Khi tăng huyết áp (HA) phối hợp vớicác yếu tố nguy cơ tim mạch khác sẽ làm tăng
nguy cơ tử vong và thương tật do bệnh tim mạch
(10)
. Vì thế, khi đánh giá một bệnh
nhân (BN) tăng huyết áp luôn luôn phải xét đến các yếu tố nguy cơ đi kèm như: đái
tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá
(10)
.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp.
Các nghiên cứu này đã công bố rằng tăng trọng lượng và béo phì có ảnh hưởng rõ rệt
đối với tăng huyết áp và nồng độ cholesterol máu và có sự tương quan chặt chẽ giữa
rối loạn lipid máu và chỉ số khối cơ thể (body mass index=BMI). Ở Việt Nam, tỉ lệ
tăng huyết áp ngày càng cao nhưng số người béo phì chưa nhiều. Không có béo phì
nhiều như vậy thì rối loạn lipid máu có nhiều hay không? Mối tương quangiữa BMI
và rối loạn lipid máu trên người tăng huyết áp như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi
cần có câu trả lời cho bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt nam. Vì v ậy, chúng tôi tiến
hành làm nghiên cứu này nhằm để trả lời các câu hỏi trên.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và rối loạn lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và tình trạng
rối lọan lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả và phân tích.
Kết quả: Nghiên cứu trên 300 đối tượng tăng huyết áp chủ yếu tăng huyết áp giai
đoạn I. Trị số trung bình BMI của người tăng huyết áp là: 23,76 3,06, cao hơn hẳn
so với BMI của dân số chung. Tỉ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp là
71,67%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng CT (67,3%), kế đến tăng TG chiếm tỉ lệ
54,3% và tăng LDL-C chiếm tỉ lệ 32%, giảm HDL-C chiếm tỉ lệ thấp nhất. BMI chỉ
có tương quan với cholesterol tòan phần (hệ số r = 0,303, p=0,000) và triglyceride (hệ
số r = 0,208, p=0,000).
Kết luận: Tương quan giữa BMI với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là
ở mức tương quan thấp.
ABSTRACT
CO-RELATION BETWEEN BODY MASS INDEX AND DYSLIPIDEMIAS
IN HYPERTENSIVE PATIENTS
Tran Thi My Loan, Truong Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 61 – 66
Objectives: Find out the co-relation between body mass index and dyslipidemias in
hypertensive patients.
Methodes: descriptive and analytic methode.
Results: Objective population is 300 hypertensive patients, in which, majority is
grade I hypertension. The BMI of patients is 23.76 3,06. The percentage of
dyslipidemias is 76.67%, in which high total cholesterol, high triglyceride and high
LDL –C are 67.3%, 54.3% and 32% respectively. BMI is only co-releated with total
cholesterol (r = 0.303, p=0.000) and triglyceride (r = 0.208, p=0.000).
Conclusions: There is co-relation between body mass index and dyslipidemias in
hypertensive patients, but it is low.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi tăng huyết áp (HA) phối hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác sẽ làm tăng
nguy cơ tử vong và thương tật do bệnh tim mạch(10). Vì thế, khi đánh giá một bệnh
nhân (BN) tăng huyết áp luôn luôn phải xét đến các yếu tố nguy cơ đi kèm như: đái
tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá(10).
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp.
Các nghiên cứu này đã công bố rằng tăng trọng lượng và béo phì có ảnh hưởng rõ rệt
đối với tăng huyết áp và nồng độ cholesterol máu và có sự tương quan chặt chẽ giữa
rối loạn lipid máu và chỉ số khối cơ thể (body mass index=BMI). Ở Việt Nam, tỉ lệ
tăng huyết áp ngày càng cao nhưng số người béo phì chưa nhiều. Không có béo phì
nhiều như vậy thì rối loạn lipid máu có nhiều hay không? Mối tương quan giữa BMI
và rối loạn lipid máu trên người tăng huyết áp như thế nào? Đây cũng là một câu hỏi
cần có câu trả lời cho bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt nam. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành làm nghiên cứu này nhằm để trả lời các câu hỏi trên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả và phân tích.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân vào khám tại phòng khám tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy có huyết áp
tâm thu trên 130mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 80mmHg.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu.
Các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lipid máu như:
thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide, thuốc chẹn ß, các thuốc nội tiết tố sinh dục và các thuốc
khác như: Isotrenoid, Cyclosporin, Corticoid.
Các bệnh nhân đang trong tình trạng viêm nhiễm cấp tính, chấn thương, phẩu thuật,
bệnh lý ác tính.
Các bước tiến hành
Chọn bệnh nhân
Bệnh nhân vào khám bệnh có huyết áp tâm thu đo được trên 130mmHg hoặc huyết
áp tâm trương đo được trên 80mmHg.
Khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh, dùng thuốc trước đó, tiền sử gia đình.
Tiến hành khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI. Cho bệnh nhân
làm xét nghiệm lipid máu, thời gian làm xét nghiệm này là sáng sớm lúc đói, bệnh
nhân phải nhịn ăn trước đó ít nhất 8 giờ.
Phương pháp xét nghiệm
Việc định lượng nồng độ các chất lipid máu được sử dụng trên máy phân tích sinh
hoá Hitachi 717 ở phòng xét nghiệm sinh hoá bệnh viện Chợ Rẫy theo kỹ thuật
quang học đỉnh cuối. Nồng độ các chất cholesterol toàn phần, triglyceride, lipid,
HDL-C được tính trực tiếp trên máy phân tích sinh hoá. Còn nồng độ LDL-C được
tính theo công thức Friedewald: LDL-C = CT- (TG/5 + HDL-C)
Tiêu chuẩn xác định
* Rối loạn lipid máu được xác định theo định nghĩa NCEP III: khi có ít nhất 1 trong
những tiêu chuẩn sau:
CT≥ 200 mg%, TG ≥ 200 mg%, HDL-C < 35 mg% hoặc LDL-C ≥ 160 mg%.
* Chỉ số khối cơ thể: BMI= cân nặng / chiều cao bình phương (m).
* Tăng huyết áp được xác định theo phân loại của JNC VII(10)
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng máy vi tính với phần mềm SPSS 10.0. Các thuật
toán thống kê được sử dụng là:
1/ Tính trị số trung bình cộng.
2/ So sánh các giá trị: dùng phép kiểm T cho các biến số định lượng và phép kiểm chi
bình phương cho các biến số định tính.
3/ Tìm tương quan giữa các biến định lượng bằng phương pháp tính hệ tương quan
Pearson. Nhận định mức độ tương quan theo giá trị r:
Nếu r < 0: tương quan nghịch.
Nếu r > 0: tương quan thuận.
| r | < 0,3: tương quan thấp.
| r | từ 0,3-0,6: tương quan trung bình.
| r | > 0,6: tương quan chặt.
KẾT QUẢ
Số lượng đối tượng nghiên cứu và tỷ lệ phân bố
Trong số mẫu nghiên cứu là 300 người gồm 130 nam và 170 nữ, có tuổi trung bình là
57,53 10,488, trẻ nhất là 26 tuổi, già nhất là 82 tuổi. Trong đo, lứa tuổi từ 51- 70
chiếm đa số (65,3%).
BMI chung của toàn nhóm nghiên cứu
Bảng 1: BMI chung của toàn nhóm nghiên cứu
Số đối
tượng
nghiên
cứu
Mức
BMI
tối
thiểu
Mức
BMI
tối đa
Mức
BMI
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
300 14,87 33,66 23,7589 3,06578
Mức BMI trung bình trên đối tượng nghiên cứu là 23,7589 3,06578.
Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu theo WHO 2000
Bảng 2: Tỉ lệ % BMI theo phân loại WHO năm 2000.
BMI Tần số Tỉ lệ %
Gầy (BMI <18,5) 12 4
Bình thường
(BMI:18,5-< 23)
126 42
Có nguy cơ (BMI: 23-
<25)
37 12,3
Béo độ I (BMI: 25-
<30)
121 40,3
Béo độ II (BMI: ≥ 30) 4 1,3
Rối loạn lipid máu của đối tượng nghiên cứu
Trị số các lipid, lipoprotein máu của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Trị số trung bình các lipid, lipoprotein máu của đối tượng nghiên cứu:
Chỉ
số
lipid,
LP
CT
(n= 300)
TG
(n= 300)
HDL-C
(n= 300)
LDL-C
(n= 300)
Trị
số
trung
bình
231,2667
60,79877
224,6983
119,00240
58,05555
26,04214
131,4052
54,95715
Trị số trung bình của cholesterol toàn phần, triglycerid trên đối tượng nghiên cứu
đều tăng trên 200mg% còn trị số trung bình của HDL-C và LDL-C thì bình
thường.
Tỉ lệ rối loạn lipid, lipoprotein của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 4: Tỉ lệ % rối loạn lipid, LP theo giới tính
Đặc điểm
rối loạn
Chung(n=300)
Nam
(n=130)
Nữ
(n=170)
p
CT 200
mg%
202 (67,3%)
90
(69,23%)
112
(65,88%)
0,619
TG 200
mg%
163 (54,3%)
85
(65,38%)
78
(45,88%)
0,001
LDL-C
160mg%
106 (35,3%)
48
(36,92%)
58
(34,12%)
0,628
HDL-C <
35mg%
16 (5,33%)
12
(9,23%)
4
(2,35%)
0,017
Tổng số
rối loạn
215 (71,67%)
97
(45,12%)
118
(54,88%)
0,001
Phân loại rối loạn lipid máu theo De-gennes.
Bảng 5: Tỉ lệ rối loạn lipid máu theo phân loại De-gennes theo giới tính.
Đặc điểm Nam Nữ
Chung
(n=300)
p
rối loạn (n= 130) (n=170)
Tăng TG
đơn thuần
6
(4,62%)
2
(1,18%)
8 (2,7%) 0,001
Tăng CT
đơn thuần
11
(8,46%)
36
(21,18%)
47
(15,7%)
0,001
Tăng lipid
máu hỗn
hợp
79
(60,77%)
76
(47,71%)
155
(51,7%)
0,001
Tương quan giữa rối loạn lipid máu và BMI
So sánh trị số trung bình của lipid máu theo nhóm BMI.
Bảng 6: So sánh các trị số trung bình của lipid máu theo 2 nhóm BMI.
Chỉ
số
LP
BMI < 23 BMI 23 P
CT
210,9424
62,91123
248,8137
53,1557
0,000
TG
208,1007
108,37236
239,0280
126,05079
0,025
LDL-
C
128,2374
53,14726
134,1401
56,48510
0,354
HDL-
C
57,3165
22,4447
58,6934
28,84444
0,649
Ti lệ % rối loạn lipid máu và các chỉ số BMI.
Bảng 7: So sánh tỉ lệ % rối loạn lipid máu và các chỉ số BMI.
Rối loạn lipid
máu
Gầy (n=
12)
Bình thường (n=
126)
Có nguy cơ
(n=37)
Béo độ I
(n= 121)
Béo độ II
(n=04)
Tỉ lệ
chung
(n= 300)
Tăng CT≥ 200
mg%
05
(41,67%)
65 (51,59%) 32 (86,49%)
97
(80,17%)
03 (75%)
202
(67,33%)
Tăng TG ≥ 200
mg%
03 (25%) 59 (46,83%) 23 (62,16%)
75
(61,98%)
03 (75%)
163
(54,33%)
Tăng LDL-C ≥
160 mg%
01
(8,33%)
37 (29,37%) 15 (40,54%)
53
(43,82%)
00 (0%) 96 (32%)
Giảm HDL-C <35
mg%
00 (0%) 08 (6,35%) 00 (0%) 08 (6,61%) 00 (0%) 16 (5,33%)
So sánh tỉ lệ % rối loạn lipid máu theo 2 nhóm BMI.
Bảng 8: So sánh tỉ lệ % rối loạn lipid máu theo 2 nhóm BMI.
Rối loạn lipid máu
BMI <
23
BMI ≥
23
P
Tăng CT≥ 200
mg%
(n= 202)
70
(34,65%)
132
(65,35%)
0,000
Tăng TG ≥ 200
mg%
(n= 163)
62
(38,04%)
101
(61,96%)
0,002
Tăng LDL-C ≥ 160
mg% (n= 106)
38
(35,85%)
68
(64,15%)
0,007
Giảm HDL-C <35
mg%
(n= 16)
08
(50%)
08
(50%)
0,762
Tương quan giữa BMI với các biến số lipid, lipoprotein.
Bảng 9: Phân tích tương quan giữa BMI với các biến số lipid, lipoprotein máu.
BMI
Nam (n= Nữ (n= Chung (n=
130) 170) 300)
với
r p r p r p
CT 0,205 0,019 0,372 0,000 0,303 0,000
TG 0,098 0,267 0,276 0,000 0,208 0,000
LDL-C
-
0,034
0,697 0,076 0,325 0,026 0,658
HDL-C 0,011 0,902 0,011 0,884 0,001 0,981
BÀN LUẬN
Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu là 300 người. So với các nghiên cứu khác
như của tác giả Châu Ngọc Hoa(1), Đặng Vạn Phước(3) thì số lượng đối tượng tham
gia nghiên cứu của chúng tôi ít hơn. Tuy nhiên, cở mẩu này đảm bảo để độ chính xác
của các phép kiểm là chấp nhận được.
Bàn luận về BMI của đối tượng nghiên cứu
Về BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi trị số trung bình của BMI không phân biệt giới tính là
23,7589 3,06578 kg/m2. Khi so sánh với trị trung bình của BMI trong dân số chung
theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Chính và Trần Đình Toán(11) là 19,64
2,31 thì BMI cao ở đối tượng tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi. So sánh
với các nghiên cứu khác trị số trung bình BMI thay đổi tuỳ theo nghiên cứu như sau:
Tác giả
Trị số trung bình
BMI (Kg/m2)
Lê Thị Tuyết Phượng
(2001)
23,0
Lê Văn Trung (2002) 23,96 2,81
Chúng tôi (2005) 23,7589 3,06578
BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của
các tác giả Lê Văn Trung (năm 2002) và Lê Thị Tuyết Phượng (năm 2001) (6).
Bàn luận về phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu theo WHO 2000
- Kết quả nghiên cứu cho thấy người có thể trạng gầy, bình thường, béo đều có thể
tăng HA. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng HA ở người có nguy cơ béo phì (BMI từ 23- <25) thấp
hơn tỉ lệ tăng HA ở người béo độ I (12,3% so với 40,3%). Do đó, ở những đối tượng
có tình trạng tăng cân nên kiểm tra HA định kỳ để phát hiện sớm tình trạng tăng HA
và điều trị sớm nhằm hạn chế biến chứng của tăng HA.
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu đã bị tăng HA của chúng tôi chỉ có một số lượng ít
bệnh nhân bị béo phì độ II (chiếm 1,3%). Điều này không có nghĩa là béo phì độ II ít
bị tăng HA. Chúng ta cần có nghiên cứu khác ở các đối tượng béo phì độ II để xác
định điều này.
Bàn luận về rối loạn lipid máu của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng
huyết áp là 71,67%. Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê
với p= 0,001. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Mai năm 1997 đã cho thấy có khoảng
70% rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường(9). Theo
Huỳnh Văn Minh và cộng sự nghiên cứu năm 2000 trên bệnh nhân tăng huyết áp ở
Huế đã cho thấy có 46,2% số bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu(4). Nghiên
cứu của tác giả Lê Văn Trung năm 2002 đã kết luận tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh
nhân tăng huyết áp là 82,10%(6).
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy có hơn 2/3 bệnh nhân tăng HA có rối loạn lipid
máu. Do đo, vấn đề kiểm tra bilan mỡ ở hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp là điều cần
thiết. Vì rối loạn lipid máu xuất hiện trên bệnh nhân tăng HA sẽ làm tăng nguy cơ xơ
vữa động mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong do tim mạch nhiều nhất.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy ở bệnh nhân tăng HA có hơn 50% là có tăng
cholesterol toàn phần và/ hoặc tăng triglycerid. Có khoảng 1/3 bệnh nhân tăng HA có
tăng LDL-C. Giảm HDL-C trên bệnh nhân tăng HA chiếm tỉ lệ rất thấp (5,33%). Tác
giả Chu Vinh và cộng sự năm 2000(2) đã cho thấy ở bệnh nhân tăng huyết áp tình
trạng tăng CT thường gặp nhất, tiếp theo là tăng TG, tăng LDL-C, giảm HDL-C.
Nhận xét của tác giả Đặng Vạn Phước(3), Châu Ngọc Hoa(1) về tỉ lệ rối loạn lipid máu
khác với chúng tôi có lẽ do khác nhau về đối tượng nghiên cứu và độ tuổi nghiên cứu.
Bàn luận về mối tương quan giữa rối loạn lipid máu và BMI
Bàn lụân về so sánh các trị số trung bình của lipid máu theo BMI
Kết quả ở Bảng 12 cho thấy trị trung bình của CT ở nhóm thừa cân cao hơn nhóm
BMI bình thường có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Khi xét trị trung bình của TG và
LDL-C giữa 2 nhóm không thấy có sự khác biệt nhau. Sự khác biệt về trị trung bình
của HDL-C giữa 2 nhóm thừa cân và bình thường cũng không có ý nghĩa thống kê.
Bàn luận về so sánh tỉ lệ % rối loạn lipid máu và các chỉ số BMI
Kết quả ở Bảng 7 cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid máu tăng dần theo chỉ số BMI tăng. Ở
mức BMI có nguy cơ, tỉ lệ rối loạn lipid máu đã bắt đầu tăng vọt lên cao.
Qua kết quả Bảng 6 và 7, chúng tôi nhận thấy trị số trung bình của CT ở nhóm người
thừa cân cao hơn nhóm người bình thường. Kết hợp với tỉ lệ rối loạn của chỉ số này
cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai nhóm, lại càng khẳng định
rằng có sự liên quan giữa BMI và rối loạn lipid máu, nhất là đối với tăng CT.
So sánh với nhận xét của tác giả Lê Văn Trung(6) trên đối tượng bình thường có hoặc
không có bệnh tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch khác thì trị số trung bình của
CT và TG ở nhóm thừa cân cao có ý nghĩa thống kê chứ không phải chỉ có riêng tăng
CT như trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có lẽ do khác nhau về: (1) đối
tượng nghiên cứu, (2) phân loại đối tượng có điều trị hay không có điều trị tăng huyết
áp và thời gian điều trị tăng huyết áp.
So sánh tỉ lệ rối loạn lipid máu theo hai nhóm BMI
Qua kết quả ở Bảng 14, chúng tôi nhận thấy trên bệnh nhân tăng huyết áp thì BMI
cao hay thấp đều có thể có rối loạn lipid máu. Tuy nhiên khi BMI > 23 thì tỉ lệ rối
loạn lipid máu nhiều hơn khi BMI < 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê đối với
tăng CT và TG. Đối với tăng LDL-C và giảm HDL-C giữa hai nhóm thừa cân và bình
thường khác nhau không có ý nghĩa thống kê. So sánh kết quả này với nghiên cứu của
tác giả Lê Văn Trung(6) (tỷlệ rối loạn tăng CT, TG ở nhóm thừa cân là 70,3% và
67,6% và ở nhóm bình thường là 59,1% và 40,9%) thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.
Điều này có lẽ do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, về nghề nghiệp, về thói quen
ăn uống, sinh hoạt. Đây cũng là những yếu tố gây nhiễu đối với lipid máu và chỉ số
BMI.
Như vậy, trên bệnh nhân tăng huyết áp có thừa cân (BMI> 23) có hơn ½ đối tượng bị
rối loạn lipid máu (tăng CT và hoặc tăng TG và hoặc tăng LDL-C).
Bàn luận về tương quan giữa các thành phần lipid máu với chỉ số BMI trên
bệnh nhân tăng HA.
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 9 cho thấy:
Hệ số tương quan r giữa cholesterol toàn phần và BMI là: 0,303.
Hệ số tương quan r giữa triglycerid và BMI là: 0,208.
Hệ số tương quan r giữa LDL-C và BMI là:0,026.
Hệ số tương quan r giữa HDL-C và BMI là: 0,001.
Như vậy các chỉ số lipid máu có tương quan thuận ở mức độ thấp với chỉ số BMI và
sự tương quan này chỉ có ý nghĩa thống kê đối CT và TG.
Tham khảo các kết quả nghiên cứu khác như bảng dưới đây.
Hệ số
tương
quan r
giữa BMI
với:
Nghiên
cứu
này
Mann
J.I
Trần
Đình
Toán
Trần
Huy
Thông
Lê
Văn
Trung
CT 0,303 0,15 0,21 0,322
TG 0,208 0,30 0,20 0,03 0,353
LDL-C 0,001 0,18 0,2 0,188
HDL-C 0,026 0,17 0,236
Chúng tôi nhận thấy kết quả hệ số tương quan r giữa BMI với CT và giữa BMI với
TG của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Lê Văn Trung(6), Kamal
Rhamouni(5) và Mann J.I(7), nhưng cao hơn kết quả của tác giả Trần Đình Toán(11) và
Trần Huy Thông. Chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ có mức tương quan thấp như vậy trên
bệnh nhân tăng huyết áp ở nước ta có lẽ là do tình trạng béo phì ở Việt Nam chưa
nhiều nên tình trạng rối loạn lipid máu không cao.
Như vậy không thể dựa vào BMI để suy đoán là có rối loạn lipid máu hay không trên
bệnh nhân tăng huyết áp vì hệ số tương quan của chúng thấp.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên 300 đối tượng tăng huyết áp chủ yếu tăng huyết áp giai
đoạn I, chúng tôi rút ra một số kết luận về BMI, rối loạn lipid máu của họ như sau:
Trị số trung bình BMI của người tăng huyết áp là: 23,7589 3,06578, cao hơn hẳn so
với BMI của dân số chung.
Tỉ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp là 71,67%, trong đó chiếm tỉ lệ
cao nhất là tăng CT (67,3%), kế đến tăng TG (54,3%), tăng LDL-C (35,3%), và giảm
HDL-C chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,33%).
Tương quan giữa BMI với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là ở mức
tương quan thấp.