Mục tiêu: 1) Đánh giá khả năng lưu giữ phục hình trên abutment bằng titanium của một số loại xi măng
thông dụng, 2) Xác định lực làm sút phục hình ra khỏi abutment bằng máy đo lực kéo, 3) So sánh khả năng lưu
giữ phục hình vào abutment giữa các loại xi măng.
Phương pháp và vật liệu: Có 07 loại xi măng nha khoa đưa vào nghiên cứu, mỗi loại được đánh giá bằng
05 bộ mẫu thử. Mỗi bộ mẫu gồm 03 thành phần: mão chụp chất liệu thép không gỉ thực hiện theo phương pháp
CAD/CAM, abutment chất liệu titanium đường kính 6,5 mm vặn chặt vào analog cùng loại với lực 30N. Mão
chụp được gắn vào abutment bằng xi măng với lực nén 2kg giữ trong 60 phút rồi cho vào môi trường 370C, độ
ẩm 100% trong 24 giờ. Tiến hành thử nghiệm kéo sút mão chụp khỏi abutment bằng máy đo lực kéo Tensilon
thuộc hệ thống Universal Material Testing đã cài đặt cùng vận tốc kéo 0,5 mm/phút. Mỗi bộ mẫu trải qua đủ 03
lần thử nghiệm kéo, đảm bảo mỗi loại xi măng trải qua đủ 15 lần đánh giá khả năng lưu giữ phục hình (n=15,
N=105).
Kết quả và kết luận: Sử dụng phép kiểm ANOVA một yếu tố cùng phép kiểm t test phân tích và xử lý số
liệu đã thu được kết quả như sau: 1) Khả năng lưu giữ phục hình của xi măng xếp theo thứ tự tăng dần bắt đầu
từ GIC (Ketac Cem 59,88 N), eugenol_oxít kẽm (Temp Bond 66,46 N), nhựa hóa trùng hợp (Crown set 202,9
N), phosphate kẽm (Elite GC 209,10 N), nhựa lưỡng trùng hợp (Maxcem Elite 222,48 N), GIC lai (Fuji Plus
246,15 N), polycarboxylate (Durelon 317,14 N); 2) Lực tối đa cần thiết làm sút phục hình ra khỏi abutment ở
nhóm xi măng gắn tạm đạt 66,46 N, nhóm xi măng gắn vĩnh viễn đạt 210,95 N và nhóm xi măng chuyên dụng
cho phục hình trên implant đạt 202,9 N; 3) Xi măng polycarboxylate có khả năng lưu giữ phục hình vào
abutment cao nhất
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ lưu giữ của xi măng gắn đối với phục hình trên implant, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 139
ĐÁNH GIÁ ĐỘ LƯU GIỮ CỦA XI MĂNG GẮN ĐỐI VỚI PHỤC HÌNH
TRÊN IMPLANT
Bùi Ngọc Chinh*, Lê Đức Lánh**, Trần Hùng Lâm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1) Đánh giá khả năng lưu giữ phục hình trên abutment bằng titanium của một số loại xi măng
thông dụng, 2) Xác định lực làm sút phục hình ra khỏi abutment bằng máy đo lực kéo, 3) So sánh khả năng lưu
giữ phục hình vào abutment giữa các loại xi măng.
Phương pháp và vật liệu: Có 07 loại xi măng nha khoa đưa vào nghiên cứu, mỗi loại được đánh giá bằng
05 bộ mẫu thử. Mỗi bộ mẫu gồm 03 thành phần: mão chụp chất liệu thép không gỉ thực hiện theo phương pháp
CAD/CAM, abutment chất liệu titanium đường kính 6,5 mm vặn chặt vào analog cùng loại với lực 30N. Mão
chụp được gắn vào abutment bằng xi măng với lực nén 2kg giữ trong 60 phút rồi cho vào môi trường 370C, độ
ẩm 100% trong 24 giờ. Tiến hành thử nghiệm kéo sút mão chụp khỏi abutment bằng máy đo lực kéo Tensilon
thuộc hệ thống Universal Material Testing đã cài đặt cùng vận tốc kéo 0,5 mm/phút. Mỗi bộ mẫu trải qua đủ 03
lần thử nghiệm kéo, đảm bảo mỗi loại xi măng trải qua đủ 15 lần đánh giá khả năng lưu giữ phục hình (n=15,
N=105).
Kết quả và kết luận: Sử dụng phép kiểm ANOVA một yếu tố cùng phép kiểm t test phân tích và xử lý số
liệu đã thu được kết quả như sau: 1) Khả năng lưu giữ phục hình của xi măng xếp theo thứ tự tăng dần bắt đầu
từ GIC (Ketac Cem 59,88 N), eugenol_oxít kẽm (Temp Bond 66,46 N), nhựa hóa trùng hợp (Crown set 202,9
N), phosphate kẽm (Elite GC 209,10 N), nhựa lưỡng trùng hợp (Maxcem Elite 222,48 N), GIC lai (Fuji Plus
246,15 N), polycarboxylate (Durelon 317,14 N); 2) Lực tối đa cần thiết làm sút phục hình ra khỏi abutment ở
nhóm xi măng gắn tạm đạt 66,46 N, nhóm xi măng gắn vĩnh viễn đạt 210,95 N và nhóm xi măng chuyên dụng
cho phục hình trên implant đạt 202,9 N; 3) Xi măng polycarboxylate có khả năng lưu giữ phục hình vào
abutment cao nhất.
Từ khóa: Độ lưu giữ, xi măng, phục hình, implant, abutment, mão chụp.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE TENSILE STRENGTH OF CEMENT-RETAINED CROWN TECHNIQUE WITH
DENTAL IMPLANTS
Bui Ngoc Chinh, Le Đuc Lanh, Tran Hung Lam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 138 - 148
Objectives: 1) Assess the retained crown of some popular dental cements on Titanium abutment. 2)
Determine the tensile strength of cement-retained crown on abutment by the pull-out measuring machine. 3)
Compare the retention of fabricated metal coping on abutment by using different types of dental cements.
Methods and Materials: There were seven types of dental cements investigated in this study, and every
single type of cements were evaluated with five samples. Each sample had three components: a stainless steel
crown manufactured by CAD/CAM method, a titanium abutment tightened into a titanium analog with torque
at 30 N. Castings stored for 24h at 37C in 100% humidity environment were cemented on abutments with a
* Bệnh viện An Sinh ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc ThS Bùi Ngọc Chinh ĐT: 0983555993 Email: buingocchinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 140
load of 2kg maintaining for 60minutes.The pull-out test was carried out by using an universal testing machine at
a crosshead speed of 0.5 mm/min. Every samples took three times of the pull-out test so that every types of cements
were tested 15 times (n=15, N=105).
Results and Conclusion: By using ANOVA and Tukey studentized methods to analyse and examine, the
results showed: 1) The ability of cement-retained crown on abutment increased from GIC (Ketac Cem 59.88 N),
Zinc oxide & eugenol (Temp Bond 66.46 N), Resin chemistry cement (Crown set 202.9 N), Zinc phosphate (Elite
GC 209.10 N), Self-etch/Self-adhesive Resin Cement (Maxcem Elite 222.48 N), Resin reinforced glass ionomer
(Fuji Plus 246.15 N), and Zinc polycarboxylate (Durelon 317.14 N); 2) The mean values of max loads in Newton
at failure (n=15) for the various cements were different, such as the temporary cement was 66.46 N, the
permanent cement group was 210.95 N and the cementing implant-retained crowns was 202.9 N; 3) Zinc
polycarboxylate cement had the best ability of cement-retained crown on abutment.
Keywords: Retention, cement, implant, abutment, crown.
MỞ ĐẦU
Những ưu nhược điểm khi phục hồi trên
implant bằng phục hình gắn bởi xi măng đã
được mô tả nhiều trong y văn. Bên cạnh đó, việc
chọn lựa loại xi măng phù hợp để sử dụng giữ
vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến sự lưu giữ
phục hồi. Một mặt, chọn loại xi măng có độ lưu
giữ cao sẽ gây khó khăn khi cần tháo gỡ phục
hình; mặt khác loại xi măng không đủ độ lưu
giữ lại là nguồn gốc làm bệnh nhân không hài
lòng. Tuy nhiên, thực tế không có nhiều chất
gắn chuyên biệt mà đa phần sử dụng chung với
xi măng gắn cho phục hình trên răng tự nhiên.
Mansour và cộng sự (2002)(5), cùng với James và
cộng sự (2006)(2) đã báo cáo về thứ tự mức độ
lưu giữ các loại xi măng dùng trong cấy ghép
implant không giống trên răng thật. Rõ ràng
chưa có một loại xi măng nào thích hợp cho tất
cả các tình huống lâm sàng. Các yếu tố cơ học
như hình thái lưu giữ, chiều cao, sự phân bố và
số lượng abutment, cũng như sự khít sát của
khung sườn sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ lưu
giữ của xi măng đối với phục hình bên trên. Do
vậy, cần có thêm những nghiên cứu về hiệu quả
của các loại xi măng gắn phục hình trên
implant.
Mục tiêu
Đánh giá khả năng lưu giữ phục hình trên
abutment bằng titanium của một số loại xi măng
thông dụng.
Xác định lực làm sút phục hình ra khỏi
abutment bằng máy đo lực kéo.
So sánh khả năng lưu giữ phục hình vào
abutment giữa các loại xi măng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 7 loại xi măng,
tương ứng mỗi loại có 5 bộ mẫu, mỗi bộ gồm:
mão chụp-abutment-analog giống nhau hoàn
toàn. Thử nghiệm lặp lại 3 lần trên mỗi bộ mẫu,
như vậy mỗi loại xi măng đều trải qua (3x5) = 15
lần thử nghiệm kéo. Tổng cộng cần tiến hành
(7x15) = 105 lần kiểm tra độ bền kéo, N=105.
Vật liệu nghiên cứu
Abutment bằng Titanium loại Dual
Abutment (DAB 65 11 HL, Dentium, Korea)
đường kính 6,5mm; chiều cao 5,5mm; giới hạn
có thể điều chỉnh trên miệng 1,5mm; chiều cao
trong nướu 1,5mm.
Analog (bản sao của implant) bằng titanium
cùng loại với abutment (Dual, DAN 38,
Dentium, Korea).
Mão chụp được chế tạo bằng thép không gỉ
theo phương pháp CAD/CAM đảm bảo giống
nhau hoàn toàn, một đầu khít sát với abutment,
một đầu nối vào bộ vật giữ.
Bộ giữ analog và mão chụp được thiết kế và
chế tạo bằng thép không gỉ dùng chung cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 141
toàn bộ các mẫu thử trong suốt quá trình đo lực
kéo.
(*) Độ khích sát của mão chụp vào abutment
trong giới hạn cho phép theo kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Khánh Mỹ, Hoàng Tử Hùng
năm 2010 (90,12 ± 10,08 µm đối với sườn
zirconia và 84,20 ± 22,01 µm với sườn Ni-Cr)(7).
(**)Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới
Neptech, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm In vitro trong
phòng thí nghiệm.
Các bước tiến hành
Chuẩn bị:
Gắn abutment vào analog với lực vặn 30N.
Trám bít lổ vít trên abutment bằng Cavit (3M
ESPE, St. Paul, MN).
Chia phức hợp analog-abutment và mão
chụp vào 7 nhóm, mỗi nhóm 5 bộ, phân biệt
nhau theo ký hiệu màu sắc.
Gắn mão chụp vào abutment:
Phủ xi măng, đã trộn theo hướng dẫn của
nhà sản xuất, vào trong lòng mão chụp một
đoạn dài 3mm, dày 1mm bắt đầu tính từ phía
đường hoàn tất vào trong.
Gắn mão chụp vào abutment, sau đó dùng
lực nén 2kg dọc theo trục implant và giữ 60
phút.
Ngâm mẫu 24 giờ ở 370C, độ ẩm 100%, sau
đó lau khô rồi tiến hành thử nghiệm kéo.
Toàn bộ quá trình trộn xi măng được thực
hiện bởi một trợ thủ nha khoa và gắn xi măng
do một bác sĩ nha khoa thực hiện.
Đo lực kéo sút và ghi nhận kết quả:
Cài đặt vận tốc kéo 0,5 mm/phút chung cho
tất cả mẫu thử.
Tiến hành thử nghiệm kéo và ghi nhận kết
quả theo thứ tự màu sắc đã ký hiệu bằng máy
đo lực thuộc hệ thống Universal Material
Testing Machine.
Toàn bộ quá trình đo lực kéo do hai kỹ sư tại
trung tâm nghiên cứu vật liệu Polymer, đại học
Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
độc lập. Đã tiến hành đo thử nghiệm trên 35
mẫu trước khi thực hiện trên mẫu chính thức.
Làm sạch và chuẩn bị mẫu cho lần đo kế tiếp:
Làm sạch lòng mão chụp và bề mặt
abutment bằng máy rung siêu âm.
Kiểm tra lại lực vặn abutment vào analog.
Thử nghiệm được lặp lại từ giai đoạn gắn
mão chụp vào abutment 2 quy trình nữa, đảm
bảo mỗi loại xi măng trải qua đủ 15 lần kiểm tra
lực kéo sút (n=15).
Hình 1: Các bước tiến hành.
(a) Mỗi nhóm 5 bộ analog-abutment và mão
chụp, phân biệt nhau theo ký hiệu màu sắc.
(b) Gắn mão chụp vào abutment với lực nén
2kg dọc theo trục implant và giữ 60 phút.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 142
(c) Tiến hành thử nghiệm kéo bằng hệ thống
Universal Material Testing Machine.
Các dữ kiện cần thu thập
Lực tối đa (Max load) hay còn gọi là ngưỡng
lực mà xi măng còn khả năng chịu được để lưu
giữ mão chụp trên abutment.
Biến dạng tại thời điểm lực tối đa (Strain of
max load) là tỉ lệ phần trăm sự thay đổi về mức
độ liên kết trong xi măng tại thời điểm chịu lực
tải tối đa so với thời điểm ban đầu. Còn được
gọi là biến dạng không thuận nghịch; nghĩa là xi
măng còn giữ sự biến dạng khi thôi tác động lực
kéo.
Lực tại thời điểm sút phục hình (Load at
break) được ghi lại khi mão chụp hoàn toàn sút
khỏi abutment, lực này thường trùng nhưng
cũng có thể nhỏ hơn lực ngưỡng. Ý nghĩa, cho
biết loại xi măng đang kiểm tra có tính giòn hay
có khả năng đàn hồi tốt.
+ Biến dạng tại thời điểm lực làm sút phục
hình (Strain of load at break) là tỉ lệ phần trăm
sự thay đổi về mức độ liên kết trong xi măng tại
thời điểm mão chụp sút khỏi abutment so với
thời điểm ban đầu.
Các loại xi măng măng dùng trong nghiên cứu
Xử lý và phân tích dữ kiện
Kiểm tra các phiếu đánh giá ngay trong buổi
đo lực kéo. Điều chỉnh các sai sót (nếu có) ngay
trong ngày.
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS cho Window.
Sử dụng thống kê mô tả xem trị số trung
bình của lực tối đa xi măng còn khả năng lưu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 143
giữ phục hình, lực tại thời điểm sút phục hình
và độ biến dạng.
Sử dụng thống kê suy lý đánh giá sự khác
biệt kết quả giữa các lần đo trong cùng một loại
xi măng và sự khác biệt về khả năng chịu lực tối
đa của các xi măng trong nghiên cứu bằng phân
tích ANOVA một yếu tố, dùng phép kiểm t bắt
cặp để kiểm tra sự khác biệt giữa lực ngưỡng và
lực tại thời điểm phục hình không còn được lưu
giữ trên abutment. Cuối cùng, tiến hành phân
tích mối tương quan giữa lực và độ biến dạng.
Phép kiểm định ý nghĩa khi p<0,05 (độ tin
cậy 95%).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Cùng một loại xi măng, kết quả lực kéo làm
sút phục hình khỏi abutment giữa nhóm mẫu
đo lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Khả năng lưu giữ phục hình
Xi măng gắn tạm
Temp Bond, xi măng oxyde kẽm - eugenol,
cho khả năng lưu giữ phục hình thấp hơn so với
các loại khác trong nhóm nghiên cứu. Đặc điểm
cần lưu ý ở loại vật liệu này là lực ngưỡng và
lực tại thời điểm phục hình sút khỏi abutment
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05,
Biểu đồ 1). Kết quả cho thấy liên kết hóa học
trong thành phần của xi măng ở mức thấp. Chỉ
cần tác động lực đạt ngưỡng và số lần tác dụng
lực tối thiểu đã có khả năng làm sút phục hình.
Nhận định trên được khẳng định một lần
nữa từ kết quả trình bày trong Bảng 2. Khi tác
dụng lực tối đa, các mối liên kết bên trong xi
măng Temp Bond đã biến dạng đủ; khi nhận lực
làm sút, sự biến dạng không còn đáng kể. Do
vậy, độ biến dạng tại thời điểm tác dụng lực tối
đa của xi măng này tương quan có ý nghĩa
thống kê với lực tác dụng tối đa, và tại thời điểm
sút phục hình độ biến dạng tương quan không
có ý nghĩa thống kê với lực làm sút.
Kết quả nghiên cứu của James Sheets và
cộng sự (2006)(2) ghi nhận cần tác dụng lực 117,8
N để kéo sút phục hình gắn bằng xi măng Temp
Bond E rơi khỏi abutment. Nghiên cứu của
Ahmed Mansour và cộng sự (2002)(5) cần tác
dụng lực 9,25 kg để làm rơi phục hình gắn bằng
xi măng IRM. Trong khi Yu-Hwa Pan, Ching-
Kai Lin và cộng sự (2005)(14) dùng chất gắn tạm
Temp Bond E cần tác dụng lực 0,274 Mpa (29
N/m2) làm sút phục hình. Bên cạnh đó, Carlos
Wahl và cộng sự (2007)(12) tiến hành thử nghiệm
với xi măng thương hiệu ZOE cũng cần tác
dụng lực trung bình 8,4 kgf (82,32 N) để kéo sút
phục hình khỏi trụ lưu giữ. Các tác giả trên đều
phân loại xi măng có thành phần oxít kẽm và
eugenol này vào nhóm có khả năng lưu giữ thấp
nhất so với các nhóm khác; tương đồng với
nghiên cứu của chúng tôi, kế quả được trình bày
trong Bảng 4.
Xi măng gắn vĩnh viễn
Lực tối đa làm sút phục hình của các xi
măng Elite GC, Maxcem Elite, Fuji Plus và
Durelon khác biệt có ý nghĩa thống kê với lực tại
thời điểm phục hình rơi khỏi abutment (p<0,005;
Biểu đồ 1). Sự khác biệt này thể hiện mức độ liên
kết hóa học của chính bản thân xi măng cũng
như liên kết cơ học của xi măng với bề mặt
abutment và mặt trong phục hình. Khi tác động
lực ngưỡng, các mối liên kết bên trong những
loại vật liệu trên vẫn còn khá chặt chẽ (Bảng 2
cho thấy mối tương quan không có ý nghĩa
thống kê giữa lực tối đa và độ biến dạng tại thời
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 144
điểm tác dụng lực tối đa). Để cắt đứt mối liên
kết giữa phục hình và abutment khi gắn bằng
những xi măng này, ngoài việc tác động lực tối
đa còn phải lặp lại tác động nhiều lần với nhiều
mức lực khác nhau để có thể làm rơi phục hình
khỏi trụ lưu giữ (sự biến dạng chỉ tương quan
có ý nghĩa thống kê với lực tại thời điểm sút
phục hình, Bảng 2). Quá trình tác động lặp lại có
thể ảnh hưởng đến sự vững ổn của trụ implant
bên dưới.
Ketac Cem thuộc nhóm xi măng gắn vĩnh
viễn nhưng cho khả năng tháo gỡ phục hình
trên abutment dễ dàng hơn các loại vật liệu gắn
vĩnh viễn khác. Thậm chí chỉ cần tác dụng một
lực tương đương với nhóm xi măng gắn tạm và
được xếp vào nhóm A, nhóm xi măng có khả
năng lưu giữ phục hình trên abutment thấp nhất
(Bảng 3, 4). Bên cạnh đó, khi lực tác động vừa
đạt ngưỡng, xi măng gắn Ketac Cem đã có thể
để phục hình sút khỏi abutment (Biểu đồ 1). Vì
vậy nếu lựa chọn sử dụng vật liệu này cần cân
nhắc cẩn thận các yếu tố ảnh hưởng đến độ lưu
giữ của abutment.
Trong nghiên cứu của James Sheets và
cộng sự (2006)(2) về khả năng lưu giữ phục
hình trên abutment của vật liệu glass inomer
(Ketac Cem), kết quả cho thấy xi măng này
được xếp vào nhóm thứ hai trong bảng phân
loại gồm 03 phân nhóm. Bên cạnh đó, tác giả
còn thấy rằng khả năng lưu giữ phục hình của
xi măng glass inomer (Ketac Cem) cao hơn cả
glass inomer có thêm thành phần nhựa (Fuji
Plus). Sự khác biệt kết quả một phần do quá
trình chuẩn bị mẫu nghiên cứu của James
Sheets và cộng sự không thực hiện giai đoạn
giữ mẫu trong môi trường ẩm 100% ở 370C,
quá trình trùng hợp của xi măng diễn ra liên
tục trong 24 giờ dưới lực nén 2kg, lại kèm
theo việc xử lý lòng phục hình bằng Al2O3,
đường kính 50µ trước khi gắn xi măng. Ngoài
ra, kết quả thu được cũng không tương đồng
với Christian Mehl và cộng sự (2008)(6). Khi so
sánh lực làm sút phục hình khỏi abutment, tác
giả nhận thấy nếu sử dụng xi măng glass
inomer (Ketac Cem) sẽ cần một lực lớn hơn
khi gắn phục hình bằng xi măng tạm loại
oxyde kẽm không eugenol (Freegenol) hay xi
măng phosphate kẽm (Harvard). Kết quả của
Christian Mehl và cs (2008)(6) tương đồng với
Akca, Mansour và cs (2002)(5).
kiểm định t bắt cặp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 145
Elite GC, xi măng phosphate kẽm, có khả
năng lưu giữ phục hình trên abutment thấp nhất
trong phân nhóm B, nhóm xi măng gắn vĩnh
viễn có mức lưu giữ trung bình (Bảng 4). Kết
quả thu được hoàn toàn phù hợp với báo cáo
của Ahmed Mansour và cộng sự (2002)(14) về khả
năng giữ vững phục hình trên implant của xi
măng phosphate kẽm. Nhưng không cùng nhận
định với Yu-Hwa Pan, Ching-Kai Lin (2005)(14),
James Sheets (2006)(2), Carlos Wahl (2007)(12) và
các cộng sự của họ về thứ tự của xi măng
phosphate kẽm với GIC lai (Fuji Plus). Mặt dù
giống nhau thành phần cấu tạo chính, nhưng
các loại xi măng phosphate kẽm sử dụng trong
các nghiên cứu được cung cấp từ các nhà sản
xuất khác nhau, có thể sự khác biệt về thành
phần cấu tạo đã làm nên sự khác biệt về kết quả.
Fuji Plus, xi măng glass inomer tăng cường
thành phần nhựa, chỉ đứng sau xi măng
polycarboxylate về khả năng lưu giữ phục hình
trên implant (Bảng 4). Yoshikawa (1994)(13) và
Swift (1995)(11) cùng cộng sự của họ đã tiến hành
kiểm tra và đánh giá độ lưu giữ của xi măng
glass inomer tăng cường thành phần nhựa. Kết
quả ghi nhận rằng, sự gắn kết vào ngà răng hay
bề mặt kim loại của xi măng glass inomer tăng
cường thành phần nhựa và xi măng
polycarboxylate tương tự nhau. Điểm khác biệt
duy nhất ở thời gian trùng hợp, thời gian cần
thiết của xi măng glass inomer tăng cường
thành phần nhựa kéo dài hơn xi măng
polycarboxylate, ít nhất 24 giờ(5). Chính sự tiếp
xúc sớm với môi trường ẩm có thể đã làm yếu đi
các mối liên kết hóa học của loại xi măng này,
GIC lai.
Kết quả thu được về xi măng Fuji Plus
không chỉ phù hợp với nhận định của
Yoshikawa và Swift, mà còn tương đồng với
kết quả nghiên cứu các tác giả Ahmed
Mansour (2002)(6), James Sheets (2006)(2) và
cộng sự của họ về khả năng lưu giữ phục
hình trên implant của xi măng GIC lai. Tuy
nhiên, Yu-Hwa Pan, Ching-Kai Lin và cộng sự
(2005)(14) ghi nhận kết quả ngược lại. Khi so
sánh về loại sản phẩm sử dụng, có thể thấy
đây không phải là nguyên nhân chính dẫn
đến sự khác biệt. Bởi vì, chỉ có nghiên cứu của
James Sheets và cộng sự (2006)(2) sử dụng sản
phẩm Fuji Plus giống với nghiên cứu của
chúng tôi. Đặc điểm cần lưu ý là trong quá
trình chuẩn bị mẫu nghiên cứu, Yu-Hwa Pan
và Ching-Kai Lin(14) để các mẫu thử của mình
trải qua 100000 chu kỳ nhai và 1000 chu kỳ
nhiệt, giai đoạn này không được thực hiện
trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng như của
Ahmed Mansour và James L. Sheets.
Mặc dù vậy, Jing Li vàYoshihito Naito
(2010)(4), Christian Mehl và Sonke Harder
(2011)(6) cùng cộng sự của họ cho thấy các loại
tác động nhiệt, lực nhai, lực rung và thời gian
tồn tại không làm thay đổi thứ tự phân loại khả
năng lưu giữ phục hình trên implant của xi
măng nha khoa. Tuy nhiên, trong những nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 146
cứu này các tác giả không so sánh giữa hai xi
măng glass inomer tăng cường thành phần nhựa
và polycarboxylate. Có thể thấy rằng, xếp loại
thứ tự của xi măng GIC lai vẫn còn chưa thống
nhất. Sự bất đồng quan điểm này không chỉ
trong thứ tự về khả năng lưu giữ phục hình trên
implant với xi măng polycarboxylate, mà còn
với cả xi măng nhựa dán và xi măng phosphate
kẽm.
Durelon, xi măng polycarboxylate có tính
chất tương tự xi măng phospate kẽm. Nhưng do
khác nhau lượng chất phụ gia và tỉ lệ nhôm
oxyde trong thành phần bột đã làm tăng khả
năng lưu giữ của loại xi măng này. Qua nghiên