Đểnghiên cứu đặc điểm phân bố các nguyêntốvi lượng cũng như các chỉtiêu môi
trường, chúngtôi đã xác định các thông sốbiến thiên hàm lượng của chúng trong
các đối tượngtựnhiên.Trong nghiên cứu môitrường, tiêu chuẩn hàmlượng cho
phép của nguyên tố được dùng để đánh giámức độthừa hoặc thiếu của nó trong
môi trường. Các tiêu chuẩn cho phép được chúng tôi tham khảo TCVN 1994-1995, và tiêu chuẩncủa Anh, Mỹ, Đức, và Trung Quốc.
Trên diện tích nghiên cứu, lớp đất phủtrên các thành tạo địa chất khác nhau được
phân chia ra các tậpmẫu riêng đểlấymẫu địa hoá môi trường; đó là các tậpmẫu
trên các thành tạo: vQ, aQ, amQ, mQ, J - K (các đá phun trào), J - N (trầmtích lục
nguyên), gK cn, g K đcvà gJ đq. Dưới đâylàkết quảnghiên cứu đặc điểm địa
hoá môi trường đất phủtrên các thành tạo địa chất
9 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Địa hoá môi trường đất ới khô và bán khô từ Nha Trang đến Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa Hoá Môi Trường Đất Đới Khô Và Bán Khô Từ Nha Trang Đến Bình
Thuậ
Phạm Văn Thanh, Trịnh Văn Nhân
Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản km 9, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Dưới tác dụng của khí hậu khô nóng, trong
điều kiện đá mẹ giàu kiềm, mực nước ngầm nông (0,1 -
1,2 m) thuận lợi cho quá trình mao dẫn, bốc hơi bề
mặt tạo các tích tụ muối kiềm (soda).
đã xác định đặc tính môi trường địa hoá của 9 đơn vị
đất phủ trên các loại đất đá khác nhau trên diện tích
nghiên cứu. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong
đất nhìn chung thấp dưới tiêu chuẩn cho phép; nhưng
kết quả nghiên cứu đã xác định ở một số khu vực có
những dị biến đáng lo ngại của F và As trong môi
trường đất.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu đã đánh giá
tác động của điều kiện khô - nóng tới cây trồng, vật
nuôi và sức khỏe cộng đồng. Từ đó có cơ sở khoa học
cho quy hoạch sử dụng hợp lý và phát triển bền vững
tài nguyên môi trường.
Đất là sản phẩm của các quá trình tự nhiên, là kết quả của quá trình vận động -
biến cải. Thành phần vật chất của đất phụ thuộc vào một số yếu tố chính dưới đây:
- Thành phần thạch học của đá mẹ: Đá mẹ thuộc hệ tầng Nha Trang và các phức
hệ đá xâm nhập đều có hàm lượng kiềm (Na2O+K2O) tương đối cao. Vì thế, quá
trình phong hoá hoá học và cơ học đã tạo ra các sản phẩm thứ sinh (đất và vỏ
phong hoá) có hàm lượng kiềm cao.
- Tính phân đới địa hình: Tính khô hạn
điển hình chỉ diễn ra ở mức địa hình từ 100 m trở xuống, đặc biệt là các thung
lũng giữa núi và trước núi, có độ cao 20-50 m. Trong đai nhiệt đới ẩm (từ 100 m
trở lên) thì các nguyên tố kiềm (Na+K) và đặc biệt là kali khó có thể tồn tại ở hàm
lượng cao trong đất và trong nước, do địa hình dốc, lớp đất mỏng, thảm thực vật
phát triển, cường độ trao đổi nước lớn,... vì thế chúng nhanh chóng bị cuốn hút
vào quá trình khuếch tán và hấp phụ sinh học. Bởi vậy, nồng độ soda [(Na+K)
HCO3 + (Na+K)2 CO3] chỉ có giá trị cao trong môi trường đất và nước ở đai địa
hình thấp (20-50 m).
Bảng 1. Thành phần kiềm trong các tập mẫu đất chứa soda tự nhiên
Hàm lượng trung bình Hàm Lượng soda
TT Tập mẫu Đặc điểm Số mẫu nguyên tố (%) (%)
CaO MgO Na2O K2O Min Max TB
1 Vĩnh Hảo Bột - sét 86 0,26 0,38 0,52 3,10 1,02 40,90 11,48
2 Ga Vĩnh Hảo Cát - bột - sét 28 0,51 3,05 1,80 19,37 10,29
Dốc Trang - Vườn
3 Cát - bột - sét 31 0,51 3,02 2,54 24,78 10,57
Đạo
4 Châu Cát Cát - bột 17 0,75 4,02 5,08 42,78 18,34
5 Nha Mé Cát - bột 18 1,52 3,71 1,16 23,29 8,94
6 Sông Lòng Sông Cát - bột - sét 12 15,72 1,55 1,05 20,60 7,63
Nguồn: Hồ Vương Bính, 1998.
- Nồng độ muối tan (soda): phụ thuộc vào chiều sâu mực nước ngầm. Mực nước
ngầm sâu 0,1-1,2 m là thuận lợi cho quá trình mao dẫn và bốc hơi bề mặt.
Với những tiền đề trên, đất bị soda hoá phân bố chủ yếu ở đai địa hình thấp, bao
gồm các trũng kín và nửa kín của vành đai chân núi, đất có nguồn gốc sông, sông -
2 2-3
biển thuộc các thành tạo Pleistocen (amQ1 và amQ1 ).
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ MÔI TRƯỜNG ĐẤT ĐỚI KHÔ VÀ BÁN KHÔ
Để nghiên cứu đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng cũng như các chỉ tiêu môi
trường, chúng tôi đã xác định các thông số biến thiên hàm lượng của chúng trong
các đối tượng tự nhiên. Trong nghiên cứu môi trường, tiêu chuẩn hàm lượng cho
phép của nguyên tố được dùng để đánh giá mức độ thừa hoặc thiếu của nó trong
môi trường. Các tiêu chuẩn cho phép được chúng tôi tham khảo TCVN 1994-
1995, và tiêu chuẩn của Anh, Mỹ, Đức, và Trung Quốc.
Trên diện tích nghiên cứu, lớp đất phủ trên các thành tạo địa chất khác nhau được
phân chia ra các tập mẫu riêng để lấy mẫu địa hoá môi trường; đó là các tập mẫu
trên các thành tạo: vQ, aQ, amQ, mQ, J - K (các đá phun trào), J - N (trầm tích lục
nguyên), g K cn, g K đc và g J đq. Dưới đây là kết quả nghiên cứu đặc điểm địa
hoá môi trường đất phủ trên các thành tạo địa chất (Bảng 2):
1. Đất trên các trầm tích nguồn gốc sông (aQ)
Các trầm tích nguồn gốc sông có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu dọc theo
các thung lũng sông, là phần đất thấp, các bãi bồi hiện đại. Thành phần cơ giới của
đất chủ yếu là đất thịt, cát pha và cát. Đất có độ pH thường gặp là 6,5 (Bảng 2).
Riêng ở vùng Tuy Phong, môi trường đất có độ pH cao hơn (pH = 6,61). Thành
phần vật chất hữu cơ thấp (0,98%). Tổng NPK tương đối cao (0,69%). Tổng độ
kiềm có hàm lượng trung bình khá cao: 7,23 meq/100g, riêng ở Tuy Phong là 7,53
và cũng ở đây, tổng muối
tan có hàm lượng gấp 1,5 lần giá trị trung bình toàn vùng. Các nguyên tố vi lượng
đều nằm trong giới hạn cho phép; riêng fluor có hàm lượng trung bình cao hơn
chút ít. Có thể đánh giá là đất trên các trầm tích nguồn gốc sông không chứa các
độc tố có hại.
2. Đất trên các trầm tích nguồn gốc sông-biển (amQ)
Các thành tạo nguồn gốc sông-biển khá phổ biến trên diện tích nghiên cứu, tạo nên
các đồng bằng tích tụ khá rộng lớn ở Phan Rang, Phan Thiết và các thung lũng
sông. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ và cát pha. Môi trường từ axit yếu
đến trung tính, pH trung bình là 6,62; riêng ở Tuy Phong khá cao: 7,2. Đất có chất
dinh dưỡng tổng khá cao: 0,74%; vùng Phan Rang tới 0,91%. Lượng vật chất hữu
cơ trung bình là 1,08% (Tuy Phong là 1,24%). Tổng độ kiềm trung bình cao nhất
trên diện tích vùng nghiên cứu là 7,28 meq/100g (Tuy Phong là 8,5 meq/100g).
Hàm lượng các nguyên tố vi lượng nhìn chung thấp hơn tiêu chuẩn cho phép
(TCCP). Nhưng vẫn có một số điểm có hàm lượng khá cao của As: ở Hòn Nhơn
(25 ppm), bắc Bắc Bình (29 ppm), tây bắc ga Sông Mao (32 ppm). Zn khá cao ở
phía đông Diên Khánh (415 ppm) và khu cầu đường sắt Phan Rang (520-549
ppm). Ngoài ra 60% mẫu ở vùng Nha Trang - Cam Ranh và Tuy Phong có hàm
lượng F cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
3. Đất trên các trầm tích nguồn gốc biển (mQ)
Các trầm tích nguồn gốc biển có diện phân bố rất rộng trong vùng nghiên cứu, tạo
nên các đồng bằng dạng xâm thực - tích tụ trước núi tới các dải đồng bằng ven
biển. Đất phủ trên các thành tạo địa chất này có thành phần cơ giới chủ yếu là đất
thịt nhẹ, cát pha và cát. Độ pH trung bình là 6,67. Trong khi đó ở trung tâm đới
khô có độ pH lớn hơn: Phan Rang 7,17. Chất dinh dưỡng tổng thấp, trung bình
0,44%. Tổng độ kiềm 6,37 meq/100g(Phan Rang 9,14), Tuy Phong 6,73. Tổng
muối tan 0,26%.
Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng trung bình thấp hơn TCCP, nhưng ở một số
nơi đã phát hiện được hàm lượng cao hơn TCCP của một số nguyên tố vi lượng
như: As (Sân bay Cam Ranh cũ 28,9 ppm), Cam Tân (56 ppm), tây bắc Hòn Nhơn
(32 ppm), Phan Thiết: Ga Mường Mán (31,5 ppm), Hồng Sơn (35,6 ppm), Hồng
Liên (36,2 ppm). Đặc biệt 15/23 mẫu ở Nha Trang, 4/12 ở Phan Rang, 6/10 ở Tuy
Phong có hàm lượng F cao hơn TCCP từ 1,2 đến 2,5 lần và ở Cam Tân tới 4,2 lần
(850 ppm).
4. Các trầm tích nguồn gốc gió (vQ)
Đây là thành tạo địa chất khá đặc trưng của đới khô; đó là những cồn cát có độ cao
khá lớn nằm dọc theo đường bờ biển ở vùng Bắc Bình và nam Phan Thiết. Thành
phần chủ yếu là cát pha sét, cát hạt mịn, có tổng độ dinh dưỡng và vật chất hữu cơ
thấp: 0,17% và 0,26%. Môi trường axit nhẹ, tổng độ kiềm chỉ là 3,43 meq/100g.
Hàm lượng trung bình các vi nguyên tố đều thấp hơn TCCP. Như vậy, có thể xác
định là đất trên các trầm tích nguồn gốc gió ở đây khá sạch, không chứa các chất
độc hại tới môi trường tự nhiên.
5. Đất trên các đá magma phun trào (J-K)
Các đá phun trào phân bố trên những diện tích rộng - hẹp khác nhau rải rác từ Nha
Trang tới Hàm Tân. Đất có màu nâu đỏ, vàng nâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là
đất thịt nhẹ, bột, sạn. Tổng lượng dinh dưỡng NPK khá cao, trung bình 0,71%.
Tổng lượng chất hữu cơ 1,14%. Đặc biệt tổng lượng kiềm trung bình cao nhất
trong vùng nghiên cứu: 8,1 meq/100g. Trong đó đáng chú ý là ở Nha Trang: 8,34
và Tuy Phong: 7,94.
Các nguyên tố vi lượng đều có hàm lượng trong TCCP; mặc dù vậy, vẫn có một số
điểm có hàm lượng đột biến của As: đčo Rù Rì: 32 ppm, Ka Lục Đŕi: 28,9 ppm,
phía tây Diên Khánh: 20,7 - 25 ppm. As đặc biệt cao ở vùng Ba Hua (Hàm Phú):
52,5 - 90,9 ppm. Hồng Phong: 26,5 ppm; và Zn ở núi Trải Lăng: 808 ppm, Ka Lục
Đŕi: 736 ppm, nam Diên Khánh: 760 ppm và 10/18 mẫu trên các đá phun trào có
hàm lượng F cao hơn TCCP và đặc biệt một mẫu ở Hòn Sạn (bắc thành phố Nha
Trang) có hàm lượng F cao gấp 3 lần TCCP.
Ngoài ra, Hg cũng đã phát hiện được với hàm lượng 3 ppm trong đất ở vùng gần
lỗ khoan nước khoáng Nha Mé (Liên Hương).
Đất trên các đá magma phun trào ở một số địa phương cần lưu ý tới hàm lượng đột
biến của As, F và có thể cả Hg.
6. Đất trên các thành tạo trầm tích lục nguyên (J ln)
Các trầm tích lục nguyên phát triển với quy mô rộng lớn là các trầm tích Jura hệ
tầng La Ngà, tập trung chủ yếu ở tây nam và tây vùng nghiên cứu.
Đất màu nâu đen, xám đen. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, sét pha, cát
pha. Tổng chất dinh dưỡng NPK cao, trung bình 1,22%. Tổng lượng chất hữu cơ
cao nhất trong vùng nghiên cứu: 1,33%. Tổng độ kiềm: 6,67 meq/100g. Các
nguyên tố vi lượng có hàm lượng cao hơn TCCP gồm có As (Núi Rã - Ninh Hải :
24 - 32 ppm, Tây Cam Ranh - Hòn Giòn: 30 - 52 ppm, núi Nhọn: 23,2 ppm). ở
vùng Nha Trang 80% mẫu phân tích có hàm lượng F vượt TCCP.
Như vậy đối với đất phủ trên các trầm tích lục nguyên cần lưu ý tới hàm lượng đột
biến của As, F ở một số điểm, các nguyên tố khác có hàm lượng thấp hơn TCCP.
Đất có tổng lượng dinh dưỡng cao, thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp.
7. Đất trên các thành tạo magma phức hệ Cà Ná
Có thành phần cơ giới thịt nhẹ, bột, sạn. Tổng chất dinh dưỡng NPK thấp: 0,46%.
Nhưng có tổng lượng chất hữu cơ khá cao: 1,25%. Tổng lượng kiềm trung bình là
6,53 ppm trong đó ở khu Phan Rang đạt tới 8,44 meq/100g. Các nguyên tố vi
lượng đáng chú ý có F trung bình là 229 ppm, trong đó Nha Trang tới 455 ppm
(2,2 TCCP). 100% số mẫu phân tích có hàm lượng F lớn hơn TCCP ở Nha Trang.
Đặc biệt đột biến tới 620 - 740 ppm ở Vĩnh Hải, 580 ở Hòn Sạn (Nha Trang).
Ngoài ra As = 31 ppm (1,5 TCCP) ở Hòn Sạn, 25,3 ppm ở ga Cà Ná. Các nguyên
tố vi lượng khác đều thấp hơn TCCP.
Bảng 2. Thành phần vật chất của đất trên các thành tạo địa chất vùng Nha
Trang - Bình Thuận
Ghi chú: * Hàm lượng trung bình trong 335 mẫu đất trên diện tích nghiên cứu (là
chỉ tiêu để so sánh).
8. Đất trên các thành tạo magma phức hệ Đèo Cả (K đc)
Ở đây đất chiếm một diện tích rất rộng lớn, tập trung chủ yếu ở phía tây và trung
tâm vùng nghiên cứu. Các chỉ tiêu về chỉ số địa hoá của đất đều thấp: NPK:
0,47%, OM: 0,69% và tổng độ kiềm không cao: 5,65 meq/100g. 100% mẫu khu
vực Nha Trang có hàm lượng F cao hơn TCCP. Đặc biệt ở Bàu Ông Gĩ F: 680
ppm (3,4 TCCP), As có một điểm duy nhất cao ở tây Núi Quýt (Cam Ranh): 27,4
ppm. Các nguyên tố vi lượng khác đều nằm trong TCCP.
9. Đất trên các đá magma phức hệ Định Quán (J đq)
Các đá magma phức hệ Định Quán chiếm một diện tích rộng lớn ở trung tâm và
phần tây diện tích nghiên cứu. Đất có màu xám nâu, xám vàng. Thành phần cơ
giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, pha bột, sạn. Tổng chất dinh dưỡng NPK là 0,55%,
OM: 0,99%. Tổng lượng kiềm thấp: 4,14 meq/100g. Các nguyên tố vi lượng đáng
chú ý là 3/5 mẫu ở khu vực Nha Trang có F lớn hơn TCCP. As cao ở tây nam Cam
Ranh: 12,6 ppm. Núi Cô Nhi (ga Mương Mán): 48,4 - 237,6 ppm. Các nguyên tố
vi lượng khác đều thấp hơn TCCP.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA HOÁ Ở ĐỚI KHÔ VÀ
BÁN KHÔ
Đặc trưng địa hoá môi trường khô và bán khô đã tạo nên những vùng dị biến kiềm.
Nước kiềm có độ khoáng hoá cao, dư thừa một số nguyên tố như Si, F và thiếu hụt
Ca. Thiếu nước cho sinh hoạt và tưới tiêu, tạo ra vùng đất trống - đồi trọc chiếm tỷ
lệ lớn ~30% diện tích vùng nghiên cứu. Một số ảnh hưởng chính về địa hoá môi
trường qua các tài liệu thu thập ở Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (về
đánh giá hiện trạng môi trường), Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư (về quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội) và những quan sát của chúng tôi bước đầu
được đánh giá như sau:
1. ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
a) Do dư thừa Si và đặc biệt là F nên trong vùng có biểu hiện về bệnh nhiễm độc
Fluor (Fluorosis). Ngoài hàm lượng F vượt giới hạn cho phép trong đất (200 ppm);
kết quả nghiên cứu đã xác định F cũng có hàm lượng trong nước vượt tiêu chuẩn
cho phép (F£ 1 mg/l):
- Nước trong thành tạo Holocen (Q2): F = 0,48-3,75 mg/l (từ 0,48
đến 3,75 lần TCCP).
2-3
- Nước trong thành tạo Pleistocen (Q1 ): F = 0,34-10 mg/l (từ 0,34
đến 10 lần TCCP).
- Nước trong thành tạo Neogen (N): F = 3,75 mg/l (lớn hơn 3,75 lần
TCCP).
- Nước trong thành tạo phun trào và xâm nhập: F = 1,1-11 mg/l (từ
1,1 đến 11 lần TCCP).
Sự dư thừa hàm lượng F là tác nhân của các căn bệnh: đốm răng, loãng xương và
trụy cột sống.
b) Vùng nghiên cứu thuộc trường địa hoá thiếu calci: hàm lượng calci trong nước
và trong đất ở vùng trung tâm khô nóng rất thấp. Tỷ số k = Ca/(Na+K) trong đất
và trong nước ở các vùng nghiên cứu Hà Nội, Đầm Hồng (Tuyên Quang), Mộc
Châu (Sơn La) và Vĩnh Hảo - Tuy Phong như sau (Bảng3):
Bảng 3. Tỷ số Ca/(Na+K) trong đất và nước ở các vùng nghiên cứu
Trong đất (kđ) Trong nước (kn)
Vùng Hà Nội 14,09 1,48
Vùng Mộc Châu 27,29 33,40
Vùng Đầm Hồng 3,09 10,87
Vùng Vĩnh Hảo - Tuy Phong 0,85 0,32
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới cho thấy: ở những vùng
khô nóng, thừa F, thiếu Ca (như ở ấn Độ, Bangladesh...) thì tỷ lệ mắc bệnh về
xương-răng là khá cao. Ngoài ra, ở vùng nghiên cứu, theo điều tra y tế học, số trẻ
em bị suy dinh dưỡng, còi xương hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao.
2. ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi
a) Phát triển cây trồng: Vùng khô hạn, thiếu nước, đất bị soda hoá, nhiễm mặn,
cát bay nên diện tích đất trống - đồi trọc còn quá lớn. Tuy vậy, ngành nông nghiệp
địa phương đã tìm ra hệ thống cây chịu hạn và ưa kiềm (cây ăn quả và cây che
phủ). Vườn cây của nhiều gia đěnh đã phát huy thế mạnh, trong đó có nho, thanh
long, điều, dưa, thuốc lá,... đã là hướng phát triển có hiệu quả của nhà nông. Các
loài cây che phủ, chịu hạn cũng đang lấp dần những vùng đất trống ở chân núi và
dải cồn cát ven biển; đó là: keo lá tràm, xoan chịu hạn, keo lai, điều, phi lao, sao
đen...
b) Phát triển chăn nuôi: ở vùng đất khô hạn khó tìm ra những trảng cỏ xanh. Đất
đai bị kiềm hoá, ít ai nghĩ tới việc phát triển ngành chăn nuôi. Thế nhưng ở ngay
trung tâm đới khô (vùng Vĩnh Hảo - Tuy Phong) với dân số tổng cộng 105.000
người tính chung cho cả huyện (huyện Tuy Phong), những đŕn bò, dê và cừu đã
phát triển tới 35.000-40.000 con, trong tương lai còn tăng hơn nữa. Loại vật bốn
chân này rất ưa kiềm, chúng ăn cây cỏ và uống nước có hàm lượng soda cao từ 1-3
g/l; có lẽ nước khoáng soda đã giúp chúng sinh trưởng tốt.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện khô nóng của khu vực từ Nha Trang đến Bình Thuận, yếu tố
quyết định tới thành phần vật chất của đất là: đá mẹ giầu kiềm đã tạo sản phẩm thứ
sinh (đất và vỏ phong hoá) có hàm lượng kiềm cao. Tính phân đới địa hình: nồng
độ kiềm (soda) chỉ cao trong đất ở đai địa hình thấp 20-50 m, đặc biệt là ở các
thung lũng giữa và trước núi. Mực nước ngầm thấp (0.1-1.2 m) thuận lợi cho quá
trình mao dẫn, bốc hơi bề mặt tạo các tích tụ muối kiềm (soda).
Kết quả nghiên cứu đã xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất nhìn
chung thấp dưới tiêu chuẩn cho phép, nhưng ở một số khu vực vẫn tồn tại hàm
lượng đáng lo ngại của F và As.
Đặc trưng địa hoá môi trường khô và bán khô đã tạo nên những vùng dị biến kiềm
(đất bị soda hoá, muối hoá) và đặc biệt là hiện trạng thừa F thiếu Ca trong đất là
nguyên nhân của các căn bệnh về răng, xương khá phổ biến ở vùng nghiên cứu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu đã đánh giá được tác động của môi
trường địa hoá khô nóng tới vật nuôi, cây trồng và sức khoẻ cộng đồng; từ đó có
cơ sở khoa học
cho những đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm phát huy lợi thế,
hạn chế tác động xấu, góp phần tích cực vào công tác quy hoạch và phát triển bền
vững tài nguyên và môi trường.
VĂN LIỆU
1. Hồ Vương Bính, Lê Văn Hiền, Phạm Hùng Thanh, Quách Đức Tín, 1996.
Đới khô Thuận Hải, một đặc trưng cơ bản về địa chất, địa hoá ở Việt Nam cần
được đầu tư nghiên cứu khai thác, sử dụng. Địa chất và Khoáng sản, 5 : 167-180.
Hà Nội.
2. Phạm Văn An, Hồ Vương Bính, 1990. Đặc điểm vỏ phong hóa vùng khô nóng
Thuận Hải và nguồn gốc thành tạo sét bentonit kiềm. KHKT địa chất, 1-2 : 72-80.
Hà Nội.
3. Vaish A.K. & Gyani K.C., 1998. Fluorosis – The chronic menace and its
remedial measure. A case study from Rajas Than, India. Cogeoenvironment
Newsletter, 1998.