Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các mức độ viêm gan và mối liên quan với tình trạng bệnh nhân nhiễm HBV,
HCV.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang khảo sát ảnh
hưởng của chỉ số hoạt tính mô học của vùng mô không bướu ở 273 bệnh nhân cắt gan điều trị carcinôm tế bào
gan ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược HCM từ 1/5/2004 đến 31/5/2010.
Kết quả: Trong số bệnh nhân Carcinôm tế bào gan khảo sát tỉ lệ nam:nữ=3,7:1, tuổi trung bình là 55 tuổi.
Dựa trên chỉ số hoạt tính mô học, bệnh nhân được chia làm 4 nhóm: Viêm gan mức độ tối thiểu chiếm 10,99%
(30/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 1-4); viêm gan mức độ nhẹ 28,94% (79/273) (với điểm số hoạt tính mô
học = 5-8); viêm gan mức độ vừa 56,41% (154/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 9-12); viêm gan mức độ
nặng 3,66% (10/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 13-18). Liên quan giữa chỉ số hoạt tính mô học với bệnh
nhân nhiễm HBV, HCV.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy chỉ số hoạt tính mô học ở vùng mô không bướu có liên quan với bệnh
nhân viêm gan mức độ vừa nhiễm HBV, HCV, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mô học vùng mô không u trong Carcinôm tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 84
ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC VÙNG MÔ KHÔNG U
TRONG CARCINÔM TẾ BÀO GAN
Nguyễn Thanh Hải*, Lê Minh Huy**, Âu Nguyệt Diệu***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các mức độ viêm gan và mối liên quan với tình trạng bệnh nhân nhiễm HBV,
HCV.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang khảo sát ảnh
hưởng của chỉ số hoạt tính mô học của vùng mô không bướu ở 273 bệnh nhân cắt gan điều trị carcinôm tế bào
gan ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược HCM từ 1/5/2004 đến 31/5/2010.
Kết quả: Trong số bệnh nhân Carcinôm tế bào gan khảo sát tỉ lệ nam:nữ=3,7:1, tuổi trung bình là 55 tuổi.
Dựa trên chỉ số hoạt tính mô học, bệnh nhân được chia làm 4 nhóm: Viêm gan mức độ tối thiểu chiếm 10,99%
(30/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 1-4); viêm gan mức độ nhẹ 28,94% (79/273) (với điểm số hoạt tính mô
học = 5-8); viêm gan mức độ vừa 56,41% (154/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 9-12); viêm gan mức độ
nặng 3,66% (10/273) (với điểm số hoạt tính mô học = 13-18). Liên quan giữa chỉ số hoạt tính mô học với bệnh
nhân nhiễm HBV, HCV.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy chỉ số hoạt tính mô học ở vùng mô không bướu có liên quan với bệnh
nhân viêm gan mức độ vừa nhiễm HBV, HCV, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Carcinôm tế bào gan; chỉ số hoạt tính mô học; Carcinôm tế bào gan liên quan viêm gan B,
Carcinôm tế bào gan liên quan viêm gan C.
ABSTRACT
HISTOLOGICAL FEATURES OF THE NON-CANCEROUS ZONES
IN HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Nguyen Thanh Hai, Le Minh Huy, Au Nguyet Dieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 84 - 90
Aim: The aim of this study is to determine the prevalence rate of hepatitis level and the correlation with
a group of patients with hepatitis B–related HCC and that of hepatitis C–related HCC.
Methods: A cross-sectional methodology was applied to evaluate the influence of the histologic activity of
noncancerous liver on the 273 patients who underwent liver resection for hepatocellular carcinoma (HCC) at
University Medical Center HCMC from 05/01/2004 to 05/31/2010.
Results: In the hepatocellular carcinoma patients, the male to female ratio was 3.7:1 and the mean age at
presentation was 55 years. Based on the histologic activity index (HAI) score of nontumorous liver tissue, patients
were classified into 4 groups: those with minimal hepatitis (n 30) (i.e. with HAI scores of 1-4), those with mild
hepatitis (n 79) (i.e., with HAI scores of 5-8), those with moderate hepatitis (n 154) (with HAI scores of 9-12), and
those with severe hepatitis (n 10) (with HAI scores of 13-18). There is a correlation between HAI score and
patients with hepatitis B–related HCC and hepatitis C–related HCC.
* Khoa Giải phẫu bệnh – BV ĐK Thống Nhất Đồng Nai
**Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*** Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thanh Hải ĐT: 0913610602 Email:
nguyenthanhhai119@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 85
Conclusions: The present study showed that the HAI score in non-tumorous liver tissue has significant
correlation with moderate hepatitis in the group of patients with hepatitis B–related HCC and that of hepatitis C–
related HCC.
Key words: Hepatocellular carcinoma; Histological activity index; Hepatitis B–related HCC; Hepatitis C–
related HCC.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan đứng hàng thứ 8 trên thế
giới, đứng hàng thứ 7 ở các nước đang phát
triển. Xuất độ cao ở nhiều vùng của Trung
Quốc, Đông Nam Á và vùng sa mạc Sahara
Châu Phi, xuất độ trung bình ở một số nước
vùng Địa Trung Hải và xuất độ thấp ở vùng
Bắc Âu, Mỹ, Canada và Châu Mỹ La Tinh.
Carcinôm tế bào gan (CTBG) là loại ung thư
gan thường gặp nhất, chiếm 80-90% ung thư
gan nguyên phát, đa số ở khoảng 50 tuổi, nam
mắc bệnh nhiều hơn nữ(22,24,4,1,14).
Theo Nguyễn Bá Đức(5), ung thư gan đứng
hàng thứ ba ở nam và hàng thứ bảy ở nữ, trong
10 loại ung thư thường gặp nhất tại Hà Nội giai
đoạn 2001-2004(18).
Theo Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự tại Tp
Hồ Chí Minh giai đoạn 2003-2004, trong 10 loại
ung thư có xuất độ cao nhất thì ung thư gan
đứng hàng thứ hai ở nam và hàng thứ năm ở
nữ(17).
Nguyên nhân cơ bản làm tần suất bệnh
CTBG tăng cao ở vùng Đông Nam Á và Châu
Phi là do tần suất nhiễm virút viêm gan B
(HBV), virút viêm gan C (HCV) rất cao ở các
vùng này. 60-90% bệnh nhân bị ung thư gan
có biểu hiện kháng nguyên bề mặt của virút
viêm gan B (HBsAg)(22,1,3,6,14). Mặt khác, những
loại viêm nhiễm này thường gây xơ gan, mà
chính xơ gan lại dễ dẫn đến carcinôm tế bào
gan(4,15). 77-90% trường hợp ung thư gan xảy
ra trên nền xơ gan(1,2,3,6,9).
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị
CTBG như ghép gan, cắt bướu, sử dụng sóng
siêu cao tần, tiêm cồn, hóa trịTuy nhiên nhiều
tình huống lâm sàng ghi nhận có sự hoạt hóa
viêm gan trong quá trình điều trị. Hoạt hóa
viêm gan B do hóa trị ung thư trên bệnh nhân có
mang HBsAg là vấn đề lâm sàng thường gặp
nhất. Tỷ lệ hoạt hóa HBV thay đổi từ 10-72%.
Bệnh cảnh lâm sàng phong phú từ tăng men gan
có hồi phục đến suy gan tối cấp gây tử vong. Tỷ
lệ tử vong thay đổi từ 4-60%(26,7,11,12).
Các tác giả nước ngoài đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về mối liên quan giữa các mức độ
viêm gan và tỷ lệ tái phát, di căn của carcinôm tế
bào gan. Ở Việt Nam vấn đề này hiện còn khá
mới. Đã có nhiều nghiên cứu về lâm sàng, giải
phẫu bệnh, chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên,
khảo sát về mức độ viêm gan dựa theo chỉ số
hoạt tính mô học ở vùng mô không bướu quanh
CTBG, theo ghi nhận của chúng tôi, vẫn chưa có
công trình nào đề cập đến.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với
mục đích nhằm cung cấp thông tin cho các bác
sĩ lâm sàng về mức độ viêm gan ở bệnh nhân
CTBG để có hướng điều trị dự phòng hoạt hóa
viêm gan siêu vi cho bệnh nhân điều trị ung thư.
Mục tiêu tổng quát
Xác định các mức độ viêm gan trên mẫu mô
bệnh nhân carcinôm tế bào gan, và mối liên
quan với nhiễm HBV hoặc HCV.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ các mức độ viêm gan ở vùng
mô không bướu quanh carcinôm tế bào gan.
- Xác định mối liên quan các mức độ viêm
gan với tình trạng nhiễm HBV, HCV.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân carcinôm tế bào gan.
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là
carcinôm tế bào gan tại Bộ môn Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 86
trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 05/2004 đến 5/2010.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào
Bệnh nhân carcinôm tế bào gan được phẫu
thuật có đủ mẫu mô để đánh giá ung thư và
vùng mô không bướu cách bướu ít nhất 1cm(5,16).
Tiêu chí loại trừ
Chưa có chẩn đoán carcinôm tế bào gan
bằng giải phẫu bệnh.
Không được làm 02 xét nghiệm HBsAg và
Anti HCV.
Cỡ mẫu
Dựa vào mục tiêu 1: ước lượng một tỷ lệ của
dân số
Nên cỡ mẫu tính theo công thức(19)
n = 2
2/1
2 )1(
d
PPZ (1)
Với:
Z: trị số từ phân phối chuẩn
= 0,05 Z1 - /2 = Z1 - 0,05/2 = Z0,975 = 1,96
: xác suất sai lầm loại I
= 0,05
P: trị số mong muốn của tỷ lệ
d: độ chính xác (sai số cho phép)
d = 0,06
Bảng 1: Tỷ lệ các mức độ viêm gan theo y văn
Mức độ viêm Tác giả- năm
(tài liệu tham
khảo)
Quốc
Gia
Cỡ
mẫu
(n)
Hệ
thống
đánh giá
Nhẹ
(%)
Vừa
(%)
Nặng
(%)
Ueno S và cs-
1999(25)
Nhật 158 Knodell
HAI
20,89 48,73 30,38
Dựa vào các tỷ lệ mức độ viêm bảng 1,
chúng tôi chọn P = 48,73% vì xấp xỉ bằng 0,50 để
có cỡ mẫu lớn nhất.
n = 2
2/1
2 )1(
d
PPZ
= 2
2
06,0
)4873,01(4873,096,1 x
= 266,61 (2)
Vậy cần nghiên cứu 267 bệnh nhân.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu không xác suất, mẫu thuận tiện.
Phương pháp nghiên cứu
Loại nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp: mô tả cắt
ngang.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới
tính
Ghi nhận các đặc điểm cận lâm sàng: nhiễm
virút viêm gan B, nhiễm virút viêm gan C.
Khảo sát các đặc điểm đại thể
Vị trí bướu, số lượng bướu, kích thước
bướu
Khảo sát các đặc điểm vi thể
Các mẫu bệnh phẩm được cố định trong
Formalin 10%. Sau đó các mẫu bệnh phẩm được
cắt lọc, xử lý mô và vùi trong parafin. Đối với
bệnh nhân có nhiều khối bướu, bướu nào có
kích thước lớn nhất sẽ được chọn khảo sát.
Nhuộm thường qui với Hematoxylin and Eosin,
sau đó được chẩn đoán dưới kính hiển vi quang
học. Khảo sát các đặc điểm mô bệnh học sau:
Hoại tử quanh khoảng cửa.
Hoại tử quanh tĩnh mạch trung tâm.
Hoại tử, chết tế bào và viêm khu trú trong
tiểu thùy.
Viêm khoảng cửa.
Giai đoạn xơ hóa.
Cách tiến hành
Thu thập số liệu theo phiếu thu thập số liệu,
phân tích, tổng hợp số liệu và báo cáo.
Phân tích dữ kiện
Dữ kiện nhập bằng EpiData 3.1, được phân
tích bằng phần mềm STATA 10.0.
Các số thống kê cần tính gồm có:
Tỷ lệ các mức độ viêm gan và giai đoạn xơ
gan ở vùng mô không bướu quanh CTBG.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 87
Dùng phép kiểm χ2 kiểm định mối liên quan
giữa các mức độ viêm gan với tình trạng nhiễm
HBV, HCV.
KẾT QUẢ
Qua khảo sát 273 bệnh nhân cắt gan điều trị
CTBG, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nam : nữ = 3,7:1.
Tuổi mắc bệnh trung bình là 54,86 ± 13,04 tuổi.
Nhiễm virút viêm gan B chiếm tỷ lệ cao nhất là
64,5% (176/273), tỷ lệ nhiễm HCV là 22,3%
(61/273), tỷ lệ đồng nhiễm HBV và HCV chiếm
2,6% (7/273).
Tỷ lệ các mức độ viêm gan ở bệnh nhân
carcinôm tế bào gan
Khảo sát 273 mẫu mô được cắt điều trị từ
bệnh nhân CTBG, chúng tôi đánh giá mức độ
viêm gan dựa theo chỉ số hoạt tính mô học biến
đổi của Ishak (Ishak Modified HAI) với mức
viêm gan tối thiểu (1-4), viêm gan mức độ nhẹ
(5-8), viêm gan mức độ vừa (9-12) và viêm gan
mức độ nặng (13-18) kết quả như sau:
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ mức độ viêm gan.
Nhận xét:
Viêm gan mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất
là 56,41% (154/273).
Viêm gan mức nhẹ chiếm tỷ lệ 28,94%
(79/273).
Viêm gan tối thiểu chiếm tỷ lệ 10,99%
(30/273).
Ít nhất là viêm gan nặng chiếm tỷ lệ 3,66%
(10/273).
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với
tình trạng nhiễm HBV, HCV
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với tình
trạng nhiễm HBV
Khảo sát 205 mẫu mô được cắt điều trị từ
bệnh nhân CTBG, trong đó có 176 bệnh nhân
nhiễm HBV và 29 bệnh nhân không nhiễm HBV
(loại bỏ 61 trường hợp HBV (-) và HCV (+); 07
trường hợp đồng nhiễm HBV và HCV), chúng
tôi đánh giá mức độ viêm gan dựa theo chỉ số
hoạt tính mô học biến đổi của Ishak (Ishak
Modified HAI) với mức viêm gan tối thiểu (1-4
điểm), viêm gan mức độ nhẹ (5-8 điểm), viêm
gan mức độ vừa (9-12 điểm) và viêm gan mức
độ nặng (13-18 điểm)(23).
Bảng 2: Liên quan giữa các mức độ viêm gan với
tình trạng nhiễm HBV
Mức độ
viêm gan
Nhiễm HBV
Tối
thiểu Nhẹ Vừa Nặng
Tổng
số P
Dương tính 13
(7,39)
58
(32,95)
99
(56,25)
6
(3,41)
176
Âm tính 13
(44,82)
8 (27,59) 8
(27,59)
0
(0,00)
29
Tổng số 26 66 107 6 205
p =
0,000
Nhận xét: Ở bệnh nhân nhiễm HBV, tỷ lệ
viêm gan mức độ vừa chiếm cao nhất 56,25%, kế
tiếp viêm gan mức độ nhẹ chiếm 32,95%, viêm
gan mức độ tối thiểu chiếm 7,39%, ít nhất là
viêm gan mức độ nặng chiếm tỷ lệ 3,41%. Mối
liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
(p = 0,000).
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với tình
trạng nhiễm HCV
Khảo sát 90 mẫu mô được cắt điều trị từ
bệnh nhân CTBG, trong đó có 61 bệnh nhân
nhiễm HCV và 29 bệnh nhân không nhiễm HCV
(loại bỏ 176 trường hợp HCV (-) và HBV (+); 07
trường hợp đồng nhiễm HBV và HCV), chúng
tôi đánh giá mức độ viêm gan dựa theo chỉ số
hoạt tính mô học biến đổi.
10,99
%
28,94
%
56,41
%
3,66
% 0
1
0
2
0
3
0
4
0
5
0
6
0
Toái
thieåu
Nh
eï
Vö
øa
Naë
ng
Möùc
ñoä
Phaàn
traêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 88
Bảng 3: Liên quan giữa các mức độ viêm gan với
tình trạng nhiễm HCV
Mức độ
viêm
Nhiễm
HCV
Tối
thiểu Nhẹ Vừa Nặng
Tổng
số P
Dương tính 4 (6,56) 13
(21,31)
40
(65,57)
4
(6,56)
61
Âm tính 13
(44,82)
8 (27,59) 8 (27,59) 0
(0,00)
29
Tổng số 17 21 48 4 90
p =
0,000
Nhận xét:
Ở bệnh nhân nhiễm HCV, tỷ lệ viêm gan
mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,57%, kế
tiếp là viêm gan nhẹ 21,31%, ít nhất là viêm
gan tối thiểu và viêm gan nặng đều bằng
6,56%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05 (p = 0,000).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ các mức độ viêm gan ở bệnh nhân
carcinôm tế bào gan
Bảng 4: So sánh tỷ lệ mức độ viêm gan với tác giả
khác
Mức độ viêm Tác giả-năm
(tài liệu
tham khảo)
Quốc
gia
Cỡ
mẫu
(n)
Hệ thống
đánh giá Nhẹ
(%)
Vừa
(%)
Nặng
(%)
Nghiên cứu
này
Việt
Nam
273 Ishak
modified
HAI
28,94 56,41 3,66
Ueno S và
cs-1999(25)
Nhật 158 Knodell
HAI
20,89 48,73 30,38
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm
gan mức độ vừa chiếm đa số là 56,41% (154/273),
viêm gan mức độ nhẹ là 28,94% (79/273), kế đến
là viêm gan mức độ tối thiểu là 10,99% (30/273),
ít nhất là viêm gan mức độ nặng chiếm tỷ lệ
3,66% (10/273).
Theo bảng 4, tỷ lệ viêm gan nhẹ của nghiên
cứu này tương đối phù hợp với y văn, trong khi
tỷ lệ viêm gan mức độ vừa cao hơn và viêm gan
nặng lại thấp hơn so với y văn rất nhiều. Nhìn
chung tỷ lệ viêm gan mức độ vừa trong nghiên
cứu này cũng như tác giả Ueno S đều chiếm tỷ
lệ cao. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm vì
theo tác giả Ueno S và cộng sự cho rằng tần suất
tái phát là 53% sau 2 năm phẫu thuật cắt bướu
gặp nhiều ở bệnh nhân viêm gan mức độ vừa,
còn viêm gan nhẹ và viêm gan nặng tương ứng
là 32% và 26%(25).
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với
tình trạng nhiễm HBV, HCV
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với tình
trạng nhiễm HBV
Theo nghiên cứu này, ở bệnh nhân nhiễm
HBV, tỷ lệ viêm gan mức độ vừa chiếm cao nhất
là 56,25%, kế tiếp viêm gan mức độ nhẹ chiếm
32,95%, viêm gan mức độ tối thiểu chiếm 7,39%,
ít nhất là viêm gan mức độ nặng chiếm tỷ lệ
3,41%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05 (p = 0,000).
Nghiên cứu 66 bệnh nhân CTBG nhiễm HBV
đã được phẫu thuật cắt bướu từ tháng 1 năm
1998 đến tháng 7 năm 1999 tại khoa phẫu thuật
bệnh viện Hồng-Kông. Số liệu mà tác giả Ng, IO
và cộng sự ghi nhận gồm 52 nam và 14 nữ
(nam:nữ = 3,7:1), tuổi trung bình là 55,8 tuổi. Mô
gan không bướu cách bướu ít nhất là 1 cm, khảo
sát viêm theo tiêu chuẩn Knodell HAI. Kết quả:
viêm gan mức độ vừa chiếm đa số 42,43%
(28/66), kế đến là viêm gan mức độ nặng là
33,33% (22/66), ít nhất là viêm gan mức độ nhẹ
chiếm 24,24% (16/66)(16).
Mặt khác, phân tích 50 mẫu bệnh phẩm tác
giả Okafor O và cộng sự kết luận 2 hệ thống
Knodell HAI, Ishak Modified HAI đánh giá mức
độ viêm tương đương nhau với hệ số tương
quan cao (r = 0,99912)(21).
Theo các nghiên cứu trên số liệu của chúng
tôi tương đối phù hợp, với tỷ lệ viêm gan mức
độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất.
Theo y văn, tỷ lệ bướu tái phát sau 2 năm và
xâm nhập mạch máu thường thấy ở nhóm viêm
gan mức độ vừa nhiều hơn so với viêm gan nhẹ
và viêm gan nặng(16, 25).
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với tình
trạng nhiễm HCV
Theo nghiên cứu này, ở bệnh nhân nhiễm
HCV, tỷ lệ viêm gan mức độ vừa chiếm cao
nhất là 65,57%, kế tiếp viêm gan mức độ nhẹ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 89
chiếm 21,31%, viêm gan mức độ tối thiểu
chiếm 6,56% và viêm gan mức độ nặng chiếm
tỷ lệ 6,56%. Mối liên quan này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05 (p = 0,000).
Theo nghiên cứu của tác giả Matsumoto K
và cộng sự ở 73 bệnh nhân người Nhật Bản
nhiễm HCV cắt bướu điều trị carcinôm tế bào
gan với kết quả như sau: 17% viêm gan mức độ
nhẹ, 60% viêm gan mức độ vừa và 23% mức độ
nặng(13).
So với tác giả Matsumoto K(13) số liệu của
chúng tôi tương đối phù hợp về mức độ viêm
gan nhẹ và vừa, riêng viêm gan mức độ nặng thì
thấp hơn. Mặt khác trong nghiên cứu của mình,
tác giả Kojiro M cũng ghi nhận có 70% trường
hợp bệnh nhân nhiễm HCV có viêm gan nặng(10).
Sự khác biệt về mức độ viêm gan nặng có
thể lý giải một phần do ảnh hưởng tuổi lúc
nhiễm HCV, đồng nhiễm HBV hoặc HIV, uống
nhiều rượu, chức năng của hệ thống miễn dịch,
nồng độ virút và genotypes(20, 3, 8).
Mặt khác theo tác giả Matsumoto K(20) viêm
gan mức độ nặng ảnh hưởng nhiều đến thời
gian tái phát sau cắt bướu, tỷ lệ tái phát sau 3 và
5 năm tương ứng là 81% và 87%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 273 bệnh nhân cắt gan
điều trị CTBG, chúng tôi ghi nhận nam mắc
bệnh nhiều hơn nữ, tuổi trung bình cho cả 2
giới là 54,86 ± 13,04 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HBV ở
bệnh nhân carcinôm tế bào gan là 64,5%, tỷ lệ
nhiễm HCV là 22,3%, tỷ lệ đồng nhiễm HBV
và HCV chiếm 2,6%.
Tỷ lệ các mức độ viêm gan ở bệnh nhân
carcinôm tế bào gan
Viêm gan mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất
là 56,41%, viêm gan mức nhẹ chiếm tỷ lệ 28,94%,
viêm gan tối thiểu chiếm tỷ lệ 10,99% và ít nhất
là viêm gan nặng chiếm tỷ lệ 3,66%.
Liên quan giữa các mức độ viêm gan với
tình trạng nhiễm HBV, HCV
Ở bệnh nhân nhiễm HBV, viêm gan mức độ
vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,25%, kế tiếp viêm
gan mức độ nhẹ chiếm 32,95%, viêm gan mức
độ tối thiểu chiếm 7,39%, ít nhất là viêm gan
mức độ nặng với tỷ lệ 3,41%. Mối liên quan này
có ý nghĩa thống kê.
Ở bệnh nhân nhiễm HCV, tỷ lệ viêm gan
mức độ vừa chiếm cao nhất 65,57%, kế tiếp là
viêm gan nhẹ 21,31%, ít nhất là viêm gan tối
thiểu và viêm gan nặng đều bằng 6,56%. Mối
liên quan này có ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
Cần đánh giá mức độ viêm gan thường quy
ở bệnh nhân được điều trị phẫu thuật HCC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burt AD, et al (2007). MacSween/s Pathology of the liver, Elsevier
Limited, 5th, pp 767-771.
2. Ceraig JR (1990). Anderson/s pathology, The C. V. Mosby
company, printed in the United States of American, 9th, volume
two, p1293-1298.
3. Chen DS (1995). Hepatitis C virus in chronic liver disease and
hepatocellular carcinoma in Taiwan. Princess Takamatsu Symp,
volume 25, pp 27-32.
4. Dương Bá Trực (2000). Các khối u ở gan. Các nguyên lý y học nội
khoa, nhà xuất bản Y Học, lần xuất bản thứ 13, tập 3, trang 979-
982.
5. Ferrell L (2000). Liver pathology: cirrhosis, hepatitis, and
primary liver tumors. Update and diagnostic problems. Mod
Pathol, volume 13 (6), pp 679-704.
6. Hamilto SR and Aaltonen LA (2000). Tumours of the Liver and
Intrahepatic Bile Ducts. World Health Organization Classfication of
Tumors, IARC press, pp 159-172.
7. Jang JW, et al (2004). Transarterial chemo-lipiodolization can
reactivate hepatitis B virus replication in patients with
hepatocellular carcinoma. J Hepatol, volume 41 (3), pp 427-435.
8. Kato N, Yokosuka O, Hosoda K, Ito Y, Ohto M, Omata M
(1993). Quantification of hepatitis C virus by competitive reverse
transcription-polymerase chain reaction: increase of the virus in
advanced liver disease. Hepatology, volume 18, pp 16-20.
9. Kemp WL, Burns DK, Brown TG (2008). The Big Picture
Pathololy, The McGraw-Hill, pp 268-276.
10. Kojiro M (2006). Pathology of Hepatocellular Carcinoma, Blackell
Publishing, pp 1-31, pp 77-97.
11. Kwon CI, et al (2006). Hepatitis B and C virus infection and liver
dysfunction in patients receiving chemotherapy. Korean J
Gastroenterol, volume 48 (6), pp 408-414.
12. Lok AS, et al (1991). Reactivation of hepatitis B virus
replication in patients receiving cytotoxic therapy. Report of
a prospective study. Gastroenterolo