Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định việc thay đổi thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến các chỉ số khách quan của tình trạng béo phì ở trẻ vị thành niên trong thời gian 5 năm hay không? Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 5 năm được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2009. Chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo, bề dày các nếp gấp da cùng với thời gian dành cho hoạt động thể lực, xem tivi và cho việc ngủ hàng ngày của trẻ cùng với thói quen ăn uống được thu thập hàng năm từ 759 học sinh cấp II TPHCM. Trẻ có thời gian ngủ ít hơn 6g/ngày vào lúc đầu nghiên cứu (64 trẻ/759 trẻ) được chia thành hai nhóm: nhóm tăng thời gian ngủ để đảm bảo đủ ≥8giờ/ngày vào lúc kết thúc nghiên cứu (n =34); và nhóm trẻ vẫn duy trì thói quen ngủ 6giờ/ngày hay ít hơn (n=30). Nhóm trẻ có thời gian ngủ đủ (≥8giờ/ngày) từ lúc đầu nghiên cứu cho đến kết thúc nghiên cứu (n=695) được xem như là “nhóm chứng”. Sự thay đổi của các chỉ số của tình trạng béo phì cho mỗi nhóm có thời gian ngủ khác nhau được so sánh bằng ANOVA. Mô hình hồi qui đa biến GLLAMM được áp dụng để khảo sát mối liên quan dọc giữa thay đổi BMI và các yếu tố nguy cơ bằng STATA 12.0 Kết quả: Hai nhóm trẻ có thời gian ngủ ngắn có các đặc điểm lúc bắt đầu nghiên cứu giống nhau. Tuy nhiên, qua 5 năm khảo sát nhóm trẻ có thời gian ngủ ít và vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này cho đến kết thúc nghiên cứu có sự gia tăng BMI và mỡ cơ thể hơn nhóm trẻ có thời gian ngủ ít vào lúc bắt đầu nghiên cứu nhưng có cải thiện thời gian ngủ (1,21±0,33 kg/m2 và 2,36±0,54 kg, p<0,05), sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố liên quan khác. Chúng tôi không thấy sự khác biệt một cách có ý nghĩa trong các chỉ số của tình trạng béo phì giữa “nhóm chứng” và nhóm có thời gian ngủ ngắn nhưng tăng thời gian ngủ lên dần. Phân tích đa biến cho thấy sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu khác, việc thay đổi thói quen ngủ làm BMI giảm đi 0,48. Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý rằng việc thay đổi thời gian ngủ từ ít sang đầy đủ có thể làm nhẹ bớt tình trạng tăng lượng mỡ cơ thể.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia tăng thời gian ngủ có liên quan với việc giảm tình trạng béo phì ở trẻ vị thành niên có thời gian ngủ ít?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 153
GIA TĂNG THỜI GIAN NGỦ CÓ LIÊN QUAN
VỚI VIỆC GIẢM TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
CÓ THỜI GIAN NGỦ ÍT?
Tăng Kim Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định việc thay đổi thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến các chỉ số
khách quan của tình trạng béo phì ở trẻ vị thành niên trong thời gian 5 năm hay không?
Phương pháp: Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 5 năm được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2009.
Chiều cao, cân nặng, chu vi vòng eo, bề dày các nếp gấp da cùng với thời gian dành cho hoạt động thể lực,
xem tivi và cho việc ngủ hàng ngày của trẻ cùng với thói quen ăn uống được thu thập hàng năm từ 759 học
sinh cấp II TPHCM. Trẻ có thời gian ngủ ít hơn 6g/ngày vào lúc đầu nghiên cứu (64 trẻ/759 trẻ) được chia
thành hai nhóm: nhóm tăng thời gian ngủ để đảm bảo đủ ≥8giờ/ngày vào lúc kết thúc nghiên cứu (n =34);
và nhóm trẻ vẫn duy trì thói quen ngủ 6giờ/ngày hay ít hơn (n=30). Nhóm trẻ có thời gian ngủ đủ
(≥8giờ/ngày) từ lúc đầu nghiên cứu cho đến kết thúc nghiên cứu (n=695) được xem như là “nhóm chứng”.
Sự thay đổi của các chỉ số của tình trạng béo phì cho mỗi nhóm có thời gian ngủ khác nhau được so sánh
bằng ANOVA. Mô hình hồi qui đa biến GLLAMM được áp dụng để khảo sát mối liên quan dọc giữa thay
đổi BMI và các yếu tố nguy cơ bằng STATA 12.0
Kết quả: Hai nhóm trẻ có thời gian ngủ ngắn có các đặc điểm lúc bắt đầu nghiên cứu giống nhau. Tuy
nhiên, qua 5 năm khảo sát nhóm trẻ có thời gian ngủ ít và vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này cho đến kết thúc
nghiên cứu có sự gia tăng BMI và mỡ cơ thể hơn nhóm trẻ có thời gian ngủ ít vào lúc bắt đầu nghiên cứu nhưng
có cải thiện thời gian ngủ (1,21±0,33 kg/m2 và 2,36±0,54 kg, p<0,05), sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố liên quan
khác. Chúng tôi không thấy sự khác biệt một cách có ý nghĩa trong các chỉ số của tình trạng béo phì giữa “nhóm
chứng” và nhóm có thời gian ngủ ngắn nhưng tăng thời gian ngủ lên dần. Phân tích đa biến cho thấy sau khi
hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu khác, việc thay đổi thói quen ngủ làm BMI giảm đi 0,48.
Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý rằng việc thay đổi thời gian ngủ từ ít sang đầy đủ có thể làm nhẹ bớt tình
trạng tăng lượng mỡ cơ thể.
Từ khóa: tình trạng béo phì, mỡ cơ thể, thời gian ngủ, trẻ vị thành niên
ABSTRACT
LONGER SLEEP DURATION ASSOCIATES WITH LOWER ADIPOSITY GAIN
IN SHORT SLEEPER ADOLESCENTS
Tang Kim Hong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 153 ‐ 158
Objective: To verify whether an increase in sleep duration over 5 years could impact objective indicators of
adiposity in adolescents.
Methods: A 5‐year prospective cohort study was conducted between 2004 and 2009. Height, weight, waist
circumferences and skinfold measures as well as time spent for physical activity, TV viewing and sleeping time as
well as eating behaviors were collected annually among 759 junior high school students in Ho Chi Minh City.
Short sleeper with less than 6hours/day at the baseline (64/759 adolescents) were divided into two groups: those
* Bộ môn Dịch tễ học cơ bản ‐ dân số học ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả liên lạc: TS BS Tăng Kim Hồng , ĐT: 0903350503, Email: hongutc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 154
who increased their sleep duration to 8hours/day or more at year 5 (n=34); and those who maintained their short
sleep duration habits (n=30). Students who reported sleeping ≥ 8hours/day at both baseline and year 5 (n=695)
were used as a control group. Change in adiposity indicators for each sleep‐duration group was compared using
ANOVA. Multivariate regressions with generalized linear latent and mixed models were applied to assess
longitudinal relationship between BMI and other risk factors using STATA 12.0.
Results: The two short‐sleep‐duration groups had similar baseline characteristics. However, short‐duration
sleepers who maintained their short sleep duration experienced a greater increase BMI and body fat over the 5‐
year follow‐up period than short duration sleepers who increased their sleep duration (1,21±0,33 kg/m2 and
2,36±0,54 kg, respectively, p<0,05), after adjustment for other covariates. We found no significant difference in
adiposity changes between the control group and short‐duration sleepers who increased their sleep duration. After
adjustment for other confounders in multivariate analysis, changing sleeping habit was associated with a
reduction in BMI of 0.48.
Conclusion: This study suggests that shifting sleep duration from a short to a healthier length is associated
with an attenuation of body fat gain.
Key words: Adiposity, body fat, sleep duration, adolescents
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã có nhiều bằng chứng chứng minh thời
gian ngủ ít là cũng một yếu tố nguy cơ của tình
trạng béo phì(14,13). Kết quả của những nghiên
cứu tiền cứu cũng đã cho thấy rằng thời gian
ngủ ít có liên quan với việc tăng cân và tăng tỷ
suất mới mắc béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành
niên(1,7). Có nghiên cứu còn tìm thấy rằng cứ với
mỗi giờ ngủ tăng thêm sẽ làm giảm khả năng
béo phì 80%(8).
Ngủ đủ giấc là một yếu tố đánh giá sức khỏe
và hành vi liên quan đến sức khỏe của trẻ vị
thành niên(3). Vì thiếu ngủ mãn tính đang trở
thành một đặc tính thường thấy của cuộc sống
hiện đại, những nghiên cứu nhằm khảo sát mối
liên hệ giữa việc ngủ ít và béo phì là rất cần
thiết. Đồng thời, cũng cần có những nghiên cứu
khảo sát ảnh hưởng của việc gia tăng thời gian
ngủ với việc giảm nguy cơ tăng trọng để từ đó
có những khuyến cáo thích hợp về thời gian ngủ
hàng ngày cho trẻ em. Cho đến nay, có rất ít
nghiên cứu quan sát khảo sát ảnh hưởng này, do
đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt dọc trong
5 năm trên trẻ vị thành niên nhằm tìm hiểu xem
việc gia tăng thời gian ngủ có hiệu quả gì không.
Giả thiết nghiên cứu đặt ra là việc thay đổi thời
gian ngủ từ ít (≤ 6giờ/ngày) sang đầy đủ
(≥8giờ/ngày) có thể làm nhẹ bớt tình trạng tăng
lượng mỡ cơ thể.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng được khảo sát trong đề tài
này là những học sinh cấp II TPHCM tham gia
trong nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu 5 năm được
thực hiện từ năm 2004 đến năm 2009, với 5 lần
thu thập số liệu, mỗi lần cách nhau một năm,
nhằm tìm các yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ vị
thành niên. Chi tiết của nghiên cứu đoàn hệ này
cũng như việc chọn mẫu và tính cở mẫu cần
thiết đã được trình bày trong một bài báo công
bố trước đây(12). Thời gian trung bình dành cho
ngủ nếu ≤ 6giờ/ngày thì được gọi là “ngủ ít”(15).
Những học sinh “ngủ ít” vào lúc đầu nghiên
cứu (64 trẻ/759 trẻ) được chia thành hai nhóm:
nhóm trẻ vẫn duy trì thói quen ngủ ít sau 5 năm
(n=30) là nhóm 1, và nhóm tăng thời gian ngủ để
đảm bảo đủ (≥ 8giờ/ngày) vào lúc kết thúc
nghiên cứu (n =34) là nhóm 2. Vì thời gian ngủ
đủ đã được chứng minh là có liên quan với việc
phòng ngừa một số bệnh thông thường(6) nên
trong nghiên cứu này chúng tôi so sánh thêm
với một “nhóm chứng” có thời gian ngủ đủ (≥
8giờ/ngày) (n=695) (nhóm 3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 155
Thu thập số liệu
Chiều cao học sinh được đo bằng thước đo
chiều cao đứng (Microtoise) với độ chính xác
đến 0,1 cm khi học sinh không mang giày và
đứng thẳng, tựa gót, mông, chẩm đầu vào mặt
phẳng cứng. Cân nặng học sinh được đo bằng
cân điện tử (Tanita) với độ chính xác đến 0,1
kg khi học sinh không mang giày và mặc đồng
phục nhẹ. Chu vi vòng eo (CVVE) được đo tại
đường giữa điểm thấp nhất của xương sườn
và giới hạn trên của mào chậu, với độ chính
xác đến 0,1 cm. Bề dày nếp gấp da (BDNGD)
được đo tại 4 điểm: tam đầu, sau vai, bụng và
bắp chân, mỗi điểm đo 2 lần. BDNGD tại mỗi
điểm là trung bình cộng của 2 lần đo. Với mỗi
đối tượng nghiên cứu, số đo trung bình của
BDNGD là trung bình cộng của số đo BDNGD
tại 4 điểm nêu trên. Trình độ học vấn của mẹ
và kinh tế gia (đánh giá qua các loại vật dụng
sẵn có trong nhà) được thu thập bằng bảng
câu hỏi (BCH). BCH cũng được dùng để thu
thập thông tin về thời gian trung bình mỗi
ngày dành cho hoạt động vừa và nặng, cho
xem tivi và thời gian dành cho ngủ cũng như
thói quen về ăn uống của học sinh.
Phân tích số liệu
Đặc tính của các đối tượng vào lúc đầu
nghiên cứu được so sánh giữa 3 nhóm (có tăng
thời gian ngủ, không tăng thời gian ngủ và
nhóm chứng) bằng phép kiểm ANOVA (đối với
biến số định lượng) hay chi bình phương (đối
với biến số định tính), sau đó phép kiểm Scheffe
được sử dụng để so sánh từng cặp (biến số định
lượng). Kinh tế gia đình được đánh giá dựa vào
chỉ số tài sản (Wealth Index) ‐ được tính dựa vào
phương pháp phân tích thành phần chủ yếu
(principal component analysis) và có cân nhắc
đến tỷ trọng của từng thành phần khi tính
toán(4). Trình độ học vấn của mẹ được xem là
“cao” khi mẹ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở
lên. Việc ăn rau/quả, uống nước ngọt được định
nghĩa là thường xuyên khi trẻ ăn hay uống gần
như mỗi ngày. Do nghiên cứu sử dụng phương
pháp chọn mẫu cụm nhiều bậc và số liệu của
từng đối tượng được thu thập nhiều lần trong
quá trình nghiên cứu 5 năm, mô hình hồi qui
tuyến tính đa biến GLLAMM (generalized linear
latent and mixed models) được áp dụng nhằm
khảo sát mối liên quan dọc giữa thay đổi BMI và
các yếu tố nguy cơ. Số liệu được xử lý bằng
STATA 12.0.
KẾT QUẢ
Trong số 759 trẻ (của cả 3 nhóm) được khảo
sát vào năm 2004, chúng tôi chỉ còn lại 585 trẻ
vào lúc kết thúc nghiên cứu. Tỷ lệ bỏ cuộc là
23%. Phân tích các đặc tính vào lúc bắt đầu
nghiên cứu của nhóm trẻ bỏ cuộc và nhóm còn
lại trong nghiên cứu thì thấy không khác nhau
một cách có ý nghĩa. Trong số trẻ bỏ cuộc không
tham gia nghiên cứu đến năm cuối cùng, có 3 trẻ
thuộc nhóm 1 (còn 27 trẻ), 7 trẻ thuộc nhóm 2
(còn 27 trẻ) và 164 trẻ thuộc nhóm 3 (còn 531
trẻ). Đặc tính của các đối tượng vào lúc bắt đầu
nghiên cứu được mô tả ở Bảng 1. Kết quả cho
thấy 2 nhóm có thời gian ngủ ít có đặc tính
không khác biệt nhau một cách có ý nghĩa.
Ngược lại, nhóm chứng có thời gian ngủ dài hơn
rõ rệt. Thời gian dành cho hoạt động thể lực của
nhóm chứng hoàn toàn thấp hơn, trong khi thời
gian xem tivi thì nhiều hơn 2 nhóm có thời gian
ngủ ít vào lúc bắt đầu nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm của các nhóm đối tượng ‐ phân chia theo thời gian ngủ lúc bắt đầu nghiên cứu (n=759)
Nhóm có thời gian ngủ ít (≤ 6giờ/ngày) Nhóm có thời gian
ngủ đủ (≥ 8giờ/ngày)
(n=695)
Không tăng thời gian ngủ vào
cuối nghiên cứu (n=30)
Có tăng thời gian ngủ vào
cuối nghiên cứu (n=34)
n ( %) n ( %) n ( %)
Giới tính
Nam
Nữ
15 (50,0%)
15 (50,0%)
18 (52,2%)
16 (47,8%)
355 (51,1%)
340 (48,9%)
TB ± ĐLC* TB ± ĐLC* TB ± ĐLC*
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 156
Nhóm có thời gian ngủ ít (≤ 6giờ/ngày) Nhóm có thời gian
ngủ đủ (≥ 8giờ/ngày)
(n=695)
Không tăng thời gian ngủ vào
cuối nghiên cứu (n=30)
Có tăng thời gian ngủ vào
cuối nghiên cứu (n=34)
Tuổi (năm) 11,8 ± 0,6 11,7 ± 0,7 11,8 ± 0,6
Cân nặng (kg)
BMI (kg/m2)
BDNGD** (cm)
CCVE*** (cm)
50,3 ± 12,6
19,1 ± 2,1
14,3 ± 5,9
65,8 ± 9,1
50,9 ± 12,7
18,9 ± 2,6
14,1 ± 5,6
63,9 ± 9,6
48,9 ± 13,3
17,7 ± 2,3
13,9 ± 5,6
60,5 ± 5,8
Thời gian ngủ (giờ/ngày) 5,6 ± 0,4 5,7 ± 0,2 8,1 ± 0,4
Thời gian dành cho hoạt động
thể lực (phút/ngày)
44,8 ± 44,3 45,2 ± 41,2 39,4 ± 28,5
Thời gian xem tivi (phút/ngày) 75,7 ± 56,3 73,3 ± 55,4 85,3 ± 50,7
*TB± ĐLC = Trung bình±Độ lệch chuẩn, **BDNGD = Bề dày nếp gấp da, ***CVVE = Chu vi vòng eo
Qua 5 năm khảo sát, nhóm 1 có sự gia tăng
BMI và mỡ cơ thể hơn nhóm 2 (1,21±0,33 kg/m2
và 2,36±0,54 kg, p<0,05). Tuy nhiên CVVE không
khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm 1 và nhóm 2.
Các chỉ số của tình trạng béo phì không khác
biệt một cách có ý nghĩa giữa nhóm 2 và nhóm
3. Thời gian dành cho hoạt động thể lực vừa và
nặng không khác biệt một cách có ý nghĩa giữa
nhóm 1 và 2. Thay đổi thời gian ngủ qua 5 năm
của nhóm 1 là 0,13±0,24 giờ/ngày và của nhóm 2
là 1,63±0,53 giờ/ngày (Bảng 2).
Bảng 2: Thay đổi về thời gian ngủ, BMI, bề dày nếp gấp da, chu vi vòng eo của các nhóm đối tượng trong thời
gian 5 năm
Nhóm có thời gian ngủ ít
(≤ 6giờ/ngày)
Nhóm có thời gian
ngủ đủ (≥ 8giờ/ngày)
(n=695) Không tăng thời gian ngủ
vào cuối nghiên cứu (n=30)
Có tăng thời gian ngủ vào
cuối nghiên cứu (n=34)
TB ± ĐLC* TB ± ĐLC* TB ± ĐLC*
Thay đổi thời gian ngủ (giờ/ngày) 0,13±0,24 1,63±0,53 2,22±0,36
Thay đổi BMI 2,16±0,55 0,95±0,49 0,78±0,43
Thay đổi BDNGD 3,78±1,86 1,47±0,78 1,13±0,89
Thay đổi CVVE 3,21±2,43 2,83±2,02 2,47±1,99
*TB± ĐLC = Trung bình±Độ lệch chuẩn, **BDNGD = Bề dày nếp gấp da, ***CVVE = Chu vi vòng eo
Bảng 3 trình bày mô hình thể hiện mối liên
quan dọc giữa việc tăng thời gian ngủ (thay đổi
thói quen từ ngủ ít sang ngủ đủ) và BMI lúc kết
thúc nghiên cứu. Số liệu được trình bày với sự
có mặt (mô hình đa biến 2) và không có mặt của
biến số BMI (mô hình đa biến 1) ở thời điểm bắt
đầu nghiên cứu để đánh giá tác động của việc
thay đổi thời gian ngủ lên BMI ở lúc kết thúc
nghiên cứu. Các biến số giới tính (nữ), trình độ
học vấn của mẹ (cao), kinh tế gia đình (khá giả),
thời gian xem tivi, thường xuyên uống nước
ngọt có ga có liên quan thuận với sự thay đổi
BMI, trong khi các biến số hoạt động thể lực,
thay đổi thói quen ngủ (từ ngủ ít sang ngủ đủ
vào lúc kết thúc nghiên cứu), thường xuyên ăn
rau quả làm giảm BMI lúc kết thúc nghiên cứu.
Sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu
khác, việc thay đổi thói quen ngủ làm giảm BMI
khoảng 0,48.
Bảng 3: Hệ số hồi qui tuyến tính (và khoảng tin cậy 95%) của mô hình thể hiện mối liên quan dọc giữa thời gian
ngủ và BMI lúc kết thúc nghiên cứu với các biến số khác ở những trẻ ngủ ít (n=64)
Biến số Phân tích đơn biến Phân tích đa biến
Hệ số beta (β) (KTC 95%) Mô hình 1*
Hệ số beta (β) (KTC 95%)
Mô hình 2*
Hệ số beta (β) (KTC 95%)
BMI lúc bắt đầu nghiên cứu 0,97 (0,87 - 1,15) - 0,91 (0,81 - 1,09)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 157
Biến số Phân tích đơn biến Phân tích đa biến
Hệ số beta (β) (KTC 95%) Mô hình 1*
Hệ số beta (β) (KTC 95%)
Mô hình 2*
Hệ số beta (β) (KTC 95%)
Thời gian ngủ (vẫn ngủ ít so với tăng
thời gian ngủ)
−0,51 (−1,06 - −0,07) −0,48 (−0,96 - −0,01) −0,32 (−0,72 - −0,06)
Giới tính (nữ so với nam) 0,45 (0,19 - 0,79) 0,53 (0,09 - 0,67) 0,65 (0,14 - 1,09)
Trình độ học vấn của mẹ (cao so với
thấp)
0,52 (0,09 - 1,23) 0,56 (0,12 - 1,38) 0,59 (0,08 - 0,93)
Kinh tế gia đình (giàu so với không
giàu)
0,10 (0,06 - 0,26) 0,12 (0,05 - 0,19) 0,11 (0,01 - 0,22)
Thời gian dành cho hoạt động thể lực
(phút/ngày)
−0,25 (−1,12 - −0,55) −0,27 (−1,29 - −0,38) −0,19 (−1,21 - −0,34)
Thời gian xem tivi (phút/ngày) 0,31 (0,03 – 0,61) 0,26 (0,06 – 0,48) 0,15 (0,01 - 0,22)
Uống nước ngọt có ga (thường xuyên
so với không thường xuyên)
1,25 (0,71 – 1,52) 1,28 (0,33 – 1,73) 1,19(0,58 – 1,54)
Ăn rau quả (thường xuyên so với
không thường xuyên)
−0,14(−0,23 - −0,07) −0,12 (−0,24 - −0,06) −0,15 (−0,21 - −0,09)
* Mô hình 1 không tính đến BMI của đối tượng lúc bắt đầu nghiên cứu, mô hình 2 có tính BMI lúc bắt đầu nghiên cứu
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy việc tăng thời
gian ngủ từ ngủ ít sang ngủ đủ sẽ làm giảm
nhẹ bớt tình trạng tăng trọng. Cơ chế giải thích
ảnh hưởng của thời gian ngủ ít lên sự tăng
trọng của cơ thể vẫn còn đang được xem xét.
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ
làm giảm lượng leptin trong máu, đồng thời
tăng lượng ghrelin và cortisol, làm mất sự cân
bằng glucose trong máu, kích hoạt hệ thống
orexin, và tất cả những điều này sẽ làm tăng
sự ngon miệng và tác động lên sự điều hòa
lượng thực phẩm lấy vào(17,16). Thiếu ngủ có thể
đưa đến tình trạng tăng trọng và béo phì bằng
cách gia tăng thời gian “dư thừa” để ăn và làm
cho việc duy trì lối sống khỏe mạnh tích cực
trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt nếu trong nhà
luôn có sẵn thức ăn, lượng năng lượng lấy vào
cơ thể có thể tỷ lệ thuận với thời gian thức,
nhất là khi trẻ có thói quen ăn vặt và phần lớn
thời gian thức là dành cho các hoạt động tĩnh
như xem tivi, lướt mạng internet v.v..(2). Thêm
vào đó, tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ có thể
làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực nói
chung. Từ những bằng chứng cho thấy việc
ngủ đủ có thể là một yếu tố quan trọng giúp
làm giảm cân, chúng ta có thể thấy rằng can
thiệp để giải quyết béo phì không chỉ nên tập
trung vào ăn uống và hoạt động thể chất là đủ.
Trẻ ngủ ít thật sự bị tăng nguy cơ béo phì.
Trong nghiên cứu này với 1 giờ tăng thời gian
ngủ trẻ sẽ giảm BMI 0,48 vào năm thứ 5. Kết
quả của nghiên cứu này tương tự với nhiều
nghiên cứu cắt dọc khác, trong đó, nguy cơ
thừa cân béo phì của trẻ giảm với thời gian
ngủ tăng lên (nguy cơ tương đối dao động từ
0,65 đến 0,8)(11,9). Ngoài ra các yếu tố nguy cơ
của tăng BMI được tìm thấy trong nghiên cứu
này cũng tương tự như những nghiên cứu
khác trên thế giới(5,1,7)
Điểm mạnh của nghiên cứu này là thiết kế
nghiên cứu cắt dọc và việc sử dụng nhiều chỉ số
đánh giá khách quan tình trạng béo phì của cơ
thể. Tuy vậy, đề tài cũng có một số hạn chế.
Trước hết, việc đánh giá thời gian ngủ dựa vào
bảng câu hỏi nên ít nhiều cũng bị sai lệch do nhớ
lại. Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi
không khảo sát tại sao và làm thế nào những đối
tượng ngủ ít lại tăng thời gian ngủ. Đây cũng là
một vấn đề lý thú cần tìm hiểu sâu thêm. Và một
số yếu tố khác có thể liên quan như bệnh đái
tháo đường không được khảo sát trong nghiên
cứu này.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy việc tăng
thời gian ngủ từ ≤ 6giờ/ngày lên ≥ 8giờ/ngày đã
làm giảm bớt sự tăng trọng của cơ thể. Tuy vậy,
chúng ta thật sự cần phải thực hiện thêm các thử
nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để đánh giá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 158
hiệu quả của việc tăng thời gian ngủ lên sự cân
bằng năng lượng, sự ngon miệng và chuyển hóa
của cơ thể.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ của Ban
Giám hiệu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Ban
Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trong việc triển khai
đề tài. Chúng tôi hết sức cám ơn sự hỗ trợ tích cực của các nhân
viên khoa Dinh dưỡng Cộng đồng – Trung tâm Dinh dưỡng
TPHCM, các bạn cộng tác viên của chương trình đã giúp chúng
tôi hoàn thành nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn Sở Giáo dục
TPHCM, Ban Giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm các lớp thuộc 18
trường PTCS TPHCM được chọn tham gia trong nghiên cứu
này. Số liệu phân tích trong bài báo này được rút ra từ kết quả
của nghiên cứu đoàn