Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virut sởi gây nên, lây nhiễm theo đường hô hấp và dễ lây thành dịch, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh sởi tuy đã được nhận biết từ hơn 2000 năm trước đây, nhưng đến năm 860 Zanes mới phân biệt bệnh sởi khác với bệnh đậu mùa [7]. Vài thập kỷ gần đây, Y học hiện đại đã có nhiều thành tựu trong việc phòng trừ bệnh dịch. Mặc dù vậy, cho đến nay bệnh sởi vẫn còn là một vấn đề dịch tễ nghiêm trọng. Ước tính hàng năm trên Thế giới có khoảng 50 triệu trường hợp nhiễm bệnh và trên một triệu trường hợp tử vong liên quan đến sởi [8,9].
Năm 1954, những thành công của Enders và Peebles trong việc phân lập virut sởi đã đánh dấu một bước tiến mới trong nghiên cứu bệnh sởi. Việc nghiên cứu dịch tễ học bệnh sởi đã được thực hiện trên nhiều nước và kết quả cho thấy vacxin sởi có vai trò then chốt trong việc phòng bệnh sởi. Các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng và phác đồ tiêm vacxin đã làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh sởi.
Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch sởi lại bùng nổ ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Canada, tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới châu Phi và châu Á. Việc phòng chống bệnh sởi còn gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh vẫn còn hoành hành đáng kể. Ở Việt Nam, bệnh sởi vẫn còn là bệnh nguy hiểm đối với trẻ em năm 2000 có 16.200 trẻ em mắc bệnh sởi [2]. Vì thế từ những năm 1982 vacxin sởi đã là một trong 6 vacxin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để gây miễn dịch chủ động cho trẻ em. Mục tiêu cuối cùng của chương trình này là thanh toán bệnh sởi trên toàn Thế giới. Muốn thực hiện có hiệu quả chương trình tiêm chủng thì việc đảm bảo chất lượng vacxin, trong đó có hiệu lực của vacxin là hết sức quan trọng.
Hiệu lực của vacxin sởi được thể hiện bằng hiệu giá virut và được xác định bằng khả năng gây hủy hoại tế bào cảm thụ Vero của virut vacxin. Hiệu giá là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vacxin. Vì là vacxin sống giảm độc lực, rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ nên hiệu giá của vacxin sởi dễ bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản và vận chuyển đến người sử dụng nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, do đó ngoài việc kiểm tra hiệu giá của vacxin khi mới sản xuất ra còn phải giám sát kiểm tra chất lượng, hiệu giá của vacxin trên thực địa.
Để góp phần vào việc đánh giá chất lượng vacxin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiệu giá của vacxin sởi được sản xuất tại Polyvac dùng cho thử nghiệm lâm sàng”. Nhằm giải quyết 3 mục tiêu:
1. Hiệu giá vacxin Sởi sản xuất tại Polyvac đạt tiêu chuẩn của WHO
2. Hiệu giá vacxin tại bàn tiêm thử nghiệm lâm sàng cũng đạt tiêu chuẩn của WHO
3. Biến động hiệu giá vacxin trong quá trình vận chuyển vacxin tới địa điểm tiêm
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiệu giá của vacxin sởi được sản xuất tại Polyvac dùng cho thử nghiệm lâm sàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virut sởi gây nên, lây nhiễm theo đường hô hấp và dễ lây thành dịch, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh sởi tuy đã được nhận biết từ hơn 2000 năm trước đây, nhưng đến năm 860 Zanes mới phân biệt bệnh sởi khác với bệnh đậu mùa [7]. Vài thập kỷ gần đây, Y học hiện đại đã có nhiều thành tựu trong việc phòng trừ bệnh dịch. Mặc dù vậy, cho đến nay bệnh sởi vẫn còn là một vấn đề dịch tễ nghiêm trọng. Ước tính hàng năm trên Thế giới có khoảng 50 triệu trường hợp nhiễm bệnh và trên một triệu trường hợp tử vong liên quan đến sởi [8,9].
Năm 1954, những thành công của Enders và Peebles trong việc phân lập virut sởi đã đánh dấu một bước tiến mới trong nghiên cứu bệnh sởi. Việc nghiên cứu dịch tễ học bệnh sởi đã được thực hiện trên nhiều nước và kết quả cho thấy vacxin sởi có vai trò then chốt trong việc phòng bệnh sởi. Các chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng và phác đồ tiêm vacxin đã làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh sởi.
Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch sởi lại bùng nổ ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Canada, tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới châu Phi và châu Á. Việc phòng chống bệnh sởi còn gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh vẫn còn hoành hành đáng kể. Ở Việt Nam, bệnh sởi vẫn còn là bệnh nguy hiểm đối với trẻ em năm 2000 có 16.200 trẻ em mắc bệnh sởi [2]. Vì thế từ những năm 1982 vacxin sởi đã là một trong 6 vacxin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để gây miễn dịch chủ động cho trẻ em. Mục tiêu cuối cùng của chương trình này là thanh toán bệnh sởi trên toàn Thế giới. Muốn thực hiện có hiệu quả chương trình tiêm chủng thì việc đảm bảo chất lượng vacxin, trong đó có hiệu lực của vacxin là hết sức quan trọng.
Hiệu lực của vacxin sởi được thể hiện bằng hiệu giá virut và được xác định bằng khả năng gây hủy hoại tế bào cảm thụ Vero của virut vacxin. Hiệu giá là chỉ tiêu quan trọng quyết định tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vacxin. Vì là vacxin sống giảm độc lực, rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ nên hiệu giá của vacxin sởi dễ bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản và vận chuyển đến người sử dụng nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, do đó ngoài việc kiểm tra hiệu giá của vacxin khi mới sản xuất ra còn phải giám sát kiểm tra chất lượng, hiệu giá của vacxin trên thực địa.
Để góp phần vào việc đánh giá chất lượng vacxin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hiệu giá của vacxin sởi được sản xuất tại Polyvac dùng cho thử nghiệm lâm sàng”. Nhằm giải quyết 3 mục tiêu:
Hiệu giá vacxin Sởi sản xuất tại Polyvac đạt tiêu chuẩn của WHO
Hiệu giá vacxin tại bàn tiêm thử nghiệm lâm sàng cũng đạt tiêu chuẩn của WHO
Biến động hiệu giá vacxin trong quá trình vận chuyển vacxin tới địa điểm tiêm
Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1. Virut sởi
1.1.1. Phân loại
Virut sởi là một trong 3 thành viên trong chi Morbillivirut thuộc họ Paramyxoviridae. Họ này gồm 3 nhóm
Các Paramyxovidae:
+ Para - influenza 1, 2, 3, 4
+ Virut quai bị
+ Virut gây bệnh Newcastle
+ Virut Sendai
Các virut Pneumo: Virut hợp bào đường hô hấp
Các virut Morbilli:
+ Virut sởi
+ Virut gây bệnh Carre ở chó
+ Virut dịch hạch bò
Ba virut thuộc chi Morbilli có mối liên quan chặt chẽ với nhau ở những điểm sau:
Giống nhau về hình thái, kích thước
Chúng có đặc điểm chung nổi bật là đều gây hiệu lực hủy hoại trên nuôi cấy tế bào tạo các hợp bào đa nhân, các tiểu thể trong bào tương và trong nhân
Ba virut này là các týp đơn. đều gây bệnh giống nhau trên vật chủ mẫn cảm [20]
1.1.2. Hình thái học
Những kết quả nghiên cứu dùng siêu ly tâm và kính hiển vi cho thấy các virion sởi là những hạt có vỏ bọc, hình cầu, với lõi nucleocapsid hoặc là xoắn cuộn hoặc là hình sợi chỉ. Đường kính có nhiều kích cỡ, thay đổi từ 120-150 nm, tính trung bình là 150 nm bao gồm 6 protein. Bên trong của vỏ capsid là chuỗi ARN là bộ gen di truyền được cấu tạo hình xoắn ốc với 3 protein. Vỏ ngoài cùng của virut sởi là chất glycoprotein với chất ngưng kết hồng cầu (H) hình nón là một kháng nguyên lây nhiễm quan trọng của virut sởi và protein F [1].
1.1.3. Cấu trúc kháng nguyên
Norrby và Gollman đã miêu tả 4 cấu trúc kháng nguyên khác nhau của virut sởi:
Kháng nguyên kết hợp bổ thể
Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu
Kháng nguyên tan máu
Kháng nguyên trung hòa
Trong đó, hai kháng nguyên chính để nhận biết virut sởi là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu và kháng nguyên tan máu [11].
Các nghiên cứu cho thấy kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu là kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch bảo vệ vì khi tiêm kháng nguyên ngưng kết hồng cầu tinh khiết cho người và động vật thấy xuất hiện kháng thể sởi với hiệu giá cao, giống như gây miễn dịch bằng vacxin sởi bất hoạt bởi formalin [4].
Sự tác động giữa kháng nguyên ngưng kết hồng cầu của virut sởi với hồng cầu khỉ chủ yếu là do phản ứng enzyme vì tốc độ phản ứng ngưng kết hồng cầu tăng khi nhiệt độ tăng đến 370C [3]. Rất có thể ban đầu enzyme của virut phá hủy một số cấu trúc trên bề mặt hồng cầu, sau đó các thụ thể được bộc lộ, tạo điều kiện để gây ngưng kết hồng cầu.
Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu bền vững với nhiệt độ 600C trong hơn 1 giờ, nhờ ở đặc điểm của vi rút sởi không có hoạt tính neuraminidaza [5].
Các nghiên cứu cho thấy các thụ thể do hoạt tính ngưng kết hồng cầu của vi rút sởi không bị phá hủy bởi các enzyme phá hủy thụ thể. Các kháng nguyên ngưng kết hồng cầu cũng không nhạy cảm với các enzyme ARN-aza và ADN-aza [7].
Kháng nguyên tan máu là một glycoprotein có trên bề mặt vỏ ngoài virut với chức năng dung hợp tế bào để tạo các hợp bào. Hoạt tính tan máu của virut sởi có liên quan chặt chẽ với khả năng gây hủy hoại tế bào sớm, nó giúp cho virut sởi dễ dàng xâm nhập vào bên trong tế bào và tương ứng với khả năng gây nhiễm của virut.
Kháng nguyên tan máu có pH thích hợp là 8,0 [14].
Kháng nguyên trung hòa nằm ở vỏ ngoài virut và tham gia vào phản ứng trung hòa [3,6].
1.2. Bệnh sởi
1.2.1. Chu kỳ phát triển của virut sởi trong cơ thể bệnh nhân
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa tiêm phòng. Virut sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước rất nhỏ có chứa virut sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào và họ sẽ bị lây bệnh. Một khi virut sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường nhân lên trong những tế bào đường hô hấp trên. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.
* Triệu chứng bệnh: Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với virut sởi, những triệu chứng sau đây có thể xảy ra:
- Sốt, Ho khan, Chảy nước mũi, Mắt đỏ, ....
- Những nốt rất nhỏ với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miêm mạc má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chụm vào nhau
* Diễn biến của bệnh
Giai đoạn ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi virut gây bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền triệu. Trong giai đoạn này không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.
Giai đoạn tiền triệu chứng
Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 3 đến 5 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng.
Giai đoạn phát ban
Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo [10].
Sởi không điển hình
Một số trường hợp bênh sởi biểu hiện không giống như miêu tả ở trên như trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ban có thể không điển hình. Các trường hợp này thường thấy ở bệnh nhân AIDS, hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
1.2.2. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên với virut sởi
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là biểu hiện quan trọng cả giai đoạn bệnh lý và phục hồi bệnh. Ức chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bắt đầu cùng với những biểu hiện lâm sàng của bệnh, trước khi phát ban và kéo dài trong vòng vài tuần sau khi hồi phục bệnh. Các kháng thể do đáp ứng miễn dịch tự nhiên ngay khi ban xuất hiện. Khởi đầu là IgM tiếp sau là các IgG và IgA trong huyết thanh và dịch tiết. Các kháng thể này sinh ra nhằm chống lại các kháng nguyên lạ trong cơ thể chúng đạt đỉnh cao vào ngày thứ 7 đến thứ 10 sau khi phát ban, sau đó giảm nhanh và biến mất. Các kháng thể được sinh ra để trực tiếp kháng lại các protein khác nhau của virut được phát hiện không giống nhau bằng các xét nghiệm huyết thanh học. Kháng thể với protein N được sản xuất nhanh và nhiều, được xác định ngay giai đoạn nhiễm trùng tiên phát bằng kỹ thuật kết hợp bổ thể. Chính vì sự hình thành kháng thể kháng N ở mức độ nhiều như vậy cho phép nhận định kết quả là âm tính khi không phát hiện được chúng trong huyết thanh [7]. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể chống bệnh nên ta sẽ không mắc bệnh sởi lại nữa. Nếu bạn sinh trước năm 1957, bạn thường đã có kháng thể chống bệnh dù chưa hề chủng ngừa. Ðó là vì bạn đã sống qua nhiều thời kỳ mà bệnh sởi hoành hành rất nhiều và nhiều phần bạn đã có nhiễm virut dù có thể không lộ ra. Do đó bạn đã có được miễn dịch.
1.2.3. Biến chứng của bệnh sởi
Các biến chứng thường gặp của sởi là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não. Chính các biến chứng này làm kéo dài thời gian bệnh, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Hậu quả là suy dinh dưỡng.
Viêm phổi biến chứng gây ra do chính bản thân virut sởi (viêm phổi tế bào khổng lồ). Viêm phổi do sởi ở bệnh nhân AIDS thường gây tử vong và hiếm khi có ban điển hình. Thường gặp hơn là bội nhiễm vi khuẩn gây nên viêm phổi. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu khuẩn và Hemophilus Influenzae týp b.
Viêm tai giữa là biến chứng luôn luôn phải nghĩ đến ở trẻ mắc sởi. Nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như trong viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời, viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực. Đôi khi viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng có thể đưa đến viêm tai giữa mạn tính với biến chứng nguy hiểm là viêm tai xương chủm và áp xe não.
Tiêu chảy cũng là biến chứng thường gặp sau mắc sởi, đặc biệt ở những trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A. Trẻ dễ bị mắc lỵ trực trùng và tiêu chảy kéo dài. Đôi khi do cơ thể suy kiệt, bệnh nhi dễ có nguy cơ nhiễm trùng huyết tiêu điểm từ ruột.
Viêm loét giác mạc: đây là biến chứng kinh điển và đáng sợ. Trẻ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ. Biến chứng này hiện nay cũng đã giảm rõ nhờ điều kiện dinh dưỡng được cải thiện và nhờ vào chiến dịch bổ sung vitamin A cho cộng đồng.
Sởi làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nên có thể tạo điều kiện cho thể lao tiềm ẩn tái bùng phát mạnh mẽ.
Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn.
Viêm não ước tính khoảng 1 - 2/1000 trường hợp mắc sởi. Không có mối tương quan giữa mức độ nặng của bệnh sởi với khả năng xuất hiện viêm não. Cũng không có tương quan giữa triệu chứng khởi đầu của viêm não với tiên lượng của nó. Có hai thể viêm não do sởi. Một thể là do phản ứng miễn dịch thông qua sự hình thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Một thể khác là do sự hiện diện của virut sởi tồn tại trong tế bào thần kinh gây nên viêm não chậm có thể xuất hiện 5 năm thậm chí 15 năm sau khi mắc sởi.
Các biến chứng thần kinh khác là hội chứng Guillain-Barrée, liệt nửa người, huyết khối tĩnh mạch não,... thường ít gặp [11].
1.2.4. Tình hình mắc bệnh sởi hiện nay
1.2.4.1. Tình hình mắc bệnh sởi trên Thế giới
Bệnh sởi có mặt ở khắp các nước trên Thế giới. Ở những nước tiêm phòng vacxin rộng rãi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sởi giảm xuống rõ rệt, tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh sởi dần quay chở lại và dịch sởi bắt đầu bùng nổ ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh, Trung Quốc.
Theo thống kê, kể từ năm 1995 khi áp dụng hệ thống thống kê bệnh nhân hiện đại thì số bệnh nhân sởi ghi nhận được ở Anh và xứ Wales vào năm 1998 là 56 trường hợp. Đến năm 2006 số bệnh nhân mắc loại bệnh này tăng lên đột biến: tính riêng trong năm 2006 số bệnh nhân sởi đã tăng từ 78 tới 740 trường hợp, năm 2007 đã là 990 trường hợp và trong 9 tháng đầu năm 2008 con số này đã tăng lên tới 1049 trường hợp.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30 triệu người trên toàn Thế giới bị nhiễm sởi. Chỉ tính riêng năm 2006, đã có hơn 240 ngàn người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do mắc sởi.
Sở dĩ bệnh sởi trong mấy năm trở lại đây tăng đột biến ở Anh và xứ Wales là do ngày càng nhiều các ông bố, bà mẹ hoặc là quên, hoặc là từ chối không tiêm vacxin phòng bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh rubella cho trẻ.
Mà nguyên nhân của vấn đề này là do vào năm 1998 có xuất hiện giả thiết về khả năng tự miễn dịch với bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh rubella, do đó ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lý của các bậc cha mẹ. Mặc dù khi đó, các nhà khoa học đã lên tiếng bác bỏ giả thiết này, song tỷ lệ miễn dịch ở trẻ vẫn ở mức thấp.
Người đại diện của Cơ quan Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng của Anh cho biết, việc trẻ em không tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh rubella có thể là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển nhanh của loại bệnh lây nhiễm này trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia dự đoán rằng, chỉ tính riêng ở Anh, số bệnh nhân bị bệnh sởi có thể tăng lên từ 30.000 đến 100.000 trường hợp/năm. Để ngăn chặn sự lây lan bệnh truyền nhiễm này sang các khu vực khác cần phải tiến hành tiêm vacxin mở rộng cho các em học sinh.
Bệnh sởi cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản. Riêng ở Hokkaido, trong số 541 trường hợp mắc bệnh sởi, trẻ em chiếm khoảng 17,7%, trong đó trẻ trên 6 tháng tuổi chiếm 68%, 95% số mắc bệnh đều chưa tiêm phòng vacxin. Điều đó cho thấy sự cấp bách của việc tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi dưới 1 tuổi [16].
Từ vài chục năm nay, với thuốc chích ngừa sởi, bệnh sởi ít xảy ra ở những quốc gia tiến bộ, chẳng hạn như Mỹ, nhưng vẫn còn là một ám ảnh kinh hoàng cho những người dân các nước đang phát triển. Bệnh lại rất hay lây và dễ dàng lan ra từ những người du lịch quốc tế. Hiện nay trên Thế giới có đến 30 tới 40 triệu trường hợp bệnh sởi xảy ra, gây ra hơn 750.000 cái chết.
1.2.4.2. Tình hình mắc bệnh sởi ở Việt Nam
Hầu như không một người Việt Nam nào không từng nghe nói tới bệnh sởi. Ðứa bé nào bị mọc nhiều nốt đỏ trong người cũng được cho là đang bị “ban sởi”. Một đứa bé dưới 5 tuổi có thể bị rất nhiều bệnh có kèm theo triệu chứng nổi những vết đỏ khắp người và lần nào cũng cho là lên ban, phải kiêng ra nắng gió, phải kiêng nước, nếu không thì sẽ bị “chạy hậu”.
Tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những năm qua, đây là hiệu quả của hoạt động tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên cho đến nay bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam. Thời tiết sắp chuyển sang mùa đông xuân - mùa bệnh sởi phát triển mạnh nên những hiểu biết về căn bệnh này và cách phòng chống sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn giá trị của việc phòng bệnh bằng vacxin.
Chương trình TCMR đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và mắc bệnh sởi ở Việt Nam.Tỷ lệ lưu hành bệnh sởi ở Việt Nam hiện đã giảm đến 573 lần so với trước năm 1985, thời điểm bắt đầu chương trình TCMR. Căn bệnh này đang được khống chế tốt và dự kiến sẽ bị loại trừ vào năm 2010.
Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vacxin sởi trong chương trình TCMR cũng tương tự như ở các nước trên Thế giới. Trong thời kỳ này được ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 65/100.000 người dân (năm 1981), tỷ lệ mắc cao nhất là 137,7/100.000 người dân (năm 1979) và 125,7/100.000 người dân (năm 1983) và đây là 2 đỉnh của một chu kỳ dịch sởi cách nhau khoảng từ 4-5 năm. Bệnh sởi lưu hành địa phương ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.
Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vacxin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong chương trình TCMR ở Việt Nam từ tháng 10 năm 1985. Sau 5 năm, tỷ lệ tiêm 1 liều vacxin sởi cho trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi đã tăng dần từ 19% (năm 1985) tới 89% (năm 1989) và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 người dân (năm 1986) xuống 23/100.000 người dân (năm 1989). Từ đó đến năm 2000, tỷ lệ tiêm 1 liều vacxin sởi luôn được duy trì trên 90% và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm đến mức thấp nhất là 8,55/100.000 người dân và cao nhất là 19,01/100.000 người dân (năm 1993) và 23,16/100.000 dân (năm 2000) và đây cũng là 2 đỉnh của một chu kỳ dịch sởi cách nhau khoảng từ 8 - 9 năm của thời kỳ sau khi tiêm vacxin sởi. Như vậy, sau 16 năm thực hiện tiêm 1 liều vacxin sởi cho trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống 84%, chu kỳ dịch sởi đã kéo dài gấp đôi và tỷ lệ mắc bệnh cao đã được chuyển dịch lên nhóm tuổi cao hơn. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô có nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vacxin sởi. Tình hình này cũng tương tự như ở các nước khác trên Thế giới.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay có 30 tỉnh, thành phố có người bị bệnh sởi và sốt phát ban dạng sởi; số ca dương tính sởi là 650.
Tại Hà Nội ngày 23/02 có thêm 29 ca sốt phát ban dạng sởi, tổng số từ đầu vụ dịch đến nay là 1.235 ca, trong đó 230 ca được xác định dương tính với sởi, hơn 77% số người mắc ở độ tuổi 18. Dịch sởi đã xuất hiện tại 329 xã, phường trên tất cả 29 quận, huyện của Hà Nội. Theo Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, từ đầu vụ dịch có 15 trường hợp biến chứng nặng do sởi, hiện vẫn còn năm ca nặng biến chứng viêm não, viêm màng não.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đến ngày 23/02, thành phố có 28 trường hợp mắc bệnh sởi.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau nửa tháng triển khai phòng, chống bệnh sởi ở bản Rào Tre, huyện Hương Khê và ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến nay, dịch sởi cơ bản được khống chế, không có trường hợp nào mắc thêm. Dịch sởi xuất hiện đầu tiên vào ngày 05/02 ở bản Rào Tre. Người bệnh là Hồ Thị Lý (26 tuổi). Nhưng những ngày sau đó có thêm ba người bệnh khác lây bệnh. Và một tuần sau đã có 26 trường hợp mắc bệnh, trong đó người bệnh hơn 18 tuổi là 10 người. Cũng trong thời gian này, tại huyện Nghi Xuân rải rác có ba người bệnh mắc bệnh sởi.
Từ ngày 03/02, trên địa bàn huyện Thanh Hà (Hải Dương) có hơn 20 trường hợp có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi, chủ yếu tại xã Việt Hồng, Tiền Tiến, Thanh Hải. Ðộ tuổi của người bị nhiễm bệnh chủ yếu 18-40 tuổi.
Từ đầu tháng 2 đến nay, dịch sởi phát triển nhanh tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Ðịnh. Số liệu của Sở Y tế cho biết, đến ngày 24/02 đã phát hiện 27 bệnh nhân sốt