp: 245-53. 10. Tran Khanh Hoan và CS (2010), “Non-invasive method for evaluation intestinal metaplasia and gastric epithelial dysplasia”, Vietnamese J. Gastroenterology, 20 (5), pp. 1335-42. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG SHEEHAN Nguyễn Thị Bích Đào* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là để xác định đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng của 47 bệnh nhân với hội chứng Sheehan chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị trong 3 năm, từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2011 tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ rẫy. Phương pháp: Hồi cứu mô tả. Các dữ liệu như tiền sử y khoa, các xét nghiệm cận lâm sàng, phân tích hormone tuyến yên, CT và/hoặc MRI scan của hố yên của bệnh nhân đã được xem xét. Kết quả: Tất cả 47 bệnh nhân đều bị mất sữa sau sinh và bị vô kinh. Tất cả bệnh nhân đều có tiền sử băng huyết khi sinh và các triệu chứng của hội chứng Sheehan. Có 12 (25,5%) bệnh nhân có rối loạn tri giác. Tất cả 47 bệnh nhân có suy giáp thứ phát, suy vỏ thượng thận, thiểu năng sinh dục hypogonadotrophic và sự thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng. Đái tháo nhạt đã không được tìm thấy trong bất kỳ bệnh nhân nào. Hình ảnh tuyến yên teo nhỏ được phát hiện ở 3/11 bệnh nhân được làm CT. Kết luận: Mặc dù hiếm, nhưng hội chứng Sheehan vẫn còn gặp trong thực hành lâm sàng. Nếu không được chẩn đoán sớm, nó có thể gây ra bệnh tật và tử vong. Các dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán hội chứng Sheehan là mất sữa sau sinh và không có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh bị băng huyết nặng. Từ khóa: Hội chứng Sheehan, tuyến yên. ABSTRACT CLINICAL AND PARACLINICAL FEATURES OF SHEEHAN’ SYNDROME PATIENTS Nguyen Thi Bich Dao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 184 - 190 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 185 Purpose: The aim of the present study was to determine the clinical and hormonal characteristics with Sheehan's syndrome in 47 cases that we had diagnosed. Fourty-seven patients with Sheehan's syndrome, diagnosed and treatment at Chợ rẫy hospital in the last 3 years (1/2009-12/2011) were reported in the study. Methods: Descriptive-retrospective study. Medical history, physical examination, routine laboratory examinations, pituitary hormone analysis, CT and/or MRI scan of the sella of the patients were reviewed. Results: All patients had a history of massive hemorrhage at delivery and physical signs of Sheehan's syndrome. Fourty-seven of them lacked postpartum milk production, followed by failure of resumption of menses. There were 12 (25.5%) subjects with disturbances in consciousness. All 47 patients had secondary hypothyroidism, adrenal cortex failure, hypogonadotrophic hypogonadism deficiency. Diabetes insipidus has not been found in any patient. Empty sellae were revealed in 3/11 patients by CT. Conclusions: Sheehan's syndrome is still encountered in clinical practice occasionally. If not diagnosed early, it could cause increased morbidity and mortality. The most important clues for diagnosis of Sheehan's syndrome are lack of lactation and failure of menstrual resumption after a delivery complicated with severe hemorrhage. Keywords: Sheehan’s syndrome, pituitary gland. MỞ ĐẦU Hội chứng Sheehan là tình trạng suy tuyến yên, xuất hiện ở một số phụ nữ sau đẻ do nguyên nhân tuyến yên bị hoại tử. Hay còn được gọi là hoại tử tuyến yên sau đẻ - postpartum pituitary necrosis (Sheehan’s syndrome) được mô tả năm 1937 bởi Harold Leeming Sheehan (1900-1988). Sheehan là bệnh hiếm ở các nước đã phát triển, nhưng vẫn là mối đe dọa chính cho phụ nữ ở những nước đang phát triển. Sinh lý bệnh Cho đến nay, cơ chế chính xác gây hoại tử tuyến yên sau đẻ vẫn chưa được biết rõ. Một giả thiết được đưa ra để giải thích hiện tượng này là trong quá trình mang thai, tuyến yên sẽ to ra, cần nhiều máu hơn nên nó cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương khi thiếu máu. Do đó khi sản phụ bị mất nhiều máu trong hoặc ngay sau sinh như đờ tử cung, vỡ tử cung, rau càrăng lược... dẫn đến tụt huyết áp thì theo phản xạ, các mạch máu sẽ co lại để ưu tiên cấp máu cho các cơ quan quan trọng như não, tim, thận... và giảm cấp máu cho đa phần các cơ quan khác nên tuyến yên sẽ dễ bị hoại tử do thiếu máu nặng và kéo dài. Một giả thiết khác là các sản phụ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tự miễn, viêm mạn tính... trong đó tuyến yên bị viêm mạn tính và dẫn đến suy tuyến yên sau đẻ. Trong đa số các trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng của HC Sheehan có biểu hiện ban đầu không rõ rệt, dễ bị bỏ qua và diễn ra âm thầm, tiến triển từ từ có thể sau vài tháng nhưng cũng có thể sau nhiều năm. Nó là tổng hợp các triệu chứng của suy tuyến giáp, thượng thận và sinh dục. Các triệu chứng của suy giáp như chậm chạp, tăng cân, sợ lạnh... Các triệu chứng của suy thượng thận như mệt nhiều, huyết áp thấp, sút cân... Các triệu chứng của suy tuyến sinh dục như rụng lông nách, lông mu, không có kinh trở lại hoặc kinh nguyệt không đều... Các triệu chứng khác như thiếu máu nặng, có thể bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Thường là sau một cuộc đẻ mất nhiều máu, nhiều phụ nữ teo nhỏ bầu vú, teo bộ phận sinh dục ngoài, mệt mỏi, phản xạ kém, giảm trí nhớ; đôi lúc hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.. * Khoa Nội tiết, BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào, ĐT: 0983915048, Email: phd_bichdao@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 186 Tuy nhiên cũng có những triệu chứng có giá trị gợi ý và xuất hiện sớm nhưng ít được để ý, đó là sau đẻ người mẹ không có sữa cho con bú và không bao giờ có kinh trở lại.Phần lớn những dấu hiệu trên là không đặc hiệu, dễ nhầm với bệnh khác, do đó đa số các bệnh nhân Sheehan thường được chẩn đoán muộn và sai. Chẩn đoán HC Sheehan có thể rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là do người bệnh thường đến bệnh viện muộn, triệu chứng không đặc hiệu và thầy thuốc lại ít khi nghĩ đến bệnh này. Để chẩn đoán HC Sheehan cần dựa vào hỏi bệnh rất có giá trị như tiền sử sinh đẻ, nuôi con (có sữa không), kinh nguyệt. Khi khám bệnh phải chú ý xem bệnh nhân có sẹo mổ không, lý do mổ là gì, có liên quan đến băng huyết sau đẻ hay không. Việc thăm khám cần chú ý để phát hiện các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và nhất là suy sinh dục như đầu vú nhạt màu, lông nách và lông mu bị rụng...Các xét nghiệm máu gồm định lượng các hormon tuyến yên (ACTH, TSH, FSH, LH), hormon tuyến giáp (FT3, FT4), hormon tuyến thượng thận (Cortisol), hormon tuyến sinh dục (estrogen, progesteron) .. và các hormon này thường bị giảm rất thấp. Các xét nghiệm máu khác để phát hiện bệnh nhân bị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải. Chụp cộng hưởng từ tuyến yên để kiểm tra kích thước tuyến yên cũng như loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác, ví dụ như u tuyến yên. Điều trị hội chứng Sheehan về nguyên tắc là điều trị thay thế các hormon bị thiếu; thuốc sử dụng thường là các hormon tổng hợp; điều trị dò liều để tìm được liều đủ và phù hợp cho từng người bệnh; điều trị lâu dài, suốt đời. Hội chứng Sheehan là một bệnh lý nội tiết nặng và khá phức tạp nhưng nếu được điều trị đầy đủ thì bệnh nhân hoàn toàn có được cuộc sống với chất lượng tốt. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao do bị băng huyết sau đẻ. Hiện nay những tiến bộ trong sản khoa nên căn bệnh này ngày càng ít gặp hơn và cũng được phát hiện sớm hơn. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Vì hội chứng Sheehan là bệnh lý hiếm gặp, nên các nghiên cứu trên thế giới về Sheehan thường là báo cáo với số lượng bệnh nhân nghiên cứu ít. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là để xác định đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng của 47 bệnh nhân với hội chứng Sheehan chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị trong 3 năm qua tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ rẫy. Các dữ liệu như tiền sử y khoa, các xét nghiệm cận lâm sàng, phân tích hormone tuyến yên, CT và/hoặc MRI scan của hố yên của bệnh nhân đã được xem xét. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa nội tiết vì bị hội chứng sheehan từ 2009 đến 2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Những bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa nội tiết vì bị hội chứng sheehan có hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện chợ rẫy. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu mô tả. KẾT QUẢ Chúng tôi khảo sát được 47 trường hợp hội chứng Sheehan nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2011. Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm về tuổi Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 55,1 ± 13,1 tuổi. Bảng 1: Phân nhóm tuổi Phân nhóm tuổi N Phần trăm < 45 tuổi 6 12,8% 45- 55 tuổi 16 34% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 187 55 – 65 tuổi 14 29,8% >65 11 23,4% Nhận xét: Nhóm bệnh nhân 45 – 55 tuổi có tỉ lệ cao nhất là 34 % và có tỉ lệ thấp nhất là nhóm bệnh nhân < 45 tuổi. Nghề nghiệp và nơi cư trú Bảng 2: Nghề nghiệp và địa chỉ Đặc điểm N Phần trăm Nơi cư trú Thành thị 11 23,4% Nông thôn 36 76,6% Nghề nghiệp Nông dân 8 17% Văn phòng 2 4,2% ở nhà 35 74,5% khác 2 4,3% Nhận xét: Đến 2/3 trường hợp bệnh nhân sống ở nông thôn (76,6%). 74,5% bệnh nhân ở nhà, chỉ có 02 trường hợp làm văn phòng (4,2%). Đặc điểm về tiền căn sản khoa Bảng 3: Tiền căn sản khoa Đặc điểm N Phần trăm Sinh khó 5 10,6% Sinh mổ 2 4,3% Sinh thường 40 85,1% Tổng cộng 47 100 Nhận xét: Chỉ có 02 trường hợp sinh mổ (4,3%), 5 trường hợp sinh khó, còn lại đa số đều sinh thường. Biểu hiện lâm sàng sau sinh Mất sữa sau sinh có 47 trường hợp (100%) và Vô kinh thứ phát có 47 trường hợp (100%). Tất cả bệnh nhân đều mất sữa sau sinh và sau đó là vô kinh thứ phát. Thời gian liên quan đến tiền căn sản khoa Bảng 4: Thời gian liên quan đến tiền căn sản khoa Thời gian Trung bình ± độ lệch chuẩn Thời gian mất sữa sau sinh (tháng)* 1,0 (0,5 – 2,0) Sinh con lần thứ x bị băng huyết* 3,5 (3,0 – 6,5) Thời gian từ khi bị băng huyết đến khi xuất hiện triệu chứng mệt mỏi (tháng)* 120,0 (36,0 – 168,0) Thời gian từ khi bị băng huyết đến lúc đi khám bệnh (tháng) 150,7 ± 107,8 (*) Trung vị (khoảng tứ vị, Q1 – Q3) Nhận xét: Thời gian trung bình bị mất sữa sau sinh là 01 tháng. Đa số bệnh nhân sinh nhiều lần, trung bình bệnh nhân bị băng huyết sau sinh ở lần sinh con thứ 4. Thời gian từ lúc bị băng huyết đến lúc xuất hiện triệu chứng mệt mỏi trung bình là 10 năm (120 tháng). Thời gian từ lúc bị băng huyết đến lúc bệnh nhân đi khám bệnh trung bình 13 năm (150 tháng). Lý do nhập viện Bảng 5: Lý do nhập viện Đặc điểm N Phần trăm Tình trạng nhập viện Thường 2 4,3% Cấp cứu 45 95,7% Lý do vào viện Rối loạn tri giác 12 25,5% Nôn ói 11 23,4% Tiêu chảy, đau bụng 3 6,4% Mệt mỏi 16 34% Khác 5 10,6% Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu (95,75%). Triệu chứng thường gặp nhiều nhất khi nhập viện là mệt mỏi, rối loạn tri giác và nôn ói. Triệu chứng lâm sàng Bảng 6: Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng N Phần trăm Chậm chạp 41 87,2% Tăng cân 4 8,5% Sợ lạnh 8 17% Mệt mỏi 46 97,9% Huyết áp thấp 19 40,4% Sụt cân 6 12,8% Đầu vú nhạt màu 1 2,1% Rụng lông 18 38,3% Trầm cảm 3 6,4% Thiếu máu 33 70,2% Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng mệt mỏi (97,9%), chậm chạp (87,2%), huyết áp thấp, rụng lông vùng cơ quan sinh dục, thiếu máu. Có 03 trường hợp bị trầm cảm lâu ngày, 01 trường hợp thay đổi sắc tố đầu vú. Đặc điểm huyết áp lúc nhập viện Bảng 7: Đặc điểm huyết áp Huyết áp Trung bình ± Thấp nhất – Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 188 độ lệch chuẩn cao nhất HA tâm thu (mmHg) 105,4 ± 17,8 70 – 140 HA tâm trương (mmHg) 65,3 ± 8,5 45 - 80 Nhận xét: Huyết áp tâm thu trung bình của nhóm nghiên cứu lúc nhập viện là 105,4 mmHg, thấp nhấp là 70 mmHg, cao nhấp 140 mmHg. Tương tự, mức huyết áp tâm trương trung bình là 65,3 mmHg. Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm về sinh hóa và lipid máu Bảng 8: Đặc điểm về sinh hóa và lipid máu lúc nhập viện Đặc điểm Trung bình ± độ lệch chuẩn Đường huyết lúc nhập viện (mg/dl) 91,4 ± 48,5 Cholesterone (mg/dl) 241,5 ± 63,8 Triglyceride (mg/dl) 202,7 ± 64,3 HDL-c (mg/dl) 37,2 ± 11,8 LDL-c (mg/dl) 163,1 ± 59,1 Hồng cấu (G/L) 3,7 ± 0,6 Hgb (g/dl) 10,8 ± 1,8 Bạch cầu (G/L) 6,7 ± 2,9 Na máu (mmol/L) 120,6 ±1,1 Kali máu (mmol/L) 3,5 ± 0,6 Ca máu (mmol/L) 2,0 ± 0,3 Cl máu (mmol/L) 86,7 ± 10,2 Cratinin máu (mg/dl) 0,86 ± 0,23 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ LDL-c trung bình là 163,1 ± 59,1 mg/dl, cao hơn so với giá trị tham khảo: và nồng độ HDL-c thấp với 37,2 ± 11,8 mg/dl. Bệnh nhân bị thiếu máu nhẹ với Hgb trung bình là 10,8 ± 1,8 g/dl. Đặc biệt natri máu của bệnh nhân khá thấp, với chỉ số trung bình là 120,6 ±1,1 mmol/L. Đặc điểm hormone tuyến yên Bảng 9: Đặc điểm hormone tuyến yên Hormone tuyến yên Giá trị ACTH (pg/ml) 11,02 (7,06 – 24,78) Cortisol máu (ng/ml) 23,3 (8,0 – 44,0) TSH (mU/L) 1,23 (0,32 – 1,98) fT4 (pg/ml) 6,34 (3,16 – 11,7) fT3 (pg/ml) 1,37 (0,90 – 2,02) FSH (mU/L) 4,09 (1,90 – 12,20) LH (mU/L) 1,24 (0,47 – 2,10) Estradiol (pg/ml) 15,2 (12,0 – 33,8) Nhận xét: Các hormone thùy trước tuyến yên của nhóm bệnh nhân nghiên cứu có nồng độ trung bình rất thấp, tất cả bệnh nhân đều bị suy toàn bộ thùy trước tuyến yên. Các đặc điểm khác Bảng 10: Đặc điểm khác Đặc điểm N Phần trăm Hình ảnh CT tuyến yên teo nhỏ 3/11 27,2% Đái tháo nhạt 0/47 Nhận xét: Chỉ có 11 bệnh nhân được chụp CT scan não trong đó có 03 trường hợp có hình ảnh tuyến yên teo nhỏ (27,2%). Không có bệnh nhân nào bị đái tháo nhạt. Kết quả điều trị Bệnh nhân đáp ứng với điều trị tốt, xuất viện: 47/47 (100%). Thời gian nằm viện Thời gian nằm viện điều trị trung bình là 10 ngày (khoảng tứ vị: 7 – 15 ngày). BÀN LUẬN Hội chứng Sheehan là tình trạng hoại tử tuyến yên xảy ra sau tai biến sản khoa, băng huyết sau sanh. Chẩn đoán dựa vào tiền căn sản khoa và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với các hormon tuyến yên có nồng độ thấp. Hình ảnh học tuyến yên (CT scan hay MRI) cho thấy hình ảnh hố yên trống. Hội chứng Sheehan là một trong những nguyên nhân suy tuyến yên ở các nước đang phát triển và ở các nước phát triển thì ít gặp hơn(1,4). Hội chứng Sheehan có thể là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến yên toàn bộ hay từng phần(0). Chúng tôi khảo sát được 47 trường hợp bệnh nhân có hội chứng Sheehan nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm, từ tháng 1/ 2009 đến tháng 12 năm 2011, có tuổi trung bình là 55,1 ± 13,1 tuổi, mặc dù đa số (34%) là bệnh nhân tuổi từ 45-55, nhưng có 6 bệnh nhân < 45 tuổi và 23,4 % bệnh nhân > 65 tuổi. So sánh với kết quả nghiên cứu của Sert M và cs(3) tại khoa nội tiết bệnh viện Balcali Thổ Nhĩ kỳ từ 2/1982- 5/2002, có 28 trường hợp Sheehan’s được chẩn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 189 đoán và theo dõi trong 20 năm, tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 48,2 ± 10,5 tuổi (30-70), thì độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn, nhưng bệnh nhân ở các độ tuổi trong 2 nghiên cứu thì tương đồng nhau và cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yusuf Özkan & Ramis Colak có 20 ca được khảo sát thì độ tuổi trung bình là 51,1 ± 9,4 năm (từ 40 - 65 tuổi). Đa số bệnh nhân của chúng tôi (76,6%) đến từ khu vực nông thôn với công việc là ở nhà (74,5%) hoặc làm nông nghiệp (17%). Có sự khác biệt này là do bệnh viện Chợ rẫy là tuyến cuối trong hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe tiếp nhận bệnh nhân của khu vực đồng bằng sông Cửu long. Xem xét tiền căn sản khoa của 47 người bệnh, 85,1 % (40/47) bệnh nhân có cuộc sinh bình thường, chỉ có 5 trường hợp sinh khó và 2 trường hợp sinh mổ. Nhưng tất cả 47 bệnh nhân đều mất sữa sau sinh và sau đó là vô kinh thứ phát. Thời gian trung bình bị mất sữa sau sinh là 01 tháng. Đa số bệnh nhân sinh nhiều lần, trung bình bệnh nhân bị băng huyết sau sinh ở lần sinh con thứ 4 (3-6,5). Tương tự kết quả nghiên cứu của Sert M, có 9/28 trường hợp mang thai 1 lần, 42,9% (12/28) bệnh nhân mang thai từ 4 lần trở lên, có 1 trường hợp đã mang thai 9 lần. Thời gian từ lúc bị băng huyết đến lúc xuất hiện triệu chứng mệt mỏi trung bình là 10 năm (120 tháng). Nhưng phải mất thời gian rất lâu sau khi đã có biểu hiện bất thường của sức khỏe người bệnh mới đi khám bệnh Thời gian mắc bệnh trung bình (từ lúc bị băng huyết đến lúc bệnh nhân đến bệnh viện) trung bình 13 năm (150 tháng). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của tác giả Sert M với thời gian mắc bệnh trung bình, là 13,92 ± 6,05 (từ 6-30 năm) và tác giả Yusuf Özkan & Ramis Colak(5) có thời gian chẩn đoán là 16,35 ± 4,74 (từ 5-25 năm). Thời gian phát hiện bệnh dài cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán muộn, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đa số các nghiên cứu về Sheehan là nghiên cứu hồi cứu, nhưng nghiên cứu của tác giả Fumio(3) là nghiên cứu tiền cứu, với
Tài liệu liên quan