Đánh giá hiệu quả an thần bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích trong thủ thuật nội soi đại tràng

Mở đầu: Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán chính xác ung thư đại tràng. Propofol là thuốc mê tĩnh mạch thường được sử dụng để an thần cho bệnh nhân trong quá trình nội soi. Phương pháp truyền thuốc kiểm soát nồng độ đích được cho là góp phần nâng cao hiệu quả và mức an toàn cho bệnh nhân trong khi được thực hiện các thủ thuật. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong thủ thuật nội soi đại tràng Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ngoại trú, từ 16 tuổi trở lên, ASA I – II, có chỉ định nội soi đại tràng chẩn đoán được phân làm 3 nhóm, mỗi nhóm 30 người. Nhóm 1 được an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích, nhóm 2 được an thần bằng propofol tiêm ngắt quãng, nhóm 3 chỉ sử dụng chất bôi trơn trong thủ thuật. Ghi nhận mức độ đau, mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận thủ thuật lần sau, thời gian làm thủ thuật, thời gian hồi tỉnh, thời gian xuất viện của bệnh nhân, mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi, các thay đổi về nhịp tim, huyết áp tâm thu và SpO2. Kết quả: Không có sự khác biệt về: thời gian soi ở 3 nhóm; thời gian hồi tỉnh, thời gian xuất viện, mức độ đau, mức độ hài lòng của bệnh nhân và mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi giữa nhóm 1 và nhóm 2. Bệnh nhân nhóm 3 có mức độ đau và tỉ lệ không chấp nhận thủ thuật lần sau cao hơn 2 nhóm có sử dụng propofol. Nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân nhóm 1 ổn định trong thủ thuật. Kết luận: propofol kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng hiệu quả và an toàn cho thủ thuật nội soi đại tràng

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả an thần bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích trong thủ thuật nội soi đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 306 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ AN THẦN BẰNG PROPOFOL KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH TRONG THỦ THUẬT NỘI SOI ĐẠI TRÀNG Nguyễn Thanh Oánh*, Phan Tôn Ngọc Vũ**, Nguyễn Văn Chừng*** TÓM TẮT Mở đầu: Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán chính xác ung thư đại tràng. Propofol là thuốc mê tĩnh mạch thường được sử dụng để an thần cho bệnh nhân trong quá trình nội soi. Phương pháp truyền thuốc kiểm soát nồng độ đích được cho là góp phần nâng cao hiệu quả và mức an toàn cho bệnh nhân trong khi được thực hiện các thủ thuật. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong thủ thuật nội soi đại tràng Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ngoại trú, từ 16 tuổi trở lên, ASA I – II, có chỉ định nội soi đại tràng chẩn đoán được phân làm 3 nhóm, mỗi nhóm 30 người. Nhóm 1 được an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích, nhóm 2 được an thần bằng propofol tiêm ngắt quãng, nhóm 3 chỉ sử dụng chất bôi trơn trong thủ thuật. Ghi nhận mức độ đau, mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận thủ thuật lần sau, thời gian làm thủ thuật, thời gian hồi tỉnh, thời gian xuất viện của bệnh nhân, mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi, các thay đổi về nhịp tim, huyết áp tâm thu và SpO2. Kết quả: Không có sự khác biệt về: thời gian soi ở 3 nhóm; thời gian hồi tỉnh, thời gian xuất viện, mức độ đau, mức độ hài lòng của bệnh nhân và mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi giữa nhóm 1 và nhóm 2. Bệnh nhân nhóm 3 có mức độ đau và tỉ lệ không chấp nhận thủ thuật lần sau cao hơn 2 nhóm có sử dụng propofol. Nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân nhóm 1 ổn định trong thủ thuật. Kết luận: propofol kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng hiệu quả và an toàn cho thủ thuật nội soi đại tràng. Từ khóa: nội soi đại tràng, propofol, kiểm soát nồng độ đích ABSTRACT THE EFFECT OF PROPOFOL TCI IN COLONOSCOPY Nguyen Thanh Oanh, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Van Chung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 306 - 311 Background - Objectives: Colonoscopy help accurate diagnosis of colon cancer. Propofol is an anesthetic commonly used intravenous sedation to patients during endoscopy. Target Control Infusion (TCI) is contributing to improving the effectiveness and safety of patients during minor surgery. The aim of our study was to evaluate the safety and efficacy of propofol TCI during colonoscopy. Method: Outpatients, aged 16 years or older, ASA I - II, indicated diagnostic colonoscopy were classified into 3 groups of 30 people. Group 1 were sedated with propofol TCI, group 2 was sedated with intermittent propofol injection, group 3 only lubricant used in the procedure. Patient satisfaction, acceptability next procedure, recovery time, discharge time, procedure duration colonoscopists satisfaction, the changes in heart rate, systolic blood pressure and SpO2 were recorded.  Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM ** Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM *** Đại Học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Thanh Oánh ĐT: 0908182601, Email: drnguyenthanhoanh@yahoo.com.vn, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 307 Results: There were no significant differences among the three groups in the procedure time. There were no significant differences between the group 1 and group 2 in the recovery time, discharge time, patient satisfaction, pain control and colonoscopists satisfaction. Pain during colonoscopy and the rate of inacceptability next procedure of the patients in group 3 is significantly higher than in sedated groups. Heart rate and blood pressure of the patients in group 1 were stable during procedure. Conclusion: The propofol target control injection can be applied effectively and safely for colonoscopy. Key words: colonoscopy, propofol, target control infusion. MỞ ĐẦU Ung thư đại tràng là một bệnh lý phổ biến, đứng hàng đầu trong ung thư đường tiêu hóa. Theo Hội Ung thư thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong năm loại ung thư có số người mắc cao nhất. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được. Nội soi đại tràng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và chính xác các bệnh lý ung thư đại tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường lo ngại cảm giác đau, khó chịu khi được nội soi đại tràng. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã triển khai sử dụng thuốc an thần, giảm đau cho bệnh nhân khi thực hiện nội soi đại tràng. Propofol là thuốc thường được sử dụng để an thần cho bệnh nhân khi thực hiện các thủ thuật bằng cách tiêm từng liều ngắt quãng. Cách cho thuốc này có thể dẫn đến quá liều gây ra các tai biến về hô hấp, tuần hoàn. Phương pháp truyền tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích với hệ thống vi tính hóa được ứng dụng trong gây mê hồi sức đã tạo thuận lợi trong việc kiểm soát mức độ an thần và an toàn hơn cho người bệnh. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong thủ thuật nội soi đại tràng. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của phương pháp an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong nội soi đại tràng. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số tuần hoàn, hô hấp trong các giai đoạn của nội soi đại tràng áp dụng phương pháp an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ngoại trú ≥ 16 tuổi, ASA I, II, có chỉ định nội soi đại tràng chẩn đoán Thời gian: từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011 Địa diểm: Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp Nhóm 1: Cài đặt nồng độ đích tại huyết tương (Cp) ban đầu là 4 mcg/ml, tiến hành soi khi bệnh nhân mất tri giác. Ghi nhận nồng độ đích propofol đạt được ở não (Ce). Nồng độ này sẽ được cài đặt như là nồng độ hồi tỉnh dự kiến. Tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân có thể điều chỉnh Cp tăng hoặc giảm 0,5 – 1 mcg/ml. Nhóm 2: tiêm tĩnh mạch propofol, liều ban đầu là 1 mg/kg cân nặng, tiêm nhắc lại liều 0,5 – 1 mg/kg tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. Nhóm 3: chỉ dùng chất bôi trơn, không dùng thuốc an thần. Ghi nhận mạch, huyết áp động mạch không xâm lấn, SpO2 tại các thời điểm trước khi nội soi, trong khi làm thủ thuật và thời điểm xuất viện. Ghi nhận các tai biến tụt huyết áp tâm thu trên 20%, mạch chậm dưới 50 lần/phút, SpO2 < 90% và cách xử trí. Ghi nhận thời gian làm thủ thuật của 3 nhóm, thời gian hồi tỉnh và thời gian xuất viện của 2 nhóm có sử dụng propofol trong nội soi, xác định mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale), mức độ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 308 hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ nội soi, khả năng chấp nhận thủ thuật lần sau. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được ghi chép vào phiếu thu thập dữ liệu và xử lý với phần mềm SPSS for Windows 15.0. Các biến định lượng được mô tả dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Dùng phép kiểm t khi so sánh 2 số trung bình, test ANOVA khi so sánh 3 số trung bình. Các biến định tính được mô tả dưới dạng tỉ lệ % và được kiểm định với test chi bình phương. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 90 bệnh nhân được nội soi đại tràng, bao gồm 30 bệnh nhân được an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích (nhóm 1), 30 bệnh nhân được an thần với propofol tiêm ngắt quãng (nhóm 2) và 30 bệnh nhân không sử dụng thuốc an thần (nhóm 3). Đặc điểm của bệnh nhân trong 3 nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1 trình bày đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu, không có sự khác biệt giữa các nhóm về cân nặng trung bình (p = 0,16), tuổi (p = 0,59), giới tính (p = 0,87) và phân loại ASA (p = 0,56) Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số bệnh nhân 30 30 30 Cân nặng (kg) 56,4 ± 7,4 53,0 ± 8,9 53,1 ± 6,5 Tuổi (năm) 51,6 ± 13,7 50,2 ± 16,7 47,4 ± 17,1 Nữ / nam 18 / 12 19 / 11 20 / 11 ASA I / ASA II 18 / 12 14 / 16 17 / 13 Thời gian thực hiện nội soi ở 3 nhóm Không có sự khác biệt về thời gian thực hiện nội soi ở 3 nhóm, p = 0,82 (bảng 2) Bảng 2: Thời gian thực hiện nội soi ở 3 nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 P Thời gian soi (phút) 6,4 ± 3,0 6,8 ± 3,6 6,9 ± 3,0 0,82 Thời gian hồi tỉnh và thời gian xuất viện của bệnh nhân nhóm 1 và nhóm 2 Bảng 3: Thời gian hồi tỉnh và thời gian xuất viện của bệnh nhân nhóm 1 và nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 p Thời gian hồi tỉnh (phút) 6,6 ± 1,8 7,0 ± 2,1 0,51 Thời gian xuất viện (phút) 29,5 ± 5,0 31,5 ± 4,4 0,1 Mức độ đau, mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận thủ thuật của bệnh nhân, mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi Bảng 4: Mức độ đau, mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận thủ thuật của bệnh nhân, mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi Nhóm1 Nhóm 2 Nhóm3 P Mức độ đau (VAS) 0,6 ± 0,6 0,4 ± 0,6 3,2 ± 1,0 0,0001 Mức độ hài lòng của BN (VAS) 9,4 ± 0,6 9,6 ± 0,6 6,9 ± 0,9 0,0001 Mức hài lòng của bác sĩ nội soi (VAS) 9,0 ± 0,9 9,4 ± 0,8 7,8 ± 1,0 0,0001 Khả năng chấp nhận thủ thuật lần sau (%) 100 96,7 73,3 0,001 Không có sự khác biệt về mức độ đau, mức độ hài lòng, khả năng chấp nhận thủ thuật của bệnh nhân và mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi giữa 2 nhóm có sử dụng propofol trong nội soi đại tràng. Thay đổi tần số tim, huyết áp tâm thu và độ bảo hòa oxy mao mạch (SpO2) của bệnh nhân ở 3 nhóm Không có sự khác biệt về thay đổi tần số tim ở các thời điểm nghiên cứu của bệnh nhân ở nhóm 1 và nhóm 2 (p > 0,05). Tần số tim của bệnh nhân ở nhóm 3 cao hơn tần số tim của bệnh nhân ở nhóm 1 và nhóm 2 tại các thời điểm 1 phút, 5 phút và xuất viện. Huyết áp tâm thu tại thời điểm 1 phút trong nội soi của bệnh nhân ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 có ý nghĩa thống kê (p = 0,005). Huyết áp tâm thu tại các thời điểm 1 phút, 5 phút trong nội soi và khi xuất viện của bệnh nhân ở nhóm 3 cao hơn nhóm 1 và nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 309 2. Không có sự khác biệt về độ bảo hòa oxy mao mạch (SpO2) của 3 nhóm ở các thời điểm của thủ thuật. Các tai biến về hô hấp, tuần hoàn ở 3 nhóm Bảng 5: Các tai biến về hô hấp, tuần hoàn Tai biến Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tụt HA > 20% so với HA ban đầu 5 (16,7) 18 (60) 0 (0) Tụt HA > 30% so với HA ban đầu 1 (3,3) 4 (13,3) 0 (0) Mạch chậm < 50 lần/phút 0 (0) 0 (0) 0 (0) SpO2 < 90% 0 (0) 4 (13,3) 0 (0) Tỉ lệ tụt huyết áp tâm thu ≥ 20% so với huyết áp nền ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (p = 0,001). Nhóm 2 có tỉ lệ tụt huyết áp tâm thu ≥ 30% so với huyết áp nền cao hơn nhóm 1, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,16). Nhóm 2 có tỉ lệ SpO2 giảm dưới 90% cao hơn so với nhóm 1 (p = 0,04). BÀN LUẬN Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chúng tôi là 49,8 tuổi, là độ tuổi thường gặp các bệnh lý đại – trực tràng (4), (5). Không có sự khác biệt về tỉ lệ phân bố giới tính và phân loại ASA giữa bệnh nhân trong 3 nhóm nên không ảnh hưởng kết quả đánh giá mức độ đau, sự thay đổi nhịp tim, huyết áp. Thời gian thực hiện nội soi trong nghiên cứu chúng tôi tương đối ngắn do chúng tôi chỉ chọn các trường hợp nội soi chẩn đoán. Thời gian hồi tỉnh và thời gian xuất viện là vấn đề được quan tâm khi gây mê hoặc an thần cho bệnh nhân ngoại trú. Thời gian hồi tỉnh và xuất viện trung bình của nhóm 1 là 6,6 ± 1,8 phút và 29,5 ± 5 phút, tương đương với kết quả ở nhóm 2 là 7,0 ± 2,1 phút và 31,5 ± 4,4 phút, tương đương với thời gian hồi tỉnh trong nghiên cứu của Padmanabhan U và cộng sự là 7 phút (6). Tác giả VanNatta ME và cộng sự ghi nhận thời gian hồi tỉnh và xuất viện của bệnh nhân nhóm tiêm propofol ngắt quãng để nội soi đại tràng là 4,8 phút và 18,6 phút, sớm hơn so với chúng tôi vì tác giả chủ động ngưng propofol khi vừa soi đến manh tràng (12). Kết quả từ bảng 4 cho thấy mức độ đau, mức độ hài lòng cũng như tỉ lệ chấp nhận thủ thuật lần sau là tương đương giữa nhóm an thần kiểm soát nồng độ đích và nhóm an thần tiêm ngắt quãng. Hai nhóm bệnh nhân có sử dụng an thần đều có mức hài lòng, tỉ lệ chấp nhận thủ thuật với cùng phương pháp vô cảm cao hơn và mức độ đau thấp hơn rõ so với nhóm bệnh nhân không sử dụng an thần. Amer-Cuenca JJ và cộng sự thấy điểm đau VAS ở nhóm không sử dụng an thần là 4,9 ± 2,9 (1), Yoruk G và cộng sự thấy có 12% bệnh nhân soi đại tràng không an thần không đồng ý soi lại lần sau vì không chịu đau nổi (14), chứng tỏ bệnh nhân cảm nhận đau khá nhiều trong thủ thuật nội soi đại tràng. Do đó, vấn đề sử dụng an thần trong nội soi đại tràng là thực sự cần thiết nhằm tránh cho bệnh nhân phải chịu đựng đau, tăng mức độ hài lòng và khả năng chấp nhận thủ thuật lần sau. Kết quả từ bảng 4 cũng cho thấy mức độ hài lòng của bác sĩ nội soi ở 2 nhóm có sử dụng propofol cao hơn so với nhóm soi không an thần, thể hiện qua điểm VAS về mức độ hài lòng do bác sĩ nội soi đánh giá của 2 nhóm có sử dụng propofol cao hơn so với nhóm còn lại. Điểm VAS do bác sĩ nội soi nhận định của nhóm 1 và nhóm 2 là 9,0 ± 0,95 và 9,4 ± 0,8 cao hơn so với kết quả của Stonell CA và cộng sự là 67 ± 30 ở nhóm sử dụng propofol kiểm soát nồng độ đích do bệnh nhân điều khiển và 77 ± 24 ở nhóm sử dụng propofol do người gây mê điều khiển (8) (tác giả sử dụng thang điểm 100, chúng tôi sử dụng thang điểm 10, nhưng cách đánh giá tương tự nhau). Có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong nghiên cứu của chúng tôi so với Stonell CA là do mức an thần của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sâu hơn, tạo thuận lợi cho tiến trình soi. Tương tự kết quả nghiên cứu của Stonell CA, điểm VAS do bác sĩ nội soi nhận định giữa 2 nhóm có sử dụng propofol của chúng tôi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhịp tim và huyết áp tâm thu tại thời điểm 1 phút (T1) và 5 phút (T5) trong khi nội soi của nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1 và nhóm 2. Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm T1 và T5 là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 310 giai đoạn ống soi bắt đầu được đưa qua hậu môn - trực tràng, đồng thời việc bơm hơi và ống soi phải đi qua đoạn đại tràng xích ma gập góc, di động nên gây đau và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Điều này cho thấy vai trò của propofol trong việc duy trì an thần sâu, giúp bệnh nhân vượt qua các thời điểm nhạy cảm mà không làm thay đổi nhịp tim và huyết áp. Nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào có mạch chậm dưới 50 lần/phút. Tohda G và cs thấy có 4,1% trường hợp mạch chậm dưới 50 lần/phút khi soi đại tràng với an thần bằng propofol (10), Ulmer BJ và cộng sự ghi nhận có 1/ 50 (chiếm 2%) trường hợp mạch chậm ở nhóm an thần với propofol trong nội soi đại tràng (11). Theo lý thuyết, propofol gây ức chế trương lực giao cảm nên gây nên tình trạng cường phó giao cảm tương đối làm chậm nhịp tim. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân chậm nhịp tim trong các nghiên cứu nói trên rất thấp có thể giải thích là do bệnh nhân được an thần không đúng mức, và nhịp chậm xảy ra là do động tác thủ thuật gây ra phản xạ phó giao cảm. Huyết áp tâm thu của nhóm 2 thấp hơn so với nhóm 1 tại thời điểm T1. Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ tụt huyết áp tâm thu dưới 20% huyết áp nền ở nhóm 2 là 60%, cao hơn so với tỉ lệ ở nhóm 1 là 16,7%. Tỉ lệ tụt huyết áp dưới 30% ở nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 3,3% và 13%, tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng gợi ra suy nghĩ về khả năng gây tụt huyết áp của propofol tùy thuộc vào phương cách đưa thuốc vào cơ thể. Krugliak P và cộng sự ghi nhận tụt huyết áp dưới 20% huyết áp nền chiếm 37% thời gian của thủ thuật (3). Gasparovic S và cộng sự thống kê trên 1104 bệnh nhân được sử dụng propofol trong nội soi tiêu hóa, kết quả huyết áp tâm thu trung bình từ 149,8 mmHg trước thủ thuật giảm còn 111,2 mmHg trong quá trình làm thủ thuật, trong đó có 5 trường hợp huyết áp giảm dưới 60 mmHg được xử trí truyền 500 ml dung dịch NaCl 0,9% (2). Stonell và cộng sự theo dõi huyết áp tâm thu mỗi 3 phút và nhận thấy số lần huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg trung bình cho mỗi bệnh nhân ở nhóm TCI là 0,8 ± 1,4, với nhóm tiêm propofol ngắt quãng là 3,0 ± 3,2 (p = 0,007) (9). Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có tình trạng sức khỏe ổn định (ASA I – II) nên việc tụt huyết áp dưới 20% so với huyết áp nền tuy có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Chúng tôi không xử trí gì đặc hiệu mà chỉ điều chỉnh giảm nồng độ đích ở nhóm 1 và tăng khoảng cách tiêm thuốc ở nhóm 2. Tuy nhiên, có một số trường hợp tụt huyết áp dưới 30% so với huyết áp nền, do đó cần chú ý đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân có phân loại ASA ≥ III. Tụt huyết áp trong khi nội soi đại tràng dưới an thần với propofol có thể giải thích là do tác dụng dãn mạch và ức chế tim mức độ nhẹ của thuốc và tình trạng mất nước, điện giải ở bệnh nhân đã được chuẩn bị đại tràng trước đó. Độ bảo hòa oxy mao mạch của 3 nhóm không khác nhau tại các thời điểm nghiên cứu. Trong quá trình soi đại tràng, ở nhóm 2 có 4 trường hợp (chiếm 13,3%) SpO2 giảm dưới 90% được xử trí bằng cách ngữa đầu nâng cằm, tăng liều oxy lên 4 – 6 lít/ phút, tất cả bệnh nhân này đều ổn định. Không có trường hợp nào phải thông khí hỗ trợ (bóp bóng qua mặt nạ hoặc đặt nội khí quản). Gasparovic S và cộng sự nghiên cứu 1104 bệnh nhân nội soi tiêu hóa với propofol, có 27 trường hợp SpO2 giảm dưới 90%. Trong đó có 7 bệnh nhân phân loại ASA III với bệnh lý tim phổi đi kèm. Bệnh nhân giảm SpO2 < 90% đều thuộc nhóm có chỉ định nội soi đường tiêu hóa trên, tai biến này chỉ thoáng qua và không cần phải thông khí hỗ trợ (2). So với kết quả của Gasparovic S, tỉ lệ giảm SpO2 < 90% trong nhóm tiêm propofol ngắt quãng của chúng tôi có 4 / 30 trường hợp. Nguyên nhân có thể là do tốc độ và liều lượng propofol tiêm cho những bệnh nhân này chưa phù hợp. Khi so sánh tai biến tụt SpO2 < 94% giữa 2 nhóm nội soi đại tràng có an thần bằng propofol, Stonell CA và cộng sự nhận thấy số lần SpO2 < 94% trung bình của mỗi bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 311 ở nhóm TCI kết hợp PCS là 0,05 ± 0,2 và của nhóm tiêm ngắt quãng là 0,2 ± 0,5. Tác giả chọn giới hạn tụt SpO2 là 94%, cỡ mẫu tương đối nhỏ (mỗi nhóm nghiên cứu có 20 BN), có lẽ đây là lý do khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Các tác giả nước ngoài cũng ghi nhận tỉ lệ hỗ trợ thông khí khi sử dụng propofol trong các thủ thuật nội soi tiêu hóa rất thấp. Sieg A và Vargo JJ nhận thấy tỉ lệ các trường hợp có biến động về hô hấp cần thông khí hỗ trợ lần lượt là 0,14% và 0,1%. Riêng ở nhóm nội soi đại tràng, Vargo JJ thấy tỉ lệ phải thông khí bằng mặt nạ chỉ chiếm 0,01% (7), (13). Đa số tác giả nhận xét các biến cố về hô hấp và tuần hoàn là do tốc độ tiêm và liều lượng propofol chưa phù hợp. Qua đó cho thấy, nếu phương cách tiêm thuốc cho bệnh nhân hợp lý sẽ tránh được các tai biến về hô hấp, tuần hoàn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tiến hành thủ thuật trên những bệnh nhân già, yếu, huyết động không ổn định, và TCI có thể là một lựa chọn phù hợp. KẾT LUẬN Phương pháp an thần bằng propofol kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng an toàn trong thủ thuật nội soi đại tràng, đạt được hiệu quả về sự hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ nội soi, sự thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ thuật. Các chỉ số tuần hoàn và hô hấp của bệnh nhân được nội soi đại tràng áp dụng phương pháp
Tài liệu liên quan