Mở đầu: Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp thường kết hợp với vảy nến. Tuy nhiên, việc vảy nến
khớp xuất hiện trước hay sau vảy nến ở da hay biểu hiện da nặng hay nhẹ có liên quan đến việc xuất hiện vảy nến
khớp hay không vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích có cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng cũng
như các yếu tố liên quan giữa vảy nến khớp và vảy nến ở da, từ đó giúp bác sỹ Da Liễuchẩn đoán phát hiện sớm
bệnh nhân vảy nến khớp tránh các biến chứng cứng khớp và biến dạng khớp sau này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 151 bệnh nhân vảy nến khớp và vảy nến ở
da điều trị nội trú tại bệnh viện Da LiễuTPHCM từ 1/12/2010 - 30/6/2011. Các yếu tố PASI, tiền căn gia đình,
tiền căn bản thân, tuổi khởi bệnh, dạng lâm sàng, tổn thương khớp, được đánh giá.
Kết quả: Viêm khớp vảy nến chiếm 43,5% trong đó tổn thương khớp trục chiếm tỉ lệ khá cao (42,7%). Vảy
nến khớp có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến khớp, tổn thương móng.
Uống rượu bia và vảy nến khớp cũng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê tuy nhiên chịu sự tương tác của yếu tố
giới tính. Ngoài ra, nghiên cứu không cho thấy có mối liên quan giữa độ nặng của vảy nến ở da và vảy nến khớp.
Kết luận: Bác sỹ Da Liễucần chú ý đến các yếu tố như tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến khớp, tổn thương
móng, uống rượu bia để phát hiện sớm vảy nến khớp. Lưu ý độ nặng của vảy nến ở da không liên quan đến việc
xuất hiện vảy nến khớp.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân vảy nến khớp và vảy nến thường điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 372
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN KHỚP VÀ VẢY NẾN THƯỜNG
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM 2010-2011
Nguyễn Lê Trà Mi *, Nguyễn Tất Thắng **
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp thường kết hợp với vảy nến. Tuy nhiên, việc vảy nến
khớp xuất hiện trước hay sau vảy nến ở da hay biểu hiện da nặng hay nhẹ có liên quan đến việc xuất hiện vảy nến
khớp hay không vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích có cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng cũng
như các yếu tố liên quan giữa vảy nến khớp và vảy nến ở da, từ đó giúp bác sỹ Da Liễuchẩn đoán phát hiện sớm
bệnh nhân vảy nến khớp tránh các biến chứng cứng khớp và biến dạng khớp sau này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 151 bệnh nhân vảy nến khớp và vảy nến ở
da điều trị nội trú tại bệnh viện Da LiễuTPHCM từ 1/12/2010 - 30/6/2011. Các yếu tố PASI, tiền căn gia đình,
tiền căn bản thân, tuổi khởi bệnh, dạng lâm sàng, tổn thương khớp, được đánh giá.
Kết quả: Viêm khớp vảy nến chiếm 43,5% trong đó tổn thương khớp trục chiếm tỉ lệ khá cao (42,7%). Vảy
nến khớp có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến khớp, tổn thương móng.
Uống rượu bia và vảy nến khớp cũng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê tuy nhiên chịu sự tương tác của yếu tố
giới tính. Ngoài ra, nghiên cứu không cho thấy có mối liên quan giữa độ nặng của vảy nến ở da và vảy nến khớp.
Kết luận: Bác sỹ Da Liễucần chú ý đến các yếu tố như tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến khớp, tổn thương
móng, uống rượu bia để phát hiện sớm vảy nến khớp. Lưu ý độ nặng của vảy nến ở da không liên quan đến việc
xuất hiện vảy nến khớp.
Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, viêm khớp vảy nến, vảy nến ở da
ABSTRACT
CLINICAL MANIFESTATIONS AND ASSOCIATED FACTORS IN ARTHRITIS
AND CUTANEOUS PSORIASIS TREATED IN INPATIENT WARD
OF HCMC DERMATOLOGY AND VENEROLOGY HOSPITAL IN 2010-2011
Nguyen Le Tra Mi, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 372 - 379
Background: Arthritis psoriasis is an inflammatory arthritis associated with psoriasis. However, there is no
general agreement in literature regarding whether arthritis psoriasis appears before or after cutaneous psoriasis or
there is a correlation between the extent of skin disease and the presence of joint disease.
Objectives: This study is conducted in order to have a general view about clinical manifestations as well as
associated factors between arthritis and cutaneous psoriasis, helping dermatologists to diagnose arthritis psoriasis
early to avoid patients from disabling and destructive arthritis.
Method: A cross-sectional study was conducted on 151 arthritis and cutaneous psoriasis patients treated in
inpatient ward of HCMC dermatology and venerology hospital from December 1st 2010 to June 30th 2011. Factors
* Lớp Nội Trú Da Liễu niên khóa 2008-2011 ** Bộ môn Da Liễu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 373
such as PASI, family history, self habit, age of onset, types of cutaneous manifestations and arthritis,... were
assessed.
Results: The prevalence of psoriatic arthritis was 43.5%, in which axial arthritis was the most common type
(42.7%). Psoriatic arthritis was significantly associated with family history of psoriatic arthritis, age of onset, nail
involvement and alcohol consumption. However, psoriatic arthritis is not significantly associated with the extent
of cutaneous psoriasis.
Conclusion: Dermatologists should notice factors such as family history of psoriatic psoriasis, nail
involvement, alcohol consumption to diagnose psoriatic arthritis early. Moreover, there is no correlation between
the extent of skin disease and the presence of joint disease.
Keywords: Clinical manifestations, Arthritis psoriasis, cutaneous psoriasis
MỞ ĐẦU
Vảy nến là bệnh mạn tính hay tái phát, được
đặc trưng bởi hiện tượng viêm liên quan đến vai
trò của Lympho T và gây tăng sản thượng bì(16) .
Vảy nến khớp là tình trạng viêm khớp thường
kết hợp với vẩy nến(18). Ở hầu hết bệnh nhân,
viêm khớp thường xuất hiện sau vảy nến ở da,
do đó việc chẩn đoán vảy nến khớp thường dễ
dàng(7). Tuy nhiên không phải ai mắc vảy nến
đều chuyển thành vảy nến khớp, do đó các bác
sỹ da liễu cần khám kỹ và phát hiện các triệu
chứng cơ năng và thực thể liên quan đến khớp
trong tất cả các bệnh nhân vảy nến. Việc phát
hiện sớm vảy nến khớp góp phần giúp bệnh
nhân được chẩn đoán, chữa trị sớm, cải thiện sức
khỏe, xóa bỏ mặc cảm và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khảo sát
các yếu tố dịch tễ, các yếu tố thuận lợi, lâm sàng
và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị
bệnh vảy nến và vảy nến khớp. Tuy nhiên chưa
có một xét nghiệm cận lâm sàng hay đặc điểm di
truyền rõ rệt nào báo hiệu bệnh nhân vảy nến sẽ
chuyển sang vảy nến khớp. Do đó việc chẩn
đoán sớm và chính xác vảy nến khớp vẫn còn
khó khăn.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào cho
thấy các yếu tố liên quan giữa vảy nến và vảy
nến khớp. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện
với mục đích có một cái nhìn tổng quát hơn về
đặc điểm lâm sàng cũng như các yếu tố liên
quan về dịch tễ học (tuổi khởi phát vảy nến, giới
tính), tiền căn gia đình, tình trạng hút thuốc lá,
uống rượu, biểu hiện móng và độ nặng của vảy
nến ở bệnh nhân vảy nến khớp từ đó có thể giúp
các bác sỹ da liễu chẩn đoán phát hiện sớm bệnh
nhân vảy nến khớp, điều trị đúng để tránh các
tổn thương vảy nến khớp nặng hơn đưa đến
cứng khớp và biến dạng khớp sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
vảy nến có biểu hiện khớp và vảy nến không
biểu hiện khớp điều trị nội trú tại bệnh viện da
liễu.
- So sánh sự khác biệt về mối liên quan của
các yếu tố dịch tễ, lâm sàng giữa những bệnh
nhân vảy nến có biểu hiện khớp và vảy nến
không biểu hiện khớp điều trị nội trú tại bệnh
viện da liễu.
- So sánh sự khác biệt về mối liên quan của
các yếu tố dịch tễ, lâm sàng giữa các dạng vảy
nến khớp điều trị nội trú tại bệnh viện da liễu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
Tất cả bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh
viện Da LiễuTPHCM.
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân vảy nến khớp và vảy nến
thường điều trị nội trú tại bệnh viện Da
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 374
LiễuTPHCM từ ngày 01/12/2010 đến 30/06/2011.
Cỡ mẫu
151 đối tượng.
Đối tượng chọn vào nghiên cứu
Bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện
Da LiễuTPHCM từ 01/12/2010 đến 30/06/2011
được chẩn đoán xác định vảy nến bằng lâm sàng
và giải phẫu bệnh lý trong những trường hợp
khó và viêm khớp vảy nến dựa vào tiêu chuẩn
CASPAR(17).
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
17.0. Sử dụng các thống kê trung bình, tần số và
tỉ lệ. Dùng test chi square và phép kiểm chính
xác Fisher khi tần số lý thuyết <5 để nhằm so
sánh sự khác biệt giữa các biến định tính. Với các
biến gây nhiễu sẽ được kiểm định phân tầng.
Dùng Student’s t-test để kiểm định và đánh giá
sự khác biệt giữa các biến định lượng. Sự khác
biệt được xem có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ của vảy nến có và không có biểu hiện ở khớp
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm bệnh vảy nến có
biểu hiện khớp (n=68)
Nhóm bệnh vảy nến không có
biểu hiện khớp (n=88)
So sánh
Giới: Nam 34 (50%) 58 (65,9%) p = 0,045
Nữ 34 (50%) 30 (34,1%)
Tuổi 43,6± 14,74 (từ 14-89) 45,67± 16,4 (từ 15-82) p = 0,26
Hút thuốc lá: Có hút thuốc 22 (32,3%) 30 (34%) p=0,82 RR=0,95 KTC
95% 0,65- 1,41 Không hút thuốc 30 (67,7%) 58 (66%)
Nhóm nam: Có hút thuốc 22 (64,7%) 30 (51,7%) p=0,22 RR=1,41 KTC
95% 0,81- 2,49
Không hút thuốc 12 (35,3%) 28 (48,3%)
Uống rượu, bia: Có uống rượu 25 (36,8%) 22 (25%) p=0,11 RR=1,34 KTC
95% 0,94-1,92 Không uống rượu 43 (63,2%) 66 (75%)
Nhóm nam n= 34 n= 58
Có uống rượu 24 (36,8%) 22 (25%) p=0,002
RR= 2,4
KTC 95% 1,31- 4,43
Không uống rượu 10 (63,2%) 36 (75%)
Nhóm nữ n=34 n=30
Có uống rượu 1 (36,8%) 0 (25%) p=0,34
RR= 1,9
KTC 95% 1,5- 2,41
Không uống rượu 33 (63,2%) 30 (75%)
Nhận xét:
- Tỷ lệ nam trong nhóm vảy nến không có
biểu hiện khớp cao hơn 1,43 lần so với tỷ lệ nam
ở nhóm vảy nến có biểu hiện khớp (p<0,05).
- Nhóm tuổi giữa 2 nhóm vảy nến có biểu
hiện khớp và vảy nến không biểu hiện khớp
được xem là tương đồng.
- Hút thuốc lá giữa 2 nhóm vảy nến có biểu
hiện khớp và vảy nến không biểu hiện khớp
khác biệt không có ý nghĩa thống kê sau khi loại
trừ yếu tố gây nhiễu là giới tính với RR=0,95
KTC 95% 0,65- 1,41.
- Nguy cơ vảy nến khớp ở nhóm bệnh
nhân nam có uống rượu cao gấp 2.4 lần so với
nhóm không uống rượu với RR= 2,4 KTC 95%
1,31- 4,43.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 375
Một số đặc điểm lâm sàng liên quan đến 2 thể bệnh
Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm Nhóm bệnh vảy nến có
biểu hiện khớp (n=68)
Nhóm bệnh vảy nến không
có biểu hiện khớp (n=88)
So sánh
Thể bệnh vảy nến: Vảy nến giọt 1 (1,5%) 2 (2,3%)
Vảy nến mảng 43 (63,2%) 51 (58%)
Vảy nến mủ 7 (10,3%) 12 (13,6%)
Đỏ da toàn thân vảy nến 17 (25%) 23 (26,1%)
TCGĐVN: Có TCGĐVN 12 (17,6%) 18 (20,5%) p=0,46
Không TCGĐVN 56 (82,4%) 70 (79,5%)
TCGĐVNK: Có TCGĐVNK 4 (5,9%) 0 (0%) p=0,021
Không TCGĐVNK 68 (94,1%) 88(100%)
Tổn thương móng: Có tổn thương móng 57 (83,8%) 58 (65,9%) p=0,012
Không tổn thương móng 11 (16,2%) 30 (34,1%)
Nhận xét:
- Vảy nến mảng là thể bệnh chiếm tỉ lệ cao
nhất và vảy nến giọt chiếm tỉ lệ thấp nhất ở cả
2 nhóm.
- TCGĐVN giữa 2 nhóm vảy nến có biểu
hiện khớp và vảy nến không biểu hiện khớp
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ BN có TCGĐVNK trong nhóm vảy
nến có biểu hiện khớp cao hơn 6,77 lần ở nhóm
vảy nến không biểu hiện khớp (p<0,05)
- Tỷ lệ BN có tổn thương móng trong nhóm
vảy nến có biểu hiện khớp cao hơn 1,27 lần ở
nhóm vảy nến không có biểu hiện khớp (p<0,05)
Bảng 3: Trung bình PASI giữa 2 thể bệnh
Nhóm bệnh vảy nến có
biểu hiện khớp (n=60)
Nhóm bệnh vảy nến không có
biểu hiện khớp (n=74)
Trung bình PASI 26,7± 8,26 (7,5-41,3) 23,8 ± 11,07 (3,2-48) p=0,096
Nhận xét: Trung bình PASI giữa 2 nhóm
vảy nến có biểu hiện khớp và vảy nến không
biểu hiện khớp khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (PASI chỉ tính trên vảy nến mảng và
đỏ da toàn thân).
Một số đặc điểm liên quan đến bệnh vảy
nến khớp
Tuổi khởi phát vảy nến khớp trễ hơn tuổi
khởi phát vảy nến trong nhóm bệnh vảy nến
có biểu hiện khớp (p < 0,05).
Bảng 4: Tuổi khởi bệnh
Tuổi khởi phát
vảy nến khớp
Tuổi khởi
phát vảy nến
Nhóm bệnh vảy nến
có biểu hiện khớp
(n=68)
39,08 ± 15,02
(11-84)
33,01 ± 13,77
(1-61)
p=0,01
Bảng 5: Dạng vảy nến khớp
Ít khớp Nhiều khớp
đối xứng
Nhiều khớp
không đối xứng
DIP Khớp trục
Tần số 19 (27,9%) 3 (4,4%) 11 (16,2%) 6 (8,8%) 29 (42,7%)
Thời gian trung bình mắc bệnh vảy nến 9,57± 8,21
(1-30)
21± 16,52
(10-40)
12,9± 10,92
(1-38)
9,33± 7
(1-17)
12,06± 8,72
(1-40)
p=0,33
Thời gian trung bình mắc bệnh vảy nến
khớp
1,84± 1,53
(0-7)
5± 2
(3-7)
6,72± 8,56
(1-27)
1 5,24± 4,88
(0-20)
p=0,027
Tổn thương móng
Tổn thương móng nhẹ 11 (57,9%) 1 (33,3%) 4 (36,4%) 3 (50%) 17 (58,7%)
Loạn dưỡng móng 2 (10,5%) 2 (66,7%) 7 (63,6%) 3 (50%) 7 (24,1%)
Không tổn thương 6 (31,6%) 0 0 0 5 (17,2%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 376
Ít khớp Nhiều khớp
đối xứng
Nhiều khớp
không đối xứng
DIP Khớp trục
Trung bình PASI 25,82± 8,34
(7,5-36,8)
26,43± 10,43
(15,3-36)
28,77± 6,94
(12-36)
26,71± 6,8
(17,8-34)
26,46± 9,23
(9,8-41,3)
p=0,94
Nhận xét:
- Trong nhóm vảy nến có biểu hiện khớp,
viêm khớp trục chiếm tỉ lệ cao nhất là 42,7% kế
đến là viêm ít khớp 27,9%, và không có ca nào
viêm khớp biến dạng.
- Thời gian trung bình mắc bệnh vảy nến
giữa các nhóm vảy nến khớp không có sự khác
biệt có ý nghĩa.
- Thời gian mắc bệnh vảy nến khớp giữa các
dạng vảy nến khớp khác nhau có ý nghĩa về mặt
thống kê (p<0,05), trong đó thời gian tổn thương
khớp trục và đa khớp dài hơn tổn thương ít
khớp và DIP.
- 100% các trường hợp tổn thương nhiều
khớp và liên đốt xa đều bị tổn thương móng.
- Trung bình PASI giữa các nhóm vảy nến
có biểu hiện khớp khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu chúng tôi, vảy nến khớp
chiếm 43,5% (bảng 1), tương đương với nghiên
cứu của Gladman 42%(5), tuy nhiên cao hơn
nghiên cứu của Gisondi 7,7%(3), nghiên cứu của
Jamshidi 9,1%(9), và nghiên cứu của Reich
20,6%(14). Tần suất vảy nến khớp trong số bệnh
nhân vảy nến trong y văn cũng ghi nhận dao
động từ 4-42% tùy nghiên cứu(2). Nguyên nhân
có sự khác biệt là do hiện nay có nhiều tiêu
chuẩn chẩn đoán vảy nến khớp nhưng vẫn chưa
có một tiêu chuẩn chẩn đoán thống nhất. Ngoài
ra có lẽ nghiên cứu chúng tôi chọn lựa các bệnh
nhân nội trú nên tình trạng bệnh thường nặng
hơn nên kết hợp với tình trạng vảy nến khớp
nhiều hơn.
Chúng ta đều biết rằng yếu tố di truyền
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển vảy nến khớp và vảy nến thường. Các
nghiên cứu về dịch tễ học trước đây cũng cho
thấy người có họ hàng mắc bệnh vảy nến sẽ có
nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn dân số chung.
Trong nghiên cứu chúng tôi, cả 2 nhóm đều có
tần suất có người thân mắc bệnh vảy nến cao
nhưng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (bảng
2). Điều này tương đương với nghiên cứu của
Jamshidi(9) và Hong, tuy nhiên nghiên cứu của
Reich(14) và Gisondi(3) lại cho thấy nhóm vảy nến
khớp có tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến
nhiều hơn nhóm vảy nến thường. Người ta thấy
rằng vảy nến da thường liên kết với HLA Cw6,
B13, B17 và DR3, trong khi HLA-B27 lại thường
thấy ở vảy nến khớp cụ thể là viêm khớp cột
sống, không thấy trên vảy nến da. Bản đồ gen
cũng ghi nhận có sự tổn thương locus trên
chromosome 16q và phân tử CARD15 liên quan
đến khởi phát tín hiệu đơn bào, đại thực bào
trong các bệnh nhân vảy nến khớp nhưng không
có trong vảy nến da(8). Tuy vậy một nghiên cứu
khác lại cho thấy cả 2 nhóm bệnh này đều có
chồng lấp một số yếu tố di truyền. Do đó, chúng
tôi nghĩ cần có nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố
di truyền của vảy nến thường và vảy nến khớp
để làm sáng tỏ điều này.
Trong nghiên cứu chúng tôi nhóm vảy nến
khớp có tiền căn gia đình mắc vảy nến khớp cao
hơn nhóm vảy nến thường (bảng 2). Moll và
Wright cũng cho thấy có sự liên kết mang tính di
truyền mạnh ở nhóm vảy nến khớp. Những
người có người thân trực hệ mắc bệnh vảy nến
khớp có nguy cơ mắc bệnh vảy nến khớp gấp 55
lần so với người bình thường.
Trong nghiên cứu chúng tôi, hút thuốc lá
chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 nhóm vảy nến khớp và vảy
nến thường (bảng 1). Theo Nguyễn Tất Thắng(12),
số bệnh nhân vảy nến hút thuốc lá chiếm tỉ lệ cao
39,62% và thuốc lá cũng là một yếu tố làm cho
bệnh phát triển. Hút thuốc lá được xem như là
yếu tố khởi phát vảy nến trong 25% số bệnh
nhân vảy nến.
Tuy nhiên lại không có sự khác biệt có ý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 377
nghĩa về việc hút thuốc lá giữa 2 nhóm. Vì giới
tính có thể là yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến
kết quả, nên chúng tôi thực hiện phân tầng theo
nhóm nam (không phân nhóm nữ do không có
nữ nào hút thuốc lá). Kết quả cũng cho thấy thật
sự không có sự khác biệt về việc hút thuốc trong
2 đối tượng này ở nhóm nam. Điều này tương tự
như trong nghiên cứu của Hong và Gisondi(3) và
trong y văn hiện nay người ta cũng chưa thấy có
bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của hút
thuốc lá đến sự xuất hiện của vảy nến khớp(18).
Tương tự hút thuốc lá, uống rượu bia cũng
chiếm tỉ lệ cao ở 2 nhóm vảy nến khớp và vảy
nến da (bảng 1). Tương tự như trong hút thuốc
lá, chúng tôi cũng cho rằng giới tính có thể là yếu
tố gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả chung, nên
chúng tôi thực hiện phân tầng theo giới tính. Sau
khi phân tầng theo giới chúng tôi kết luận giới
tính là biến số gây nhiễu cho mối liên quan giữa
uống rượu bia và 2 nhóm vảy nến cho thấy
người uống rượu bia có nguy cơ vảy nến khớp
gấp 2,35 lần so với người không uống rượu bia.
Điều này khác với nghiên cứu của Hong không
thấy sự khác biệt về uống rượu bia giữa 2 nhóm,
y văn cũng chưa đề cập đến điều này(18). Nghiên
cứu chúng tôi chỉ là nghiên cứu cắt ngang chưa
cho thấy trình tự thời gian giữa uống rượu bia và
tổn thương khớp, nên uống rượu bia có thực sự
là yếu tố nguy cơ của vảy nến khớp hay không
cần có các nghiên cứu phân tích có độ mạnh như
bệnh chứng hay đoàn hệ để kiểm định lại từ đó
góp phần hướng dẫn cách sinh hoạt cho bệnh
nhân ngăn ngừa tiến triển vảy nến khớp.
Trong nghiên cứu chúng tôi tỉ lệ tổn thương
móng trong 2 nhóm vảy nến da và vảy nến khớp
chiếm tỉ lệ cao, tổn thương móng xuất hiện nhiều
hơn ở nhóm vảy nến khớp gấp 1,27 lần so với
nhóm vảy nến da (bảng 2). Tỉ lệ tổn thương
móng trong nhóm vảy nến khớp hiện nay vẫn
chưa được biết rõ một cách chính xác. Scarpa(15)
và Gladman(4) cho thấy tổn thương móng lần
lượt chiếm 63% và 87% trong nhóm vảy nến
khớp. Trong nghiên cứu chúng tôi, hầu hết bệnh
nhân vảy nến khớp có tổn thương móng (83,8%).
Tuy vậy cũng cần cân nhắc một điều là trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm, không khí ô nhiễm,
và môi trường làm việc còn chưa được tốt ở Việt
Nam có thể dẫn đến tăng tỉ lệ tổn thương móng
ở cả 2 nhóm, làm cho sự khác biệt của 2 nhóm
giảm đi. Mặc dù có sự khác biệt trong các tỉ lệ
này, tổn thương móng ở bệnh nhân vảy nến là
đặc điểm giúp chúng ta để ý đến tổn thương
khớp của bệnh nhân.
Mối quan hệ giữa độ nặng của sang thương
da và tổn thương khớp trong vảy nến khớp hiện
đang còn tranh cãi. Mặc dù trước đây có nghiên
cứu cho rằng bệnh nhân vảy nến khớp có tổn
thương da nặng hơn(11), nhưng những nghiên
cứu gần đây lại cho thấy không có sự liên hệ rõ
rệt nào giữa độ nặng của vảy nến và biểu hiện
khớp(1,6). Điều đó cũng phù hợp với nghiên cứu
chúng tôi khi chỉ số PASI trung bình ở nhóm vảy
nến khớp và vảy nến da khác biệt không ý nghĩa
(bảng 3). Do đó, vảy nến khớp không phải là hậu
quả của sự lan rộng của vảy nến ở da và cũng
không có bằng chứng cho thấy được kiểm soát
tốt vảy nến ở da sẽ giảm sự xuất hiện của vảy
nến khớp. Ngoài ra, phải để ý đến nguy cơ phát
triển vảy nến khớp ở ngay cả các trường hợp vảy
nến nhẹ.
Tuổi khởi phát vảy nến khớp nhìn chung trễ
hơn biểu hiện ở da và thường vào khoảng 36
tuổi, mặc dù cũng có trường hợp xuất hiện lúc
nhỏ hay tuổi già. Thông thường vảy nến khớp
được chẩn đoán sau khi khởi phát vảy nến 10
năm, tuy nhiên khoảng 15% trường hợp xuất
hiện cùng lúc và 15% trường hợp vảy nến khớp
xuất hiện trước vảy nến ở da trong 15 năm.
Biodi-Oriente và cộng sự cho thấy vảy nến xuất
hiện trước vảy nến khớp trong 68% trường hợp,
xuất hiện cùng lúc là 11% và xuất hiện sau là
21%. Người ta thấy rằng vảy nến khớp thường
xuất hiện ở nhóm bệnh nhân vảy nến khởi phát
sớm loại 1, đây là nhóm khởi phát vảy nến trước
30 tuổi liên quan đến HLA Cw6 và DR7 thường
hay lan rộng và tái phát. Trong nhóm vảy nến
khớp trong nghiên cứu chúng tôi, tuổi trung
bình khởi bệnh vảy nến khớp 39,08 ± 15,02 cao
Nghiên cứ