Đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III

Mở đầu: Khó tiêu là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến trong dân số. Việc chẩn đoán khó tiêu chức năng (KTCN) dựa theo tiêu chuẩn Rome III hiện được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu liên quan đến khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân (BN) khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 330 BN ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM có các triệu chứng khó tiêu. Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo bộ câu hỏi KTCN của Rome III. Kết quả: Tỉ lệ KTCN ở BN khó tiêu là 82,4%, trong đó hội chứng đau thượng vị chiếm 64,7%, hội chứng khó chịu sau ăn chiếm 71%; tỉ lệ BN có cả hai hội chứng là 35,7%. Trong 330 BN khó tiêu, tỉ lệ phát hiện tổn thương qua nội soi chiếm 17,6%; trong đó, viêm trợt thực quản (VTTQ) và loét dạ dày tá tràng (DDTT) chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 9,1% và 6,9%, ung thư dạ dày chiếm 1,5%. Tuổi ≥ 42 và sụt cân không chủ ý là hai yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ bị khó tiêu thực thể ở BN khó tiêu. Kết luận: KTCN chiếm đa số ở BN khó tiêu. Hai yếu tố gợi ý cần tiến hành nội soi để phát hiện tổn thương thực thể ở BN khó tiêu bao gồm: tuổi > 42, sụt cân không chủ ý.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 51 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN KHÓ TIÊU ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN THEO TIÊU CHUẨN ROME III Hồ Xuân Linh*, Bùi Hữu Hoàng** TÓM TẮT Mở đầu: Khó tiêu là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến trong dân số. Việc chẩn đoán khó tiêu chức năng (KTCN) dựa theo tiêu chuẩn Rome III hiện được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu liên quan đến khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân (BN) khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 330 BN ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM có các triệu chứng khó tiêu. Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo bộ câu hỏi KTCN của Rome III. Kết quả: Tỉ lệ KTCN ở BN khó tiêu là 82,4%, trong đó hội chứng đau thượng vị chiếm 64,7%, hội chứng khó chịu sau ăn chiếm 71%; tỉ lệ BN có cả hai hội chứng là 35,7%. Trong 330 BN khó tiêu, tỉ lệ phát hiện tổn thương qua nội soi chiếm 17,6%; trong đó, viêm trợt thực quản (VTTQ) và loét dạ dày tá tràng (DDTT) chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 9,1% và 6,9%, ung thư dạ dày chiếm 1,5%. Tuổi ≥ 42 và sụt cân không chủ ý là hai yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ bị khó tiêu thực thể ở BN khó tiêu. Kết luận: KTCN chiếm đa số ở BN khó tiêu. Hai yếu tố gợi ý cần tiến hành nội soi để phát hiện tổn thương thực thể ở BN khó tiêu bao gồm: tuổi > 42, sụt cân không chủ ý. Từ khóa: Khó tiêu, khó tiêu chức năng (KTCN), khó tiêu thực thể (KTTT), tiêu chuẩn Rome III. ABSTRACT CLINICAL, ENDOSCOPIC CHARACTERISTICS AND RELATED FACTORS IN DYSPEPTIC PATIENTS DIAGNOSED ACCORDING TO ROME III CRITERIA Ho Xuan Linh, Bui Huu Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 51 - 57 Background: Dyspepsia is one of the common gastrointestinal disorders in the population. The diagnosis of functional dyspepsia (FD) based on Rome III criteria is actually applied worldwide. Currently, there are few studies concerning dyspepsia diagnosed according to Rome III criteria in Vietnam. Objective: To describe clinical, endoscopic characteristics and related factors in dyspeptic patients diagnosed according to Rome III criteria. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 330 out-patients suffering from dyspepsia at the University Medical Center of Ho Chi Minh City. Patients’ symptoms were assessed according to Rome III FD questionnaire. Results: The rate of FD in dyspeptic patients was 82.4% (272/330). Among 272 subjects with FD, 64.7% had epigastric pain syndrome (EPS), 71% had postprandial distress syndrome (PDS); 35.7% had both * Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, **Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS. Hồ Xuân Linh ĐT: 0905.827427 Email: hoxuanlinh84@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 52 syndromes. Endoscopic findings were found in 17.6% of 330 dyspeptic patients; among these patients, erosive esophagitis, peptic ulcers and gastric cancer were 9.1%, 6.9% and 1.5% respectively. Over age of 42 and unintentional weight loss were independent risk factors which can help to predict organic dyspesia in dyspeptic patients. Conclusion: FD is the majority of dyspeptic patients. Over age of 42 and unintentional weight loss are two factors suggesting the indication of upper gastrointestinal endoscopy to find out organic dyspepsia in dyspeptic patients. Key words: dyspepsia, functional dyspepsia (FD), organic dyspepsia (OD), Rome III criteria. ĐẶT VẤN ĐỀ Khó tiêu là rối loạn tiêu hoá rất thường gặp, với tần suất khá cao ở nhiều quốc gia. Nhờ việc thực hiện nội soi tiêu hóa trên ngày càng rộng rãi, người ta ghi nhận các nguyên nhân thực thể chỉ chiếm một số lượng nhỏ ở BN khó tiêu. Đa số các trường hợp khó tiêu thuộc loại KTCN vì không tìm được nguyên nhân thực thể nào để giải thích cho các triệu chứng này. Hiện nay, KTCN đã trở thành một chẩn đoán được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Đây là một dạng bệnh lý rất phổ biến và cũng là một thách thức cho các nhà lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứu. Việc chẩn đoán KTCN dựa theo tiêu chuẩn Rome III hiện được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia(11). Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về khó tiêu, đặc biệt là KTCN dựa theo tiêu chuẩn Rome III. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá toàn cảnh về các đặc điểm lâm sàng, nội soi và các yếu tố liên quan đến khó tiêu theo tiêu chuẩn Rome III, để cung cấp thêm những dữ liệu liên quan đến vấn đề này ở Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các BN ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn nhận bệnh Tuổi ≥ 18. Có triệu chứng khó tiêu. Được chỉ định nội soi tiêu hóa trên. Tiêu chuẩn loại trừ Dùng thuốc ức chế bơm proton, ức chế thụ thể H2, kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), aspirine và corticoid trong vòng 4 tuần trước khi đến khám. Tiền căn phẫu thuật đường tiêu hóa trên hoặc ung thư đường tiêu hóa. BN bị đái tháo đường hoặc có các bệnh lý nội khoa nặng đi kèm. BN từ chối tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp tiến hành Tất cả BN tham gia nghiên cứu được hỏi và đánh giá triệu chứng lâm sàng theo một mẫu bệnh án khai thác triệu chứng cơ năng thống nhất, bao gồm bộ câu hỏi KTCN đã được Việt hóa. Sau khi khai thác triệu chứng cơ năng, các BN được tiến hành nội soi tiêu hóa trên với máy nội soi Olympus Video Exera GIF-160. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 03/01/2011 đến 31/05/2011, chúng tôi đã thu thập được 330 trường hợp có triệu chứng khó tiêu đáp ứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Rome III. Trong số đó, có 58 trường hợp phát hiện tổn thương qua nội soi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 53 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng Tần số Tỉ lệ (%) Triệu chứng cơ năng* Đau thượng vị 202 61,2 Nóng rát thượng vị 52 15,8 Đầy bụng sau ăn 196 59,4 Ăn mau no 133 40,3 Triệu chứng báo động* Thức giấc về đêm 39 11,8 Sụt cân không chủ ý 14 4,2 Đi cầu phân đen 15 4,5 Dấu hiệu thiếu máu 13 3,9 Nuốt khó 5 1,52 BN có thể có một hoặc nhiều triệu chứng nên tổng số phần trăm triệu chứng cao hơn 100%. Bảng 2: Các loại tổn thương thực thể phát hiện qua nội soi tiêu hóa trên Loại tổn thương Tần số Tỉ lệ (%) Viêm trợt thực quản 30 9,1 Loét dạ dày - tá tràng 23 6,9 Loét dạ dày 10 3 Loét tá tràng 13 3,9 Ung thư dạ dày 5 1,5 Biểu đồ 1: Tỉ lệ khó tiêu chức năng ở BN khó tiêu Biểu đồ 2: Tỉ lệ hội chứng đau thượng vị (EPS) và hội chứng khó chịu sau ăn (PDS) ở BN KTCN So sánh đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan giữa KTCN và khó tiêu thực thể Bảng 3: Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa KTCN và khó tiêu thực thể (KTTT) KTCN n=272 (%) KTTT n=58 (%) P Triệu chứng cơ năng Đau thượng vị 163 (59,9) 39 (67,2) 0,299 Nóng rát thượng vị 41 (15,1) 11 (19) 0,46 Đầy bụng sau ăn 168 (61,8) 28 (48,3) 0,058 Ăn mau no 116 (42,7) 19 (32,8) 0,164 Triệu chứng báo động 52 (19,1) 16 (27,6) 0,148 Thức giấc về đêm 33 (12,1) 6 (10,3) 0,095 Sụt cân không chủ ý 7 (2,6) 7 (12,1) 0,007 Đi cầu phân đen 9 (3,3) 6 (10,3) 0,074 Dấu hiệu thiếu máu 7 (2,6) 6 (10,3) 0,027 Nuốt khó 4 (1,5) 1 (1,7) 0,679 Bảng 4: Sự khác biệt về các yếu tố liên quan giữa KTCN và KTTT KTCN n=272 (%) KTTT n=58 (%) P Tuổi trung bình ± SD 38,8 ± 12,4 46,5 ± 13,8 0,000 Tuổi lớn nhất 91 83 Tuổi thấp nhất 1 20 Giới Nam 132 (48,5) 39 (67,2) 0,01 Nữ 140 (51,5) 19 (32,8) Không biết chữ 9 (3,3) 2 (3,4) 0,074 Trình độ học vấn Tiểu học 35 (12,9) 8 (13,8) THCS-THPT 151 (55,) 39 (67,2) TC,CĐ,ĐH trở lên 77 (28,3) 9 (15,5) BMI < 18,5 33 (12,1) 10 (17, ) 0,39 18,5-22,9 178 (65,4) 31 (53,5) 23-24,9 28 (10,3) 8 (13,8) > 25 33 (12,1) 9 (15,5) Trung bình ± SD 21,3 ± 2,9 21,4 ± 3,1 0,833 Hút thuốc lá Đang hút 70 (25,7) 21 (36,2) 0,073 Từng hút 23 (8,5) 8 (13,8) Không hút 179 (65,8) 29 (50) Uống rượu Hàng ngày 43 (15,8) 10 (17,5) 0,883 Hàng tuần 81 (29,8) 18 (31,6) Không 148 (54,4) 29 (50,9) Uống cà phê Hàng ngày 77 (28,3) 24 (41,4) 0,146 Hàng tuần 81 (29,8) 14 (24,2) Không 114 (41,9) 20 (34,5) Hp Dương 95 (34,9) 24 (41,4) 0,3 Âm 177 (65,1) 34 (58,6) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 54 Đã từng điều trị Hp Không 59 (21,7) 14 (24,1) 0,684 Có 213 (78,3) 44 (75,9) Các yếu tố khác biệt giữa KTCN và KTTT Biểu đồ 3: Đường cong ROC theo tuổi ở bệnh nhân khó tiêu Diện tích dưới đường cong là 0,6347 với 95% khoảng tin cậy (95% CI): 0,555-0,714, p = 0,001. Ở điểm cắt: 42,5 ta có tổng độ nhạy và độ chuyên cao nhất với Se = 57,1%, Sp = 66,7%. Bảng 5: Phân tích hồi qui logistic đa biến các yếu tố khác biệt giữa KTCN và KTTT OR KTC 95% P Tuổi (≥ 42) 4,32 1, -17,27 0,038 Giới 3,83 0,84-17,4 0,082 Sụt cân không chủ ý 7,59 1,52-37,85 0,013 Dấu hiệu thiếu máu 2,55 0,51-12,74 0,253 BÀN LUẬN Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỉ lệ loét DDTT ngày càng giảm đi, trong khi tỉ lệ bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng là khuynh hướng chung trên thế giới. Hiện nay, khuynh hướng này đang dần dần lan rộng ở Châu Á nhưng xuất hiện muộn hơn(5). Viêm trợt thực quản (VTTQ) là tổn thương được tìm thấy nhiều nhất qua nội soi trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong khi đó, nghiên cứu của Tạ Long, Quách Trọng Đức và Ford ghi nhận tỉ lệ VTTQ lần lượt là 19,7%(9); 15,4%(8) và 13,4%(4), tương đối cao hơn so với kết quả của chúng tôi (9,7%) và của Zagari (8,1%)(15). Tỉ lệ VTTQ sẽ thấp hơn khi tiêu chuẩn Rome được sử dụng để định nghĩa khó tiêu. Thật vậy, trong nghiên cứu hệ thống và phân tích gộp của Ford vào năm 2010 cho thấy tỉ lệ VTTQ ở BN khó tiêu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome là 6%, thấp hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ VTTQ ở BN khó tiêu được chẩn đoán theo định nghĩa chung năm 1988 là 20%(4). Sở dĩ tỉ lệ này thấp hơn là vì tiêu chuẩn Rome đã loại trừ những trường hợp khó tiêu có kèm triệu chứng trào ngược nổi trội. Trong nghiên cứu của Zagari, tỉ lệ VTTQ ở nhóm BN khó tiêu có triệu chứng trào ngược nổi trội là 16,8%, cao hơn gấp 2 lần so với tỉ lệ VTTQ ở nhóm BN khó tiêu không có triệu chứng trào ngược nổi trội là 8,1%(15). Nghiên cứu của chúng tôi đã áp dụng theo tiêu chuẩn Rome III nên cũng đã loại trừ các trường hợp khó tiêu có triệu chứng trào ngược nổi trội. Vì vậy, tỉ lệ VTTQ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Quách Trọng Đức dù cả hai nghiên cứu này đều được thực hiện tại Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tỉ lệ loét DDTT trong nghiên cứu của chúng tôi (6,9%) tương đương với nghiên cứu của Ford AC(4) và Zagari(15) (6,6% và 8,8%) nhưng thấp hơn so với kết quả của Tạ Long(9) (20,6%), Quách Trọng Đức(8) (14,9%) và Li XB(6) (19,9%). Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỉ lệ nhiễm H. pylori (Hp) đã giảm nhanh ở các nước châu Á. Việc tiệt trừ hiệu quả Hp đã làm giảm tỉ lệ ung thư dạ dày quan sát được, tuy nhiên người ta vẫn chưa thấy có sự sụt giảm đáng kể tỉ lệ loét DDTT tương ứng. Nghịch lý này được giải thích là do có sự gia tăng tỉ lệ loét không liên quan đến Hp như loét do sử dụng NSAIDs, aspirine, corticoid và loét không rõ nguyên nhân(13). Nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ những BN có sử dụng NSAIDs, aspirine hoặc corticoid cho nên phần nào có thể lý giải được tại sao tỉ lệ loét DDTT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Ngoài ra, tỉ lệ loét DDTT có sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ loét 1 - Độ chuyên Đ ộ n h ạy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 55 DDTT của chúng tôi là 6,9%, trong khi nghiên cứu của Tạ Long là 20,6%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tùng Lâm vào năm 2010 ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Hà Nội và bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho thấy tỉ lệ loét DDTT ở Hà Nội là 20,1% cao hơn nhiều so với ở TP.HCM là 8,1%. Hiện tại, sự khác biệt này được lý giải là do sự khác nhau về độc lực của vi khuẩn Hp, trong đó người ta tìm thấy tỉ lệ vi khuẩn Hp mang gen vacAm1ở Hà Nội cao hơn đáng kể so với ở TP.HCM(7). Nhìn chung, những tổn thương được phát hiện qua nội soi có sự khác biệt giữa các nước châu Á và châu Âu. Theo Ford, tỉ lệ VTTQ chung của các nghiên cứu châu Á là 2,7% thấp hơn nhiều so với tỉ lệ VTTQ của các nghiên cứu phương Tây (25%). Ngược lại, tỉ lệ loét DDTT chung của các nghiên cứu châu Á là 11% cao hơn so với tỉ lệ loét DDTT của các nghiên cứu phương Tây (6%)(4). Tỉ lệ KTCN ở BN khó tiêu trong nghiên cứu của chúng tôi là 82,4%, tương tự với nghiên cứu của Ford AC(3) (87%), Zagari(15) (75%), Choomsri(2) (81,4%) và Aro(1) (77,7%) nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của Li XB(6) (69,4%) và cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Tạ Long(9) (28,9%). Sự khác biệt về tỉ lệ KTCN giữa các nghiên cứu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủng tộc cũng giữ một vai trò nhất định. Nghiên cứu của Ford cho thấy tỉ lệ KTCN chung của các nghiên cứu ở châu Á là 85,8%; trong khi tỉ lệ này ở các nghiên cứu của phương Tây là 67,2%(4). Ngoài ra, một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự khác biệt, đó là việc định nghĩa dạng tổn thương nào là tổn thương thực thể dựa trên kết quả nội soi. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất giữa các tác giả. Tiêu chuẩn Rome III ra đời vào năm 2006, tuy nhiên vào thời điểm này vẫn còn nhiều khác biệt trong việc xác định dạng tổn thương thực thể cần loại trừ qua nội soi. Do đó, nhiều nghiên cứu tuy cùng sử dụng tiêu chuẩn Rome III nhưng lại định nghĩa tổn thương thực thể khác nhau dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ KTCN giữa các nghiên cứu. Để có sự thống nhất trong cách tiếp cận chẩn đoán, vào tháng 4 năm 2010, tổ chức Rome đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán cho các rối loạn tiêu hóa chức năng; trong đó đối với phân nhóm KTCN, họ xác định những tổn thương thực thể cần phải loại trừ qua nội soi là: loét DDTT, ung thư TQ-DDTT, và VTTQ; đây là những tổn thương đòi hỏi phải có điều trị đặc hiệu(10). Việc xác định rõ những tổn thương thực thể phần nào đã làm cho các nghiên cứu về tỉ lệ KTCN ở BN khó tiêu gia tăng hơn trong những năm gần đây. Nhiễm Hp là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày ở người, và được phát hiện trong khoảng 30%-40% BN KTCN. Tuy nhiên, nó vẫn thường hiện diện ở những người không triệu chứng. Nếu BN có cải thiện triệu chứng sau điều trị tiệt trừ Hp, vẫn không thể khẳng định rằng Hp là một nguyên nhân của những triệu chứng nói trên. Những yếu tố nhiễu bao gồm hiệu quả của giả dược, hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong công thức điều trị tiệt trừ Hp hoặc triệu chứng cải thiện một cách ngẫu nhiên. Hiện nay, chưa có bằng chứng thuyết phục về mối liên quan giữa Hp với bất cứ triệu chứng đặc hiệu nào. Tương tự, những tổn thương viêm dạ dày trên nội soi (hoặc mô học) không giải thích được triệu chứng khó tiêu của BN. Do đó, những trường hợp viêm dạ dày có hay không nhiễm Hp không được loại trừ khỏi nhóm KTCN bởi vì mối liên quan giữa những bất thường với triệu chứng đã không được thiết lập một cách thuyết phục(11,10). Trong số những BN KTCN, tỉ lệ hội chứng khó chịu sau ăn là 71% cao hơn tỉ lệ hội chứng đau thượng vị là 35,7%; điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Aro(1) và Zagari(15). Tỉ lệ trùng lắp của hai hội chứng trong nghiên cứu của chúng tôi (35,7%) cao hơn so với nghiên cứu của Aro(1) và Zagari(15) (10,8% và 15,8%). Triệu chứng khó tiêu mới khởi phát khi lớn tuổi là một dấu hiệu báo động. Ngưỡng tuổi để quyết định nội soi sớm cho BN khó tiêu có sự khác biệt giữa các quốc gia. 45-55 tuổi là ngưỡng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 56 tuổi được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây, trong khi đó, ngưỡng tuổi nhỏ hơn đã được đề xuất ở châu Á và Đông Âu(14). Năm 1985, Hội Bác sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn khuyến cáo cần phải nội soi ngay cho những BN khó tiêu trên 45 tuổi để loại trừ bệnh lý ác tính vì ung thư dạ dày rất hiếm khi xuất hiện ở những BN dưới 45 tuổi ở Hoa Kỳ. Một vài nghiên cứu cho thấy tuổi cao là một yếu tố nguy cơ độc lập trong việc phát hiện những tổn thương thực thể nhưng kết quả của các nghiên cứu còn trái ngược nhau. Ngưỡng tuổi tối ưu để thực hiện nội soi là không rõ ràng nhưng 55 tuổi (hơn là 45 tuổi) dường như là một điểm cắt hợp lý bởi vì ung thư hiếm khi xảy ra trên những BN trẻ ở Hoa Kỳ; tuy vậy không có ngưỡng tuổi nào là tuyệt đối(12). Nghiên cứu của chúng tôi xác định mức tuổi ở điểm cắt 42,5 cho tổng độ nhạy và độ chuyên cao nhất. Tuy nhiên, diện tích dưới đường cong thấp (AUC = 0,6347), do đó điểm cắt này chỉ có giá trị giới hạn trong việc tiên đoán tổn thương thực thể được phát hiện qua nội soi trên BN khó tiêu ở nước ta. Cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để có thể xác định liệu ngưỡng tuổi 42 có phải là ngưỡng tuổi hợp lý để quyết định nội soi sớm cho BN mới khởi phát triệu chứng khó tiêu ở nước ta hay không. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy không có sự khác biệt về triệu chứng báo động chung giữa nhóm BN KTCN và nhóm BN KTTT. Tuy vậy, đối với từng triệu chứng báo động riêng lẻ thì sụt cân không chủ ý và dấu hiệu thiếu máu là 2 triệu chứng báo động xuất hiện nhiều ở nhóm BN KTTT hơn là nhóm BN KTCN; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt bằng 0,007 và 0,027. Từ những số liệu khi phân tích đơn biến, chúng tôi tìm thấy 4 yếu tố khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm BN KTCN và nhóm BN KTTT đó là: tuổi ≥ 42 (dựa vào đường cong ROC), giới, sụt cân không chủ ý, dấu hiệu thiếu máu. Chúng tôi tiến hành phân tích hồi qui logistic các biến số trên, kết quả phân tich hồi qui logistic đa biến cho thấy chỉ có: tuổi (≥ 42) và sụt cân không chủ ý là hai yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ mắc khó tiêu thực thể ở BN khó tiêu. KẾT LUẬN Tỉ lệ KTCN ở BN khó tiêu là 82,4%. Trong đó, hội chứng đau thượng vị chiếm 64,7%, hội chứng khó chịu sau ăn chiếm 71%, tỉ lệ BN có cả hai hội chứng là 35,7%. Các yếu tố gợi ý nên tiến hành nội soi để phát hiện tổn thương thực thể ở BN khó tiêu bao gồm: tuổi trên 42, có triệu chứng báo động là sụt cân không chủ ý. Sử dụng bộ câu hỏi chẩn đoán khó tiêu của Rome III giúp định hướng tốt trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Do đó, bộ câu hỏi này rất hữu ích cho các bác sĩ thực hành đa khoa nhằm tránh bỏ sót hoặc lãng phí trong việc sử dụng các xét nghiệm không cần thiết để chẩn đoán bệnh, cũng như tối ưu hóa việc điều trị cho BN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aro P., Talley NJ., Storskrubb T., et al. (2011), "Functional dyspepsia impairs quality of life in the adult population". Aliment Pharmacol Ther, 33(11), p.1215-1224. 2. Choomsri P., Bumpenboon W., Suwanthunma W., et al. (2011), "Upper Gastrointestinal Endoscopy Findings in Patients Presenting with Dyspepsia". The Thai Journal of Surgery, 31, p.7-12. 3. Ford AC., et al (2009), "Prevalence of clinically significant endoscopic findings in individuals with and without dyspepsia: systematic review and meta analysis". Gastroenterology, 136(5), p.488. 4. Ford AC., Marwaha A., Moayyedi P. (2010),
Tài liệu liên quan