Mục tiêu: đánh giá khả năng đáp ứng in vitro của các chủng C. neoformans phân lập từ bệnh nhân viêm
não-màng não đối với amphotericin B (AMB), fluconazol (FLU) và flucytosine (5-FU) bằng phương pháp khuếch
tán trên thạch.
Phương pháp: thử nghiệm in vitro được tiến hành trên 107 loài C. neoformans được phân lập từ bệnh
nhân và lưu trữ tại bộ môn Ký Sinh-Vi Nấm Học, trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Phục hồi các loài
C. neoformans trên môi trường SDA hoặc trên chuột bạch đã gây suy giảm miễn dịch và định danh kiểm tra
bằng môi trường Staib-Ajello. Xác định bước sóng và ngưỡng OD tương đương 106 CFU/ml để định lượng dịch
treo nấm bằng quang phổ kế. Môi trường Muller Hinton có bổ sung glucose và methylen blue được sử dụng
trong đánh giá đáp ứng thuốc. Đường kính vòng sạch nấm được đo sau 2 ngày. Phân tích số liệu bằng phần
mềm Stata 10.0.
Kết quả: bước sóng thích hợp để định lượng nồng độ nấm C. neoformans là 640nm; OD tương đương 106
CFU/ml là 0,06. Trong 107 mẫu được khảo sát, 8,4% thuộc var. gattii, 91,6% thuộc var. neoformans. Tỉ lệ C.
neoformans nhạy với amphotericin B, fluconazol, flucytosine lần lượt là 76,6% , 71% , 0,9%; nhạy kém là
23,4%, 16,8% và 0%. Không ghi nhận trường hợp kháng amphotericin B, trong khi đó, 12,2% C. neoformans
kháng fluconazol và 99% C. neoformans kháng flucytosine. Các chủng kháng tập trung ở nhóm var. neoformans.
Chưa phát hiện mối liên quan giữa khả năng đáp ứng thuốc in vitro với chủng (variety) cũng như việc sử dụng
fluconazol dự phòng.
Kết luận và đề xuất: bước sóng 640nm (máy spectro SC) là bước sóng thích hợp để định lượng nồng độ
dịch treo nấm C. neoformans. Mức độ nhạy của C. neoformans đối với amphotericin B và fluconazol có khuynh
hướng giảm. Cần tiến hành khảo sát MIC của các hoạt chất kháng nấm trên các chủng phân lập từ môi trường
và bệnh nhân nhằm đưa ra kết luận chính xác và cụ thể hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng đáp ứng in vitro của Cryptococcus neoformans đối với các thuốc kháng nấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 70
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG IN VITRO CỦA CRYPTOCOCCUS
NEOFORMANS ĐỐI VỚI CÁC THUỐC KHÁNG NẤM
Nhữ Thị Hoa, Phạm Quốc Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá khả năng đáp ứng in vitro của các chủng C. neoformans phân lập từ bệnh nhân viêm
não-màng não đối với amphotericin B (AMB), fluconazol (FLU) và flucytosine (5-FU) bằng phương pháp khuếch
tán trên thạch.
Phương pháp: thử nghiệm in vitro được tiến hành trên 107 loài C. neoformans được phân lập từ bệnh
nhân và lưu trữ tại bộ môn Ký Sinh-Vi Nấm Học, trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Phục hồi các loài
C. neoformans trên môi trường SDA hoặc trên chuột bạch đã gây suy giảm miễn dịch và định danh kiểm tra
bằng môi trường Staib-Ajello. Xác định bước sóng và ngưỡng OD tương đương 106 CFU/ml để định lượng dịch
treo nấm bằng quang phổ kế. Môi trường Muller Hinton có bổ sung glucose và methylen blue được sử dụng
trong đánh giá đáp ứng thuốc. Đường kính vòng sạch nấm được đo sau 2 ngày. Phân tích số liệu bằng phần
mềm Stata 10.0.
Kết quả: bước sóng thích hợp để định lượng nồng độ nấm C. neoformans là 640nm; OD tương đương 106
CFU/ml là 0,06. Trong 107 mẫu được khảo sát, 8,4% thuộc var. gattii, 91,6% thuộc var. neoformans. Tỉ lệ C.
neoformans nhạy với amphotericin B, fluconazol, flucytosine lần lượt là 76,6% , 71% , 0,9%; nhạy kém là
23,4%, 16,8% và 0%. Không ghi nhận trường hợp kháng amphotericin B, trong khi đó, 12,2% C. neoformans
kháng fluconazol và 99% C. neoformans kháng flucytosine. Các chủng kháng tập trung ở nhóm var. neoformans.
Chưa phát hiện mối liên quan giữa khả năng đáp ứng thuốc in vitro với chủng (variety) cũng như việc sử dụng
fluconazol dự phòng.
Kết luận và đề xuất: bước sóng 640nm (máy spectro SC) là bước sóng thích hợp để định lượng nồng độ
dịch treo nấm C. neoformans. Mức độ nhạy của C. neoformans đối với amphotericin B và fluconazol có khuynh
hướng giảm. Cần tiến hành khảo sát MIC của các hoạt chất kháng nấm trên các chủng phân lập từ môi trường
và bệnh nhân nhằm đưa ra kết luận chính xác và cụ thể hơn.
Từ khóa: C. neoformans, bước sóng 640nm, amphotericin B, fluconazol, flucytosine, tỉ lệ kháng, tỉ lệ nhạy.
ABSTRACT
IN VITRO SUSCEPTIBILITY OF CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS TO ANTIFUNGALS
Nhu Thi Hoa, Pham Quoc Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 70 - 75
Objectives: to assess in vitro susceptibility of C. neoformans isolated from meningo-encephalitic patients to
amphotericin B, fluconazol, flucytosine by disk diffusion method.
Method: in vitro susceptibility to amphotericin B, fluconazol, flucytosine of 107 C. neoformans isolates,
preserved in 10% glycerine solution at Pham Ngoc Thach University of Medicine, was assessed by disk diffusion
method. The strains were recovered by inoculating into SDA (Sabouraud dextrose agar) or intra-peritoneal
injection to immunosuppressed mice and identified via Staib-Ajello culture. Optimal wavelength and OD
Bộ môn Ký Sinh-Vi Nấm Hoc, trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: Ths. Nhữ Thị Hoa ĐT: 0903379566 Email: drnhuhoa@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 71
equivalent to 106 CFU/ml were determined for quantification of yeast cells suspension by spectrophotometry.
Muller-Hinton media supplemented with glucose and methylen blue was used for assessing susceptibility of the
yeast to antifungi. Diameter of antifungal zone was recorded after 48 hours. Data were analyzed with Stata10.0
Results: the optimal wavelength to defining the density of cryptococcal suspension is 640 nm, and OD being
equivalent to 106 CFU/ml is 0.06. Among 107 isolates evaluated, there were 8.4% var. gattii, and 91.6% var.
neoformans. In vitro susceptibility of C. neoformans to amphotericin B, fluconazol, and flucytosine are
respectively: susceptible: 76.6%, 71% and 0.9%; intermediate: 23.4%, 16.8% and 0%. No resistant strains to
amphotericin B were observed, but 99.07% and 12.15% of isolates were readily resistant to flucytosine and
fluconazol respectively. Most of strains resisting to fluconazol and flucytosine belong to var. neoformans. No
correlation between in vitro susceptibility and fungal variety, together with the prophylactic use of fluconazol
were found.
Conclusions and recommendations: wavelength of 640nm (Spectro SC apparatus) is optimal for
determining density of cryptococcal suspension. In vitro susceptibility to fluconazol, amphotericine B tends to
decline. It is really necessary to conduct research on amphotericin B, fluconazol and flucytosine MICs of isolates
from environment and patients.
Key words: C. neoformans, spectrophotometry, amphotericin B, fluconazol, flucytosine, resistance,
susceptibilty.
ĐẶT VẤN ĐỀ
C. neoformans là một trong những tác nhân
gây nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt trên cơ địa
HIV/AIDS, do đó, kháng nấm dự phòng đã
được khuyến cáo áp dụng trên các đối tượng
nguy cơ cao. Ngoài ra trong điều trị, sau đợt tấn
công, phác đồ kéo dài cũng được đòi hỏi để
ngăn ngừa tái phát(2). Các phương pháp xử trí
này có thể dẫn đến nguy cơ thay đổi ngưỡng
đáp ứng của C. neoformans đối với thuốc kháng
nấm(13, 15).
Thật vậy, trước thập niên 90, ngưỡng MIC
của fluconazol luôn ổn định(3). Sau đại dịch
HIV/AIDS, nhiều tác giả ghi nhận tình trạng
giảm tác dụng của fluconazol trên C.
neoformans(7, 8, 13). Borann phát hiện ngưỡng MIC
của fluconazol tăng dần từ năm 2000 đến năm
2002, và số trường hợp kháng fluconazol cũng
tăng 5,6 lần: 2,5% trong năm đầu so với 14% vào
năm thứ 2 (p<0,005)(13). Tương tự, nhiều trường
hợp kháng amphotericin B cũng được khẳng
định qua đánh giá in vitro: MIC của
Amphotericin B từ 0,2µg/ml vào năm 1958 tăng
lên 0,5 – 1µg/ml trong những năm gần đây(5, 18).
Đặc biệt hiện tượng kháng chéo giữa
amphotericin B và fluconazol đã được phát hiện
trong một số C. neoformans gây bệnh trên
người(6).
Tại Việt Nam, trong khảo sát về viêm não-
màng não do C. neoformans năm 2004, N.Q.
Trung ghi nhận 12/15 trường hợp nhập viện lần
2 khi đang điều trị duy trì với fluconazol(12).
N.L.H. Anh và L.G. Hiếu cũng trình bày 3
trường hợp tương tự vào năm 2009(11). Tuy
nhiên, việc sử dụng các thuốc kháng retrovirus
ở Việt Nam chưa bao phủ đều khắp các đối
tượng HIV/AIDS. Như vậy, hiện tượng giảm
đáp ứng của C. neoformans đối với các hoạt chất
kháng nấm là thật sự hay chỉ là hậu quả của tình
trạng suy giảm miễn dịch không được cải thiện
của bệnh nhân? Trên cơ sở đó, khảo sát tác dụng
in vitro của thuốc kháng nấm trên C. neoformans
đã được tiến hành.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khuếch tán trên thạch được sử
dụng để khảo sát khả năng đáp ứng với
amphotericin B, fluconazol, flucytosine của 107
loài C. neoformans được phân lập từ bệnh nhân
viêm não-màng não và lưu trữ tại bộ môn Ký
Sinh Trùng – Vi Nấm Học, Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch. Phục hồi các loài bằng canh
cấy SDA (sabouraud dextrose agar) hoặc cấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 72
trên chuột suy giảm miễn dịch. Định lượng
nồng độ dịch treo nấm bằng quang phổ kế ở
bước sóng 640nm. Bước sóng này được xác định
thông qua việc khảo sát mức độ hấp thụ sóng
cao nhất của C. neoformans (chủng quốc tế ATCC
76108, ATCC 28957) trong dãy sóng từ 600nm
đến 700nm. Dịch treo nấm, sau khi đo quang,
được hiệu chỉnh về 106 CFU/ml dựa vào công
thức C1.V1=C2.V2. Cấy 0,5ml dịch treo nấm 106
CFU/ml vào môi trường Muller Hinton có bổ
sung glucose và methylen blue. Đặt đĩa kháng
nấm (Neostabs) vào canh cấy và ủ ở nhiệt độ
phòng. Đường kính vòng kháng nấm được đo
sau 2 – 3 ngày và phân loại mức độ nhạy cảm
theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất Neostabs.
Phân tích số liệu bằng Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc tính ( n=107) Tần Số Tỷ lệ %
Thời điểm lấy mẫu
Trước năm 2000
Sau năm 2008
16
91
14,9
85,1
Suy giảm miễn dịch
Có
HIV/AIDS (+)
HIV/AIDS (–)
Không
103
99
4
4
96,3
96,1
3,9
3,7
Uống fluconazol dự phòng
Có
Không
5
94
5,1
94,9
Chủng var. gattii
var. neoformans
9
98
8,4
91,6
Đa số chủng thuộc var. neoformans, được
phân lập sau năm 2008 từ cơ địa suy giảm miễn
dịch, trong đó HIV/AIDS chiếm ưu thế, nhưng
chỉ 5,1% có dự phòng nhiễm nấm cơ hội bằng
fluconazol.
Biểu đồ 1: Giá trị OD của các chủng C. neoformans quốc tế và bệnh nhân theo dãy bước sóng từ 600 – 700 nm.
Theo biểu đồ 1, với bước sóng 640 nm, khả
năng hấp thu sóng của C. neoformans cao nhất ở
cả 2 chủng quốc tế và bệnh nhân.
Bảng 2: giá trị OD tương ứng với nồng độ dịch treo
các chủng nấm C. neoformans quốc tế.
Nồng độ nấm OD MOD
var. neoformans (ATCC
28957)
Mẫu 1
Mẫu 2
1 x 10
6
1,3 x 106
0,059
0,065
0,06
2
var. gattii (ATCC 76108)
Mẫu 1
Mẫu 2
0,9 x 10
6
1 x 106 `
0,058
0,062
0,06
Ngưỡng OD trung bình tương ứng với 106
CFU/ml dịch treo tế bào C. neoformans là 0,06
Bảng 3: Tỉ lệ nhạy cảm của C. neoformans đối với các
thuốc kháng nấm:
Nhạy (n,%) Nhạy kém
(n,%)
Kháng
(n,%)
AMB 82(76,6) 25 (23,4) 0
FLU 76(71,0) 18 (16,8) 13 (12,2)
5-FU 1(0,9) 0 106(99,0)
Tất cả các chủng đều nhạy với amphotericin
B trong đó 23,4% nhạy kém. Ngược lại, hầu hết
C. neoformans kháng với flucytosine và 12,2%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 73
kháng với fluconazol.
Bảng 4: phân bố khả năng đáp ứng với thuốc kháng
nấm theo chủng:
Chủng Đáp ứng ( n, %) χ
2
(Fisher) Không
*
Có
*
AMB
*
gattii 2 (22,2) 7 (77,8) p
= 1
neoformans 23 (23,5) 75 (76,5)
FLU* gattii 0 9 (100) p>0,05
neoformans 31 (31,6) 67(68,4)
*Không: nhạy kém và kháng; Có: nhạy.
Sự đáp ứng in vitro với các thuốc kháng nấm
tương tự ở cả 2 chủng.
Bảng 5: khả năng đáp ứng với AMB phân bố theo
thời gian và việc dùng FLU dự phòng
Đáp ứng* (n, %) 2
(Fisher) Không Có
Thời gian
(năm 2000)
Trước 5 (31,3) 11 (68,8) p
> 0,5
Sau 20 (22,0) 71 (78,0)
Dùng FLU
dự phòng
Không 23 (22,6) 79 (77,5) p
> 0,3
Có 2 (40,0) 3 (60,0)
* Không: nhạy kém và kháng; Có: nhạy.
Chưa ghi nhận sự khác biệt về việc dùng
FLU dự phòng và các chủng trước hoặc sau 2008
trong đáp ứng in vitro đối với AMB của C.
neoformans.
Bảng 6: khả năng đáp ứng với FLU phân bố theo thời
điểm thu thập chủng và việc dùng FLU dự phòng:
Đáp ứng
*
( n, %) χ
2
(Fisher)
Không Có
Thời gian (năm
2008)
Trước 2 (12,5) 14 (87,5) p
> 0,1
Sau 29 (31,9) 62 (68,1)
Dùng FLU dự
phòng
Không 28 (27,5) 74 (72,6) p >0,1
Có 3 (60,0) 2 (40,0)
*Không: nhạy kém và kháng; Có: nhạy.
Việc đáp ứng in vitro đối với fluconazol
không phụ thuộc thời điểm phân lập các chủng
nấm cũng như việc dùng fluconazol dự phòng.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tổng mẫu nghiên cứu bao gồm 107 loài
Cryptococcus neoformans phân lập từ bệnh nhân,
trong đó 96,1% từ cơ địa nhiễm HIV/AIDS, chủ
yếu sau năm 2008, nhưng chỉ 5,1% trường hợp
được điều trị dự phòng với fluconazol (Bảng 1),
chứng tỏ việc dự phòng nhiễm nấm cơ hội ở
bệnh nhân HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng
mức. Tình trạng này có thể bị tác động bởi các lý
do như : 1) những khó khăn về kinh tế không
cho phép bệnh nhân tuân thủ điều trị fluconazol
dự phòng; 2) sự tương tác giữa fluconazol với
các thuốc điều trị khác, như rifampicin; 3) nhiều
đối tượng nguy cơ cao chỉ được phát hiện
nhiễm HIV vào thời điểm chẩn đoán viêm não-
màng não do vi nấm; 4) việc dự phòng
fluconazol có thể dẫn đến kháng thuốc(9).
Về phân bố chủng (variety), 91,6% C.
neoformans thuộc var. neoformans (Bảng 1), phù
hợp với đặc điểm sinh học của Cryptococcus
neoformans: var. neoformans tấn công chủ yếu trên
người suy giảm miễn dịch(9). Swinne so sánh
trước và sau 1986, cho thấy tỉ lệ nhiễm C.
neoformans var. neoformans gia tăng cùng với đại
dịch HIV(13). Ngoài ra, sự phân bố các C.
neoformans phân lập từ bệnh nhân ở các nước
Đông Nam Á nói chung cũng nghiêng về var.
neoformans(10, 13), do vậy, Việt Nam, một nước
trong khu vực, ít nhiều sẽ mang dáng dấp của
mô hình này.
Hầu hết các chủng phân tích đều được lưu
trữ từ năm 2008 (Bảng 1), các chủng trước 2008
chỉ bằng 1/6, vì vậy bản chất của sự thay đổi
mức đáp ứng với thuốc kháng nấm theo thời
gian, nếu tồn tại, có thể chưa được bộc lộ rõ
trong khảo sát này.
Xác định bước sóng và OD thích hợp trong
việc định lượng nồng độ nấm thông qua
phương pháp quang phổ kế
Mật độ nấm là một trong những yếu tố có
thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng in vitro
của vi nấm đối với thuốc kháng nấm, do vậy
cần đảm bảo chính xác số lượng tế bào nấm
trong dịch treo thử nghiệm. Hiện nay có nhiều
phương pháp xác định nồng độ dịch treo, trong
đó định lượng bằng quang phổ kế ở bước sóng
thích hợp là phổ biến nhất. Tuy nhiên, bước
sóng tối ưu đối với C. neoformans chưa được đề
cập trong các danh mục chuẩn nên việc xác định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 74
bước sóng đã được tiến hành dựa trên mức độ
hấp thu sóng ở một nồng độ nhất định của C.
neoformans tại nhiều bước sóng khác nhau. Biểu
đồ 1 cho thấy bước sóng 640nm cho giá trị OD
cao nhất ở cả 2 chủng quốc tế: var. neoformans
ATCC 28957 và var. gattii ATCC 76108. Đây là
những chủng có bao nang dày rõ rệt. Ngược lại,
bao nang của C. neoformans từ các bệnh nhân
được phân lập trên canh cấy SDA thường trở
nên mỏng hơn, thậm chí không thể nhìn thấy. Vì
thế, C. neoformans phân lập từ bệnh nhân có bao
nang mỏng được dùng để kiểm chứng và cho
kết quả bước sóng tương tự. Qua đó chứng tỏ
khả năng hấp thụ sóng của các loại tế bào hạt
men Cryptococcus neoformans không bị ảnh
hưởng bởi bao nang. Do vậy, bước sóng 640nm
được sử dụng để định lượng nồng độ dịch treo
tế bào C. neoformans trong nghiên cứu này, khác
với bước sóng 625nm dùng cho vi nấm nói
chung được ghi nhận trên y văn(15). Sự khác biệt
này là tất yếu do khác biệt tùy loại máy quang
phổ, loại Cuvet, loại vi nấm được sử dụng
Sử dụng bước sóng 640nm để xác định OD ở
nồng độ 106 CFU/ml dịch treo tế bào nấm, bảng
2 cho thấy: OD = [0,058 – 0,065] tương ứng với
mật độ nấm dao động trong khoảng (0,9 – 1,3) x
106 CFU/ml. Bên cạnh đó, sự chênh lệch OD
trung bình giữa 2 var. hầu như không tồn tại,
0,062 và 0,060. Vì vậy để thuận tiện cho việc tính
toán, đo đạc, OD = 0,06 được chọn làm OD
chuẩn, tương đương với nồng độ 106 CFU/ml
dịch treo nấm cho cả var. neoformans và var.
gattii.
Đánh giá khả năng đáp ứng In vitro của C.
neoformans đối với các thuốc kháng nấm
Theo bảng 3, 76,6% C. neoformans nhạy với
Amphotericin B, thấp hơn nghiên cứu của
Espinel(4) (96,4%); tỉ lệ cao hơn kết quả của
Gomez(5) (23,4% so với 5,8%). Sự khác biệt này
không thể quy cho môi trường cấy khác nhau
hoặc lượng nấm tiêm vào vì ở mỗi điều kiện đều
được quy định ngưỡng đánh giá tương ứng.
Những sai sót trong đo đạc vòng kháng nấm có
thể xảy ra nhưng chỉ xuất hiện khi đường kính
vòng ức chế mập mờ tại ranh giới của 2 phân
lớp: nhạy– nhạy kém hoặc nhạy kém – kháng. Vì
vậy, bảng 3 gợi ý một sự thay đổi về khả năng
đáp ứng của C. neoformans đối với Amphotericin
B .Những thử nghiệm về MIC cần được thực
hiện trên các chủng phân lập trước, trong và tái
phát sau điều trị để khẳng định hiện tượng này.
Trong thử nghiệm đối với Fluconazol, tỉ lệ
nhạy, nhạy kém và kháng lần lượt là 71%, 20,5%
và 14%, khá tương đồng với nghiên cứu của
Borann(13). Tuy nhiên tỉ lệ nhạy kém lại thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu của Aller, 55% (1) và
Koletar, 20%(8). Nhiều khảo sát về MIC cũng ghi
nhận khuynh hướng tăng dần đối với
Fluconazol so với trước đại dịch AIDS. Tuy
nhiên mức độ đáp ứng thay đổi tùy thuộc vào
thời gian sử dụng Fluconazol nên kết quả thay
đổi theo từng báo cáo.
Xét tính đáp ứng của các chủng đối với hoạt
chất kháng nấm, bảng 4 chưa thể hiện sự khác
biệt, tương tự báo cáo của George(15). Tuy nhiên
Gomez(5), T.T.H.Chau(17) phát hiện var. gattii đáp
ứng với amphotericin B tốt hơn var. neoformans,
nhưng không khác biệt đối với fluconazole.
Theo Luciana, amphotericin B tác dụng như
nhau trên cả 2 var. nhưng var. gattii kém nhạy
với fluconazol hơn(18). Lý do có thể bắt nguồn từ
cỡ mẫu giữa 2 chủng: hoặc tập trung chủ yếu
vào var. neoformans trong số liệu của George,
Gomez, T.T.H. Châu và khảo sát hiện tại; hoặc
lệch về phía var. gattii trong đánh giá của
Luciana. Do đó, để khẳng định, cần có một
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và cân đối hơn
giữa hai chủng.
Xét về thời điểm thu thập mẫu, không tìm
thấy sự thay đổi về khả năng đáp ứng In vitro
của C. neoformans theo thời gian (bảng 5, bảng 6).
Nguyên nhân có thể do mầm bệnh không phát
tán vào môi trường và không lan truyền một
cách tự nhiên từ người sang người qua đường
không khí cũng như qua các chất tiết, chất thải,
do đó sự đột biến gây kháng thuốc của tế bào
nấm, cũng ít cơ hội được “di truyền”. Vì thế,
hiện tượng kháng thuốc hoặc kém nhạy của một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 75
chủng C. neoformans nhiều khả năng được hình
thành ngay trong thời gian tồn tại trên cơ thể
của chính bệnh nhân bị nhiễm.
Về việc sử dụng fluconazol dự phòng, mặc
dù hiện tượng kháng chéo thường xảy ra giữa
các hoạt chất trong cùng nhóm, nhưng từ năm
1995, Joseph-Horne đã phát hiện khả năng
kháng chéo giữa amphotericin B và fluconazole
trên một số chủng C. neoformans gây bệnh trên
người(6). Tuy nhiên, bảng 5 và 6 chưa ghi nhận
được mối liên hệ giữa việc dùng fluconazol dự
phòng và mức độ đáp ứng in vitro của C.
neoformans đối với amphotericin B, thậm chí cả
fluconazol. Có lẽ cỡ mẫu đã che dấu bản chất
của vấn đề: chỉ 5/107 trường hợp được ghi nhận
đã phòng ngừa nhiễm nấm cơ hội bằng
fluconazol. Do vậy, để nhận định chính xác hơn
về vấn đề này cần một nghiên cứu khác với cỡ
mẫu phù hợp hơn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Bước sóng 640 nm thích hợp cho việc định
lượng nồng độ dịch treo nấm C. neoformans trên
dòng máy spectro SC. C. neoformans kháng mạnh
với flucytosine và có khuynh hướng giảm đáp
ứng với fluconazol và amphotericin B. Chưa tìm
thấy sự khác biệt về đáp ứng in vitro giữa var.
neoformans và var. gattii đối với các thuốc kháng
nấm.
Khảo sát MIC của các chủng C. neoformans
phân lập từ bệnh nhân và môi trường thiên
nhiên nên được tiến hành với cỡ mẫu phù hợp
để đánh giá chính xác sự thay đổi khả năng đáp
ứng, nếu có, của C. neoformans đối với các hoạt
chất kháng nấm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aller AI, Lozano F (2000). Correlation of fluconazole MICs with
clinical outcome in cryptococcal Infection. Antimicrob agents
Chemother, 44(6):1544 - 8
2. CDC (2009). Guidelines for prevention and treatment of
opportunistic infections in HIV-infected adults and adolescents.
March 24, Vol.58: 48-50.
3. Davey KG, Johnson EM , Holmes AD (1998). In vitro
susceptibility of C. neoformans isolates to fluconazole and
itraconazole. Antimicrob Chemother, 42:217 - 20.
4. Espinel-Ingroff A, Gibbs D, and Wang A (2007). Correlation of
Neo-Sensitabs tablet diffusion assay results on three different
agar media with CLSI broth microdilution M27-A2 and disk
diffusion M44-A results for testing susceptibilities of Candida
spp. and C. neoformans to amphotericin B, caspofungin,
fluconazole, itraconazole, and voriconazole. Journal of clinical
microbiology, 45(3):858 - 64
5. Gomez-Lopez A, Dos M , Martins A, Melhem MC, Rodriguez-
Tudela JL, and Cuenca-Estrella M (2008). In vitro susceptibility of
Cryptococcus gattii clini