Đề tài Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI (năm 1986). Trải qua 20 năm, đến nay, diện mạo đất nước đã có nhiều đổi thay. Những thành tựu to lớn về ngoại giao như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) lần thứ V năm 2004 và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 năm 2006, đặc biệt, quan trọng hơn là chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2007, đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia và nhiều phương tiện truyền thông đại chúng trên thế giới đã đánh giá Việt Nam “có thể trở thành con hổ mới của Châu Á”. Hoà vào dòng chảy chung ấy của đất nước, đội ngũ luật sư Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội của đổi mới và hội nhập. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Luật Luật sư được ban hành ngày 29/06/2006 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một khung pháp lý thông thoáng hơn rất nhiều cho các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài. Nếu nhìn nhận từ góc độ của các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài thì Việt Nam quả là một thị trường nhiều tiềm năng bởi những nguyên nhân sau: + Về nhu cầu, đây là thời điểm Việt Nam đang có những bước đi quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu cần có những chuyên gia tư vấn nắm vững pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế là rất lớn. + Về nguồn cung: có thể nói là thiếu trầm trọng. Sức cạnh tranh từ các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý trong nước là rất yếu bởi đội ngũ luật sư Việt Nam vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Số lượng luật sư Việt Nam có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế lại càng khiêm tốn. Hơn nữa, thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là một thị trường mới mở cửa, chưa có nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nào thực sự chiếm lĩnh và làm chủ thị trường. Vậy nên, đối với những nhà cung ứng dịch vụ pháp lý có khả năng và có tham vọng thì thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam là rất hấp dẫn. + Về khung pháp lý điều chỉnh: những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cùng với Luật Luật sư năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một khung pháp lý khá đầy đủ, thông thoáng, tạo sự an tâm về môi trường đầu tư cho các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài khi bước chân vào thị trường Việt Nam. Như vậy, có thể thấy trong tương lai thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh mẽ và sẽ sớm trở thành một đối tượng nghiên cứu rất hấp dẫn đối với các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Trên đây là những lý do khiến em quyết định lựa chọn đề tài “Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp.

doc76 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên