1. Tồn tại, hạn chế trong hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị
Hồ sơ bản vẽ QHĐT còn cồng kềnh bởi các bản vẽ thiết kế cụ thể chi tiết nhưng tính thực tiễn chưa cao. QHC và
QHPK chủ yếu sử dụng 02 bản đồ là sử dụng đất và giao thông, các bản vẽ về hạ tầng kỹ thuật ít được sử dụng,
hiệu quả không cao. Bản vẽ tổng mặt bằng sử dụng đất được sử dụng nhiều tuy nhiên ký hiệu các loại đất chưa
thống nhất với bản vẽ quy hoạch sử dụng đất của ngành tài nguyên, môi trường. Bản vẽ tổng hợp đường dây
đường ống chỉ nên quy định ở quy hoạch chi tiết. Hồ sơ thiết kế đô thị còn khó khăn trong thực hiện.
Quy hoạch chi tiết 1/500 là cơ sở để lập Thiết kế cơ sở, Lập dự án, thiết kế thi công cần thực hiện đồng bộ với
sản phẩm của thiết kế đô thị.
Thiếu các hướng dẫn cụ thể về mức độ nghiên cứu và mức độ thể hiện bản vẽ theo từng loại quy hoạch đô thị.
Cần rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ bản vẽ để xây dựng lộ trình thẩm định phê duyệt bằng hồ sơ mềm, kết hợp chuẩn
hóa số lượng hồ sơ các loại đồ án và được quản lý bằng phần mềm quản lý.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới về sản phẩm quy hoạch đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 99 . 201962
Đổi mới công tác lập quy hoạch đô thị cần phải dựa trên hệ thống pháp luật hiện hành, tính khả thi và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, hệ thống thể chế hiện có để đảm bảo khả thi trong áp dụng quy hoạch và là cơ sở quan trọng để thực hiên quy hoạch. Trong các khâu đổi mới về công tác lập quy
hoạch đô thị, việc đổi mới sản phẩm là bước cụ thể hóa toàn bộ quy trình lập quy hoạch vào bộ sản phẩm để
quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt. Vì vậy, bộ sản phẩm quy hoạch phải thể hiện rõ tư tưởng về
phương pháp, quy trình, nội dung lập quy hoạch và đảm bảo tính thực tiễn, khả thi khi thực hiện quy hoạch trong
giai đoạn phát triển mới.
1. Tồn tại, hạn chế trong hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị
Hồ sơ bản vẽ QHĐT còn cồng kềnh bởi các bản vẽ thiết kế cụ thể chi tiết nhưng tính thực tiễn chưa cao. QHC và
QHPK chủ yếu sử dụng 02 bản đồ là sử dụng đất và giao thông, các bản vẽ về hạ tầng kỹ thuật ít được sử dụng,
hiệu quả không cao. Bản vẽ tổng mặt bằng sử dụng đất được sử dụng nhiều tuy nhiên ký hiệu các loại đất chưa
thống nhất với bản vẽ quy hoạch sử dụng đất của ngành tài nguyên, môi trường. Bản vẽ tổng hợp đường dây
đường ống chỉ nên quy định ở quy hoạch chi tiết. Hồ sơ thiết kế đô thị còn khó khăn trong thực hiện.
Quy hoạch chi tiết 1/500 là cơ sở để lập Thiết kế cơ sở, Lập dự án, thiết kế thi công cần thực hiện đồng bộ với
sản phẩm của thiết kế đô thị.
Thiếu các hướng dẫn cụ thể về mức độ nghiên cứu và mức độ thể hiện bản vẽ theo từng loại quy hoạch đô thị.
Cần rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ bản vẽ để xây dựng lộ trình thẩm định phê duyệt bằng hồ sơ mềm, kết hợp chuẩn
hóa số lượng hồ sơ các loại đồ án và được quản lý bằng phần mềm quản lý.
Sản phẩm của quy hoạch đô thị cần hướng tới trở thành những bản đồ hoặc sơ đồ định hướng và kèm theo
đó là những thuyết minh thay vì đưa ra những bản vẽ thiết kế cụ thể chi tiết nhưng không có tính thực tiễn cao.
về sản phẩm quy hoạch đô thị
& TÁC GIẢ
QUY HOẠCH
Ths.kTs. CAO sYõ NIêm - Ths.ks. VUõ TUAáN VINH
* Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
ßÊi mÌi
63SË 99 . 2019
2. Các yêu cầu về đổi mới sản
phẩm quy hoạch đô thị
1. Khắc phục được tính xơ cứng của sản
phẩm quy hoạch đô thị hiện nay, đảm bảo
đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các thay
đổi của thực tiễn, tránh tình trạng thường
xuyên điều chỉnh, giảm thiểu thời gian lập
quy hoạch.
2. Sản phẩm của quy hoạch đô thị cần trở
thành những bản đồ hoặc sơ đồ định hướng
tích hợp đa ngành và kèm theo đó là thuyết
minh được giải trình cụ thể, chi tiết nội dung
và cách thức thực hiện đồ án thay vì đưa ra
những bản vẽ thiết kế cụ thể chi tiết nhưng
tính thực tiễn không cao như hiện nay.
3. Hồ sơ, sản phẩm hướng tới giảm thiểu
tính đơn năng, tăng cường tính đa năng
trong phân bố các không gian, quy hoạch
sử dụng đất của đô thị. Rút gọn, đơn giản
các bản vẽ ở quy hoạch cấp cao (cấp chiến
lược), đồng thời tăng cường nội dung chi
tiết cho các bản vẽ ở quy hoạch cấp thấp
(cấp hành động, hay còn gọi là dự án đầu
tư). Quy định rõ mức độ nghiên cứu và thể
hiện bản đồ ở mỗi loại hình QHĐT.
4. Xây dựng lộ trình thẩm định phê duyệt
bằng hồ sơ mềm kết hợp chuẩn hóa số
lượng hồ sơ các loại đồ án và được quản lý
bằng phần mềm theo hướng hiện đại.
3. Sản phẩm quy hoạch đô thị đổi
mới theo quy trình quy hoạch đô
thị đổi mới
3.1. Quy trình lập quy hoạch đô thị đổi mới
Quy trình lập quy hoạch đổi mới đã xác
định:
1. Quy trình đối với đô thị đặc biệt: 03 bước.
- Bước 1: Lập Quy hoạch chung đô thị (bao
gồm cả quy hoạch chuyên ngành hạ tầng
kỹ thuật).
- Bước 2: Lập Quy hoạch phân khu đô thị.
- Bước 3: Lập Thiết kế đô thị (Bước này
gộp Quy hoạch chi tiết và Thiết kế đô thị
riêng làm 1).
2. Quy trình đối với các đô thị còn lại: 02
bước.
- Bước 1: Lập Quy hoạch chung đô thị
(Bước này gộp Quy hoạch chung đô thị và
Quy hoạch phân khu đô thị).
- Bước 2: Lập Thiết kế đô thị (Bước này
gộp Quy hoạch chi tiết đô thị và Thiết kế
đô thị riêng).
3.2. Sản phẩm quy hoạch đổi mới.
1. Đối với đô thị loại đặc biệt: Theo quy trình
lập quy hoạch đổi mới về căn bản không
thay đổi gì nhiều so với quy trình hiện nay,
nhất là ở QHC và QHPK, nên sản phẩm
quy hoạch đô thị đối với quy hoạch đô thị
loại đặc biệt cơ bản vẫn giữ như hiện nay.
2. Đối với các đô thị còn lại: Theo quy trình
lập quy hoạch đổi mới có nhiều thay đổi,
bước QHC và QHPK được tích hợp thành
một, nên sản phẩm quy hoạch đô thị đối
với các loại đô thị này được sắp xếp lại và là
sản phẩm tích hợp của sản phẩm QHC và
QHPK (2 trong 1).
4. Thành phần hồ sơ sản phẩm
quy hoạch đô thị đổi mới
(Đối với quy hoach chung tích hợp với quy
hoạch phân khu)
4.1. Đối với hồ sơ bản vẽ
a. Thành phần hồ sơ bản vẽ QHC đô thị
hiện nay (trừ đô thị loại đặc biệt).
Quy hoπch & t∏c gi∂
SË 99 . 201964
b. Thành phần hồ sơ bản vẽ quy hoạch phân khu đô thị hiện nay
Bảng 1: Danh mục hồ sơ bản vẽ quy hoạch chung đô thị hiện nay
Bảng 2: Danh mục hồ sơ bản vẽ quy hoạch phân khu đô thị hiện nay
c. Thành phần hồ sơ bản vẽ QHC đô thị đổi mới (tích hợp quy hoạch chung và quy hoạch
phân khu).
Bảng 3: Danh mục hồ sơ bản vẽ quy hoạch chung đô thị đổi mới
4.2. Đối với hồ sơ văn bản.
(xem bảng bên)
5. Nội dung thể hiện quy hoạch
đô thị đổi mới
Công tác thể hiện bản đồ trong hồ sơ quy
hoạch chung đô thị đổi mới cần làm rõ các
yêu cầu sau đây:
- Nội dung của bản đồ (theo các hướng dẫn
chi tiết dưới đây).
- Màu sắc, đường nét, ký hiệu thể hiện trên
bản đồ (hồ sơ màu và hồ sơ đen trắng) tuân
thủ hệ thống ký hiệu tại phụ lục “Quy định
hệ thống ký hiệu bản vẽ trong hồ sơ của
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây
dựng khu chức năng đặc thù” ban hành
kèm theo Thông tư số: 12/2016/TT-BXD
ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng. Ngoài những quy định trong hệ thống
ký hiệu này, khi thể hiện bản đồ quy hoạch
đô thị còn phải tuân thủ theo các quy định
ký hiệu chuyên ngành khác có liên quan.
Trong trường hợp sử dụng các ký hiệu chưa
có trong quy định thì phải có ghi chú kèm
theo.
5.1. Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng
Tỷ lệ bản đồ 1/50.000 -1/250.000; được
thực hiện hoặc trích từ bản đồ quy hoạch
cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh. Nội dung
bản đồ cần thể hiện rõ: Vị trí, giới hạn,
phạm vi nghiên cứu; Mối quan hệ về không
gian quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật của đô
thị trong vùng; Chức năng của đô thị; Các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, có liên quan đến
đô thị lập QHC do đồ án quy hoạch cấp
trên quy định.
5.2. Các bản đồ hiện trạng (tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000)
5.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kiến
trúc cảnh quan
Xác định rõ phạm vi ranh giới, chức năng sử
dụng (đất nhóm nhà ở, công trình dịch vụ
cấp đô thị, các khu vực sử dụng hỗn hợp,
khu cây xanh, công viên, lâm viên, công
nghiệp, công trình ngầm...) đến từng ô phố
kích thước tối thiểu 300mx500m. Nếu trong
ô phố có nhiều chức năng sử dụng khác
nhau thì phải thể hiện rõ từng loại chức năng
và diện tích từng loại chức năng; Nếu khu
vực nghiên cứu nằm trên nhiều địa giới hành
chính cần thể hiện rõ ranh giới hành chính
của từng khu vực.
Phân tích, nhận diện các đặc điểm của khu
Quy hoπch & t∏c gi∂
65SË 99 . 2019
Bảng 4: Danh mục các văn bản
vực: Đặc điểm tự nhiên; Hình thái, cấu trúc
đô thị; Các công trình kiến trúc có giá trị văn
hóa, lịch sử; Các khu vực bảo tồn di tích,
các không gian văn hoá truyền thống; Các
không gian công cộng; Các khu vực có tầm
nhìn đẹp; Các yếu tố cảnh quan tự nhiên;
Các công trình ngầm. Đối với các khu vực
đặc biệt cần thể hiện chi tiết trên bản đồ tỷ
lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
Lập bảng tổng hợp hiện trạng đất đai đô thị
5.2.2. Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và môi trường (tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000):
Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và môi trường cần đảm bảo đánh giá
đầy đủ các yếu tố:
- Đặc điểm chung về hạ tầng kỹ thuật của
khu vực lập quy hoạch.
- Cao độ nền xây dựng.
- Các khu vực thường xuyên úng ngập, sạt
lở bão lũ.
- Các vấn đề về bảo vệ môi trường và biến
đổi khí hậu.
- Phân vùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện
trạng theo đặc điểm chung về kỹ thuật, về
quản lý, về chất lượng của hệ thống.
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trọng yếu
(mạng lưới đường giao thông, hệ thống thoát
nước mưa, cấp nước, cấp điện, thông tin liên
lạc, thoát nước thải).
- Các công trình đầu mối chính yếu về vị trí,
quy mô, công suất (Công trình giao thông,
thuỷ lợi, nhà máy nước, trạm xử lý nước thải,
trạm điện, trạm BTS, khu xử lý chất thải rắn,
nghĩa trang).
5.2.3. Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây
dựng (tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000):
Phân loại các loại đất theo các tiêu chí: Độ
dốc; Mức độ ngập lụt; Mức độ thuận lợi. Xác
định tỷ trọng các loại đất theo 3 mức: Thuận
lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi. Xác định và
khoanh vùng các khu vực có khả năng phát
triển đô thị thuận lợi, các vùng cảnh báo
thiên tai, ít thuận lợi, các vùng cần bảo tồn,
các vùng không nên xây dựng....
5.3. Các bản đồ quy hoạch
5.3.1. Sơ đồ khung phát triển và lồng ghép
đa ngành (tỷ lệ thích hợp)
Thể hiện tính tích hợp đa ngành bằng các
chiến lược phát triển cho thành phố. Sơ đồ
mang tính kết nối cao từ nghiên cứu chiến
lược phát triển đô thị và không gian phát triển
đô thị (CDS).
- Phân vùng phát triển kinh tế, xã hội.
- Thể hiện được các khu vực trọng yếu để
phát triển các ngành kinh tế.
- Thể hiện các khu vực động lực phát triển
(cực phát triển).
- Thể hiện các hành lang phát triển kinh tế.
- Thể hiện được mối liên kết về phát triển các
ngành kinh tế về không gian.
5.3.2. Sơ đồ cơ cấu (cấu trúc) phát triển đô thị
(tỷ lệ thích hợp)
Thể hiện rõ cấu trúc phát triển đô thị, xác
định các trung tâm tăng trưởng chính của
đô thị. Mối liên kết phát triển giữa các trung
tâm. Thể hiện rõ hệ thống giao thông chính
của đô thị; các hành lang tự nhiên trọng yếu;
Khoanh phạm vi ranh giới cơ bản của các
chức năng chính trong đô thị. Thể hiện các
mối liên hệ trụ cột của đô thị từ các chức
năng nổi trội của đô thị.
5.3.3. Sơ đồ định hướng phát triển không
gian đô thị và khung thiết kế đô thị tổng thể
(tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000)
Định hướng phát triển không gian nhằm làm
rõ hình thể của đô thị theo dự báo phát triển.
- Cần xác định rõ ranh giới phát triển đô thị
(ranh giới ngoài và ranh giới trong). Thể hiện
rõ cách tổ chức hướng tuyến, trục cảnh quan,
các công trình điểm nhấn, hệ thống không
gian mở và các chức năng trong đô thị.
- Sơ đồ hóa khung thiết kế đô thị tổng thể:
Các trục, tuyến không gian chủ đạo, các khu
trung tâm, các cụm điểm nhấn, khu vực cửa
ngõ, các hướng nhìn chính, điểm nhìn chính,
không gian và hành lang mở, không gian
công cộng. Thể hiện rõ phân vùng tầng cao,
mật độ xây dựng, các hành lang tự nhiên
trong đô thị.
5.3.4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và
phân khu chức năng cấp đô thị theo các
giai đoạn quy hoạch (tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000)
Thể hiện rõ các nội dung về quản lý sử dụng
đất cho phát triển đô thị.
- Lập bảng tổng hợp đất đai đô thị.
- Thể hiện rõ các phân khu sử dụng đất theo
định hướng phát triển không gian. Xác định
rõ ranh giới các phân khu sử dụng đất (theo
chức năng chính hoặc theo phân khu kiểm
soát phát triển). Lập bảng tổng hợp quy
hoạch các phân khu.
- Quy định các hoạt động trong các phân
khu phát triển đó.
- Mục đích chính của phân khu là đảm bảo
sẽ không xảy ra xung đột giữa các mục đích
sử dụng đất khác nhau và nhằm xác định
quy mô phát triển. Công tác phân khu cung
cấp cho các cơ quan thực hiện dự án (cả
khu vực tư nhân lẫn nhà nước) khung pháp
lý các dự án phát triển về các loại sử dụng
công trình, hệ số sử dụng đất
5.3.5. Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan các phân khu (Tỷ lệ 1/2.000 hoặc
1/5.000)
Tổ chức không gian làm rõ hình ảnh mong
muốn của tương lai. Tuy nhiên không cần
thiết phải vẽ quá chi tiết các hình khối công
trình như hiện nay mà thể hiện về định
hướng các hình khối cơ bản của công trình,
nhóm công trình mang tính chất hướng dẫn
cho thiết kế công trình khi lập dự án. Thể
hiện hình khối tập trung vào làm rõ quy mô
chiếm đất, các khoảng đặc rỗng, mức độ to
nhỏ của hình khối công trình, cụm công trình
và làm rõ khoảng lùi về mặt không gian để
quản lý xây dựng. Thể hiện rõ cách tổ chức
hướng tuyến, trục cảnh quan, các công trình
SË 99 . 201966
điểm nhấn trong khu vực, hệ thống không
gian mở, các khu vực cảnh quan đặc thù và
xác định các khu vực cần can thiệp và có tác
động về kiến trúc cảnh quan.
5.3.6. Bản đồ quy hoạch phân khu sử dụng
đất (Tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000)
- Thể hiện các quy định cơ bản về sử dụng
đất theo màu sắc, hoặc ký hiệu có chú thích
đầy đủ. Lập bảng tổng hợp quy hoạch sử
dụng đất cho toàn phân khu.
- Thể hiện rõ các tiểu phân khu sử dụng đất
theo định hướng phân khu chức năng ở tổ
chức không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh
quan. Xác định rõ ranh giới các tiểu phân
khu sử dụng đất (theo chức năng chính hoặc
theo phân khu kiểm soát phát triển). Quy
định các hoạt động trong các tiểu phân khu
phát triển. Lập bảng tổng hợp quy hoạch các
tiểu phân khu.
- Xác định chức năng sử dụng đất của từng
ô phố, đơn năng, đa năng (được xác định bởi
các đường phân khu vực).
- Phân biệt rõ khu hiện có, cải tạo và khu đất
phát triển mới.
- Đề xuất các nhóm đất cơ bản như nhóm
đất ở, nhóm đất công cộng, dịch vụ, nhóm
đất cây xanh, nhóm đất công nghiệp,
nhóm đất hạ tầng kỹ thuật, nhóm đất
đa chức năng, hỗn hợpTrên cơ sở các
nhóm đất nêu trên quy định tích hợp các
loại đất cụ thể có tính phù hợp về hoạt
động trong đô thị. Như vậy sẽ linh hoạt
trong triển khai quy hoạch chi tiết (phần
này có thể lập thành ma trận sử dụng đất
hiệu quả và linh hoạt).
5.3.7. Bản đồ quy hoạch các khu vực đặc
biệt và công trình chính đô thị (Tỷ lệ 1/2.000
hoặc 1/5.000)
Xác định vị trí, ranh giới, quy mô các khu
vực và công trình đặc biệt trên bản đồ Định
hướng không gian toàn đô thị tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000. Thể hiện các nội dung quy
hoạch để quản lý trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000
hoặc 1/5.000.
- Quy hoạch các công trình đô thị chính.
- Xác định danh mục và ranh giới các khu
vực đặc biệt.
- Nghiên cứu chi tiết các khu vực đặc biệt đã
xác định.
5.4. Các bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
5.4.1. Các sơ đồ định hướng giao thông và hạ
tầng kỹ thuật (tỷ lệ thích hợp)
Các sơ đồ định hướng giao thông và hạ
tầng kỹ thuật thể hiện trong 01 bản vẽ,
trong trường hợp các nội dung thể hiện có
sự chồng chéo giữa các ngành hạ tầng có
thể tách ra thành một vài bản vẽ riêng.
- Cần xác định rõ các phân vùng phát triển
giao thông và hạ tầng kỹ thuật: trong đó mỗi
phân vùng sẽ có các nguyên tắc phát triển,
biện pháp quản lý hoặc giải pháp thiết kế
quy hoạch riêng.
- Sơ đồ hóa khung giao thông và hạ tầng kỹ
thuật bao gồm các trục, tuyến, công trình hạ
tầng trọng điểm của toàn đô thị
5.4.2. Bản đồ quy hoạch các công trình hạ
tầng kỹ thuật chính đô thị (tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000)
Xác định vị trí, ranh giới, quy mô và phương
án quy hoạch các công trình giao thông và
hạ tầng kỹ thuật chính đô thị trên bản đồ tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Quy hoạch các công trình giao thông và hạ
tầng kỹ thuật chính đô thị
- Xác định danh mục và quy mô, ranh giới
các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật
Bảng 5: Các phân khu sử dụng đất được xác định trong nội dung sau
Bảng 6: Các loại hình công trình sử dụng và khống chế trong các khu vực sử dụng đất cấp đô thị
(Nguồn: Cupcup)
67SË 99 . 2019
chính đô thị
- Phương án quy hoạch chi tiết các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật chính đô thị (bao
gồm các yêu cầu về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường).
5.4.1. Bản đồ quy hoạch chỉ giới xây dựng đô thị (tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000)
Xác định chỉ giới đỏ, chỉ giới xanh và chỉ giới xám (có thể tách thành các bản đồ riêng hoặc
ghép chung với nhau) trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Trong đó:
- Chỉ giới đỏ: nhằm xác định ranh giới xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật
chính đô thị.
- Chỉ giới xanh: nhằm xác định ranh giới các khu vực dành cho không gian xanh, mặt nước và
không gian nước (vùng bán ngập, hành lang thoát lũ )
- Chỉ giới xám: nhằm xác định ranh giới các khu vực cấm xây dựng và ranh giới các hành
lang bảo vệ (bao gồm khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường - nếu có).
Kết luận
Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 lần đầu tiên đã xác định hệ thống quy hoạch
quốc gia. Theo tinh thần của Luật, Quy hoạch đô thị cơ bản là quy hoạch điều tiết các hoạt
động phát triển đô thị. Do đó yếu tố tích hợp đa ngành trong quy hoạch đô thị ngày càng rõ
nét đòi hỏi cần có đổi mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý phát triển mới. Việc đổi mới sản
phẩm quy hoạch đô thị đã phản ánh rõ nét về việc đổi mới quy trình, nội dung trong đề xuất
đổi mới toàn diện công tác lập quy hoạch đô thị.
Tài liệu Tham khảo:
1. Luật Quy hoạch.
2. Luật Xây dựng.
3. Luật Quy hoạch đô thị.
4. Luật sửa đổi một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch.
5. Dự án nâng cao năng lực lập và quản lý quy hoạch đô thị (Cupcup).
6. Tài liệu khảo sát, đánh giá công tác lập và thực hiện quy h