Trong quá trình lão hóa, hoạt động của thận có sự giảm sút đáng kể về khối lượng, lưu lượng máu qua thận, độ thanh lọc cầu thận và chức năng ống thận, nhưng thận vẫn đảm bảo được trong giới hạn hẹp. Thận hóa già tương tự như khả năng thích nghi một cách kỳ diệu trong suy thận tuần tiến mà dấu hiệu biến đổi đầu tiên là chức năng cô đặc của ống thận. Để góp phần phòng lão hóa sớm cho thận người già, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích:
1. Khảo sát thời gian cô đặc tối đa của thận ở những người cao tuổi so với những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp cô đặc Volhard.
2. Đánh giá những biến đổi chức năng cô đặc của thận ở những người cao tuổi so với những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp Volhard.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự biến đổi chức năng cô đặc của thận người cao tuổi tại Huế bằng nghiệm pháp Volhard cô đặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CÔ ĐẶC CỦA THẬN
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUẾ BẰNG NGHIỆM PHÁP VOLHARD CÔ ĐẶC
Hoàng Văn Ngoạn
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình lão hóa, hoạt động của thận có sự giảm sút đáng kể về khối lượng, lưu lượng máu qua thận, độ thanh lọc cầu thận và chức năng ống thận, nhưng thận vẫn đảm bảo được trong giới hạn hẹp. Thận hóa già tương tự như khả năng thích nghi một cách kỳ diệu trong suy thận tuần tiến mà dấu hiệu biến đổi đầu tiên là chức năng cô đặc của ống thận. Để góp phần phòng lão hóa sớm cho thận người già, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích:
1. Khảo sát thời gian cô đặc tối đa của thận ở những người cao tuổi so với những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp cô đặc Volhard.
2. Đánh giá những biến đổi chức năng cô đặc của thận ở những người cao tuổi so với những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp Volhard.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Tiêu chuẩn
Tình trạng sức khỏe bình thường, không biểu hiện bệnh lý về thận và các bệnh liên quan đến thận cụ thể là:
- Tiền sử, bệnh sử và khám nội khoa về thận bình thường, loại trừ các bệnh mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng thận, huyết áp bình thường được phân loại theo JNV-VI.
- Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu bình thường bằng giấy thử nước tiểu Multistix.10SG.
- Siêu âm tổng quát hai thận đều bình thường.
1.2. Số lượng
Đối tượng nghiên cứu gồm 360 người được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1 gồm những người cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi
+ Người nhiều tuổi từ 60 - 74 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).
+ Người già từ 75 - 90 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).
- Nhóm 2 gồm những người tuổi thanh niên và trung niên để so sánh với người cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi.
+ Thanh niên từ 18 - 44 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).
+ Trung niên từ 45 - 59 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Loại nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích...
- Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu: Thực hiện nghiệm pháp Volhard thăm dò chức năng cô đặc của thận.
- Xử lý và phân tích số liệu: Trên máy vi tính với phần mềm EpiInfo.6 của Tổ chức Y tế Thế giới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thời gian cô đặc tối đa của thận theo độ tuổi bằng nghiệm pháp Volhard:
Bảng 1: Tỷ trọng cô đặc nước tiểu trung bình 8 pha trong 24 giờ của nam (n = 180).
Độ tuổi
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu của 8 pha trong 24 giờ
3 giờ
6 giờ
9 giờ
12 giờ
15 giờ
18 giờ
21 giờ
24 giờ
18-44
(n = 45)
1,0281
±0,0030
1,0293
±0,0022
1,0300 ±0,0024
1,0310
±0,0022
1,0320
±0,0024
1,0330
±0,0028
1,0341
±0,0026
1,0352
±0,0029
45-59
(n = 45)
1,0280
±0,0029
1,0285
±0,0028
1,0287
±0,0031
1,0296
±0,0027
1,0305
±0,0026
1,0317
±0,0029
1,0328
±0,0032
1,0335
±0,0022
60-74
(n = 45)
1,0258 ±0,0022
1,0275
±0,0028
1,0280
±0,0031
1,0285
±0,0024
1,0295
±0,0026
1,0304
±0,0029
1,0317
±0,0027
1,0325
±0,0032
75-90
(n = 45)
1,0250
±0,0023
1,0255
±0,0031
1,0260
±0,0024
1,0265
±0,0024
1,0270
±0,0028
1,0275
±0,0026
1,0280
±0,0030
1,0285
±0,0027
Từ bảng 1 cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu của nam giữa 8 pha sau khi thực hiện nghiệm pháp cô đặc biến đổi có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tỷ trọng cô đặc nước tiểu cao nhất ở độ tuổi thanh niên 1,0350 và thấp nhất ở người già 1,0285.
Bảng 2: Tỷ trọng cô đặc nước tiểu trung bình 8 pha trong 24 giờ của nữ (n = 180)
Độ tuổi
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu của 8 pha trong 24 giờ
3 giờ
6 giờ
9 giờ
12 giờ
15 giờ
18 giờ
21 giờ
24 giờ
18-44
(n=45)
1,0274
±0,0029
1,0283
±0,0028
1,0290
±0,0029
1,0300
±0,0028
1,0315
±0,0032
1,0323
±0,0031
1,0332
±0,0032
1,0342
±0,0031
45-59 (n=45)
1,0257
±0,0026
1,0266
±0,0024
1,0275
±0,0028
1,0284
±0,0022
1,0298
±0,0033
1,0306
±0,0029
1,0319
±0,0032
1,0325
±0,0025
60-74
(n=45)
1,0250
±0,0023
1,0262
±0,0029
1,0273
±0,0028
1,0286
±0,0027
1,0294
±0,0022
1,0304
±0,0032
1,0312
±0,0030
1,0325
±0,0024
75-90
(n=45)
1,0240
±0,0022
1,0245
±0,0026
1,0250
±0,0023
1,0255
±0,0027
1,0260
±0,0029
1,0265
±0,0024
1,0270
±0,0028
1,0275
±0,0030
Từ bảng 2 cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu của nữ giữa 8 pha sau khi thực hiện nghiệm pháp cô đặc biến đổi có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tỷ trọng cô đặc nước tiểu cao nhất ở độ tuổi thanh niên 1,0342 và thấp nhất ở người già 1,0275.
Bảng 3: Tỷ trọng cô đặc nước tiểu trung bình nam và nữ
của 8 pha trong 24 giờ theo độ tuổi (n = 360)
Độ tuổi
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu của 8 pha trong 24 giờ
3 giờ
6 giờ
9 giờ
12 giờ
15 giờ
18 giờ
21 giờ
24 giờ
18-44
(n=90)
1,0278
±0,0030
1,0288
±0,0025
1,0295
±0,0027
1,0305
±0,0025
1,0318
±0,0028
1,0328
±0,0030
1,0337
±0,0029
1,0347
±0,0030
45-59
(n=90)
1,0269
±0,0028
1,0276
±0,0026
1,0281
±0,0030
1,0290
±0,0025
1,0302
±0,0030
1,0312
±0,0029
1,0324
±0,0032
1,0330
±0,0024
60-74
(n=90)
1,0254
±0,0023
1,0269
±0,0029
1,0277
±0,0030
1,0286
±0,0026
1,0295
±0,0024
1,0304
±0,0031
1,0315
±0,0029
1,0325
±0,0028
75-90
(n=90)
1,0245
±0,0023
1,0250
±0,0029
1,0255
±0,0024
1,0260
±0,0026
1,0265
±0,0029
1,0270
±0,0025
1,0275
±0,0029
1,0280
±0,0029
Biểu đồ 1: Tỷ trọng cô đặc nước tiểu của 8 pha trong 24 giờ
làm nghiệm pháp cô đặc theo 4 độ tuổi
Từ bảng 3 cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu của cả hai giới giữa 8 pha sau khi thực hiện nghiệm pháp cô đặc biến đổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Thanh niên thì nghiệm pháp cô đặc nước tiểu thực hiện 12 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0347, người già thì nghiệm pháp cô đặc nước tiểu phải thực hiện 24 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0280.
2. Những biến đổi chức năng cô đặc của thận theo độ tuổi bằng nghiệm pháp Volhard:
Bảng 4: Tỷ trọng cô đặc trung bình trong nước tiểu 24 giờ theo độ tuổi
Độ tuổi
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu 24 giờ
Nam
(n= 180)
Nữ
(n= 180)
Chung
(n= 360)
18 - 44
1,0352 ± 0,0029
1,0342 ± 0,0031
1,0347 ± 0,0030
45 - 59
1,0335 ± 0,0022
1,0325 ± 0,0025
1,0330 ± 0,0023
60 - 74
1,0325 ± 0,0032
1,0325 ± 0,0024
1,0325 ± 0,0028
75 - 90
1,0285 ± 0,0027
1,0275 ± 0,0030
1,0280 ± 0,0028
Tương quan r
r= - 0,61
r= - 0,62
r= - 0,61
Y = -0,0000847X + 1,034069
Biểu đồ 2: Tương quan giữa biến đổi tỷ trọng cô đặc nước tiểu
với các độ tuổi (r = -0,61)
Từ bảng 4 cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở nam cao hơn tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở nữ trong cùng độ tuổi, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở người già biến đổi rất rõ rệt giảm 0,00067 (0,64%) so với độ tuổi thanh niên, sự biến đổi này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001), tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở người già sau khi làm nghiệm pháp cô đặc Volhard biến đổi có tương quan nghịch khá chặt chẽ với tuổi (r = -0,61; P < 0,001).
BÀN LUẬN
Chúng tôi đã dùng nghiệm pháp Volhard cô đặc để nghiên cứu ở 360 người về sự thay đổi tỷ trọng cô đặc nước tiểu nhằm biết khả năng hoạt động tối đa của ống thận đối với việc đào thải các chất. Dưới đây chúng tôi muốn bàn về những biến đổi tỷ trọng cô đặc nước tiểu người già theo độ tuổi.
1. Bàn về thời gian cô đặc tối đa của thận sau khi thực hiện nghiệm pháp cô đặc:
Kết quả nghiên cứu tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở độ tuổi thanh niên biến đổi rõ rệt sau thực hiện nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, pha 1 tăng lên 1,0278, pha 2 tăng lên 1,0288, pha 3 tăng lên 1,0295, pha 4 tăng lên 1,0305, pha 5 tăng lên 1,0318, pha 6 tăng lên 1,0328, pha 7 tăng lên 1,0337 và pha 8 tăng cao nhất 1,0347 sự biến đổi tỷ trọng cô đặc nước tiểu giữa 8 pha có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các tác giả:
- Volhard tỷ trọng cô đặc nước tiểu đạt 1,030 - 1,035 [06].
- Thomas Addis và Shevky M. C tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường 1,032 [05].
- Albarran tỷ trọng nước tiểu trên 1,025 [07].
- Nguyễn Văn Nguyên (1990), Vũ Đình Vinh (1996), Nguyễn Thế Khánh và Phan Tử Dương (1999) tỷ trọng cô đặc tối đa từ 1,030 - 1,035. [01], [03], [04].
Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng nghiệm pháp cô đặc nước tiểu ở độ tuổi thanh niên thực hiện 12 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0305, độ tuổi trung niên thực hiện 15 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0301, người nhiều tuổi thực hiện 18 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0304, nhất là ở người già phải thực hiện 24 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc tối đa 1,0280, đây là tỷ trọng cô đặc mà theo Volhard cũng có thể chấp nhận được thận người già đang trong tình trạng bình thường.
2. Bàn về những biến đổi chức năng cô đặc của thận sau khi thực hiện nghiệm pháp cô đặc:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở độ tuổi thanh niên là 1,0347. Nếu so sánh tỷ trọng cô đặc của độ tuổi thanh niên với người cao tuổi thì tỷ trọng cô đặc nước tiểu bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 0,0017 (0,16%), tỷ trọng cô đặc nước tiểu biến đổi rõ ở người nhiều tuổi giảm 0,0022 (0,21%), tỷ trọng cô đặc nước tiểu biến đổi rõ rệt nhất ở người già giảm 0,0067 (0,61%), các sự biến đổi trên đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Đặc biệt tỷ trọng cô đặc nước tiểu biến đổi có tương quan nghịch khá chặt chẽ với tuổi (r = -0,61). Nghĩa là tuổi càng cao thì chức năng của ống thận càng giảm, mặt khác dựa vào sự tương quan này chúng ta có thể ước đoán được tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở người cao tuổi trước khi thực hiện điều trị thuốc.
Hiện tượng giảm khả năng cô đặc đã được ghi nhận ở người già, đây là dấu hiệu giảm chức năng đầu tiên hay gặp. Nghiệm pháp cô đặc nước tiểu cho thấy ở tuổi trẻ tỷ trọng cô đặc nước tiểu cao từ 1,032 - 1,034, trong khi đó ở người già trên 60 tuổi khả năng đó bị giới hạn, khả năng tái hấp thu nước ở ống thận cũng bị giảm theo tuổi, có thể do những quá trình xơ hóa ở tổ chức kẽ thận, đã ảnh hưởng đến tế bào ống thận. Qua kết quả thực hiện nghiệm pháp cô đặc nước tiểu đánh giá chức năng ống thận chúng tôi thấy chức năng của ống thận biến đổi theo tuổi và có tương quan nghịch khá chặt chẽ với tuổi, sự biến đổi này giải thích tính hằng định của tỷ lệ giữa độ thanh lọc cầu thận với chức năng ống thận ở tuổi từ 70 trở đi, cho phép nghĩ rằng sự hao hụt các nephron xuất hiện theo đơn vị chức năng [02].
KẾT LUẬN
Qua thăm dò chức năng cô đặc của thận bằng nghiệm pháp Volhard cô đặc ở 360 người bình thường chúng tôi ghi nhận
1. Thời gian cô đặc tối đa của thận theo độ tuổi:
- Độ tuổi thanh niên nghiệm pháp Volhard thực hiện 12 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0305.
- Độ tuổi trung niên thực hiện 15 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0301.
- Người nhiều tuổi thì thực hiện 18 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0304.
- Người già phải thực hiện 24 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0280.
2. Những biến đổi chức năng cô đặc của thận theo độ tuổi:
- Tỷ trọng cô đặc nước tiểu độ tuổi thanh niên là 1,0347. So sánh tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi thì tỷ trọng cô đặc nước tiểu bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 0,16%, người nhiều tuổi giảm 0,21%, người già giảm rõ rệt nhất 0,61%.
- Tỷ trọng cô đặc nước tiểu biến đổi có tương quan nghịch khá chặt chẽ với tuổi (r = -0,61; P < 0,01; n = 360).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thế Khánh, Phan Tứ Dương, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội (1999).
Phạm Khuê và Phạm Thắng, Bệnh học Nội khoa ở người cao tuổi, Nxb Y học, Hà Nội (1998).
Nguyễn Văn Nguyên. Sinh lý đại cương chức năng tiết niệu, Bài giảng sinh lý bệnh, (1990) 152 - 165.
Vũ Đình Vinh. Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hoá, Nxb Y học, Hà Nội (1996).
Barriéty M. Les examens paraclinin ques. Sé miologic Médicafe. Masson et Ci.e éditeurs: 199 - 202.
Bernard Lacour. Créatinin et foution rénale. Nðphrologie (1992) 73 - 83.
Polonovski M, Boulanger P, Machbceuf M, Roche J. Mðthodes. Chimiques d'exploration rénale. Biochimic Médicale. Sixiéme édition. Masson et Ci.e éditeurs: (1990) 580 - 593.
TÓM TẮT
Tác giả đánh giá sự biến đổi chức năng cô đặc của thận ở 360 người bình thường bằng nghiệm pháp Volhard cô đặc, so sánh chức năng cô đặc của thận ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi tại Huế và đi đến kết luận:
1. Thời gian cô đặc tối đa của thận theo độ tuổi như sau:
Độ tuổi thanh niên nghiệm pháp Volhard thực hiện 12 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0305. Độ tuổi trung niên thực hiện 15 giờ là đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0301. Người nhiều tuổi thì thực hiện 18 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0304. Người già phải thực hiện 24 giờ mới đạt tỷ trọng cô đặc nước tiểu tối đa 1,0280.
2. Những biến đổi chức năng cô đặc của thận theo độ tuổi như sau:
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu độ tuổi thanh niên là 1,0347. So sánh tỷ trọng cô đặc nước tiểu ở độ tuổi thanh niên với người cao tuổi thì tỷ trọng cô đặc nước tiểu bắt đầu biến đổi từ độ tuổi trung niên giảm 0,16%, người nhiều tuổi giảm 0,21%, người già giảm rõ rệt nhất 0,61%. Tỷ trọng cô đặc nước tiểu biến đổi có tương quan nghịch khá chặt chẽ với tuổi (r = -0,61; P < 0,01; n = 360).
EVALUATING THE CHANGE
OF CONCEMTRATED FUNCTION OF ELDERLY PEOPLE’S KIDNEYS
IN HUE, USING CONCENTRATED VOLHARD METHODS
Hoang van Ngoan
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
The author evaluated the change of renal concentrated function in 360 healthy people using Volhard method and compared renal concentrated function between young and old people.
1.The maximum time of renal concentration according to age
Young age people apply concentrated Volhard methods for 12 hours to obtain maximum renal concentration density of 1,0305. Middle age people apply concentrated Volhard methods for 18 hours to obtain maximum renal concentration density of 1,0301; and elderly people 18 hours to reach the maximum renal concentration density of 1,0280.
2.The change of renal concentrated renal function according to age
Renal concentrated density in young age people is 1,0347. The comparison of renal concentration density between young and old people shows that it decreases by 0.16% in middle age people, 0.21% in older people, and 0,61 in elderly people. The change of renal 0.61% density has a strong reverse correlation with age (r=-0.61;P<0.01; n=360).