Đánh giáchức năng thị giác và sự không phụ thuộc kính ở bệnh nhân được đặt thủy tinh thể nhân tạo với thị giác một mắt

Mục tiêu: Xác định hiệu quả của phương pháp thị giác một mắt qua kết quả thị lực nhìn xa, nhìn gần, nhìn trung gian. Phân tích chất lượng thị giác một mắt qua độ nhạy cảm tương phản, mức độ phù thị, hợp thị.Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiền cứu cắt dọc hàng loạt ca, với mắt nhìn gần được điều chỉnh công suất sao cho thành mắt cận thị 1,5 D. Kết quả: 45 bệnh nhân được phẫu thuật, tuổi trung bình X = 67,42 ± 5,94. Độ chênh lệch khúc xạ hai mắt- 1,56 ± 0,43 D. UCNVA ≥ 20/32 (J2) chiếm 95.5%. Thị lực trung gian hai mắt ≥ 20/40 (J3) chiếm tỷ lệ 95,6%. UCDVA ≥ 20/25 chiếm 82,2%. Thị lực hình nổi trung bình khi chưa chỉnh kính X = 66 ± 7, thấp hơn trị sau khi đã chỉnh kính X = 52 ± 6. Bệnh nhân hài lòng chiếm tỷ lệ 75,6%, có 9 bệnh nhân có thể chấp nhận được chiếm 20,0%. Chỉ có 2 bệnh nhân (4,4%) không chấp nhận. Không bao giờ phải mang kính chiếm tỷ lệ 68,9%, thỉnh thoảng phải đeo kính chiếm 13,3%, luôn luôn mang kính chiếm 17,8%.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giáchức năng thị giác và sự không phụ thuộc kính ở bệnh nhân được đặt thủy tinh thể nhân tạo với thị giác một mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 229 ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THỊ GIÁC VÀ SỰ KHÔNG PHỤ THUỘC KÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐẶT THỦY TINH THỂ NHÂN TẠO VỚI THỊ GIÁC MỘT MẮT Nguyễn Anh Trí Cường*, Lê Minh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hiệu quả của phương pháp thị giác một mắt qua kết quả thị lực nhìn xa, nhìn gần, nhìn trung gian. Phân tích chất lượng thị giác một mắt qua độ nhạy cảm tương phản, mức độ phù thị, hợp thị.Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiền cứu cắt dọc hàng loạt ca, với mắt nhìn gần được điều chỉnh công suất sao cho thành mắt cận thị 1,5 D. Kết quả: 45 bệnh nhân được phẫu thuật, tuổi trung bình X = 67,42 ± 5,94. Độ chênh lệch khúc xạ hai mắt- 1,56 ± 0,43 D. UCNVA ≥ 20/32 (J2) chiếm 95.5%. Thị lực trung gian hai mắt ≥ 20/40 (J3) chiếm tỷ lệ 95,6%. UCDVA ≥ 20/25 chiếm 82,2%. Thị lực hình nổi trung bình khi chưa chỉnh kính X = 66 ± 7, thấp hơn trị sau khi đã chỉnh kính X = 52 ± 6. Bệnh nhân hài lòng chiếm tỷ lệ 75,6%, có 9 bệnh nhân có thể chấp nhận được chiếm 20,0%. Chỉ có 2 bệnh nhân (4,4%) không chấp nhận. Không bao giờ phải mang kính chiếm tỷ lệ 68,9%, thỉnh thoảng phải đeo kính chiếm 13,3%, luôn luôn mang kính chiếm 17,8%. Từ khoá: Chức năng thị giác, phương pháp thị giác một mắt. ABSTRACT EVALUATION OF VISUAL FUNCTION AND INDEPENDENT OF GLASSES IN PHACO PATIENTS WITH MONOVISION METHOD Nguyen Anh Tri Cuong, Le Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 229 - 236 Purpose: Assess efficacy of monovision method by the outcome of distance, near and intermediate vision. Analysis the quality of monovision by evaluation of contract sensitivity, fusion. Patient satisfaction Methods: This study evaluated consecutive cataract patients who were surgeried by phaco to treat presbiopia, dominant eye corected for distance with VA ≥ 7/10, second eye become myopia with -1,5D. - Three months postoperatively, evaluation of visual funtion and patient satisfaction. Results: There were 45 patients with a mean age X = 67.42 ± 5.94 years. Refractive disparity between two eyes was -1.56 ± 0.43 D. Binocular uncorrected near VA was at least 20/32 (Jaeger 2) in 95.5% of patients, intermediate vision was at least 20/40 (Jaeger 3) in 95.6% of patients and binocular uncorrected distance VA was at least 20/25 in 82.2% of patients. Mean uncorrected stereo acuity was X = 66 ± 7 and corrected stereo acuity was X = 52 ± 6. Patient satisfaction was good in 75.6% of patients, morderate satisfaction in 20.0% and the remaining in 4.4% of patients reported not satisfaction. There were in 68.9% of patients not use glasses, 13.3% of patient sometime use glasses and 12.8% of patient need glasses for living. Conclusions: Patient with monovision method for treating presbyopia had improved in distance, near and intermediate visual acuity. The visual function was not impaired.  Bv Mắt Cao Thắng  Bộ Môn Mắt ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Anh Trí Cường ĐT: 0918451926 Email: tricuong_70@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 230 Key words: Visual function, pseudophakic monovision. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay phẫu thuật thủy tinh thể còn được gọi là phẫu thuật thủy tinh thể khúc xạ. Sau mổ bệnh nhân không còn chức năng điều tiết. Bệnh nhân có nhu cầu nhìn rõ ở nhiều khoảng cách khác nhau và phải sử dụng kính gọng, điều đó làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm đi ý nghĩa của phẫu thuật này. Để bệnh nhân không phụ thuộc vào việc đeo kính gọng sau khi phẫu thuật thủy tinh thể thật sự là một thách thức đối với ngành nhãn khoa. Có nhiều lựa chọn cho vấn đề này như sử dụng kính nội nhãn điều tiết, nhược điểm là khi bệnh nhân bị đục bao sau và phải mở bao sau bằng laser sẽ làm mất đi sự tòan vẹn của bao sau do đó ảnh hưởng lực điều tiết của kính. Hoặc kính nội nhãn đa tiêu cự. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng thích nghi được với kính nội nhãn đa tiêu cự. Năm 1984 Boerner và Thrasher lần đầu tiên mô tả phương pháp thị giác một mắt (monovision) ở bệnh nhân đặt thủy tinh thể nhân tạo. Theo Handa tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân sau khi phẫu thuật thủy tinh thể theo phương pháp thị giác một mắt có đặt kính nội nhãn là 80%(12). Trong phương pháp này người ta chọn công suất kính nội nhãn sao cho một mắt gần chính thị hoặc chính thị để nhìn xa, mắt thứ hai được chỉnh sao cho trở nên cận thị sử dụng cho thị lực gần. Những bệnh nhân này có thể cần chỉnh kính gọng để đạt được chức năng thị giác tối ưu với những công việc chắc chắn như lái xe ban đêm, việc này khó có thể thực hiện được với những rắc rối của kính đa tiêu cự. Ở Việt Nam phẫu thuật thủy tinh thể đặt kính nội nhãn đa tiêu cự hay kính điều tiết có chi phí còn quá cao. và chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Phương pháp phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn đơn tiêu cự với thị giác một mắt (monovision) giúp cho bệnh nhân có thêm một lựa chọn cho việc không phải phụ thuộc vào kính gọng với chất lượng thị giác tốt hơn đồng thời nâng cao được chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật. Chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chức năng thị giác và sự không phụ thuộc kính ở bệnh nhân được đặt thủy tinh thể nhân tạo với thị giác một mắt” ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhân nam ≥ 60 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi, đục thủy tinh thể có chỉ định phẫu thuật phaco. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân nam ≥ 60 tuổi, bệnh nhân nữ ≥ 55 tuổi. đục thủy tinh thể 2 mắt có chỉ định phẫu thuật phaco hoặc bệnh đã mổ đục thủy tinh thể một mắt có thị lực ≥ 7/10 (20/30) và có mắt kia đục thủy tinh thể có chỉ định phẫu thuật. Độ loạn thị giác mạc nhỏ hơn hoặc bằng 0,75D. Bệnh nhân có ý muốn giảm sự phụ thuộc vào kính gọng điều chỉnh và không có khả năng kinh tế để đặt kính đa tiêu. Tiêu chuẩn lọai trừ Bệnh nhân đục thủy tinh thể kèm với bệnh Glôcôm, đã phẫu thuật bong võng mạc. Bệnh nhân có độ lác > 10.0 ∆. Độ loạn thị giác mạc mắt có chỉ định phẫu thuật lớn hơn 0,75D. Bệnh nhân có tiền căn viêm nội nhãn. Bệnh nhân có biến chứng trong khi phẫu thuật và hậu phẫu. Có bệnh đáy mắt. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt dọc hàng loạt ca, với mắt nhìn gần được điều chỉnh công suất sao cho thành mắt cận thị 1,5 D. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 231 Quy trình nghiên cứu Đo thị lực trước phẫu thuật. Đo thị lực 2 mắt nhìn gần, trung gian và xa. Đối với trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật hai mắt. Bênh nhân trước tiên sẽ được phẫu thuật để đạt thị lực nhìn xa tốt, mắt thứ hai chọn công suất kính nội nhãn sao cho cận thị - 1,50 D. Hậu phẫu Đánh giá về chất lượng thị giác và hiệu quả của phương pháp sau 3 tháng phẫu thuật. Đo thị lực nhìn gần, trung gian và xa tại các khoảng cách 0,4m, 1m, 6m. Thị lực gần và trung gian được đổi sang Jaeger. Đo độ nhạy cảm tương phản Đánh giá thị lực hình nổi: dùng bảng Titmus Đánh giá độ hợp thị Thị lực, ĐNTP, thị lực hình nổi, hợp thị do cùng một người đo và ghi số liệu. Đánh giá sự phụ thuộc kính của bệnh nhân sau phẫu thuật như sau: Dựa vào bảng câu hỏi (VF 7), mức độ hài lòng của bệnh nhân được phân ra ba mức độ: Hài lòng, có thể chấp nhận, không hài lòng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi theo dõi 45 bệnh nhân đươc điều trị. Các kết quả thu được như sau. Đặc điểm dịch tễ Tuổi Nhóm tuổi 60 - 70 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,9%, trên 70 tuổi chiếm 37,8%, nhóm dưới 60 tuổi chiếm 13,3%. Nhóm dưới 60 tuổi chủ yếu là nữ giới. Tuổi trung bình là X = 67,42 ± 5,94. Phân bố bệnh nhân theo giới Nữ có 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 62,2%, cao gấp 1,6 lần so với nam giới. Số bệnh nhân phẫu thuật Có 28 bệnh nhân (62,2%) đã phẫu thuật một mắt trước đó có thị lực nhìn xa tốt, Bệnh nhân phẫu thuật 2 mắt chiếm 37,8%. Tình trạng trước phẫu thuật Thị lực 2 mắt trước phẫu thuật Trước khi phẫu thuật bệnh nhân UCNVA hai mắt rất thấp khoảng 20/63 (0,509 logMAG), UCVA trung gian hai mắt khoảng 20/40 và UCDVA hai mắt < 20/50 (0,416 logMAR). Công suất thủy tinh thể nhân tạo của hai mắt Mắt chính thị có công suất trung bình + 20,6D ± 2,2. Mắt không chính thị có công suất trung bình + 21,8D ± 2,1. Kết quả thị lực sau phẫu thuật Mắt chính thị UCNVA ̴20/80 (0,575 logMAR), UCDVA >20/25(0,088 LogMAR). Thị lực trung gian 20/50 (0,406 log MAR). UCNVA ≤ 20/80 chiếm tỷ lệ 68,9%. Thị lực nhìn gần đạt tối đa hàng 20/40 chiếm 6,7%. UCDVA ≥ 20/25 chiếm 75,5%, thị lực 20/30 có 11 bệnh nhân chiếm 24,5%. Mắt nhìn xa có độ khúc xạ cầu trung bình là X = - 0,21 ± 0,27 D, độ cầu còn lại của mắt chính thị thay đổi từ - 0,75 đến + 0,75 D. Mắt không chính thị UCNVA trung bình (0,082 LogMAR) >20/25. Thị lực trung gian > 20/40. UCDVA 20/80. UCNVA ≥ 20/25 (62,2%), UCNVA = 20/50 (4,4%). UCDVA ≤ 20/70 (80%%), UCDVA = 20/50 (6,7%). Độ khúc xạ trung bình của mắt không chính thị là X = -1,39 ± 0,25 D. Thị lực 2 mắt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 232 UCNVA trung bình (0,076 LogMAR) >20/25 (> J1). Thị lực trung gian khoảng 20/32, UCDVA > 20/25 (0,066 LogMAR). UCNVA ≥ 20/32 (J2) chiếm 95.5%, trong đó UCNVA ≥ 20/25 (J1) chiếm 80%. Có 2 bệnh nhân vẫn chỉ đọc được hàng 20/50 (J5) chiếm tỷ lệ 4,5%. Thị lực trung gian hai mắt ≥ 20/40 (J3) chiếm tỷ lệ 95,6%, có hai bệnh nhân chỉ đọc được J5, hai bệnh nhân này cũng chính là hai bệnh nhân có thị lực nhìn gần J5. UCDVA ≥ 20/25 chiếm 82,2%, 17,8% bệnh nhân chỉ đọc được hàng 20/30. UCNVA hai mắt sau phẫu thuật tăng đáng kể từ 0,509 lên 0,076 (t – test, p < 0,01). Thị lực trung gian của hai mắt trước phẫu thuật là 0,366, sau phẫu thuật là 0,229 (t – test, p < 0,01). UCDVA hai mắt sau phẫu thuật cũng tăng từ 20/50 (0,416 LogMAG) lên >20/25 (0,066 LogMAG) (t – test, p < 0,01). Chênh lệch khúc xạ giữa mắt nhìn gần và nhìn xa là 1,56 ± 0,43 D. Thấp nhất là 1.0 D, cao nhất là 3,0. 0.076 0.229 0.066 0.082 0.295 0.636 0.575 0.406 0.088 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 TL 2 m TL m chính th TL m Thị lực sau phẫu thuật của mắt nhìn gần, nhìn xa và hai mắt Kết quả chất lượng thị giác Kết quả về độ nhạy tương phản Mắt nhìn gần có độ nhạy tương phản thấp nhất 56 ± 6,08, cao nhất là độ nhạy tương phản trung bình của hai mắt 69,51 ± 4,74. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở từng tần số không gian, độ nhạy tương phản hai mắt bao giờ cũng cao hơn độ nhạy tương phản mắt nhìn xa và mắt nhìn gần. Mắt nhìn gần có độ nhạy tương phản luôn thấp hơn độ nhạy tương phản của mắt nhìn xa và hai mắt. Ở tần số không gian 18 c/deg, độ nhạy tương phản cả 3 nhóm gần tương đương nhau. Kết quả thị lực hình nổi Thị lực hình nổi trung bình khi chưa chỉnh kính X = 66 ± 7, thấp hơn trị sau khi đã chỉnh kính X = 52 ± 6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t - test, p < 0,01). Tuy nhiên thị lực hình nổi này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Liên quan giữa thị lực hình nổi và tuổi Bệnh nhân trên 70 tuổi có thị lực hình nổi trung bình thấp nhất 94 giây /cung, nhóm <60t có thị lực hình nổi trung bình cao nhất là 58 giây /cung. Như vậy nghiên cứu cho thấy bệnh nhân càng lớn tuổi thì có thị lực hình nổi càng kém (trị số giây/cung càng cao). Tương quan giữa thị lực hình nổi và tuổi của bệnh nhân, với r = 0,67, được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 2.55x - 95,63 (p<0,01). Liên quan giữa thị lực hình nổi và bất đồng khúc xạ giữa hai mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 233 Nghiên cứu cũng nhận thấy, chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt càng lớn thì thị lực hình nổi càng kém (trị số giây/cung càng cao). Tương quan giữa thị lực hình nổi và độ chênh lệch khúc xạ hai mắt với r = 0,68, được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = 36,21x + 24,04, (p<0,01). Thị lực hình nổi và tuổi của bệnh nhân. Thị lực hình nổi và chênh lệch khúc xạ hai mắt. Đánh giá độ hợp thị Có 2 bệnh nhân không hợp thị chiếm 4,4%, 2 bệnh nhân này có chệnh lệch khúc xạ sau phẫu thuật giữa hai mắt là 3,0D. Số bệnh nhân hợp thị 43 (95,6%). Mức độ hài lòng và tỷ lệ phụ thuộc kính Mức độ hài lòng của bệnh nhân Bệnh nhân hài lòng chiếm tỷ lệ 75,6%, có 9 bệnh nhân có thể chấp nhận được chiếm 20,0%. Chỉ có 2 bệnh nhân (4,4%) không chấp nhận. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Lý do bệnh nhân không hài lòng Chúng tôi khảo sát lý do bệnh nhân không hài lòng ở nhóm bệnh nhân chấp nhận được và nhóm không chấp nhận với phương pháp phẫu thuật, gồm 11 bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân nhân hầu như đều có triệu chứng nhìn không rõ chiếm 90,9%, kế đến là triệu chứng mỏi mắt chiếm 72,7%, thấp nhất là lý do không tiện chiếm 27,3%. Nhìn không tiện là triệu chứng chủ quan của bệnh nhân, gồm nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu là bệnh nhân thỉnh thoảng phải đeo kính trong các hoạt động đòi hỏi thị lực tốt. Tỷ lệ phụ thuộc kính của bệnh nhân Không bao giờ phải mang kính chiếm tỷ lệ 68,9%, thỉnh thoảng phải đeo kính chiếm 13,3%, luôn luôn mang kính chiếm 17,8%. Mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm trên 70 tuổi có tỷ lệ hài lòng 88,2%, nhóm 60 đến 70 tuổi chiếm 77,3%, nhóm dưới 60 tuổi có tỷ lệ hài lòng thấp nhất chiếm 33,3% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01). Có hai bệnh nhân không hài lòng về phương pháp này đều ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và nhóm 60 đến 70 tuổi. Đây là hai bệnh nhân có nhóm thị lực nhìn gần 20/50 và có độ chênh lệch khúc xạ cao. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 62,2%, cao hơn so với nam giới. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nữ giới nhiều hơn nam giới có thể do nhu cầu không đeo kính ở nữ nhiều hơn nam vì những lí do khách quan như công việc nội trợ, công việc may váTương đương với nghiên cứu của Tomoya Handa(12) Nữ giới chiếm 62,5%, của Frederico Fraca Marques(10) có 64% nữ. Theo tác giả Misae Ito, nữ chiếm 78,9 %. Như vậy đặc điểm về giới của phẫu thuật này chủ yếu gặp ở nữ giới(6,7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 234 Độ tuổi trung bình tương đương với nghiên cứu của Misae Ito(6,7) là 67,9 ±8,2 tuổi. Thị lực sau phẫu thuật Thị lực hai mắt UCNVA hai mắt của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả Misea Ito, Yoshihiko Iida(5,6,7), do các tác giả này có có khúc xạ cầu mục tiêu ở mắt không chính thị cao hơn - 2,0D và -2,5D. Về thị lực trung gian hai mắt, trong nghiên cứu chúng tôi là 0,299 ± 0,07, trong đó thị lực trung gian hai mắt ≥ 20/40 (J3) chiếm tỷ lệ 95,6%, có hai bệnh nhân chỉ đọc được J5. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Frederico Fraca Marques(10) có 90% bệnh nhân có thị lực ≥ J3. Thị lực nhìn xa trung bình không chỉnh kính hai mắt > 20/25 (0,066 LogMAR). Tất cả bệnh nhân đều có thị lực ≥ 20/30, trong đó bệnh nhân có UCDVA hai mắt ≥ 20/25 chiếm 82,2%, có 17,8% bệnh nhân chỉ đọc được hàng 20/30. Thị lực trung bình nhìn xa hai mắt trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả Misae Ito, Yoshihiko Iida(5,6,7). So sánh thị lực 2mắt sau phẫu thuật với từng mắt, kất quả tương đương với nghiên cứu của Minei Risako(11), hầu hết bệnh nhân có thị lực hai mắt sau phẫu thuật tốt ≥ 20/25 tại các khoảng cách. Đặc biệt tại khoảng cách nhìn trung gian (0,7m và 1m) thị lực hai mắt tốt hơn thị lực một mắt 2 hoặc trên 2 dòng trên bảng thị lực. Chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt Chênh lệch khúc xạ giữa mắt là 1,56 ± 0,62 D. Thấp nhất là 1,0D cao nhất là 3,0 D. Độ chênh lệch khúc xạ cao hơn so với nghiên cứu của Yaron M. Finkelman(2) 1,16 ± 0,49, do khúc xạ mục tiêu của mắt không chính thị thay đổi từ -1,0D đến -1,5D. Độ chênh lệch khúc xạ thấp hơn so với các tác giả Misae Ito 2,27 ± 0,36, Minei Risako 2,29, Misae Ito 2,20 ± 0,40, Frederico Franca Marques 1,84 D(6,7,10,11). Chất lương thị giác Độ nhạy tương phản Theo nhiên cứu của Yaron M. Finkelman(2) độ nhạy tương phản của mắt không chính thị và mắt chính thị tương đương nhau (Độ nhạy tương phản mắt nhìn gần 1,46 ± 0,12, độ nhạy tương phản mắt nhìn xa 1,48 ± 0,12), độ nhạy tương phản hai mắt tốt hơn với mức trung bình là 1,63 ± 0,06. Kết quả của tác giả cũng gần tương đương với chúng tôi. Thị lực hình nổi Thị lực hình nổi trung bình Nghiên cứu của Ken Hayashi(4), thị lực hình nổi trung bình ở những người đã đặt thủy tinh thể đơn tiêu là 57,1 ± 36,9. Thị lực hình nổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Kết quả thị lực hình nổi của chúng tôi cũng gần như tương đương với các tác giả nước ngoài, và kết quả của chúng tôi cũng nằm trong giới hạn bình thường. Liên quan giữa thị lực hình nổi và tuổi Theo nghiên cứu Brian Brown(1) và cộng sự về sự giảm thị lực hình nổi ở người bình thường trên mọi lứa tuổi, cho thấy có mối liên quan giữa tuổi và thị lực hình nổi với r = 0,342, p<0,05. Theo nghiên cứu của Ken Hayashi(4) có mối liên quan giữa thị lực hình nổi và tuổi bệnh nhân đặt kính nội nhãn r = 0,375, p = 0,001. Liên quan giữa thị lực hình nổi và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt Theo nghiên cứu của Ken Hayashi(4) có mối liên quan giữa thị lực hình nổi và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt r = 0,520, p < 0,001. Mức độ hài lòng và tỷ lệ phụ thuộc kính Mức độ hài lòng của bệnh nhân Trong nghiên cứu có 34 bệnh nhân hài lòng chiếm tỷ lệ 75,6%, có 9 bệnh nhân có thể chấp nhận được chiếm 20,0%. Chỉ có 2 bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 235 (4,4%) không chấp nhận. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng tương đương với nghiên cứu của Minei Risako(11) (75%), Thấp hơn so với nghiên cứu của Misae Ito(6,7) (81,4%), Kimiya Shimizu (81%)(8,9) Yoshihiko Iida (84,4%)(5). Tỉ lệ hài lòng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Scott Greenbaum(3) (90%). Frederico Franca Marques(10) (97,4%). Nguyên nhân hai tác giả khảo sát tỷ lệ bằng bảng câu hỏi khác chúng tôi. Trong nghiên cứu có hai bệnh nhân không hài lòng (4,4%), tỷ lệ này cũng tương đương với các tác giả Misae Ito(6,7) (4,8%), Yoshihiko Iida(5) (6,3%). Tỷ lệ phụ thuộc kính của bệnh nhân Có 31 bệnh nhân không bao giờ phải mang kính (68,9%), thỉnh thoảng đeo kính chiếm 13,3%, luôn luôn mang kính chiếm 17,8%. Tỷ lệ bệnh nhân phụ thuộc kính trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với các nghiên cứu của các tác giả như nghiên cứu của Misae Ito(6,7) (23,2%), Yoshihiko Iida(5) (18,8%) cũng gần tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân theo nhóm tuổi Bệnh nhân nhóm tuổi trên 70 tuổi có tỷ lệ hài lòng cao nhất chiếm 88,2%, nhóm 60 đến 70 tuổi chiếm 77,3%, nhóm dưới 60 tuổi có tỷ lệ hài lòng là 33,3% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01). Có hai bệnh nhân không hài lòng về phương pháp này đều ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và nhóm 60 đến 70 tuổi. Đây là hai bệnh nhân có nhóm thị lực nhìn gần 20/50 và có độ chênh lệch khúc xạ cao như đã nói ở trên. Theo nghiên cứu của Misae Ito(6,7), bệnh nhân >70 tuổi có tỷ lệ hài lòng chiếm tỷ lệ hài lòng cao nhất 93,5%, kế đến là nhóm tuổi 60-70 tuổi có tỷ lệ hài lòng là 86,5%, thấp nhất là nhóm <60 tuổi có tỷ lệ hài lòng chỉ chiếm 64,3%. Kết quả của chúng t