Mục tiêu: Đánh giá các giá trị chẩn đoán phát hiện H. pylori của phương pháp multiplex PCR so với hai
phương pháp CLO test và huyết thanh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 258 bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ. Chẩn đoán nhiễm H. pylori
bằng ba phương pháp: huyết thanh (FirstSignTM, Unimed, USA), CLO test và multiplex PCR. Quản lý số liệu và
phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS Inc, Chicago, Ill). Sử dụng chỉ số Kappa (κ) để đánh
giá sự tương hợp của các phương pháp chẩn đoán với khoảng tin cậy 95%. Các thông số chẩn đoán được xác định
gồm độ nhạy, độ đặc hiệu, chỉ số chẩn đoán dương/âm tính, tỉ số âm/dương tính khả dĩ.
Kết quả: Kết quả chẩn đoán giữa multiplex PCR và huyết thanh phù hợp ở 93,03% (240/258) với κ = 0,847 ±
0,035. Kết quả chẩn đoán giữa multiplex PCR và CLO test phù hợp ở 52,71% (136/258) với κ = 0,215 ± 0,032. Độ
nhạy của PCR so với huyết thanh và CLO test lần lượt là 96,95% và 100%, độ đặc hiệu là 86,17% và 41,35%. Giá
trị chẩn đoán dương tính là 94,24% và 79,91%. Giá trị chẩn đoán âm tính là 92,37% và 100%. Tỷ số dương tính
khả dĩ là 7,01 và 1,70 và tỉ số âm tính khả dĩ là 0,04 và 0,00.
Kết luận: Kết quả xét nghiệm phát hiện H. pylori phụ thuộc vào phương pháp pháp sử dụng và người thực
hiện. Để xác định chính xác sự hiện diện của H. pylori, đề nghị sử dụng kết quả xét nghiệm của ít nhất hai phương
pháp trong trường hợp nghi ngờ có hoặc không nhiễm vi khuẩn H. pylori. Trong nghiên cứu này, PCR và huyết
thanh chẩn đoán cho kết quả tương đồng ở 93,03% các trường hợp, CLO test có tỷ lệ âm giả cao nên cần phải được
đánh giá lại
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chẩn đoán Helicobacter pylori bằng phương pháp Multiplex PCR so với CLO test và huyết thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 4
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MULTIPLEX PCR SO VỚI CLO TEST VÀ HUYẾT THANH
Trần Thiện Trung*, Nguyễn Tuấn An*, Quách Hữu Lộc*, Trần Thiện Khiêm*, Trần Ái Anh*,
Nguyễn Ngọc Minh*, Nguyễn Thị Minh Tâm*, Hồ Huỳnh Thùy Dương*, Trần Anh Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các giá trị chẩn đoán phát hiện H. pylori của phương pháp multiplex PCR so với hai
phương pháp CLO test và huyết thanh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 258 bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ. Chẩn đoán nhiễm H. pylori
bằng ba phương pháp: huyết thanh (FirstSignTM, Unimed, USA), CLO test và multiplex PCR. Quản lý số liệu và
phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS Inc, Chicago, Ill). Sử dụng chỉ số Kappa (κ) để đánh
giá sự tương hợp của các phương pháp chẩn đoán với khoảng tin cậy 95%. Các thông số chẩn đoán được xác định
gồm độ nhạy, độ đặc hiệu, chỉ số chẩn đoán dương/âm tính, tỉ số âm/dương tính khả dĩ.
Kết quả: Kết quả chẩn đoán giữa multiplex PCR và huyết thanh phù hợp ở 93,03% (240/258) với κ = 0,847 ±
0,035. Kết quả chẩn đoán giữa multiplex PCR và CLO test phù hợp ở 52,71% (136/258) với κ = 0,215 ± 0,032. Độ
nhạy của PCR so với huyết thanh và CLO test lần lượt là 96,95% và 100%, độ đặc hiệu là 86,17% và 41,35%. Giá
trị chẩn đoán dương tính là 94,24% và 79,91%. Giá trị chẩn đoán âm tính là 92,37% và 100%. Tỷ số dương tính
khả dĩ là 7,01 và 1,70 và tỉ số âm tính khả dĩ là 0,04 và 0,00.
Kết luận: Kết quả xét nghiệm phát hiện H. pylori phụ thuộc vào phương pháp pháp sử dụng và người thực
hiện. Để xác định chính xác sự hiện diện của H. pylori, đề nghị sử dụng kết quả xét nghiệm của ít nhất hai phương
pháp trong trường hợp nghi ngờ có hoặc không nhiễm vi khuẩn H. pylori. Trong nghiên cứu này, PCR và huyết
thanh chẩn đoán cho kết quả tương đồng ở 93,03% các trường hợp, CLO test có tỷ lệ âm giả cao nên cần phải được
đánh giá lại.
Từ khóa: H. pylori, multiplex PCR, CLO test, huyết thanh học.
ABSTRACT
HELICOBACTER PYLORI PREDICTIVE VALUES BY MULTIPLEX PCR COMPARING WITH CLO TES
AND SEROLOGY
Tran Thien Trung, Nguyen Tuan Anh, Quach Huu Loc, Tran Thien Khiem, Tran Ai Anh,
Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Thi Minh Tam, Ho Huynh Thuy Duong, Tran Anh Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 4 ‐ 10
Purpose: To evaluate predictive values in detection H. pylori by multiplex PCR, CLO test and serology.
Methods: A cross‐sectional study was conducted in 258 patients before eradication H. pylori status was
determined by three methods: serology (First SignTM, Unimed, USA), CLO test and multiplex PCR. Data were
stored and analyzed by SPSS software (version 10.0, SPSS Inc, Chicago, Ill). Kappa (κ) value was used to assess the
agreements among the three tests with the confident intervals at 95%. Predictive values were determined including
sensitivity, specificity, positive predictive value (PPV), negative predictive value (NPV), likelihood ratio +/‐ ve.
Results: The agreement between multiplex PCR and serology were 93.03% (240/258) with κ = 0.847 ± 0.035.
The agreement between multiplex PCR and CLO‐test were 52.71% (136/258) with κ = 0.215 ± 0.032. The
sensitivities of multiplex PCR comparing with serology and CLO test were 96.95% and 100%, the specificities were
* BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thiện Trung‐ ĐT: 0903645659‐ Email: drtranthientrung@ yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 5
86.17% and 41.35%. Positive predictive values were 94.24% and 79.91%. Negative predictive values were 92.37%
and 100%. Likelihood ratio +ves were 7.01 and 1.70 and likelihood ratio –ves were 0.04 and 0.00 respectively.
Conclusions: The results of determining H. pylori status depend on methods used and people performing the
techniques. To make sure H. pylori status, at least two diagnostic methods shoud be exploited in cases of H. pylori
status suspected. In this study, multiplex PCR and serology have an agreement of 93.03%; CLO test has high false‐
negative ratio and should be reevaluated.
Keywords: H. pylori, multiplex PCR, CLO test, serology.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn
Gram‐âm và là nguyên nhân chính gây các bệnh
về dạ dày như viêm, loét và ung thư dạ dày(3).
Các phương pháp để chẩn đoán H. pylori được
chia thành hai nhóm chính: (1) xâm hại (lấy sinh
thiết qua nội soi) gồm CLO test, nuôi cấy, mô
học và PCR; và (2) không xâm hại gồm nghiệm
pháp thở, huyết thanh hoặc tìm kháng nguyên
H.pylori trong phân... Mỗi phương pháp có ưu
và nhược điểm riêng và không có một thử
nghiệm nào được xem là tiêu chuẩn vàng cho
việc xác định H. pylori(4,22).
H. pylori tạo ra enzyme urease và đặc
tính này được dùng để kiểm tra sự hiện diện
của vi khuẩn trong mẫu sinh thiết dạ dày.
Phương pháp CLO test dùng để chẩn đoán
H. pylori với ưu điểm đơn giản, rẻ tiền,
nhanh chóng nhưng độ nhạy phụ thuộc vào
điều kiện môi trường và thời gian phản ứng.
Bên cạnh đó, khi người bệnh đang sử dụng
kháng sinh, PPIs và hợp chất chứa bismuth
có thể giảm độ nhạy của phương pháp đến
25%(17). Trong trường hợp loét dạ dày‐tá
tràng chảy máu cũng có thể làm giảm độ
nhạy của phương pháp này(11).
Vì vậy theo Trần Thiện Trung(22), một
nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là
theo quy ước quốc tế, trước khi làm các thử
nghiệm chẩn đoán H. pylori, không được sử
dụng các thuốc kháng sinh và kháng tiết ít
nhất 4 tuần.
Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu sinh thiết
niêm mạc dạ dày qua nội soi để xác định H.
pylori. Phương pháp hiện được sử dụng
trong trường hợp cần làm kháng sinh
đồ(19,22). Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy còn
có độ nhạy kém hơn so với CLO test và
huyết thanh học(15,22).
Chẩn đoán mô bệnh học đã từng được
xem là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện H.
pylori(7,22), tuy nhiên giá trị chẩn đoán còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, số
lượng và kích thước mẫu mô được lấy,
phương pháp nhuộm và kinh nghiệm của
kỹ thuật viên(7). Chẩn đoán mô bệnh học
ngoài ý nghĩa chẩn đoán H. pylori còn dùng
để đánh giá các tổn thương ở niêm mạc dạ
dày, đặc biệt là trong ung thư dạ dày(2,22).
PCR là phương pháp phát hiện vi khuẩn
H. pylori với độ nhạy, độ đặc hiệu cao và
nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy
PCR có khả năng phát hiện H. pylori trong
mẫu mô sinh thiết viêm dạ dày mạn cao hơn
huyết thanh là 20%(23). Vì vậy, việc chẩn
đoán H. pylori dựa trên PCR ngày càng phát
triển, phương pháp còn được dùng để xác
định các gen, xác định tính độc và đột biến
kháng thuốc của vi khuẩn(8,20,22).
Nghiệm pháp thở hiện trở thành phổ
biến và không gây xâm hại trong chẩn đoán
H. pylori. Kết quả của hai thử nghiệm 13C và
14C đều chính xác như nhau nhưng chỉ khác
13C là chất không gây phóng xạ còn 14C là
carbon đồng vị phóng xạ(22). Giá thành của
phương pháp còn khá đắt nên chưa được
ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước đang
phát triển(10).
Phương pháp huyết thanh dựa vào việc
phát hiện kháng thể IgG kháng H. pylori. So
với các phương pháp khác, chẩn đoán huyết
thanh ít tốn kém và thích hợp cho nghiên
cứu dịch tễ học. Nhược điểm của xét
nghiệm là không cho biết rõ ràng thời điểm
và tình trạng nhiễm, do kháng thể có thể tồn
tại nhiều năm mặc dù đã được tiệt trừ thành
công, vì vậy chẩn đoán huyết thanh không
dùng để xác định tiệt trừ H. pylori(12,22).
Phương pháp tìm kháng nguyên H.
pylori trong phân ứng dụng kỹ thuật miễn
dịch enzyme sử dụng kháng thể đơn dòng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 7
kết hợp sắc ký giấy để phát hiện H. pylori.
Phương pháp đơn giản, rẻ tiền và nhanh
chóng, thích hợp cho chẩn đoán H. pylori ở
trẻ em, giá trị chẩn đoán tương đương với
nghiệm pháp thở(16) nhưng hiện còn ít được
áp dụng ở Việt Nam. Theo Trần Thiện
Trung(22), các thử nghiệm không xâm hại
mặc dù có ưu điểm riêng nhưng nhược
điểm quan trọng nhất cần hết sức lưu ý là
ngoài chẩn đoán có hoặc không nhiễm H.
pylori thì không thể đánh giá được các
thương tổn ở dạ dày‐tá tràng, trong đó có
ung thư dạ dày.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến
hành so sánh và đánh giá hiệu quả của
phương pháp multiplex PCR so với các
phương pháp CLO test và huyết thanh
trong chẩn đoán H. pylori.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng
8/2012 – 2/2013 tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh‐Cơ sở 2. Bệnh nhân đến khám tiêu
hóa đáp ứng các tiêu chuẩn sau
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
Phương pháp nghiên cứu
Hai mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày của
bệnh nhân qua nội soi, lấy ở vùng hang vị phía
bờ cong lớn, cách môn vị khoảng 3 cm, được
đánh giá sự hiện diện H. pylori bằng hai phương
pháp CLO test và multiplex PCR. Mẫu huyết
thanh từ mỗi bệnh nhân tương ứng được kiểm
tra kháng thể kháng H. pylori bằng huyết thanh
chẩn đoán.
Kit thử CLO test dùng trong nghiên cứu này
là loại làm trên nền thạch agar. CLO test được
thực hiện bằng cách đặt mẫu sinh thiết dạ dày
vào môi trường thạch chứa sẵn ure và chất chỉ
thị màu. Khi có sự hiện diện của enzyme urease
sinh ra do vi khuẩn, phản ứng biến đổi ure
thành ammonia sẽ xảy ra khiến pH tăng, làm
thay đổi màu của chất chỉ thị, từ màu vàng
thành màu tím cánh sen, H. pylori‐dương tính
sau khoảng 3 giờ của thử nghiệm.
Phương pháp huyết thanh, sử dụng xét
nghiệm phát hiện nhanh (First SignTM) kháng thể
kháng H. pylori trong huyết thanh bệnh nhân
của hãng Unimed theo nguyên tắc sắc ký miễn
dịch, với kháng nguyên kép “double antigen
sandwich” có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng
100% và 97% theo thông tin nhà sản xuất.
Phương pháp multiplex PCR dùng để chẩn
đoán, xác định các gen của H. pylori gồm gen
cagA và vacA và để so sánh với hai phương
pháp còn lại. Nguyên tắc của multiplex PCR
cũng giống với PCR truyền thống, dựa trên sự
nhân bản gen. Điểm khác biệt lớn nhất là trong
multiplex PCR, nhiều cặp mồi cùng được sử
dụng để nhân bản cùng lúc nhiều vùng gen đặc
trưng cagA, vacA của H. pylori, trong khi
phương pháp PCR truyền thống chỉ dựa trên
một cặp mồi duy nhất. Chính vì dựa trên nhiều
vùng gen khác nhau, độ đặc hiệu và độ nhạy
của phản ứng được gia tăng.
Kết quả týp gen cagA và vacA: Từ trái sang phải:
thang phân tử 100 bp. Chứng âm (nước cất hai lần
đã khử trùng). Chứng dương J99: cagA‐dương vacA
s1m1. Chứng dương Tx30a: cagA‐âm vacA s2m2.
Mẫu xét nghiệm: (1) cagA‐dương vacA s1m2 và (2)
cagA‐dương vacA s1m1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 8
Để đảm bảo cho tính chính xác của kết quả
chẩn đoán H. pylori(4), chỉ những bệnh phẩm
dương tính với ít nhất hai phương pháp chẩn
đoán mới được cho là dương tính và đưa vào
phân tích thống kê. Như vậy, những bệnh phẩm
dương tính với chỉ một phương pháp sẽ bị loại
bỏ vì không đảm bảo tính chính xác của kết quả
chẩn đoán.
Phương pháp phân tích thống kê sử dụng hệ
số kappa (κ) để đánh giá sự tương hợp giữa các
kết quả chẩn đoán của ba phương pháp bằng
phần mềm SPSS (phiên bản 10.0, SPSS Inc, Ill).
Mức độ thống nhất kết quả giữa từng 2 thử
nghiệm được xem là kém nếu κ ≤ 0,2; yếu nếu
0,2 < κ ≤ 0,4; trung bình nếu 0,4 < κ ≤ 0,6; khá nếu
0,6 ≤ κ ≤ 0,8; và tốt nếu κ > 0,8 (14). Các thông số
chẩn đoán như độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
chẩn đoán dương/âm tính, tỷ số âm/dương tính
khả dĩ được tính toán trực tuyến (online) theo
chương trình Med Calc
(
p) với độ tin cậy 95% và tỷ lệ nhiễm H. pylori ở
Việt Nam chấp nhận vào khoảng 70%(9,18).
KẾT QUẢ
Trên 258 bệnh nhân viêm dạ dày đủ tiêu
chuẩn tham gia nghiên cứu, trong đó 38,4%
(99/258) nam và 61,6% (159/258) nữ. Tuổi trung
bình là 44,2±12,7 (tuổi nhỏ nhất là 17 và lớn nhất
là 76).
Kết quả thống nhất chẩn đoán giữa PCR và
huyết thanh trình bày theo bảng 1
Bảng 1: So sánh kết quả chẩn đoán PCR và chẩn
đoán huyết thanh
Phương pháp
Huyết thanh
Tổng
Âm tính Dương tính
Multiplex PCR
Âm tính 81 5 86
Dương
tính 13 159 172
Tổng 94 164 258
Nhận xét: Kết quả chẩn đoán giữa multiplex
PCR và huyết thanh học phù hợp trong 93,03%
(240/258) trường hợp, với κ = 0,847 ± 0,35 (95%
CI: 0,778 – 0,915). Sự tương hợp kết quả của hai
phương pháp chẩn đoán ở mức tốt.
Kết quả thống nhất chẩn đoán giữa PCR và
CLO‐test trình bày theo bảng 2
Bảng 2: So sánh kết quả chẩn đoán PCR và CLO test
Phương pháp
CLO test
Tổng
Âm tính Dương tính
Multiplex PCR
Âm tính 86 0 86
Dương
tính 122 50 172
Tổng 208 50 258
Nhận xét: Kết quả chẩn đoán giữa multiplex
PCR và CLO test phù hợp ở 52,71% (136/258),
với κ = 0,215 ± 0,032 (95% CI: 0,152 – 0,277). Sự
tương hợp kết quả của hai phương pháp chẩn
đoán ở mức kém.
Hệ số tương đồng Kappa và các thông số
chẩn đoán được trình bày ở bảng 3
Bảng 3: Hệ số tương đồng Kappa và các thông số
chẩn đoán
Thông số Multiplex PCR
CLO test Huyết thanh
Kappa 0,215 ± 0,032 0,847 ± 0,035
Độ nhạy (%) 100 96,95
Độ đặc hiệu (%) 41,35 86,17
PPV (%) 79,91 94,24
NPV (%) 100 92,37
PLR 1,70 7,01
NLR 0,00 0,04
Ghi chú: PPV (positive predictive value): giá trị chẩn
đoán dương tính; NPV (negative predictive value): giá
trị chẩn đoán âm tính; PLR (positive likelihood ratio): tỷ
số dương tính khả dĩ; NLR (negative likelihood ratio): tỷ
số âm tính khả dĩ.
Nhận xét: Bảng 3 cho thấy các thông số chẩn
đoán giữa PCR với huyết thanh và CLO test.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR so với
huyết thanh lần lượt là 96,95% (95% CI: 93,02%
‐ 98,99%) và 86,17% (95% CI: 77,51% ‐ 92,42%).
Giá trị chẩn đoán dương/âm tính là 94,24%
(95% CI: 90,76% ‐ 97,72%) và 92,37% (95% CI:
89,74% ‐ 95,00%). Tỷ số dương/âm tính khả dĩ
là 7,01 (95% CI: 4,23 – 11,62) và 0,04 (95%
CI: 0,001 – 0,08).
Tương tự, độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR
so với CLO test lần lượt là 100% (95%
CI: 92,82% ‐ 100%) và 41,35% (95% CI: 34,58% ‐
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 9
48,36%). Giá trị chẩn đoán dương/âm tính là
79,91% (95% CI: 73,97% ‐ 85,90%) và 100%. Tỉ số
dương/âm tính khả dĩ là 1,70 (95% CI: 1,52 –
1,91) và 0,00.
BÀN LUẬN
Mỗi một phương pháp chẩn đoán có ưu và
nhược điểm riêng. Cho đến nay, chưa có một
phương pháp chẩn đoán nào được xem là tiêu
chuẩn vàng(4), với độ tin cậy tuyệt đối nhằm xác
định chắc chắn tình trạng nhiễm H. pylori. Đa số
các nghiên cứu sau khi được tiến hành xong đều
kết luận rằng cần phải phối hợp ít nhất 2
phương pháp chẩn đoán để xác định chính xác
sự hiện diện của H. pylori(13,22).
Theo chúng tôi, hai phương pháp nên khác
nhau về nguyên lý phát hiện, như dựa trên hoạt
tính enzyme urease (CLO test, nghiệm pháp
thở), DNA (PCR), kháng nguyên (thử phân),
kháng thể (ELISA), hình thái (mô bệnh học) của
vi khuẩn để hạn chế tối thiểu các yếu tố gây
nhiễu, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Trong
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng ba phương pháp
phát hiện H. pylori khác nhau về nguyên lý với
mục đích trên. CLO test phát hiện H. pylori dựa
vào hoạt tính enzyme urease do vi khuẩn sinh
ra, huyết thanh phát hiện H. pylori dựa vào
kháng thể kháng H. pylori do cơ thể tạo ra, và hệ
thống multiplex PCR phát hiện H. pylori dựa
trên vật liệu di truyền.
Kết quả tương hợp và ý nghĩa chẩn đoán
của các phương pháp.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khi kết
hợp kết quả thử nghiệm của ít nhất hai trong ba
thử nghiệm (huyết thanh chẩn đoán, PCR và
CLO test) dương tính thì kết quả được coi là
dương tính với H. pylori, cho thấy sự tương
đồng tốt (κ = 0,847; n = 258) giữa huyết thanh
chẩn đoán và multiplex PCR trong 93,03%
(240/258) các trường hợp. Như vậy, khi kết hợp
hai xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác
tình trạng bệnh nhân đang nhiễm H. pylori và
kết quả cho thấy cơ thể đã tạo ra kháng thể
kháng H. pylori và có sự hiện diện tại chỗ của H.
pylori trong dạ dày người bệnh. Mặc dù huyết
thanh chẩn đoán không phản ánh tình trạng
nhiễm hiện tại của bệnh nhân, vì kháng thể
kháng H. pylori có thể tồn tại nhiều năm trong cơ
thể người bệnh sau khi đã tiệt trừ thành công(6).
Khi kết hợp với thử nghiệm PCR, nếu kết quả
dương tính thì vẫn còn vi khuẩn trong dạ dày và
cần thiết chỉ định điều trị H. pylori(1).
Trong khi đó, khi so sánh giữa kết quả chẩn
đoán của multiplex PCR và CLO test cho thấy
sự tương hợp kém (κ = 0.215; n = 258) trong
52,71% (136/258) trường hợp. Kết quả này chủ
yếu là do tỷ lệ âm tính cao của CLO test, nhưng
ngược lại với tỷ lệ PCR dương tính cao (122/258).
Tất cả các trường hợp này đều có kết quả huyết
thanh dương tính. Qua kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy cần và nên xem xét lại cách
thức để tăng độ nhạy của thử nghiệm CLO test
trong chẩn đoán H. pylori, ngoài các trường hợp
CLO test dương tính ngay sau 5‐10 phút thì kết
quả đọc phải ít nhất từ 3 giờ cho đến 24 giờ sau
khi tiến hành thử nghiệm. Sự kết hợp giữa PCR
và CLO‐test trong chẩn đoán H. pylori có thuận
lợi là dựa trên bản chất đặc trưng của từng
phương pháp. Phương pháp PCR phát hiện H.
pylori dựa trên vật liệu di truyền trong khi CLO
test phát hiện H. pylori dựa vào hoạt tính
enzyme urease sinh ra do vi khuẩn. Vì vậy, khi
cả hai thử nghiệm đều dương tính, điều đó xác
định chắc chắn có sự hiện diện của vi khuẩn
trong mẫu bệnh phẩm và vi khuẩn này đang ở
trạng thái hoạt động. Kết quả của cả hai thử
nghiệm dương tính sẽ có ý nghĩa chẩn đoán
chắc chắn so với nuôi cấy vi khuẩn, vì nuôi cấy ít
khi được áp dụng thường qui trong thực hành
chẩn đoán và điều trị(21).
Liên quan đến một số kết quả CLO test và
huyết thanh âm tính nhưng PCR dương tính
(không phân tích thống kê) trong nghiên cứu
của chúng tôi, có thể được giải thích là do (1) độ
nhạy của CLO test không đạt đối với những
mẫu có mật độ H. pylori thấp và có thể do thời
gian đọc kết quả khoảng 3g chưa đủ; (2) bệnh
nhân nhiễm mới, cơ thể chưa đủ thời gian tạo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 10
kháng thể; (3) có khả năng đột biến trên những
gen kháng nguyên (HP1125) đặc trưng của H.
pylori ở người Việt Nam, không được phát hiện
từ các kit ELISA hiện đang có trên thị trường,
chủ yếu để phát hiện các chủng H. pylori của các
khu vực khác trên thế giới. Vì vậy các kit huyết
thanh trước khi đưa vào sử dụng nên được đánh
giá cẩn thận trên từng quần thể người đặc trưng
(5); (4)