Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm viêm phổi (VP) có suy hô hấp (SHH) ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
nhập Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 130 ca VP có SHH ở trẻ từ 2 tháng ‐ 5 tuổi tại
Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2011‐ 3/2012.
Kết quả: có 130 ca VP có SHH từ 2 tháng ‐ 5 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,5/1. Tuổi trung bình 8 tháng, nhóm tuổi
2 – 12 tháng 78,5%. Lâm sàng chủ yếu thở nhanh và rút lõm lồng ngực 98,4%, Sp02 < 90% chiếm 64,6%. Trẻ
có bệnh lý đi kèm chủ yếu suy dinh dưỡng 54,6%, trào ngược dạ dày thực quản 12,3%, nhiễm trùng huyết
9,2%. Tổn thương X Quang phổi dạng phế quản phế viêm 52,3%. Khí máu dạng rối loạn hỗn hợp 33,3%. Điều
trị hỗ trợ hô hấp: 56,9% thở oxy cannula, 17,7% thở NCPAP, 25,4% đặt nội khí quản giúp thở. Có 100% ca
dùng kháng sinh, chủ yếu Cephalosporin thế hệ 3 (CPS‐III) 40%, CPS‐III phối hợp Aminoglycoside 27,8%.
Trong đó 63,1% đổi kháng sinh ≥ 2 lần. Thời gian nằm viện trung bình 22 ngày. Kết quả: 70,8% xuất viện, tử
vong 16,2%. Trẻ tử vong chủ yếu ở nhóm 2 – 12 tháng, tất cả đều có 1 hoặc nhiều bệnh lý đi kèm.
Kết luận: Nhóm tuổi nhũ nhi, có bệnh lý đi kèm như suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm
trùng huyết thường làm nặng thêm tình trạng VP có SHH
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 40
ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI CÓ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
NHẬP KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Huỳnh Tiểu Niệm*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm viêm phổi (VP) có suy hô hấp (SHH) ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
nhập Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả 130 ca VP có SHH ở trẻ từ 2 tháng ‐ 5 tuổi tại
Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9/2011‐ 3/2012.
Kết quả: có 130 ca VP có SHH từ 2 tháng ‐ 5 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,5/1. Tuổi trung bình 8 tháng, nhóm tuổi
2 – 12 tháng 78,5%. Lâm sàng chủ yếu thở nhanh và rút lõm lồng ngực 98,4%, Sp02 < 90% chiếm 64,6%. Trẻ
có bệnh lý đi kèm chủ yếu suy dinh dưỡng 54,6%, trào ngược dạ dày thực quản 12,3%, nhiễm trùng huyết
9,2%. Tổn thương X Quang phổi dạng phế quản phế viêm 52,3%. Khí máu dạng rối loạn hỗn hợp 33,3%. Điều
trị hỗ trợ hô hấp: 56,9% thở oxy cannula, 17,7% thở NCPAP, 25,4% đặt nội khí quản giúp thở. Có 100% ca
dùng kháng sinh, chủ yếu Cephalosporin thế hệ 3 (CPS‐III) 40%, CPS‐III phối hợp Aminoglycoside 27,8%.
Trong đó 63,1% đổi kháng sinh ≥ 2 lần. Thời gian nằm viện trung bình 22 ngày. Kết quả: 70,8% xuất viện, tử
vong 16,2%. Trẻ tử vong chủ yếu ở nhóm 2 – 12 tháng, tất cả đều có 1 hoặc nhiều bệnh lý đi kèm.
Kết luận: Nhóm tuổi nhũ nhi, có bệnh lý đi kèm như suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm
trùng huyết thường làm nặng thêm tình trạng VP có SHH.
Từ khoá: viêm phổi, suy hô hấp.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF RESPIRATORY‐DISTRESS PNEUMONIA AGED 2 MONTHS TO 5 YEARS
IN CHILDREN HOSPITAL NO 1
Huynh Tieu Niem, Phan Huu Nguyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 40 ‐ 45
Goal: Characteristics of respiratory‐distress pneumonia of children aged 2 months to 5 years at Respiratory
Department in the Children Hospital Nº 1.
Methods: A cross‐sectional study of 130 pneumonia patients aged 2 months to 5 years with respiratory
distress at Respiratory Department in the Children Hospital Nº 1 from 9/2011 – 3/2012.
Results: There were 130 cases of respiratory‐distress pneumonia children aged 2 months to 5 years,
male:female ratio was 1.5. Mean age was 8 months with 78.5% from 2 – 12 months. Majority of clinical signs
were tachypnea and chest wall in drawing (98.4%), SpO2 < 90% (64.6%). Comorbidities consisted of
malnutrition (54.6%), GERD (12.3%), sepsis (9.2%). Chest X‐ray lesions were bronchopneumonia (52.3%).
Mixed derangements in arterial gas analysis were 33.3%. Respiratory supports included canullation oxygen
(56.9%), NCPAP (17.7%), invasive ventilation (25.4%). 100% of cases were administered antibiotics such as 3rd
generation CPS (40%), combination of 3rd generation CPS and Aminoglycoside (27.8%). There were 63.1% of
cases requiring change of antibiotics at least twice. Mean time of hospital stay was 22 days. Rate of discharge was
70.8%, mortality was 16.2%. Majority of deaths were aged‐2‐to‐12‐month child having at least one comorbidity.
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ; ** Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Tiểu Niệm ĐT: 0988367069 Email: bstieuniem@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 41
Conclusions: Infants, with comorbidities such as malnutrition, GERD and sepsis seemed to aggravate the
pneumonia with respiratory distress.
Key words: pneumonia, respiratory‐distress.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ, ước
tính mỗi năm trên Thế giới có khoảng 155 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi(9).
Năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 20%
số trẻ tử vong là do nhiễm trùng hô hấp dưới
cấp tính, trong đó 90% do viêm phổi(11). Tại Việt
Nam viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao
nhất (2,8%), chiếm 33% tổng số tử vong do mọi
nguyên nhân ở nước ta(7). Tại Bệnh viện Nhi
đồng 1, viêm phổi có tỷ lệ nhập viện cao đứng
thứ 2 sau tiêu chảy. Năm 2004, viêm phổi chiếm
tỷ lệ cao nhất (45%) trong tổng số bệnh lý hô
hấp(7). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu khảo sát
đặc điểm viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ từ 2
tháng đến 5 tuổi nhẳm mục đích có thể cung cấp
số liệu ban đầu về đặc điểm dịch tễ, tỷ lệ các dấu
hiệu lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi có suy
hô hấp, ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc
lựa chọn phương pháp hỗ trợ hô hấp, kháng
sinh và hiệu quả điều trị. Qua đó, góp phần giúp
chẩn đoán và xử trí kịp thời viêm phổi có suy hô
hấp nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi viêm phổi có suy hô
hấp nhập Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I từ
9/2011 đến 3/2012
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Lâm sàng: Sốt, ho, thở nhanh, khó thở và có
1 trong các dấu hiệu sau:
‐ Rút lõm lồng ngực nặng
‐ Tím tái với khí trời
‐ Đầu gật gù
‐ Bỏ bú, không uống được
‐ Rối loạn tri giác: kích thích, li bì, lơ mơ
‐ Ran phổi
Cận lâm sàng:
‐ SpO2 < 90% và/ hoặc
‐ Khí máu PaO2 < 60mmHg và/ hoặc
PaCO2 > 50mmHg với FiO2 = 21%
‐ Xquang phổi: tổn thương nhu mô phổi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bệnh tim bẩm sinh
Suy hô hấp do nguyên nhân khác không
phải viêm phổi: dị vật đường thở, chấn thương
ngực, suyễn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2011
đến tháng 3/2012 tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện
Nhi đồng 1, có 130 trẻ bị viêm phổi có suy hô
hấp từ 2 tháng đến 5 tuổi được chọn vào lô
nghiên cứu với những đặc điểm như sau:
Đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học VP có SHH
Đặc điểm dịch tễ Tần số (n=130) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
2 – 12 tháng
>12 tháng – 5 tuổi
102
28
78,5
21,5
Giới tính
Nam
Nữ
79
51
60,8
39,2
CNLS
< 2500gam
57
43,8
Không bú sữa mẹ 88 67,7
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng VP có SHH
Triệu chứng lâm sàng Tần số
(n =130) Tỷ lệ (%)
Tri giác
Tỉnh 101 77,7
Kích thích 17 13,1
Li bì, lơ mơ 12 9,2
Màu sắc da niêm
Hồng 75 57,7
Xanh tái 47 36,2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 42
Triệu chứng lâm sàng Tần số
(n =130) Tỷ lệ (%)
Tím 8 6,2
Thở nhanh theo tuổi 128 98,4
Ngưng thở 1 0,8
Thở không đều 1 0,8
Rút lõm ngực 128 98,4
Phập phồng cách mũi 56 43,4
Co kéo cơ hô hấp phụ 92 71,3
Đầu gật gù 11 8,5
Phổi có ran 116 89,2
Mạch nhanh theo tuổi 45 34,6
Sốt ≥ 37,50C 71 54,6
Sp02 khí trời < 90% 84 64,6
Bảng 3: Bệnh lý đi kèm
Bệnh đi kèm Tần số (n=130) Tỷ lệ (%)
Suy dinh dưỡng
Nhẹ
Trung bình
Nặng
70
30
16
24
53,8
23,1
12,3
18,5
Trào ngược dạ dày thực quản 16 12,3
Nhiễm trùng huyết 12 9,2
Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 4: Đặc diểm cận lâm sàng VP có SHH
Xét nghiệm Tần số Tỷ lệ
Bạch cầu máu
< 5000/mm3
≥ 5000 - < 10000/ mm3
≥ 10000/ mm3
130
2
33
95
1,5
25,4
73,1
CRP
<10
≥ 10
130
52
78
40
60
KMĐM
Toan hô hấp
RL hỗn hợp
60
16
20
26,7
33,3
Tổn thương trên XQ phổi
Phế quản phế viêm
Viêm phổi thuỳ
Xẹp phổi
Kết hợp
130
68
35
4
23
52,3
26,9
3,1
17,7
Cấy NTA
Âm tính
Dương tính
77
64
13
83,1
16,9
Cấy máu
Âm tính
Dương tính
88
84
4
95,5
4,5
Phương pháp điều trị
Hỗ trợ hô hấp
Liệu pháp oxy tích cực nhất sử dụng nhiều
nhất là oxy cannula 56,9%, kế đến là đặt nội khí
quản bóp bóng hoặc thở máy 25,4%, sau cùng là
thở NCPAP 17,7%.
Kháng sinh lần 1
Bảng 5: Kháng sinh trong điều trị viêm phổi
Kháng sinh
Tần số
(n=130)
Tỷ lệ %
Cephalosporin thế hệ 3 (C3) 52 40
C3 + Aminoglycoside(AGs) 36 27,8
Quinolone 18 13,8
Quinolone + AGs 10 7,6
Quinolone + Vancomycin 10 7,6
C3 + Macrolide 1 0,8
C3 + Oxacilline 1 0,8
C3 + AGs + Oxacilline 1 0,8
Quinolone + Oxacilline 1 0,8
Đa số bệnh nhân phài đổi kháng sinh lần 2:
63,1% (82 trẻ), nhiều nhất là 7 lần đổi kháng
sinh.
Kết quả điều trị
Thời gian điều trị trung bình là 22 ngày
(±21,5 ngày)
Kết quả Tần số (n=130) Tỷ lệ (%)
Xuất viện 92 70,8
Chuyển BV PNT 7 5,4
Xin về (thở oxy/ NCPAP) 10 7,6
Tử vong 21 16,2
BÀN LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ học: tuổi trung bình của
dân số nghiên cứu là 8 tháng, nhóm tuổi từ 2 ‐ ≤
12 tháng chiếm đa số 78,5%, tỷ lệ nam/nữ là
1,5/1. Kết quả tương đồng với nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 43
Karalanglin(2) ở Ấn Độ về yếu tố tiên lượng viêm
phổi nặng ở trẻ từ 2 – 60 tháng, tuổi trung bình
11,74 tháng, nhóm tuổi dưới 12 tháng 71,5%, tỷ
lệ nam/nữ là 1,7/1. Nhóm tuổi dưới 12 tháng có
cấu trúc đường thở hẹp ngắn, dễ viêm lan toả,
hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh nên dễ viêm phổi và
dẫn đến suy hô hấp. Trong 130 bệnh nhi, trẻ có
CNLS thấp dưới 2500 gram chiếm 43,8%, cao
hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thể Tần về đặc
điểm viêm phổi nằm viện trên 2 tuần(5) gấp 2 lần
(26,8%). Về nuôi dưỡng, có 67,7 % trẻ không
được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2012(15), tỷ lệ trẻ
dưới 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ
dưới 40%. Sữa mẹ bao gồm các kháng thể và các
hoạt chất sinh học khác chính là yếu tố miễn
dịch đầu tiên giúp trẻ chống lại bệnh tật. Những
trẻ được bú mẹ ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít
phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và
mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen,
nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô
hấp(14).
Đặc điểm lâm sàng
Thở nhanh là triệu chứng có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao trong chẩn đoán viêm phổi ở trẻ
em. Theo Shamo’on(10) nghiên cứu trên trẻ dưới 6
tuổi cho thấy thở nhanh có độ nhạy 99% và độ
đặc hiệu 88,8% trong chẩn đoán viêm phổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 128 trường
hợp (98,4%) thở nhanh theo tuổi, trong đó 2
trường hợp không ghi nhận thở nhanh là do trẻ
ngưng thở và thở không đều. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Aamir J. Khan(3) trẻ thở
nhanh chiếm 99%. Ở trẻ dấu hiệu rút lõm lồng
ngực xuất hiện khi trẻ phải gắng sức nhiều hơn
bình thường để hít vào, làm cho phía dưới lồng
ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Trong nghiên cứu
của chúng tôi có 98,4% có rút lõm lồng ngực,
0,8% không có rút lõm ngực, 0,8% ngưng thở.
Sp02 dưới 90% là một trong những chỉ định thở
oxy. Trong 130 trẻ, có 64,6% trẻ Sp02 dưới 90%
tương tự nghiên cứu của Karalanglin(2) 62%.
Có 50% trẻ có bệnh lý đi kèm. Tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng theo cân nặng chiếm 53,9%, với suy
dinh dưỡng nhẹ 23,1%, trung bình 12,3%, nặng
18,5%. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng
Việt Nam năm 2010 và 2011, tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em nước ta lần lượt là 17,5% và
16,8%(12). Nghiên cứu của Đặng Thị Phương
Trang(1) về khảo sát các bệnh lý hô hấp gây suy
hô hấp cấp ở trẻ em, số trẻ viêm phổi kèm suy
dinh dưỡng chiếm 45,4%, trong đó suy dinh
dưỡng nhẹ là 23,7%, suy dinh dưỡng trung bình
là 13,4%, suy dinh dưỡng nặng là 8,3%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có thể là do cơ
địa lúc sanh non tháng và nhẹ cân cao cũng như
tình trạng được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thấp
nên trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và là yếu tố thuận
lợi mắc bệnh viêm phổi nặng. Trào ngược dạ
dảy thực quản chiếm 12,3%, nhiễm trùng huyết
9,2%, tương tự nghiên cứu Nguyễn Thể Tần với
tỷ lệ lần lượt là 22,7% và 8,2%.
Đặc điểm cận lâm sàng
46,2% trường hợp làm khí máu động mạch.
Rối loạn hỗn hợp toan kiềm chiếm tỷ lệ cao nhất
33,3%, kế đến là toan hô hấp 26,7%. Tình trạng
rối loạn hỗn hợp chiếm đa số có thể là do ngoài
viêm phổi trẻ còn mắc các bệnh đi kèm như tiêu
chảy, nhiễm trùng huyết.... Tổn thương trên XQ
phổi chủ yếu dạng phế quản phế viêm 52,3%,
viêm phổi thuỳ 26,9%. Theo tác giả Phạm Thị
Minh Hồng(7), viêm phế quản phổi thường do tụ
cầu hay các vi khuẩn khác, là kiểu tổn thương
phổ biến nhất chiếm trên 80% tổng số viêm
phổi, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, trẻ dưới 12
tháng chiếm đến 65%. Theo nghiên cứu của
Virkki(13) về sự khác biệt viêm phổi do vi khuẩn
và virus ở trẻ em, tổn thương thâm nhiễm phế
nang chiếm tỷ lệ cao nhất 64%, trong đó do tác
nhân vi khuẩn chiếm 71%. Cấy NTA được thực
hiện ở trẻ kém đáp ứng kháng sinh, trong
nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ghi nhận kết quả
cấy NTA lần 1. Có 13 trường hợp cấy NTA
dương tính (16,9%), các vi khuẩn là tác nhân
nhiễm trùng bệnh viện với vi khuẩn Klebsiella có
7 trường hợp (9,1%), kế đến là Acinetobacter có 3
trường hợp (3,9%). Tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thể Tần(5), tỷ lệ cấy NTA dương tính
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 44
cũng chủ yếu tác nhân nhiễm trùng bệnh viện.
Cấy máu là phương pháp có giá trị đặc hiệu để
xác định tác nhân gây bệnh, nhưng không nhạy
vì tỷ lệ dương tính thấp chỉ từ 3 – 30%. Có 4 ca
(4,5%) dương tính, trong đó 3 ca (3,4%) dương
tính với Staphylococus coagulase negative và 1 ca
(1,1%) dương tính với Acinetobacter. Đây là các vi
trùng gợi ý nhiễm trùng bệnh viện.
Đặc điểm điều trị
Trong 130 bệnh nhi, hơn phân nửa 56,9% trẻ
cần hỗ trợ cannula, 17,7% phải chuyển sang thở
NCPAP, 25,4% suy hô hấp không cải thiện phải
đặt nội khí quản giúp thở. 100% trường hợp đều
được điều trị kháng sinh ngay lúc nhập viện.
Kháng sinh được lựa chọn hàng đầu điều trị
viêm phổi chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3
(40%) có thể kết hợp thêm Aminoglycoside
(27,8%). Do Bệnh viện Nhi Đồng 1 là bệnh viện
tuyến cuối, tiếp nhận bệnh nhi chuyển từ các
bệnh viện trực thuộc, đã được điều trị kháng
sinh trước đó nhưng kém đáp ứng điều trị, nên
lựa chọn kháng sinh lần 1 trong nghiên cứu
chúng tôi có nhóm Quinolone (13,8%). Sau khi
sử dụng kháng sinh lần 1, có 82 bệnh nhân
(63,1%) kém đáp ứng điều trị và được đổi nhóm
kháng sinh khác. Trong nghiên cứu có nhịều
nhất 7 lần đổi kháng sinh. Thời gian đìều trị
trung bình là 22 ngày. Tỷ lệ này cũng tương
đương với nghiên cứu của Phạm Thu Hiền(8)
thực hiện trên bệnh nhi viêm phổi nặng dưới 5
tuổi, thời gian điều trị trung bình là 18 ngày.
Thời gian điều trị của nghiên cứu chúng tôi dài
hơn của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh(6) (trung
bình 8 ngày) trên bệnh nhi viêm phổi chung.
Điều này phản ánh sự kéo dài điều trị đối với
trường hợp viêm phổi nặng có suy hô hấp.
Kết quả điều trị có 70,8% (92 trẻ) trẻ được
xuất viện, trẻ xin về 7,6% (10 trẻ) trong đó 5
trường hợp thở NCPAP xin về, 5 trường hợp thở
oxy cannula xin về bệnh viện tỉnh điều trị tiếp.
Các trường hợp xin về kèm bóp bóng được xếp
vào nhóm tử vong. Có 21 trường hợp tử vong
chiếm tỷ lệ 16,2%. Theo nghiên cứu của
Nantanda và cộng sự(4) trên trẻ viêm phổi nặng
từ 2 tháng đến 59 tháng, tỷ lệ trẻ tử vong tương
đương với nghiên cứu của chúng tôi với 15,3%,
các yếu tố liên quan đến tử vong là tím, thở rên,
Sp02 < 92%, suy dinh dưỡng nặng, nhiễm HIV
và viêm phổi rất nặng. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, trẻ tử vong đa số ở nhóm tuổi từ 2
đến 12 tháng (95,2%), tất cả trẻ đều có thở nhanh
và rút lõm ngực, Sp02 < 90% chiếm 95,2%, tím tái
52,4%, tổn thương phổi dạng phế quản phế
viêm 57,1%. Các trẻ này đều có 1 hoặc nhiều
bệnh lý đi kèm như suy dinh dưỡng 81%, nhiễm
trùng huyết 38,1%, nhiễm HIV 19%, trào ngược
dạ dày thực quản 9,5%.
KẾT LUẬN
Tử vong ở trẻ viêm phổi có suy hô hấp còn
cao, chủ yếu ở nhóm tuổi nhũ nhi và có nhiều
bệnh lý đi kèm. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu
suy hô hấp để lựa chọn biện pháp hỗ trợ hô hấp
và kháng sinh thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Phương Trang (2011). Khảo sát các bệnh lý hô hấp
gây suy hô hấp cấp ở trẻ em và các đặc tính liên quan. Luận
văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
2. Karalanglin T., Rakesh L., Ravindra M.P., et al (2009). ʺFactors
determining the outcome of children hospitalized with severe
pneumoniaʺ. BMC Pediatrics, 9, pp. 15‐22.
3. Khan A.J., Hussain H.. Omer S.B., et al (2009). ʺHigh incidence
of childhood pneumonia at high altitudes in Pakistan: a
longitudinal cohort studyʺ. Bull World Health Organ. 87(3),
pp. 193‐199.
4. Nantanda R., Hildenwall H., Peterson S., et al (2008).
ʺBacterial aetiology and outcome in children with severe
pneumonia in Ugandaʺ. Ann Trop Paediatr, 28(4), pp. 253‐60.
5. Nguyễn Thể Tần (2009). Đặc điểm viêm phổi nằm viện trên 2
tuần tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn Thạc
Sỹ y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2007). ʺKhảo sát
tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ
em tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Maiʺ. Y Học Thành phố Hồ
Chí Minh, 11(4), tr. 94‐99.
7. Phạm Thị Minh Hồng (2007). “Viêm phổi”. Nhi khoa tập I, Bộ
môn Nhi Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản y học, tr. 150‐157.
8. Phạm Thu Hiền (2009). ʺNghiên cứu nguyên nhân, lâm sàng,
dịch tễ học viêm phổi nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Hô
Hấp Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2008ʺ. Tạp Chí Y học
Thực hành, 6, tr.102‐103.
9. Principi N. and Esposito S. (2010). “Management of severe
community‐acquired pneumonia of children in developing
and developed countries”, Thorax,
doi:10.1136/thx.2010.142604.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 45
10. Shamo’on H., Haddadin R., Jmeian S., et al (2004). ʺDetection
of pneumonia among children under six years by clinical
evaluationʺ. Eastern Mediterranean Health Journal, 10(4), pp.
482‐487.
11. UNICEF/WHO (2006). “Pneumonia the forgotten killer of
children”.
12. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2012). “Số liệu thống kê về tình
trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm”. Web:
‐lieu‐thong‐ke‐
ve‐tinh‐trang‐dinh‐duong‐tre‐em‐qua‐cac‐nam.aspx
13. Virkki R., Juven T., Mertsola J., et al (2002). ʺDifferentiation of
bacterial and viral pneumonia in childrenʺ. Thorax, 57, pp.
438‐441.
14. Wester RA. Naylor AJ. (2009). ʺLactation Management Self‐
Study Modules Third Edition, Level Iʺ. Wellstart
International.
15. World Health Organization (2012). ʺ10 facts on
breastfeedingʺ.
Web:
ndex.html
Ngày nhận bài báo 05‐06‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25‐07‐2013
Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013