Mục tiêu: Báo cáo kết quả điều trị 26 ca nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi.
Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 26 bệnh nhân nang ống mật chủ. Có 07 nam và 19 nữ, tuổi từ 2 tháng
đến 12 tuổi. Chẩn đoán được khẳng định bằng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. 26 bệnh nhân được phẫu thuật
bằng nội soi cắt nang nối ống gan chung với tá tràng từ 10/2010 – 30/04/2013.
Kết quả: Sau mổ 26 bệnh nhân: Tử vong 0, rò mật 0, nhiễm khuẩn đường mật 0, nhiễm khuẩn vết mổ 0, áp
xe tồn dư và dính ruột 0, bệnh nhân phải mổ lại 0, Tai biến chảy máu phải phối hợp mổ mở 01. 26 bệnh nhân
xuất viện an toàn.
Kết luận: Việc điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ, nối ống gan chung với tá tràng là an
toàn và có hiệu quả.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị 26 ca nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 92
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 26 CA NANG ỐNG MẬT CHỦ
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
Tạ Văn Tùng*, Lê Tất Hải*, Dương Văn Hùng*, Đoàn Nam Hưng*, Nguyễn Thành Thắng*,
Nguyễn Đình Vương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Báo cáo kết quả điều trị 26 ca nang ống mật chủ bằng phẫu thuật nội soi.
Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 26 bệnh nhân nang ống mật chủ. Có 07 nam và 19 nữ, tuổi từ 2 tháng
đến 12 tuổi. Chẩn đoán được khẳng định bằng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. 26 bệnh nhân được phẫu thuật
bằng nội soi cắt nang nối ống gan chung với tá tràng từ 10/2010 – 30/04/2013.
Kết quả: Sau mổ 26 bệnh nhân: Tử vong 0, rò mật 0, nhiễm khuẩn đường mật 0, nhiễm khuẩn vết mổ 0, áp
xe tồn dư và dính ruột 0, bệnh nhân phải mổ lại 0, Tai biến chảy máu phải phối hợp mổ mở 01. 26 bệnh nhân
xuất viện an toàn.
Kết luận: Việc điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ, nối ống gan chung với tá tràng là an
toàn và có hiệu quả.
Từ khóa: Nang ống mật chủ.
ABSTRACT
TO EVALUATE RESULTS OF TREATMENT OF 26 CASES CHOLEDOCHAL CYST IN THANH
HOA PEDIATRIC HOSPITAL
Ta Van Tung, Le Tat Hai, Duong Van Hung, Doan Nam Hung, Nguyen Thanh Thang,
Nguyen Đinh Vuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 91 ‐ 95
Objective: To report out results of treatment of 26 cases choledochal cyst (CC) by laparoscopic surgery.
Methods: 26 patients including 07 males and 19 females, aged from 2 months old to 12 years old. Diagnosis
is confirmed by clinical and diagnostic imaging. 26 patients underwent laparoscopic surgery from 10/2010 ‐
30/04/2013.
Results: After surgery 26 patients: Mortality 0, leaking bile 0, no bile duct infection, no wound infection, no
abscess and no intestinal adhesion, Bleeding 01 must be converted to open procedure. 26 patients stay at home
with good.
Conclusion: Treatment with laparoscopic surgery for choledochal cyst (CC) excision and
hepaticoduodenostomy is safe and effective.
Key words: Choledochal cyst.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nang ống mật chủ (NOMC) là hiện tượng
giãn bẩm sinh ống mật chủ thành nang hình cầu
hoặc hình thoi mà không tắc ở phần cuối ông
mật chủ(5), là một dị tật đường mật thường thấy
ở trẻ em(3,10,5). Điều trị cắt nang với sự tạo hình lại
đường mật tránh sự trào ngược dịch tụy vào
mật bằng phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi
(PTNS) là những kỹ thuật tiêu chuẩn được lựa
chọn hiện nay. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp và
chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi NOMC
của Nguyễn Thanh Liêm, từ tháng 10/2010 đến
* Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Tác giả liên lạc: BS Tạ Văn Tùng ĐT: 0373953979 Email: tavantung1956@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 93
30/04/2013 bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã tiến
hành PTNS NOMC theo phương pháp cắt
NOMC rồi nối ống gan chung với tá tràng.
Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo kết quả điều trị 26 ca nang ống mật
chủ bằng phẫu thuật nội soi.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 26 bệnh nhân nhi: Tuổi từ 2 tháng ‐ 12
tuổi, cả nam và nữ, được chẩn đoán là NOMC
khi trên siêu âm OMC giãn trên 7 mm.
Được mổ cắt NOMC nối ống gan chung với
tá tràng bằng mổ nội soi từ tháng 10/2010 đến
30/04/2013 tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá.
Đối tượng không nằm trong diện nghiên
cứu gồm: Dãn đường mật thứ phát do u, do sỏi,
do teo đường mật ngoài gan, do u đầu tụy, u
bóng Vater NOMC được mổ mở nối nang ‐ ruột.
Phương pháp nghiên cứu
Là phương pháp mô tả tiến cứu 26 bệnh
nhân được mổ cùng một kíp phẫu thuật. Các
bệnh án được làm theo một mẫu thống nhất.
Các thông tin nghiên cứu gồm: Giới, tuổi, dấu
hiệu lâm sàng, Kết quả siêu âm và CT scanner
gan mật trước và sau mổ, Ghi nhận quan sát
trong mổ và kỹ thuật mổ. Đánh giá tình trạng
toàn thân, tại chỗ các biến chứng trong và sau
mổ.
Chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị
Tốt: Bệnh nhân diễn biến sau mổ tốt không
có biến chứng sau mổ
Khá: Bệnh nhân có nhiễm khuẩn vết mổ, dò
dịch mật điều trị nội khoa có kết quả tốt, bệnh
nhân xuất viện
Xấu: Chảy máu, nhiễm khuẩn toác vết mổ,
rò miệng nối, áp xe trong ổ bụng phải mổ lại
hoặc tử vong trong và sau mổ. Các kết quả này
được so sánh với các kết quả của các tác giả
khác.
Kỹ thuật mổ
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa có độn lưng,
được gây mê NKQ. Phẫu thuật viên đứng ở giữa
2 chân bệnh nhân.
Bơm khí CO2 theo phương pháp bơm hơi
mở của Hasson, duy trì áp lực khí ổ bụng từ 8 –
12 mmHg tùy theo lứa tuổi .
Vị trí và số lượng troca: Đặt 04 trocart: 1
trocart 10 mm qua rốn cho đèn soi, 2 troca ở HSP
và HST ngay phía trên rốn trên đường giữa đòn
cho dụng cụ phẫu thuật, 1 trocar ngay phía dưới
mũi ức cho dụng cụ đỡ gan.
Kỹ thuật mổ nội soi: Sau khi soi đánh giá
thương tổn và tình trạng ổ bụng thì phẫu tích
bóc tách túi mật, bóc NOMC khỏi tĩnh mạch
cửa và động mạch gan. Cắt bỏ phần nang phía
trên: Nơi ranh giới hợp lại với nhau của ống
túi mật và ống gan chung, phẫu tích nang và
phần dưới nang đến ngay sát lỗ của ống mật
tuỵ chung cặp clip hoặc khâu buộc phần tận
cùng của nang ống mật chủ cắt nang phần trên
clip hoặc nốt buộc. Giải phóng tá tràng đoạn
D1 – D2, mở tá tràng theo chiều dọc ở đoạn
giữa D2 và D1. Nối ống gan chung vào chỗ mở
tá tràng 1 lớp mũi rời hoặc khâu vắt nếu
đường kính ống gan chung > 1 cm.
KẾT QUẢ
Giới, tuổi
Trong 26 bệnh nhân NOMC được PTNS có
07 nam chiếm tỉ lệ 27%, 19 nữ chiếm tỉ lệ 73%.
Tuổi mổ thấp nhất 2 tháng, cao nhất 12 tuổi, lứa
tuổi dưới 5 tuổi gặp 17 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
65,4%, trên 5 tuổi 09 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
34,6%. Đường kính nang (trên siêu âm và CT
scanner): Nhỏ nhất 28 mm, lớn nhất 145 mm, sỏi
trong nang gặp 3/26 chiếm 11,5% bệnh nhân.
Biểu hiện lâm sàng
Đau bụng dưới sườn phải 24 bệnh nhân
chiếm 92,3%, sốt 10 bệnh nhân chiếm 38,5%,
vàng da 11 bệnh nhân chiếm 42,3%, tam chứng
cổ điển 3 bệnh nhân chiếm 11,5%, u dưới sườn
phải 3 bệnh nhân 11,5%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 94
Hình ảnh đường mật trên siêu âm và CT
scanner
Nang OMC đơn thuần loại I (11) 20 ca chiếm
76,9%, NOMC phối hợp giãn đường mật trong
gan loại IV(11) 6 ca chiếm 23,1%. Đường kính
nang (trên siêu âm và CT scanner): Nhỏ nhất 28
mm, lớn nhất 145 mm, sỏi trong nang gặp 3/26
chiếm 11,5% bệnh nhân.
Phương pháp mổ và thời gian mổ
26 bệnh nhân đều được mổ nội soi cắt toàn
bộ nang nối ống gan chung với tá tràng (nối
OGC‐TT), trong đó 25 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
96,2% tiến hành thuận lợi, 01 bệnh nhân phải
phối hợp mổ mở chiếm tỉ lệ 3,8%. Thời gian
mổ nội soi dài nhất 360 phút, ngắn nhất 100
phút, trung bình 188,5 phút.
Kết quả sau mổ
Kết quả sớm sau mổ nội soi
Bảng 1. Kết quả sớm sau mổ nội soi.
B/C sau
mổ
Rò miệng
nối
Chảy
máu
Ap xe tồn
dư
Mổ lại Tử vong
N=26 0 01 0 0 0
Tỉ lệ% 0 3,8% 0 0 0
Nhận xét : Kết quả sau mổ nội soi theo dõi
sau mổ 3 tháng đến 2 năm bằng khám lâm sàng,
siêu âm, xét nghiệm sinh hóa máu ở 17 bệnh
nhân tuổi từ 4‐15 tuổi.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra sau mổ.
N= 17 %
Đau bụng, sốt, vàng da 0 0
Siêu âm : Đường mật trong
và ngoài gan bình thường,
không có dị vật
17 100
Bilirubin, ALAT, ASAT bình
thường 17 100
Nhận xét : Kết quả sau mổ tử vong 0, rò
miệng nối 0, viêm tụy cấp, viêm phúc mạc do
thủng ruột và áp xe tồn dư 0, nhiễm khuẩn toác
vết mổ 0, phải mổ lại 0, chảy máu trong mổ phối
hợp mổ mở 01 (3,85%). Thời gian điều trị sau mổ
trung bình 8 ngày. 26 bệnh nhân đều xuất viện
an toàn.
BÀN LUẬN
NOMC là bệnh lý bẩm sinh gặp nhiều ở trẻ
em các nước Châu Á(3,13,4). Thống kê của chúng
tôi 65,4% trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, tỉ lệ nữ/nam
là 2,7/1, kết quả của Nguyễn Đình Chiến(3) là 3,8
nữ /1 nam, Nguyễn Thanh Liêm(7) 1 nữ/3,4 nam.
Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là đau bụng
dưới sườn phải 93,3%, của Nguyễn Thanh
Liêm(6) là 96,4%, của Trần Bình Giang(12) 100%.
Các dấu hiệu khác theo kết quả của chúng tôi:
Vàng da 60%, sốt 56,6%, U dưới sườn phải
16,6%, tam chứng cổ điển 20% điều này cũng
phù hợp với các nghiên cứu của tác giả khác.
Chẩn đoán hình ảnh 100% các ca đều được
siêu âm và 90% các ca được chụp CT scanner
gan mật, kết quả đều cho thấy loại nang kích
thước nang tương tự tổn thương thấy trong
mổ. Như vậy chẩn đoán hình ảnh là phương
tiện chủ yếu xác định NOMC. Nhận xét của
chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Trần
Bình Giang(12).
Điều trị
Có 26 bệnh nhân NOMC được mổ bằng nội
soi bụng cắt nang rồi nối ống gan chung với tá
tràng, các nang đều thuộc loại I và loại IV theo
phân loại của Todani (11). Việc cắt NOMC nối ống
gan chung với tá tràng để dẫn lưu mật vào tá
tràng diễn ra thuận lợi. Đối với OGC < 1 cm
chúng tôi thực hiện khâu mũi rời, khi OGC > 1
cm thì khâu vắt cả mặt trước và sau bằng chỉ
PDS hoặc vicryl 5.0. Trong phẫu thuật phẫu tích
nang là một thì khó chúng tôi trung thành kỹ
thuật tỉ mỉ, nhẹ nhàng, kiên trì đi sát vào thành
nang(6), tách nang khỏi động mạch gan bên phải
và tĩnh mạch cửa phía sau. Những trường hợp
dính nhiều ở phía sau, sau khi bóc mặt trước –
mặt trái nang chúng tôi mở nang phía trước và 2
bên để nhìn rõ mặt sau để tiếp tục phẫu tích(6,4,8).
Chúng tôi bị 01 ca tổn thương nhẹ tĩnh mạch
cửa do khi bóc tách nang lớn 145 mm, mặc dù
đã phẫu tích cắt mặt trước nang và 2 bên nhưng
do nang dính và mủn, nhiều mạch tân tạo nên
khi đốt cầm máu móc điện chạm vào thành tĩnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 95
mạch cửa gây chảy máu được xử trí cầm máu
nội soi không kết quả và chuyển mổ mở khâu
cầm máu ngay, bệnh nhân xuất viện an toàn
ngày thứ 8 sau mổ. 25 ca còn lại được cắt nang,
nối ống gan chung với tá tràng hoàn toàn bằng
nội soi trong ổ bụng thuận lợi. Tỉ lệ chuyển mổ
mở của Nguyễn Thanh Liêm là 1,3%, của Hong
là 12,9%(2).
Kết quả điều trị sau mổ
Bảng 3. Kết quả sau mổ của bệnh viện nhi Thanh Hóa và của các tác giả
BV Nhi Thanh Hoá (HD) Các tác giả
N= 26 % Nguyễn thanh Liêm(7) 2010 (HD)
Phạm duy Hiền(4)
2011 (HD) Hong
(10) 2008 (HJ)
Rò miệng nối 0 0 4/155 (2,6%) 2/117 (1,7%) 1/31 (3,2%)
Chảy máu-kết hợp mổ mở 01 3,85 2/155 (1,3%) 2/117 (2,6%) 4/31 (12,9%)
VPM sau mổ, áp xe tồn dư 0 0 3/155 (1,9%) 2/117 (2,6%) 3/117 (2,56%)
Rò tụy, viêm tụy 0 0 0 1/117 (1,7%) 1/31 (3,2%)
Mổ lại 0 0 0 0 0
Tử vong 0 0 0 0 0
Nhiễm trùng đường mật 0 0 4/155 (2,6%) 3/117 (3,0%) 0
Viêm dạ dày do trào ngược 0 0 11/155 (7,1%) 5/117 (5,1%) 0
Hẹp miệng nối 0 0 3/155 (1,9%) 1/117 (0,9%) 0
Nhận xét : Kết quả sau mổ 26 bệnh nhân của
chúng tôi (bảng 1,3): Rò miệng nối 00, viêm
phúc mạc sau mổ ‐ áp xe tồn dư và tắc‐dính ruột
00, nhiễm khuẩn đường mật 00, nhiễm khuẩn
vết mổ 00, Viêm dạ dày do trào ngược 00, Hẹp
miệng nối 00, bệnh nhân phải mổ lại 00, bệnh
nhân tử vong 00, bệnh nhân mổ nội soi phối hợp
mổ mở 01 do chạm móc điện vào tĩnh mạch cửa
khi phẫu tích nang. Những tai biến trên đều có
nêu trong báo cáo của Nguyễn Thanh Liêm(7) Rò
miệng nối 2,6%, viêm phúc mạc sau mổ ‐ áp xe
tồn dư 1,9%, nhiễm khuẩn đường mật 2,6%,
Viêm dạ dày do trào ngược 7,1%, Hẹp miệng nối
1,9%, bệnh nhân phải mổ lại 1,7%, bệnh nhân tử
vong 00, của Phạm Duy Hiền(9) lần lượt là: 1,7% ‐
2,6% ‐ 3% ‐ 5,1% ‐ 0,9% ‐ 0% ‐ Phối hợp mổ mở
2,6% ‐ rò tụy 1,7%. Kết quả sau mổ nội soi cắt
nang nối ống gan chung‐ hỗng tràng của
Hong(2): Rò miệng nối 3,2%, viêm phúc mạc sau
mổ ‐ áp xe tồn dư 2,56%, nhiễm khuẩn đường
mật 0%, Viêm dạ dày do trào ngược 0%, Hẹp
miệng nối 0%, bệnh nhân phải mổ lại 0%, bệnh
nhân tử vong 00, Phối hợp mổ mở 12,9%, rò tụy
3,2%.
Thời gian trung tiện lại sau mổ là 36‐48 tiếng
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả. Thời
gian bệnh nhân nằm viện trung bình sau mổ của
chúng tôi là 8 ngày, của Nguyễn Thanh Liêm (6)
là 7,43 ngày, của Hong(2) là 8,6 ngày.
17 bệnh nhân (bảng 2) được kiểm tra lại sau
mổ thời gian từ 6 tháng ‐ 2 năm bằng lâm sàng,
siêu âm gan mật, xét nghiệm huyết học và sinh
hóa thấy: Hiện tượng dính ruột 00, tắc mật 00,
tạo sỏi đường mật 00, hẹp miệng nối 00. Siêu âm
đường mật trong ngoài gan bình thường, các chỉ
số xét nghiệm bình thường. Chúng tôi chưa soi
dạ dày cho các bệnh nhân này để xác định có
viêm loét dạ dày tá tràng hay không vì các bệnh
nhân này không có dấu hiệu của hội chứng dạ
dày tá tràng trên lâm sàng sau mổ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên nhận thấy những biểu
hiện lâm sàng và cận lâm sàng là cơ sở cho chẩn
đoán, trong đó siêu âm và CT scanner đóng vai
trò chủ yếu xác định bệnh. Việc điều trị cắt nang
OMC nối ống gan chung với tá tràng bằng mổ
nội soi là thuận lợi, an toàn và có hiệu quả điều
này phù hợp với y văn(1). Điều trị cắt nang OMC
nối ống gan chung với tá tràng bằng mổ nội soi
có thể áp dụng tốt tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Farello GA, Cerofolini A, Rebonato M (1995). Congenital
choledochal cyst: video‐guided laparoscopic treatment. Surg
Laparosc Endosc, 5(5): pp 354‐358.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 96
2. Hong L, Wu Y, Yan Z (2008). Laparoscopic surgery for
choledochal cyst in children: a case review of 31 patients. Eur
J Pediatr Surg,18(2): pp 67‐71.
3. Lê Đình Chiến, Nguyễn Thanh Liêm (2000). Đánh giá kết quả
điều trị UNOMC ở trẻ em bằng phương pháp cắt nang và nối
mật ruột kiểu Roux –en‐Y. Kỷ yếu công trình NCKH Hội Nhi
khoa toàn quốc lần thứ 17, NXB Y Học, Hà nội, tr 542 – 547.
4. Miyano T, Yamatak A (2003). Congenital biliary dilatation
(choledochal cyst), Newborn surgery (second edition ),
Arnold Group London, pp 589 – 601.
5. Nguyễn Thanh Liêm (2000 ). Giãn đường mật bẩm sinh. Phẫu
thuật tiêu hoá trẻ em. NXB Y Học, Hà nội, tr 330 – 337.
6. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng, Trần Ngọc Sơn (2008).
Điều trị NOMC bằng phẫu thuật nội soi cắt nang và nối ống
gan chung với tá tràng, Ngoại khoa, tập 58(1), tr 1 – 5.
7. Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, Lê Anh Dũng, Trần
Ngọc Sơn (2010). Điều trị NOMC bằng phẫu thuật nội soi cắt
nang, nối ống gan chung với tá tràng. Tạp chí Y học thực
hành, tập 705(2), tr 19 – 22.
8. Ơ Neill JA (2006 ). Choledochal cyst. Pediatric surgery(sixth
edition, volum two). Printed in USA, pp 1620 – 1634.
9. Phạm Duy Hiền (2011). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội
soi ổ bụng điều trị bệnh nang ống mật chủ. Luận án tiến sỹ Y
Học. Học Viện Quân Y Hà Nội.
10. Phan Thị Hiền, Nguyễn Gia Khánh, Nguyễn Thanh Liêm
(2000). Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và siêu âm chẩn
đoán giãn ống mật chủ ở trẻ em. Tạp chí Y học thực hành số
391, tr 218‐221.
11. Todani T, Watanabe Y, Toki A (2003). Classification of
congenital biliary cystic disease: special refrence to type Ic
and IVa cyst with primary ductal stricture, Hepatobiliary
pancreat surg 10 (5), pp 340‐344.
12. Trần Bình Giang (2006 ). Điều trị cắt bỏ nang OMC qua soi ổ
bụng tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học thực hành, tập
542(5), tr 221 – 227.
13. Trương Nguyễn Uy Linh, Nguyễn Kinh Bang, Đào Trung
Hiếu (2008). Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt nang triệt để và
nối cao mật ruột trong điều trị NOMC ở trẻ em. Chuyên đề
Ngoại Nhi, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 12, tr 411‐419.
Ngày nhận bài
30/06/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 21/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013