Đánh giá hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc ở bệnh nhân lọc máu định kỳ

Mở đầu: Thận nhân tạo là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đọan cuối có hiệu quả. Sử dụng lại quả lọc là một giải pháp đơn giản để làm giảm chi phí trong lọc máu, đánh giá hiệu quả lọc máu ở các lần quả lọc sử dụng lại là vấn đề nghiên cứu được đặt ra. Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc ở bệnh nhân lọc máu (LM) định kì tại bệnh viện An Sinh từ 31/03 đến 30/07/2010. Phương pháp: Đoàn hệ tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu 61 quả lọc Rexeed 13L được sử dụng trên 61 bệnh nhân LM định kì với 610 cuộc lọc máu (mỗi quả sử dụng 10 lần) tại BV Đa Khoa An Sinh, chúng tôi thấy: tỷ lệ hạ urê (URR) trung bình lần 1 là 75,38  3,03 % và Kt/V 1,41  0,13, đến lần sử dụng thứ 5 thì URR 73,05  2,12 và Kt/V 1,31  0,08, đến lần sử dụng thứ 10 thì URR 71,09  1,74 và Kt/V 1,24  0,06, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001. Hiệu quả lọc máu có giảm do tái sử dụng quả lọc nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của một cuộc chạy. Kết luận: Quả lọc Rexeed 13L hòan tòan có thể sử dụng 10 lần.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc ở bệnh nhân lọc máu định kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 2012 212 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC MÁU KHI TÁI SỬ DỤNG QUẢ LỌC Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ Nguyễn Đức Lộc*, Trần Thị Bích Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Thận nhân tạo là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đọan cuối có hiệu quả. Sử dụng lại quả lọc là một giải pháp đơn giản để làm giảm chi phí trong lọc máu, đánh giá hiệu quả lọc máu ở các lần quả lọc sử dụng lại là vấn đề nghiên cứu được đặt ra. Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc ở bệnh nhân lọc máu (LM) định kì tại bệnh viện An Sinh từ 31/03 đến 30/07/2010. Phương pháp: Đoàn hệ tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu 61 quả lọc Rexeed 13L được sử dụng trên 61 bệnh nhân LM định kì với 610 cuộc lọc máu (mỗi quả sử dụng 10 lần) tại BV Đa Khoa An Sinh, chúng tôi thấy: tỷ lệ hạ urê (URR) trung bình lần 1 là 75,38  3,03 % và Kt/V 1,41  0,13, đến lần sử dụng thứ 5 thì URR 73,05  2,12 và Kt/V 1,31  0,08, đến lần sử dụng thứ 10 thì URR 71,09  1,74 và Kt/V 1,24  0,06, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001. Hiệu quả lọc máu có giảm do tái sử dụng quả lọc nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của một cuộc chạy. Kết luận: Quả lọc Rexeed 13L hòan tòan có thể sử dụng 10 lần. Từ khóa: Hiệu quả lọc máu, tái sử dụng quả lọc, lọc máu định kì. ABSTRACT STUDY ON EFFECTIVENESS OF LONG-TERM HEMODIALYSIS OF REUSED DIALYZER FOR PATIENTS WITH CHRONIC RENAL FAILUREAT Nguyen Duc Loc, Tran Thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 212 - 218 Background: An artificial kidney is an effective treatment method for patients with a chronic renal failure. The cost of can be reduced by taking a simple method, hemodialyser reuse. However, the efficacy of this method needs to be surveyed. Objectives: Study on effectiveness of long term hemodialysis of reused dialyzer for patients with chronic renal failureat. Method: Cohort prospective study. Result: Study of 61 dialyzer reuses which are used on 61 patients applied long-term hemodialysis, with total of 610 times of dialysises (each dialyzer are used 10 times) we revealed that: average URR in the first time is 75.38  3.03 % and Kt/V 1.41  0.13, in the five reuse: URR 73.05  2.12 and Kt/V 1.31  0.08, in the ten reuse: URR 71.09  1.74 and Kt/V 1.24  0.06. The differences is statistically significant p<0,001.The blood coagulation in dialyzer affected on hemodialysis effectiveneess. Conclusion: The dialyzer of Rexeed 13L could be used to hemodialysis for 10 times. Key words: Hemodialysis effectiveness, reused dialyzer, long term hemodialysis. * Bệnh viện An Sinh ** Bệnh viện Chợ Rẫy , Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: BS. Nguyễn Đức Lộc. ĐT: 0908282099. Email: ducloc09@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 2012 213 MỞ ĐẦU Suy thận mạn (STM) là hậu quả khó tránh khỏi của các bệnh nhân (BN) bị bệnh thận mạn tính. Hiện nay trên thế giới bệnh nhân suy thận mạn ngày càng gia tăng. Fish B.T và cộng sự (2000) thống kê ở Mỹ tỉ lệ suy thận mạn đã tăng gần 8% trong 1 năm(5). Đặc biệt ở Việt Nam khi số bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối được ghép thận chưa nhiều thì thận nhân tạo là phương pháp để duy trì cuộc sống cho họ. Lọc máu ngòai thận, đặc biệt Thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị thay thế một phần chức năng của thận phổ biến nhất. Thận nhân tạo (TNT) sử dụng kết hợp máy thận nhân tạo với quả lọc và dịch lọc. Kỹ thuật lọc máu ngòai thận ngày càng được hòan thiện nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, do đó những năm gần đây chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân lọc máu chu kỳ đã được cải thiện đáng kể. Nhất là từ đầu những năm 1980 khi có sự hiện diện của quả lọc với chất liệu tổng hợp đã nâng cao hơn nữa hiệu quả lọc máu(7).Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng quả lọc 1 lần là điều lý tưởng nhất nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp điều trị này là khá tốn kém. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới tái sử dụng quả lọc trong lọc máu chu kỳ.Ở Mỹ, 3/4 số bệnh nhân lọc máu phải sử dụng lại quả lọc(21), 100% các trung tâm lọc máu ở Việt Nam có sử dụng lại quả lọc thận(13). Nghiên cứu về tái sử dụng quả lọc đã được vài tác giả trong nước đề cập đến nhưng cỡ mẫu còn ít.Khoa lọc máu bệnh viện Đa Khoa An Sinh được thành lập từ 5/2006. Vấn đề tái sử dụng quả lọc đã được áp dụng, xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài này. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá hiệu quả lọc máu khi sử dụng lại quả lọc 10 lần trên bệnh nhân lọc máu định kì. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đoàn hệ tiến cứu. Dân số nguồn Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kì tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện An Sinh từ tháng 03/2010 đến 07/2010. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân >18 tuổi đang lọc máu định kì tại bệnh viện An Sinh có chỉ số lọc ổn định trong vòng 3 tháng, có lưu lượng cầu nối động –tĩnh mạch >250ml/phút, không rối loạn đông máu, không có bệnh lý cấp tính kèm theo và lọc máu đủ 3l lần/tuần. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh. Phương pháp nghiên cứu Mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng màng lọc Low- flux Rexeed 13l của Asahi tái sử dụng lại 10 lần, các lần lọc có cùng chung vận tốc máu 250ml/phút, cùng vận tốc dịch lọc 500ml/phút và cùng thời gian lọc, cùng dịch Bicarbonate. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu Máy chạy thận nhân tạo Nipro Surdial 55 có hệ thống điều khiển siêu lọc tự động, dịch lọc Bicarbonate của hãng Nipro sản xuất theo tiêu chuẩn GMP,hệ thống xử lý nước RO OSMONICS E4 tạo ra nước tinh khiết RO theo đúng tiêu chuẩn AAMI, màng lọc Polysulfon ASAHI với diện tích màng lọc 1.3m2, hệ số siêu lọc (Kuf) 11ml/hr/mmHg, dung tích máu mồi là 76ml, hệ số thanh thải urê là 255ml/min, hệ số thanh thải Creatinne 241ml/min (với Qb: 300ml/phút, Qd: 500 ml/phút, Qf: 0, T: 37 độ C). Các kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu Kỹ thuật lọc máu: Sử dụng phương pháp lọc máu thường qui (Hemodialysis).Đặt Kt/V = 1.2 với thời gian 04 giờ/lần lọc và 03 lần/tuần.Lưu lượng máu (Qb) 250ml/phút, được đặt ra cụ thể cho từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả lọc máu đặt ra.Lưu lượng dịch (Qd) 500ml/phút.Dịch lọc Bicarbonate.Thuốc kháng đông heparin liều 120- 150UI /kg, dùng theo phương pháp liên tục. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 2012 214 Kỹ thụât rửa, sử dụng lại quả lọc thận: Rửa với máy RENATRON có cài đặt chế độ sẵn với dung dịch tiệt trùng là Renalin. Kỹ thuật lấy máu xét nghiêm: không truyền dịch, máu trong cuộc lọc có xét nghiêm.Lấy mẫu máu trước lọc: lấy 1,5ml máu qua kim chọc đường động mạch ngay trước khi kết nối với máy thận. Lấy mẫu máu sau lọc: theo phương pháp lấy máu dòng chậm (để máy thận nhân tạo ở chế độ Standby UF = 0, giảm vận tốc máu còn 50ml/phút). Tính các chỉ số đánh giá hiệu quả lọc máu: Tỷ lệ hạ urê trước và sau lọc máu: URR (%) = (Co-Ct)x100/Co. Kt/V là chỉ số so sánh giữa tổng lượng dịch lọc sạch urê(Kt) và thể tích phân bố urê trong cơ thể (V): Kt/V = Ln Co/Ct (Co nồng độ urê trong máu trước lọc,Ct nồng độ urê trong máu sau lọc, t thời gian lọc máu được tính bằng giờ, Ln logarit bậc n). Xử lý số liệu Theo thuật tóan thống kê y học, sử dùng phần mềm SPSS 18.0 KẾT QUẢ Trong 61 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có 35 nữ (chiếm tỷ lệ 57,4%) và 26 nam (chiếm tỷ lệ 42,6%). Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là: 51,33  21,09. Bảng 1: Phân bố theo các nguyên nhân gây suy thận. STT Nguyên nhân (n) (%) 1 Viêm cầu thận mạn 21 34,4 2 Tăng huyết áp 19 31,2 3 Đái tháo đường 13 21,31 4 Hội chứng thận hư 1 1,63 5 Lupus ban đỏ 1 1,63 6 Thận đa nang 1 1,63 7 Chưa rõ nguyên nhân 5 8,2 8 Tổng cộng 61 100 Bảng 2: Nồng độ bun máu trung bình trước và sau lọc máu. Lần sử dụng quả lọc Thời gian BUN máu (mmol/l) Lần 1 Lần 5 Lần 10 Trước lọc máu 65,85  15,44 60,39  17,55 62,94  18,65 Lần sử dụng quả lọc Thời gian BUN máu (mmol/l) Lần 1 Lần 5 Lần 10 Sau lọc máu 16,14  3,75 16,16  4,63 18,12  0,67 P <0.001 <0.001 <0.001 Bảng 3: Nồng độ Creatinin trung bình trước và sau lọc máu. Lần sử dụng quả lọc Thời gian Creatimin (mmol/l) Lần 1 Lần 5 Lần 10 Trước lọc máu 11,64  3,24 11,09  3,15 11,15  3,27 Sau lọc máu 4,48  1,45 4,33  1,34 4,61  2,04 p < 0.001 < 0.001 < 0.001 Bảng 4: Tỷ lệ hạ urê máu trung bình theo lần sử dụng quả lọc. Lần sử dụng quả lọc Thời gian Chỉ số nghiên cứu Lần 1 Lần 5 Lần 10 URR (%) 75,38  3,03 73,05  2,12 71,09  1,74 < 0.001 P URR < 0.001 Bảng 5: Chỉ số Kt/V theo lần sử dụng quả lọc. Chỉ số nghiên cứu Lần 1 Lần 5 Lần 10 Kt/V thực tế 1,41  0,13 1,31  0,08 1,24  0,06 < 0.001 P Kt/V < 0.001 Bảng 6: Bảng so sánh K+, Ca++ và RA trước và sau lọc máu. Chỉ số nghiên cứu K+ (mmol/l) Ca++ (mmol/l) RA Trước lọc lần 1 5,23  0,49 1,93  0,75 18,74  1,55 Sau lọc lần 1 3,49  0,3 2,21  0,11 22,7  1,11 Trước lọc lần 5 5,18  0,41 1,99  0,85 19,4  1,5 Sau lọc lần 5 3,47  0,28 2,26  0,12 23,35  1,14 Trước lọc lần 10 5,02  0,38 1,99  0,71 19,69  1,35 Sau lọc lần 10 3,42  0,23 2,28  0,12 23,6  1,23 p <0,001 <0,001 <0,001 BÀN LUẬN Theo Herbert F.K và CS (1981) gặp 8 loại nguyên nhân gây suy thận mạn giai đọan cuối và nguyên nhân hàng đầu là do viêm cầu thận mạn 65,2%, viêm thận bể thận 11,5%, tăng huyết áp 9%. Theo Trần Văn Chất và CS (1996) nguyên nhân hay gặp nhất của STM giai đọan cuối là bệnh lý cầu thận 71,9%(20). Theo tác giả Ngô Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 2012 215 Quân Vũ và CS (2006) gặp 7 nguyên nhân gây STM giai đọan cuối trong đó nguyên nhân do viêm cầu thận mạn là chủ yếu(10). Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự như các tác giả trên gặp từ 6-8 loại nguyên nhân gây STM (bảng 1). Trong 61 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của tôi thì nguyên nhân gặp nhiều nhất là do viêm cầu thận mạn 34,4%; Tăng huyết áp 31,2%; Đái tháo đường 21,31%; Hội chứng thận hư 1,63%; Lupus đỏ hệ thống 1,63%; Thận đa nang 1,63%; Chưa rõ nguyên nhân 8,2%. Bệnh viêm cầu thận mạn gặp nhiều ở lứa tuổi lao động(20) nên ảnh hưởng đến sức lao động của tòan xã hội. Tăng huyết áp gây tổn thương thận, nhưng bệnh thận cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Ở giai đọan muộn khi bệnh nhân vừa có tăng huyết áp vừa có suy thận thì khó phân biệt được tăng huyết áp là nguyên nhân hay là hậu quả. Vấn đề phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp một cách hệ thống sẽ làm giảm nhiều tỷ lệ bệnh nhân STM giai đọan cuối phải điều trị bằng lọc máu chu kỳ. Trong nghiên cứu này tỷ lệ STM chưa rõ nguyên nhân 8,2%, có thể người bệnh đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, có điều kiện kinh tế khó khăn, mặt khác còn do tình hình dân trí và không được theo dõi chăm sóc y tế thường xuyên liên tục. Kết quả bảng 2 cho thấy nồng độ Bun trung bình sau lọc máu ở các lần thứ 1, thứ 5, thứ 10 giảm so với trước lọc máu có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Nồng độ Bun trung bình sau lọc máu thấp nhất ở lần thứ 1 (16,14  3,75 mg/dl), tăng cao dần theo lần tái sử dụng quả lọc, cao nhất ở lần thứ 10 (18,12  0,67 mg/dl), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vớp p < 0,001.Kết quả bảng 3 cho thấy nồng độ Creatinin trung bình sau lọc máu ở các lần thứ 1, thứ 5, thứ 10 giảm so với trước lọc máu có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Theo nghiên cứu của Trương Viết Trường và CS (2008) về việc tái sử dụng quả lọc FB-150E 6 lần cho thấy nồng độ urê trung bình sau lọc máu thấp nhất ở lần thứ 1, tăng dần theo lần tái sử dụng quả lọc và cao nhất ở lần thứ 6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0.01(23). Theo nghiên cứu của Ngô Quân Vũ và CS (2006) về việc tái sử dụng lại quả lọc Polysulfone F6- HPS của Fresenius 6 lần củng cho thấy nồng độ trung bình sau lọc máu thấp nhất ở lần thứ 1 và tăng dần theo lần tái sử dụng quả lọc và cao nhất ở lần thứ 6(10). Kết quả nghiên cứu của tôi tương tự như hai tác giả này nhưng quả lọc polysulfone Rexeed 13L của Asahi tái sử dụng lại 10 lần. Như vậy, sử dụng lại quả lọc là nguyên nhân gây tăng dần nồng độ urê sau lọc máu. Nói cách khác, có hiện tượng tích lũy urê trong khi tái sử dụng quả lọc. Sự phục hồi sức khỏe tối đa cho các bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối điều trị lọc máu chu kỳ được coi là chất lượng lọc máu hay lọc máu tối ưu. Mục đích của lọc máu tối ưu là kéo dài tuổi thọ và mang lại chất lượng sống cho bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối gần giống với người bình thường(3,12).Khái niện về lọc máu tối ưu được hình thành từ những năm 1970, được xây dựng dưa trên các tiêu chuẩn để đánh giá tòan bộ chất lượng hiệu quả của quá trình lọc máu. Năm 1983 nghiên cứu National corperative dialysis study dựa trên độ thanh thải ure ở trên bệnh nhân cho thấy ure là một trong những đại diện cho lọc máu tối ưu. Cùng thời điểm này công nghệ về sản xuất quả lọc đã được phát triển để đạt hiệu quả thanh thải cho cả chất có trọng lượng phân tử thấp và cao. Sụ phối hợp các sự kiện này đã hổ trợ cho lọc máu chỉ cần thời gian ngắn với mong muốn thải chất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 2012 216 có trọng lượng phân tử thấp và trung bình. Như vậy một xu hướng lọc máu ngắn hạn đã ra đời. Kỹ thuật lọc máu đã có nhiều thay đổi trong thập kỷ qua, nó được thể hiện qua sự gia tăng chỉ định kỹ thuật lọc máu hiệu quả cao và lọc máu với màng lọc có hệ số siêu lọc cao. Càng ngày người ta quan tâm nhiều hơn đến liều lọc máu, năm 1997 ở Mỹ đã có 50% bệnh nhân sử dụng màng lọc có hệ số siêu lọc cao và gần 40% sử dụng lọc máu hiệu quả cao(6). Ở phương pháp lọc máu ngắn thời gian lọc máu từ 150-360 phút, vận tốc máu từ 350-500ml/phút (thương ở vận tốc 400ml/phút). Vận tốc dịch lọc ở mức tối đa, tăng từ 500-800 ml/phút có thể tăng độ thanh thải lên 10% với bất cứ vận tốc máu nào(15). Cho đến nay, để đánh giá hiệu quả lọc máu các nhà thận học đều dựa vào chỉ số Kt/V và URR(8). Nguyễn Nguyên Khôi và CS (1999) nhận xét về mối liên quan giữa Kt/V, URR và diễn biến lâm sàng nhận thấy: có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa kết quả lâm sàng và tỷ lệ đào thải urê máu(12). Có nghĩa độ thanh thải urê và Creatinin càng cao thì tiến triển lâm sàng ngày càng tốt hơn. Ở bệnh nhân suy thận mạn điều trị bằng lọc máu chu kỳ sẽ có tỷ lệ tử vong cao khi giá trị chỉ số Kt/V urê nhỏ hơn 0.8 và tỷ lệ tử vong giảm dần khi giá trị Kt/V tăng dần từ 0.9 đến 1.5(9). Sự liên quan giữa tỷ lệ tử vong và tỷ lệ giảm urê máu (URR) cũng được nhiều tác giả đề cập. khi URR thấp dưới 60% thì tỷ lệ tử vong cao và khi URR đạt từ 65-70% thì tỷ lệ tử vong giảm nhiều(9).Tổ chức thận học quốc gia Hoa Kỳ (NKF-DOQI) trong chương trình hành động vì chất lượng lọc máu có khuyến cáo: để đạt được chất lượng của một cuộc lọc máu thì URR phải ≥ 65% và Kt/V ≥ 1.2(16). DOQI (1997) trong công bố phần thực hành lọc máu tối ưu đã đưa ra tiêu chuẩn lọc máu đầy đủ được chuyển từ chế độ duy trì sự sống bệnh nhân sang việc đảm bảo chất lượng cuộc sống bệnh nhân STM giai đọan cuối lọc máu chu kỳ; và trên cơ sở đó đưa ra tiêu chuẩn cho một buổi lọc máu có hiệu quả là chỉ số Kt/V Urê phải > 1.2(16). URR là tỷ lệ hạ urê của cuộc lọc máu được tính bởi nồng độ urê trước và sau lọc máu. Khi các thông số: lưu lượng máu, lưu lượng dịch và thời gian cuộc lọc máu ổn định thì hiệu quả lọc máu phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng quả lọc khi tái sử dụng. Tỷ lệ hạ urê trung bình cao nhất ở lần thứ 1 là 75,38  3,03 tỷ lệ này giảm 3,09% ở lần thứ 5 (73,05  2,12) và giảm nhiều nhất là 5,69% ở lần thứ 10 (71,09  1,74) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001 (bảng 4). Vậy, tái sử dụng quả lọc làm giảm hiệu quả lọc urê máu. Ảnh hưởng lên độ thanh thải các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn như: creatinin, β2 microglobulin... thay đổi như thế nào, đây là vấn đề cần có một nghiên cứu tiếp theo. Theo nghiên cứu Ngô Quân Vũ và CS (2006) tỷ lệ giảm URR ở lần thứ 6 là 8,91%(10), theo tác giả Nguyễn Nguyên Khôi và CS thì tỷ lệ giảm URR ở lần thứ 6 là 5,22%(14). Tỷ lệ giảm URR ở lần thứ 10 trong nghiên cứu của tôi là 5,69% thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả Ngô Quân Vũ và gần như tương tự như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nguyên Khôi. Sự khác nhau này có thể là do trong nghiên cứu của hai tác giả trên sử dụng màng lọc có hệ số siêu lọc thấp hơn và tái chế quả lọc theo phương pháp thủ công. Tỷ lệ giảm URR ở lần thứ 10 trong nghiên cứu của tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Cheung AK và CS (1-2% cho 10 lần tái sử dụng)(2). Sự khác nhau này có thể do hệ số siêu lọc của màng lọc sử dụng trong nghiên cứu của Cheung AK cao hơn so với hệ số siêu lọc của màng lọc trong nghiên cứu của tôi. Kt/V là chỉ số so sánh giữa lượng máu (dịch) được làm sạch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 2012 217 urê (Kt: đây là giá trị ảo vì không thể nào lọc sạch hòan tòan lượng urê trong một đơn vị thể tích) và thể tích urê hòa tan trong cơ thể (V), thể tích này được tính bằng tòan bộ lượng nước trong cơ thể. Kết quả bảng 5 cho thấy rằng: chỉ số Kt/V trung bình khi sử dụng quả lọc lần 1 là 1,41  0,13, chỉ số này giảm dần khi sử dụng lại quả lọc, tỷ lệ giảm 7.09% ở lần thứ 5 (1,31  0,08) và giảm nhiều nhất là 12,06% ở lần thứ 10 (1,24  0,06), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Như vậy tái sử dụng quả lọc cũng làm giảm chỉ số Kt/V. Giá trị URR trung bình ở lần lọc thứ 10 là 71,09  1,74% và giá trị của Kt/V trung bình ở lần thứ 10 là 1,24  0,06. Theo tiêu chuẩn DOQI, hiệu quả ở lần thú 10 vẫn đảm bảo cho bệnh nhân. Qua bảng 6 ta thấy nống độ K+ trong máu sau lọc ở các lần lọc thứ 1, thứ 5, thứ 10 giảm so với trước lọc nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.001). Thông qua bảng trên nồng độ Ca++ và RA máu tăng từ giá trị dưới ngưỡng bình thường lên giới hạn bình thường (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.001).Như vậy, tái sử dụng quả lọc 10 lần vẫn đảm bảo tốt được vấn đề quân bình điện giải và thăng bằng kiềm toan bên cạnh đảm bảo hiệu quả lọc máu cho bệnh nhân để duy trì sự sống. Như vậy, lọc máu chu kỳ bằng quả lọc Polysulfone Rexeed 13L của Ashahi với sự tái sử dụng 10 lần là vẫn đảm bảo hiệu quả lọc máu cho bệnh nhân để duy trì cuộc sống. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 61 bệnh nhân suy thận mạn lọc máu định kì về hiệu quả lọc máu có tái sử dụng 10 lần với màng lọc Rexeed 13l của Ashahi (hệ số siêu lọc: 11ml/hr/mmHg) tại Bệnh Viện An Sinh, tôi nhận thấy: Tỷ lệ hạ urê trung bình cao nhất ở lần thứ 1 là 75,38  3,03 tỷ lệ này ở lần thứ 5 (73,05  2,12) và giảm nhiều nhất ở lần thứ 10 (71,09  1,74) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.Chỉ số Kt/V trung bình khi sử dụng quả lọc lần 1 là 1,41  0,13, chỉ số này giảm dần khi sử dụng lại quả lọc, tỷ lệ giảm ở lần thứ 5 (1,31  0,08) và giảm nhiều nhất là ở lần thứ 10 (1,24  0,06), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Quả lọc sau 10 lần tái sử dụng thì các chỉ số Kt/V và URR nằm trong giới hạn khuyến cáo của NKF-DOQI (Kt/V ≥ 1.2 và URR≥ 64%). Như vậy,hiệu quả lọc máu của quả lọc sau 10 lần tái sử dụng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Anh Tuấn (2002). Nghiên cứu lâm sàng, chức năng phổi và trạng thái cân bằng acid-base ở bệnh nhân suy thận mạn
Tài liệu liên quan