Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trong bệnh nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trong bệnh nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 144 bệnh nhi được chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn tiểu và được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010 Phương pháp: Nghiên cứu các trường hợp bệnh Kết quả: Nhóm trẻ trên 1 tháng tuổi đến 2 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (59%), kế đến là nhóm từ 2 đến 6 tuổi (21%). Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 0,8/1. Sốt là triệu chứng toàn thân thường gặp nhất và chiếm 86%, kế đến là triệu chứng rối loạn đi tiểu (68%). Siêu âm được thực hiện trên 130 trẻ. Tỉ lệ siêu âm bất thường là 32% và dãn đài bể thận được ghi nhận trong tất cả các trường hợp. Chụp bàng quang ngược dòng được thực hiện trên 94 trẻ có sốt và có siêu âm bất thường. Trào ngược bàng quang niệu quản được ghi nhận trong 6 % các trường hợp. Escherichia coli là tác nhân gây nhiễm khuẩn tiểu trong 82% các trường hợp. Kế đến là Enterococci (8%) và Pseudomonas (6%). Các vi khuẩn khác được ghi nhận là Klebsiella (4%), Proteus (2%), Enterobacter (2%), Staphylococcus (1%) và Salmonella (1%). Đối với vi khuẩn E. coli, kháng sinh còn nhạy cao là Colistine (100%), Sulperazone (100%), Imipenem (100%), Nitrofurantoin (100%), Netilmycine (100%) và Fosfomycine (97%). Cephalosporin thế hệ 3 chỉ còn nhạy trong 73% các trường hợp. Kháng sinh kháng nhiều nhất là Ampicilline (91%) và Bactrim (81%). Kết luận: Tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn tiểu cần được theo dõi thường xuyên. Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em cần được cặp nhật và dựa vào tình trạng kháng thuốc của từng địa phương.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trong bệnh nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 242 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC TRONG BỆNH NHIỄM KHUẨN TIỂU Ở TRẺ EM Trần Thị Mộng Hiệp* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trong bệnh nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 144 bệnh nhi được chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn tiểu và được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010 Phương pháp: Nghiên cứu các trường hợp bệnh Kết quả: Nhóm trẻ trên 1 tháng tuổi đến 2 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (59%), kế đến là nhóm từ 2 đến 6 tuổi (21%). Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 0,8/1. Sốt là triệu chứng toàn thân thường gặp nhất và chiếm 86%, kế đến là triệu chứng rối loạn đi tiểu (68%). Siêu âm được thực hiện trên 130 trẻ. Tỉ lệ siêu âm bất thường là 32% và dãn đài bể thận được ghi nhận trong tất cả các trường hợp. Chụp bàng quang ngược dòng được thực hiện trên 94 trẻ có sốt và có siêu âm bất thường. Trào ngược bàng quang niệu quản được ghi nhận trong 6 % các trường hợp. Escherichia coli là tác nhân gây nhiễm khuẩn tiểu trong 82% các trường hợp. Kế đến là Enterococci (8%) và Pseudomonas (6%). Các vi khuẩn khác được ghi nhận là Klebsiella (4%), Proteus (2%), Enterobacter (2%), Staphylococcus (1%) và Salmonella (1%). Đối với vi khuẩn E. coli, kháng sinh còn nhạy cao là Colistine (100%), Sulperazone (100%), Imipenem (100%), Nitrofurantoin (100%), Netilmycine (100%) và Fosfomycine (97%). Cephalosporin thế hệ 3 chỉ còn nhạy trong 73% các trường hợp. Kháng sinh kháng nhiều nhất là Ampicilline (91%) và Bactrim (81%). Kết luận: Tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn tiểu cần được theo dõi thường xuyên. Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em cần được cặp nhật và dựa vào tình trạng kháng thuốc của từng địa phương. Từ khóa: Trào ngược bàng quang niệu quản, kháng thuốc, siêu âm thận, chụp bàng quang ngược dòng ABSTRACT CLINICAL AND BACTERIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF URINARY TRACT INFECTION IN CHILDREN Tran Thi Mong Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 242 - 246 Objective: The aim of this study was to describe the clinical features and the bacterial profile of urinary tract infection (UTI) in children at the Children Number 2 Hospital. Materials and methods: A retrospective study was performed from January 2008 to December 2010 to review 144 hospital charts with UTI diagnosis. Results: Most patients (59%) were more than 1 month and under 2 years of age, 21% from 2 to 6 years of age. The ratio between boy/girl was 0.8/1. Fever was the most common sign (86%), and dysuria was seen in 68%. Renal ultrasonography was performed in 130 children, all of them had pyelocalyceal dilatation. Voiding cystography was indicated in 94 patients with fever and abnormal renal ultrasonography, in which 6% had vesicoureteral reflux. The most common pathogen was Escherichia coli * Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - Khoa Thận - Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học 243 (82%). Other bacteria were Enterococci (8%), Pseudomonas (6%), Klebsiella (4%), Proteus (2%), Enterobacter (2%), Staphylococcus (1%) and Salmonella (1%). The percentage of E Coli sensitive to antibiotic was high with 100% to Colistine, Sulperazone, Imipenem, Nitrofurantoin, Netilmycine and 97% to Fosfomycine, but only 73% to the 3rd generation Cephalosporin. E Coli was highly resistant to Ampicilline (91%) and Bactrim (81%) Conclusion: The sensitivity of UTI bacteria in children needed to be studied regularly. The choice of UTI antibiotic therapy was depended on the recent antiobiogram and the antibiotic resistance profile of each health care center. Keywords: Vesicoureteral reflux, antibiotic resistance, renal ultrasonography, voiding cystography ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn tiểu là một trong những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em, bệnh hay tái phát và gây nhiều biến chứng, nhất là khi điều trị không đầy đủ. Đặc biệt tỉ lệ biến chứng sẽ tăng theo số lần nhiễm trước đó. Nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy tỉ lệ tái phát nhiễm khuẩn tiểu là gần 15% ở trẻ nữ, 15% ở nam trong năm đầu tiên, sau thời gian đó trẻ nam ít bị tái phát hơn trẻ nữ(3). Theo Winberg, 5-7% bệnh nhi nhiễm khuẩn tiểu có triệu chứng xảy ra ở năm đầu đời sẽ có nguy cơ bị sẹo thận và suy thận mạn về sau nếu không được điều trị đúng(11). Nghiên cứu ở Úc và Anh, tỉ lệ này chiếm 10%(1). Mặt khác ở trẻ em, những dị dạng đường tiết niệu thường được phát hiện chủ yếu nhờ vào nhiễm khuẩn tiểu. Theo nghiên cứu của Winberg, 2% trẻ nữ và 10% trẻ nam bị nhiễm khuẩn tiểu có bất thường tắc nghẽn hệ niệu(11). Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu chung nào về tần suất nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu tại các Bệnh viện Nhi cho thấy nhiễm khuẩn tiểu là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Tại TP Hồ Chí Minh, từ 1996 đến 2004 có một số nghiên cứu về đặc điểm nhiễm khuẩn tiểu(4,8). Mặc dù vậy, luôn có sự thay đổi theo thời gian về dịch tễ học, vi khuẩn học, phương tiện chẩn đoán và khả năng điều trị. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp bệnh (Case-series study). Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhi trên 1 tháng tuổi và dưới 15 tuổi, được chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn tiểu, được điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010 và thỏa các điều kiện: . Có kết quả đếm bạch cầu trong nước tiểu: ≥ 104 bạch cầu/ml . Có kết quả cấy nước tiểu thỏa điều kiện: ≥ 105 khóm vi khuẩn/ml nước tiểu của cùng một loại vi khuẩn. Các biến số nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới tính, lý do nhập viện, triệu chứng lâm sàng, các bệnh đi kèm. Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm huyết đồ, CRP, cấy máu, cấy nước tiểu, siêu âm và chụp bàng quang ngược dòng. Đếm bạch cầu trong nước tiểu được thực hiện với nước tiểu không ly tâm và tính kết quả bằng số bạch cầu/ml bằng phương pháp dùng buồng đếm Malassez. Chụp bàng quang ngược dòng, siêu âm đường tiết niệu được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Nhi Đồng II. Siêu âm được định nghĩa là bất thường khi có 1 trong các bất thường sau đây: dãn đài bể thận, dãn niệu quản hoặc dãn đài bể thận và dãn niệu quản. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và tổng hợp, phân tích bằng phần mềm SPSS version 15.0. Biến số định tính (giới tính, nơi cư ngụ, tỷ lệ các trẻ có kết quả xét nghiệm bất thường) được trình bày dưới dạng tỷ lệ %. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 244 KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ học Trong thời gian từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2010, có 144 bệnh nhi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 với chẩn đoán nhiễm khuẩn tiểu. Trong số đó, 71% (n=102) sinh sống tại TP HCM. Nhóm trẻ trên 1 tháng tuổi đến 2 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (59%), kế đến là nhóm từ 2 đến 6 tuổi (21%). Trẻ nữ chiếm tỷ lệ 56%, tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là 0,8/1. Trong nhóm dưới 2 tuổi thì tỉ lệ bệnh ở nam (60%) nhiều hơn nữ (40%). Các nhóm tuổi khác thì tỉ lệ bệnh ở nữ nhiều hơn nam. Lý do nhập viện Lý do thường gặp nhất là sốt và được tìm thấy trong 53% (76/144) các trường hợp. Kế đến là những triệu chứng của đường tiết niệu (tiểu máu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu đục) chiếm 28% (40/144). Ngoài ra, những lý do nhập viện khác là: ói (8 ca), đau bụng (5 ca), và đau hông lưng (3 ca). Triệu chứng lâm sàng Sốt là triệu chứng toàn thân thường gặp nhất và chiếm 86% ( 124/144), trong nhóm này, trẻ có nhiệt độ ≥ 39.50C chiếm 53% (66/124). Kế đến là triệu chứng rối loạn đi tiểu chiếm 68% (98/144) bao gồm tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu ít, tiểu khó, tiểu rặn. Tiểu máu được ghi nhận trong 21% (30/144) các trường hợp. Có 9% (13/144) trẻ có nhiễm khuẩn tiểu tái phát nhiều, trong nhóm này, tuổi trung bình bị nhiễm khuẩn tiểu lần đầu là 17 tháng. Trong số 144 trẻ của lô nghiên cứu, có 16 trường hợp trẻ có bệnh đi kèm, bao gồm: thoát vị màng não tủy (9 ca), Hội chứng Down (3 ca), tim bẩm sinh ( 3 ca), dị dạng hộp sọ (2 ca), bại não (2 ca). Triệu chứng cận lâm sàng Huyết đồ và CRP Tỉ lệ trẻ có bạch cầu trong máu ≥ 15000/ mm3 là 64% (92/144) trong đó Neutrophil ≥ 12000/ mm3 chiếm 40%; CRP trong máu ≥ 20 mg/l được ghi nhận trong 65% (94/144) các trường hợp, trong đó CRP ≥ 102 mg/l được ghi nhận trong 1/3 số trẻ. Hình ảnh học Siêu âm được thực hiện trên 130 trẻ. Tỉ lệ siêu âm bất thường là 32% (42/130) và dãn đài bể thận được ghi nhận trong tất cả các trường hợp. Chụp bàng quang ngược dòng được thực hiện trên 94 trẻ có sốt và có siêu âm bất thường. Trào ngược bàng quang niệu quản được ghi nhận trong 6,4 % (6/94) các trường hợp, trong đó có 4 trường hợp trào ngược độ 1 và 2, và 2 trường hợp độ 3. Đặc điểm vi khuẩn học E. coli là tác nhân gây nhiễm khuẩn tiểu trong 82% (118/144) các trường hợp. Kế đến là Enterococci chiếm tỉ lệ 8% (12/144) và Pseudomonas với tỉ lệ là 6% (9/144). Các vi khuẩn khác được ghi nhận là Klebsiella (4%), Proteus (2%), Enterobacter (2%), Staphylococcus (1%) và Salmonella (1%). Đối với vi khuẩn E. coli, kháng sinh còn nhạy cao là Colistine (100%), Sulperazone (100%), Imipenem (100%), Nitrofurantoin (100%), Netilmycine (100%) vào Fosfomycine (97%). Cephalosporin thế hệ 3 chỉ còn nhạy trong 73% các trường hợp. Kháng sinh kháng nhiều nhất là Ampicilline (91%) và Bactrim (81%) (Bảng 2). Bảng 2: Tính nhạy cảm với kháng sinh của E. coli trong nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em: Tên kháng sinh Nhạy n (%) Trung gian n (%) Kháng n (%) Imipenem 58 (100) - - Colistine 23 (100) - - Sulperazone 20(100) - - Neltimycine 19 (100) - - Nitrofurantoin 24 (100) - - Fosfomycine 32 (97,0) - 1 (3,0) Amikacine 53 (93,0) 1 (1,8) 3 (5,3) Cefepim 50 (86,2) 5 (8,6) 3 (5,2) Ceftazidine 49 (84,5) 3 (5,2) 6 (10,3) Amoxicilline+clavulanate 43 (75,4) 9 (15,8) 5 (8,8) Pefloxacine 22 (75,9) - 7 (24,1) Cefotaxime 40 (72,7) 3 (5,5) 12 (21,8) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học 245 Tên kháng sinh Nhạy n (%) Trung gian n (%) Kháng n (%) Ceftriaxone 42 (72,4) 4 (6,9) 12 (20,7) Ciprofloxacine 17 (70,8) - 7 (29,2) Nalidixic acid 23 (60,5) - 15 (39,5) Cefuroxim acetil 9 (60,0) - 6 (40,0) Gentamycine 31 (56,4) - 24 (43,6) Cephalothine 13 (39,4) 6 (18,2) 14 (42,4) Bactrim 11 (19,0) - 47 (81,0) Ampicilline 4 (7,1) 1 (1,8) 51 (91,1) Đối với Enterococci, kháng sinh nhạy với Vancomycine và Ampicilline trong tất cả các trường hợp (100%). Kháng sinh kháng nhiều nhất là Bactrim (100%), Erythromycine (75%) và Gentamycine (75%). Đối với Pseudomonas, kháng sinh nhạy với Amikacine, Piperaciline + tazobactam, Ciprofloxacine, Neltimycine, Pefloxacine, Nalidixic acid, Sulperazone và Bactrim trong tất cả các trường hợp (100%). Kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Nitrofurantoin, Cephalothine, Cefotaxime, Fosfomycine, Colistine và Ampicilline trong tất cả các trường hợp (100%). Có 50 trẻ được chỉ định cấy máu, trong đó 8% (4/50) có cấy máu dương tính với 2 loại vi khuẩn là: E. coli và Staphylococcus coagulase âm tính. BÀN LUẬN Tuổi Theo nghiên cứu của chúng tôi, trẻ nhập viện vì nhiễm khuẩn tiểu tập trung nhiều ở nhóm > 1 tháng – 2 tuổi (58%), > 2 tuổi – 6 tuổi chiếm 22%, > 6 tuổi chiếm 17%, sơ sinh chiếm 3%. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Quân trong 8 năm 1996-2003 trên 293 trẻ nhiễm khuẩn tiểu nhập viện Nhi Đồng II thì nhóm tuổi < 24 tháng chiếm 53%, nhóm ≥ 24 tháng chiếm 47%(8). Theo nghiên cứu của Từ Thị Hoàng Phượng tại bệnh viện Nhi Đồng I, lứa tuổi ≤ 24 tháng chiếm 54%, lứa tuổi > 24 tháng chiếm 46%(10). Theo Pecile và cộng sự, nhóm < 1 tuổi chiếm 60%, 1-4 tuổi chiếm 31%, 5-14 tuổi chiếm 9%(9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhi ≤ 24 tháng dễ mắc nhiễm khuẩn tiểu hơn so với các lứa tuổi khác, phù hợp với các nghiên cứu trên. Triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học Trong nghiên cứu này, triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt (86%). Tác giả Hoàng Nguyên Lộc ghi nhận sốt trong 50% các trẻ bị nhiễm khuẩn tiểu(4), Nguyễn Thành Quân 66%(8), Từ Thị Hoàng Phượng 63%(10), Balat và Hill 83%(1), và Lohr 66%(6). Triệu chứng sốt là dấu hiệu quan trọng ở trẻ nhiễm khuẩn tiểu vì nó được xem như là dấu hiệu lâm sàng cho sự tổn thương nhu mô thận (viêm đài bể thận)(2), do đó trước trẻ sốt không rõ nguyên nhân, không tìm được ổ nhiễm khuẩn thì nhiễm khuẩn tiểu là bệnh lý cần được quan tâm nhiều nhất. Tỉ lệ trẻ có thực hiện siêu âm ngày càng tăng dần, do đó tỉ lệ trẻ có bất thường siêu âm được phát hiện ngày càng cao. Theo nghiên cứu của Montini và cộng sự trên 300 trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm khuẩn tiểu lần đầu có sốt ≥ 380C tại Italy thấy rằng tỉ lệ trẻ có siêu âm bất thường là 13%(7). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ siêu âm bất thường là 32%. Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chọn mẫu của 2 nghiên cứu khác nhau về tuổi và lần nhiễm khuẩn tiểu, cũng như do kỹ thuật của mỗi nơi. Từ năm 1996, một phác đồ tầm soát các dị dạng đường niệu đã được áp dụng cho tất cả bệnh nhi nhập viện vì nhiễm khuẩn tiểu tại bệnh viện Nhi Đồng II. Theo phác đồ này, siêu âm thận cùng với chụp bàng quang ngược dòng được chỉ định một cách thường quy trong những trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn tiểu trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ trào ngược bàng quang niệu quản được tìm thấy là 6%. Tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu trên thế giới(5). Vi khuẩn học Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân vi khuẩn học của nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ thường gặp nhất là E. coli, kế đến là Enterococci và Pseudomonas. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 246 Hầu hết các tác giả đều nhận thấy rằng E. coli là nguyên nhân vi khuẩn học thường gặp nhất, điều này cũng phù hợp với tất cả y văn. Với kết quả kháng sinh đồ chúng tôi nhận thấy rằng Ampicilline và Bactrim đã bị kháng với tỉ lệ ngày càng cao, tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thành Quân(8). Từ nghiên cứu của Nguyễn Thành Quân (1996-2003)(8), chúng tôi nhận thấy sự giảm nhạy cảm của một số Cephalosporine (Cefepim, Cefotaxime, Ceftriaxone, Cephalothine) đối với các loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể được lý giải là do trong những năm gần đây việc chỉ định và sử dụng quá nhiều các kháng sinh đã làm tăng sự đề kháng với kháng sinh của các vi khuẩn. Điều này đáng lo ngại và cần khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh một cách hợp lý hơn. KẾT LUẬN Tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn tiểu cần được theo dõi thường xuyên. Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ em cần được cặp nhật và dựa vào tình trạng kháng thuốc của từng địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balat A, Hill L (1998). Nosocomial urinary tract infection in children. Journal of Medical Sciences; 29:51-57 2. Elder JS (2007). Urinary tract infection. Nelson textbook of Pediatrics 18th ed. Philadelphia WB Saunders company; 1-10 3. Hansson S, Jodal F (1999). Urinary tract infection. Pediatric Nephrology 4th ed., 53:1007-1025 4. Hoàng Nguyên Lộc, Hồ Đặng Văn Nhân (1996). Tổng kết dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi nhiễm trùng tiểu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 (1993-1995). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế năm 1996. 5. Hoberman A, Charron M (2003). Imaging study after a first febrile urinary tract infection in young children. N Engl J Med 16 (195-202). 6. Lorhr JA, Donowitz LG, Sadler GE (1989). Hospital acquired urinary tract infection. Pediatrics; 83:193-199 7. Montini G, Zucchetta B, Tomasi L (209). Value of imaging studies after a first febrile urinary tract infection in young children: data from Italian renal infection study. Pediatrics; 123:239-246 8. Nguyễn Thành Quân (2004). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi nhiễm trùng tiểu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 (1996-2003). Luận văn thạc sĩ Y khoa. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 9. Pecile P, Miorin E, Romanello C (2009). Age related renal parenchymal lesions in children with first febrile urinary tract infection. Pediatrics; 124:23-29 10. Từ Thị Hoàng Phượng (2004). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhi nhiễm trùng tiểu tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn thạc sĩ Y khoa. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 11. Winberg J (1986). Urinary tract infection in infants and children. Campell’s Urology 5th ed. Philadelphia WB Saunders company; 831-867 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học 129 EFFECTIVENESS OF THE METHOD USING CERCLAGE WIRE IN DISPLACED FRACTURES OF THE ACETABULUM 197 Nguyen Vinh Thong, Cao Thi * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 197 - 199 197 RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC DISMEMBERED PYELOPLASTY IN CHILDREN: PRELIMINARY EXPERIENCES. 200 Ngo Dai Hai, Nguyen Tuan Vinh, Vu Le Chuyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 200 - 205 200 EXHALED NITRIC OXIDE CONCENTRATION IN HEALTHY SMOKERS AND IN CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE PATIENTS 206 Duong Quy Sy * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 206 - 211 206 HIP IMMOBILIZATION USING PELVIS EXTERNAL FIXATOR 212 Cao Thi * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 212 - 214 212 ADVERSE REACTIONS OF ANTI-TUBERCULOSIS DRUGS: A RETROSPECTIVE STUDY IN PHAM NGOC THACH HOSPITAL 215 Nguyen Thi Bich Yen, Nguyen Huu Lan * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 215 - 221 215 ASSESSMENT THE VISUAL ABILITY OF HEALTHCARE PRACTITIONERS IN NEONATAL JAUNDICE CLASSIFICATION 222 Pham Diep Thuy Duong * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 222 - 225 222 POST THORACOSCOPIC THYMECTOMY RESPIRATORY FUNCTION IN MYASTHENIA GRAVIS PATIENTS 225 Pham Ngoc Trung, Nguyen Hoai Nam * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 225 - 230 225 NAUSEA AND VOMITING SEVERITY AND QUALITY OF LIFE FOR THE FIRST HALF OF PREGNANCY 231 Nguyen Vu Quoc Huy, Nguyen Thi Bich Ngoc * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 231 - 238 231 PRIMARY EVALUATION OF THE MIDDLE EAR RISK INDEX PROGNOSTIC FACTORS ON THE SUCCESS OF TYMPANOPLASTY 239 Pham Kien Huu * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 239 - 241 239 CLINICAL AND BACTERIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF URINARY TRACT INFECTION IN CHILDREN 242 Tran Thi Mong Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 242 - 246 242
Tài liệu liên quan